Những công việc quan trọng kế toán cần làm trong tháng 6



Tháng 6 này kế toán cần chú ý những việc gì cần thiết phải làm? Bài viết sau đây sẽ nhắc bạn đọc những công việc quan trọng mà kế toán cần phải làm trong tháng 6 này nhé!



lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai quan binh duong
1. Trước 03/6 – Thông báo tình hình biến động lao động của tháng 5
Căn cứ theo Khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH, trường hợp trong tháng 05 mà doanh nghiệp có biến động tăng/giảm số lượng lao động thì trước 03/6/2018, doanh nghiệp phải gửi Thông báo theo mẫu số 29 ban hành kèm Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH về tình hình biến động lao động đến Trung tâm dịch vụ việc làm nơi doanh nghiệp có trụ sở.

2. Nộp tờ khai thuế thu nhập cá nhân đối với doanh nghiệp kê khai theo tháng
– Nếu trong tháng 5, doanh nghiệp có khấu trừ thuế TNCN thì phải nộp hồ sơ kê khai thuế TNCN tại cơ quan thuế, chậm nhất là ngày 20/6/2018 (căn cứ vào Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC).

– Tùy vào từng loại thu nhập (thu nhập từ tiền lương, tiền công hay thu nhập từ đầu tư vốn chuyển nhượng) mà hồ sơ khai thuế sẽ là khác nhau.

3. Nộp tờ khai thuế giá trị gia tăng trước ngày 21/6/2018
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 11 và Điểm a Khoản 3 Điều 10 Thông tư 156/2013/TT-BTC quy định Doanh nghiệp có tổng doanh thu bán hàng hoá và cung cấp dịch vụ của năm trước liền kề trên 50 tỷ đồng thì phải nộp tờ khai thuế GTGT theo tháng, chậm nhất vào ngày 20 tháng liền kề.
Học kế toán tổng hợp Tại hải phòng
4. Nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn tháng 5
Theo quy định tại Điều 27 Thông tư 39/2014/TT-BTC, đối với doanh nghiệp có rủi ro cao về thuế hoặc đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn, gian lận thuế thì phải báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn với cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất vào 20/6/2018.

5. Nộp tiền bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp
– Theo Quyết định 595/QĐ-BHXH, chậm nhất ngày cuối cùng của tháng 6 (tức ngày 30/6/2018-), doanh nghiệp phải trích tiền đóng BHXH, BHYT, BHTN trên quỹ tiền lương tháng của những người lao động.

– Đồng thời trích từ tiền lương tháng của người lao động để đóng BHXH, BHYT, chuyển cùng một lúc vào tài khoản chuyên thu của cơ quan BHXH mở tại ngân hàng hoặc Kho bạc Nhà nước.

6. Nộp kinh phí công đoàn cùng với ngày nộp BHXH
Doanh nghiệp dù có hay chưa có tổ chức Công đoàn vẫn phải nộp 2% trên quỹ tiền lương làm căn cứ đóng BHXH vào kinh phí Công đoàn.

dich vu thanh lap doanh nghiep tai huyen quoc oai Theo Ms Le


[Read More...]


Hồ sơ đăng ký định mức và thanh khoản được giảm chữ ký



Cục Hải quan Đồng Nai vừa có hướng dẫn các doanh nghiệp làm thủ tục XNK trên địa bàn cách giải quyết đối với việc phát sinh quá nhiều chữ ký của giám đốc doanh nghiệp trong đăng ký định mức, thanh khoản.

Theo Cục Hải quan Đồng Nai, trong quá trình thực hiện thủ tục hải quan theo quy định một số doanh nghiệp gặp phải khó khăn trong việc giám đốc doanh nghiệp ký quá nhiều trong hồ sơ đăng ký định mức trong trường hợp đăng ký định một lần cho nhiều mã sản phẩm, hoặc mỗi mã sản phẩm có nhiều kích cỡ khác nhau.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại Gia Lâm
Để tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, Cục Hải quan Đồng Nai hướng dẫn trong trường hợp này, doanh nghiệp có thể lựa chọn theo 2 hình thức hoặc là doanh nghiệp ký tên đóng dấu trên từng bản định mức theo quy định hoặc có thể lập Bảng tổng hợp thông báo định mức và đính kèm các bảng định mức chi tiết.

Nếu doanh nghiệp lập chọn phương án lập Bảng tổng hợp thông báo định mức thì doanh nghiệp lập bảng định mức chi tiết theo mẫu quy định mỗi loại hai bản, cán bộ lập bảng định mức chi tiết của Doanh nghiệp phải ký, ghi rõ họ tên trên từng bảng định mức chi tiết;

Doanh nghiệp lập hai Bảng tổng hợp thông báo định mức (theo mẫu). Giám đốc doanh nghiệp chỉ ký tên đóng dấu một lần trên bảng tổng hợp và đóng dấu giáp lai với các bảng định mức chi tiết, chịu trách nhiệm về tính xác thực của các định mức chi tiết đã kê khai đính kèm.

dich vu ke toan thue tron goi gia re tai hai ba trung Cán bộ Hải quan tiếp nhận đăng ký định mức chịu trách nhiệm kiểm tra chi tiết từng bảng định mức đính kèm, đồng thời đối chiếu sự phù hợp với bảng tổng hợp.

Sau khi đã kiểm tra, nếu đồng ý tiếp nhận thì ký tên, đóng dấu công chức vào bảng tổng hợp và trả cho doanh nghiệp một bản, một bản lưu hồ sơ Hải quan.

Ngoài ra, theo quy định doanh nghiệp nộp bộ hồ sơ thanh khoản hiện nay có rất nhiều chứng từ doanh nghiệp phải nộp kèm theo bản sao, có chữ ký và đóng dấu sao y của giám đốc doanh nghiệp (bản sao hợp đồng, bản sao tờ khai xuất khẩu, tờ khai nhập khẩu, bản sao chứng từ thanh toán...).

Vấn đề này, Cục Hải quan Đồng Nai hướng dẫn doanh nghiệp có thể lựa chọn ký tên đóng dấu sao y trên từng chứng từ theo quy định hoặc có thể lập Bảng tổng hợp chứng từ (theo mẫu) nộp kèm các chứng từ.

Giám đốc doanh nghiệp chỉ ký tên đóng dấu một lần trên Bảng tổng hợp và đóng dấu giáp lai với các chứng từ nộp kèm. Trên các chứng từ nộp kèm chỉ cần đóng dấu tròn của doanh nghiệp, không cần phải ký tên sao y.

Cán bộ Hải quan tiếp nhận hồ sơ đối chiếu các chứng từ với bảng tổng hợp, nếu phù hợp thì tiếp nhận hồ sơ. Như vậy, giám đốc doanh nghiệp sẽ bớt việc ký từng chứng từ trong đăng ký định mức hoặc từng chứng từ trong hồ sơ thanh khoản.
dich vu thanh lap doanh nghiep tai tu liem Theo baohaiquan
[Read More...]


HƯỚNG DẪN HẠCH TOÁN CHI PHÍ QUÀ BIẾU TẶNG



Chi phí quà biếu tặng là một vấn đề rất nhạy cảm và nhiều khi các kế toán mới còn rất nhiều vướng mắc. Công ty CP Phần mềm EFFECT xin chia sẻ một chút về vấn đề này như sau:



Đối với thuế GTGT đầu vào của hàng dùng để biếu, tặng:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3
Tại khoản 5 điều 14 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định: “Thuế GTGT đầu vào của hàng hoá (kể cả hàng hoá mua ngoài hoặc hàng hoá do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hoá, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ.”

Ghi nhận giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng:

Tại khoản 3 điều 7 của thông tư 219/2013/TT-BTC quy định:

“Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.

Như vậy thì hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ phải ghi nhận giá tính thuế theo giá của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời điểm phát sinh.

Khi mua quà biếu tặng có cần xuất hóa đơn hay không?

Tại điểm b khoản 1 điều 16 của thông tư 39/2014/TT-BTC quy định: “Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai bac ninh => Theo đó, hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ phải lập hóa đơn.

Hàng biếu tặng thì có được tính vào chi phí khi quyết toán Thuế TNDN hay không?

Hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN, nhưng bị khống chế ở mức 15% tổng chi phí được trừ.

Tại điểm 2.21 khoản 2 điều 6 của thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi quyết toán thuế TNDN: “Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

Hàng hóa đi biếu tặng có được ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN hay không?

Hàng hóa dùng để biếu, tặng sẽ không phải ghi nhận doanh thu để tính thuế TNDN.

Tại điều 5 của thông tư 78/2014/TT-BTC quy định về doanh thu để tính thu nhập chịu thuế: Không quy định doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa đi biếu, tặng (Thông tư 123/2012/TT-BTC có quy định)

Cách hạch toán

Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ thì phải lập hoá đơn GTGT (hoặc hoá đơn bán hàng),hoá đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGTnhư hoá đơn xuất bán hàng hoá, dịch vụ cho khách hàng.

Hạch toán khi xuất tặng:

Đối với Công ty bạn theo quyết định 48

Nợ TK 632
Có TK 156

Nợ TK 641
Có TK 511
Có TK 3331

Đối với công ty bạn theo quyết định 15

Nợ TK chi phí
Có TK 512
Có TK 3331

Giá vốn

Nợ TK 632
Có TK 156

~~> Tổng kết các điều cần phải lưu ý để tránh khỏi sai sót:

- Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa dùng để biếu, tặng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh được khấu trừ thuế GTGT.

- Ghi nhận giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng theo giá của hàng hóa cùng loại.

- Khi đi biếu, tặng cho khách hàng, phải xuất hóa đơn đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng.

- Được tính vào chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN nhưng bị khống chế 15% tổng chi phí được trừ đối với hàng hóa đi biếu, tặng.

- Không phải ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng.

dich vu thanh lap doanh nghiep tai thanh tri (Nguồn Internet)
[Read More...]


Điều kiện về trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho và công trình xây dựng



Quy định trích lập trích lập các khoản dự phòng: Dự phòng giảm giá sản phẩm tồn kho, nợ phải truy khó đòi, bảo hành vật tư, hàng hoá, công trình xây dựng, tổn thất các khoản đầu tư chính theo Thông tư 228/2009/TT-BTC. Điều kiện về trích lập trích lập các khoản dự phòng.



 Theo khoản 2 điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015: Quy định về các khoản chi phí không được trừ gồm:

 “2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”

dieu kien ve trich lap du phong giam gia hang ton kho va con trinh xay dung Quy định của Bộ tài chính về việc trích lập quỹ dự phòng cụ thể như sau:



 Theo Thông tư Số 228/2009/TT-BTC ngày 07/12/2009 quy định về việc trích lập dự phòng như sau:



 A. Các khoản dự phòng gồm:



 1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do giá vật tư, thành phẩm, hàng hóa tồn kho bị giảm.


 2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư chính: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất do các loại chứng khoán đầu tư của doanh nghiệp bị giảm giá; giá trị các khoản đầu tư tài chính bị tổn thất do tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư vào bị lỗ.


 3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất của các khoản nợ phải thu quá hạn thanh toán, nợ phải thu chưa quá hạn nhưng có thể không đòi được do khách nợ không có khả năng thanh toán.


 4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã bán, đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.



 B. Nguyên tắc trích lập các khoản dự phòng:


 1. Các khoản dự phòng được trích trước vào chi phí hoạt động kinh doanh năm báo cáo của DN, giúp cho DN có nguồn tài chính để bù đắp tổn thất có thể xảy ra trong năm kế hoạch, nhằm bảo toàn vốn kinh doanh; đảm bảo cho DN phản ánh giá trị vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính không cao hơn giá cả trên thị trường và giá trị của các khoản nợ phải thu không cao hơn giá trị có thể thu hồi được tại thời điểm lập báo cáo tài chính.


 2. Thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là thời điểm cuối kỳ kế toán năm. Trường hợp doanh nghiệp được Bộ Tài chính chấp thuận áp dụng năm tài chính khác với năm dương lịch (bắt đầu từ ngày 1/1 và kết thúc 31/12 hàng năm) thì thời điểm lập và hoàn nhập các khoản dự phòng là ngày cuối cùng của năm tài chính.

 – Đối với các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán phải lập báo cáo tài chính giữa niên độ thì được trích lập và hoàn nhập dự phòng ở cả thời điểm lập báo cáo tài chính giữa niên độ.


 3. Doanh nghiệp phải xây dựng cơ chế về quản lý vật tư, hàng hóa, quản lý công nợ để hạn chế các rủi ro trong kinh doanh. Đối với công nợ, hàng hóa, quy chế phải xác định rõ trách nhiệm của từng bộ phận, từng người trong việc theo dõi, quản lý hàng hóa, thu hồi công nợ.

 – Nghiêm cấm doanh nghiệp lợi dụng việc trích lập dự phòng để tính thêm vào chi phí các khoản dự phòng không có đủ căn cứ nhằm làm giảm nghĩa vụ nộp ngân sách. Những doanh nghiệp cố tình vi phạm sẽ bị xử phạt như hành vi trốn thuế theo quy định của pháp luật hiện hành.


 4. Doanh nghiệp phải lập Hội đồng để thẩm định mức trích lập các khoản dự phòng và xử lý tổn thất thực tế của vật tư hàng hóa tồn kho, các khoản đầu tư tài chính, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định tại Thông tư này và văn bản pháp luật khác có liên quan. Riêng việc trích lập dự phòng chi phí bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp thì thực hiện theo hợp đồng hoặc cam kết với khách hàng.

 – Thành phần Hội đồng gồm: Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc), Kế toán trưởng, các trưởng phòng, ban có liên quan và một số chuyên gia (nếu cần). Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) doanh nghiệp quyết định thành lập Hội đồng.



 C. Quy định trích lập các khoản dự phòng:


 – Căn cứ vào biến động thực tế về giá hàng tồn kho, giá chứng khoán, giá trị các khoản đầu tư tài chính, nợ phải thu khó đòi và cam kết bảo hành sản phẩm, hàng hóa, doanh nghiệp chủ động xác định mức trích lập, sử dụng từng khoản dự phòng đúng mục đích và xử lý theo các quy định cụ thể dưới đây:



 I. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho:



 1. Đối tượng lập dự phòng bao gồm nguyên vật liệu, dụng cụ dùng cho sản xuất, vật tư, hàng hóa, thành phẩm tồn kho (gồm cả hàng tồn kho bị hư hỏng, kém mất phẩm chất, lạc hậu mốt, lạc hậu kỹ thuật, lỗi thời, ứ đọng, chậm luân chuyển…), sản phẩm dở dang, chi phí dịch vụ dở dang (sau đây gọi tắt là hàng tồn kho) mà giá gốc ghi trên sổ kế toán cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được và đảm bảo điều kiện sau:

 – Có hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của Bộ Tài chính hoặc các bằng chứng khác chứng minh giá vốn hàng tồn kho.

 – Là những vật tư hàng hóa thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính.

 Trường hợp nguyên vật liệu có giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá gốc nhưng giá bán sản phẩm dịch vụ được sản xuất từ nguyên vật liệu này không bị giảm giá thì không được trích lập dự phòng giảm giá nguyên vật liệu tồn kho đó.



 2. Phương pháp lập dự phòng:

 Mức trích lập dự phòng tính theo công thức sau:


Mức dự phòng giảm giá vật tư hàng hóa = Lượng vật tư hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho
 – Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại theo quy định tại Chuẩn mực kế toán số 02 – Hàng tồn kho ban hành kèm theo Quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.


 – Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho (giá trị dự kiến thu hồi) là giá bán (ước tính) của hàng tồn kho trừ (-) chi phí để hoàn thành sản phẩm và chi phí tiêu thụ (ước tính).


 – Mức lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho được tính cho từng loại hàng tồn kho bị giảm giá và tổng hợp toàn bộ vào bảng kê chi tiết. Bảng kê là căn cứ để hạch toán vào giá vốn hàng bán (giá thành toàn bộ sản phẩm hàng hóa tiêu thụ trong kỳ) của doanh nghiệp.

 – Riêng dịch vụ cung cấp dở dang, việc lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho tính theo từng loại dịch vụ có mức giá riêng biệt.



 3. Xử lý khoản dự phòng:

 Tại thời điểm lập dự phòng nếu giá gốc của hàng tồn kho cao hơn giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thì phải trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho theo các quy định tại điểm 1, điểm 2 Điều này.

 – Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho;

 – Nếu số dự phòng giảm giá phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp được trích thêm phần chênh lệch vào giá vốn hàng bán ra trong kỳ.

 – Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch và ghi giảm giá vốn hàng bán.



 4. Xử lý hủy bỏ đối với vật tư, hàng hóa đã trích lập dự phòng:

 a) Hàng tồn đọng do hết hạn sử dụng, mất phẩm chất, dịch bệnh, hư hỏng, do không còn giá trị sử dụng như: dược phẩm, thực phẩm, vật tư y tế, con giống, vật nuôi, vật tư hàng hóa khác phải hủy bỏ thì xử lý như sau:

 – Doanh nghiệp lập Hội đồng xử lý tài sản để thẩm định tài sản bị hủy bỏ. Biên bản thẩm định phải kê chi tiết tên, số lượng, giá trị hàng hóa phải hủy bỏ, nguyên nhân phải hủy bỏ, giá trị thu hồi được do bán thanh lý, giá trị thiệt hại thực tế.

 – Mức độ tổn thất thực tế của từng loại hàng tồn đọng không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa giá trị ghi trên sổ kế toán trừ đi giá trị thu hồi do thanh lý (do người gây thiệt hại đền bù, do bán thanh lý hàng hóa).


 b) Thẩm quyền xử lý: Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc (hoặc Giám đốc) đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên; chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến hàng hóa tồn đọng để quyết định xử lý hủy bỏ vật tư, hàng hóa nói trên; quyết định xử lý trách nhiệm của những người liên quan đến số vật tư, hàng hóa đó và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước chủ sở hữu và trước pháp luật.


 c) Xử lý hạch toán:


– Giá trị tổn thất thực tế của hàng tồn đọng không thu hồi được đã có quyết định xử lý hủy bỏ, sau khi bù đắp bằng nguồn dự phòng giảm giá hàng tồn kho, phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào giá vốn hàng bán của doanh nghiệp.



 II. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp:


 1. Đối tượng và điều kiện lập dự phòng: là những sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp do doanh nghiệp thực hiện và đã bán hoặc bàn giao trong năm được doanh nghiệp cam kết bảo hành tại hợp đồng hoặc các văn bản quy định khác.



 2. Phương pháp lập dự phòng:

 – Doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất trích bảo hành sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp đã tiêu thụ trong năm và tiến hành lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp có cam kết bảo hành. Tổng mức trích lập dự phòng bảo hành của các sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp theo quy định đã cam kết với khách hàng nhưng tối đa không vượt quá 5% tổng doanh thu tiêu thụ đối với các sản phẩm, hàng hóa và không quá 5% trên tổng giá trị công trình đối với các công trình xây lắp.



 Sau khi lập dự phòng cho từng loại sản phẩm, hàng hóa, công trình xây lắp doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng vào bảng kê chi tiết. Bảng kê chi tiết là căn cứ để hạch toán:

 – Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa khi trích lập hạch toán vào chi phí bán hàng.

 – Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp khi trích lập hạch toán vào chi phí sản xuất chung.



 3. Xử lý khoản dự phòng:



 – Tại thời điểm lập dự phòng nếu số thực chi bảo hành lớn hơn số đã trích lập dự phòng thì phần chênh lệch thiếu được hạch toán vào chi phí bán hàng. Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập bằng số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng bảo hành;

        Nếu số dự phòng bảo hành phải trích lập cao hơn số dư của khoản dự phòng bảo hành, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí bán hàng đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa hoặc chi phí sản xuất chung đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp của doanh nghiệp phần chênh lệch này.


      Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư của khoản dự phòng, thì doanh nghiệp hoàn nhập phần chênh lệch:

 – Đối với dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa ghi giảm chi phí bán hàng.

 – Đối với dự phòng bảo hành công trình xây lắp hạch toán vào thu nhập khác.



 – Hết thời hạn bảo hành, nếu không phải chi bảo hành hoặc không sử dụng hết số tiền dự phòng đã trích lập, số dư còn lại được hoàn nhập theo nguyên tắc trên.



III. Dự phòng nợ phải thu khó đòi.



 1. Điều kiện: là các khoản nợ phải thu khó đòi đảm bảo các điều kiện sau:

 – Khoản nợ phải có chứng từ gốc, có đối chiếu xác nhận của khách nợ về số tiền còn nợ, bao gồm: hợp đồng kinh tế, khế ước vay nợ, bản thanh lý hợp đồng, cam kết nợ, đối chiếu công nợ và các chứng từ khác.

 – Các khoản không đủ căn cứ xác định là nợ phải thu theo quy định này phải xử lý như một khoản tổn thất.



 – Có đủ căn cứ xác định là khoản nợ phải thu khó đòi:

 + Nợ phải thu đã quá hạn thanh toán ghi trên hợp đồng kinh tế, các khế ước vay nợ hoặc các cam kết nợ khác.

 + Nợ phải thu chưa đến thời hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế (các công ty, doanh nghiệp tư nhân, hợp tác xã, tổ chức tín dụng..) đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử, đang thi hành án hoặc đã chết.



 2. Phương pháp lập dự phòng:

 Doanh nghiệp phải dự kiến mức tổn thất có thể xảy ra hoặc tuổi nợ quá hạn của các khoản nợ và tiến hành lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, kèm theo các chứng cứ chứng minh các khoản nợ khó đòi nói trên.

 Trong đó:

 – Đối với nợ phải thu quá hạn thanh toán, mức trích lập dự phòng như sau:

 + 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm.

 + 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 1 năm đến dưới 2 năm.

 + 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 2 năm đến dưới 3 năm.

 + 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu từ 3 năm trở lên.


 – Đối với nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng tổ chức kinh tế đã lâm vào tình trạng phá sản hoặc đang làm thủ tục giải thể; người nợ mất tích, bỏ trốn, đang bị các cơ quan pháp luật truy tố, giam giữ, xét xử hoặc đang thi hành án hoặc đã chết… thì doanh nghiệp dự kiến mức tổn thất không thu hồi được để trích lập dự phòng.

 – Sau khi lập dự phòng cho từng khoản nợ phải thu khó đòi, doanh nghiệp tổng hợp toàn bộ khoản dự phòng các khoản nợ vào bảng kê chi tiết để làm căn cứ hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.



 3. Xử lý khoản dự phòng:

 – Khi các khoản nợ phải thu được xác định khó đòi, doanh nghiệp phải trích lập dự phòng theo các quy định tại điểm 2 Điều này; nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư dự phòng nợ phải thu khó, thì doanh nghiệp không phải trích lập;

 – Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải trích thêm vào chi phí quản lý doanh nghiệp phần chênh lệch;

 – Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng nợ phải thu khó đòi, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí quản lý doanh nghiệp.



 4. Xử lý tài chính các khoản nợ không có khả năng thu hồi:

 a) Nợ phải thu không có khả năng thu hồi bao gồm các khoản nợ sau:

 – Đối với tổ chức kinh tế:

 + Khách nợ đã giải thể, phá sản: Quyết định của Tòa án tuyên bố phá sản doanh nghiệp theo Luật phá sản hoặc quyết định của người có thẩm quyền về giải thể đối với doanh nghiệp nợ, trường hợp tự giải thể thì có thông báo của đơn vị hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập đơn vị, tổ chức.

 + Khách nợ đã ngừng hoạt động và không có khả năng chi trả: Xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp hoặc tổ chức đăng ký kinh doanh về việc doanh nghiệp, tổ chức đã ngừng hoạt động không có khả năng thanh toán.



 – Đối với cá nhân phải có một trong các tài liệu sau:

 + Giấy chứng từ (bản sao) hoặc xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ đã chết nhưng không có tài sản thừa kế để trả nợ.

 + Giấy xác nhận của chính quyền địa phương đối với người nợ còn sống hoặc đã mất tích nhưng không có khả năng trả nợ.

 + Lệnh truy nã hoặc xác nhận của cơ quan pháp luật đối với người nợ đã bỏ trốn hoặc đang bị truy tố, đang thi hành án hoặc xác nhận của chính quyền địa phương về việc khách nợ hoặc người thừa kế không có khả năng chi trả.



 b) Xử lý tài chính:

 – Tổn thất thực tế của từng khoản nợ không thu hồi được là khoản chênh lệch giữa nợ phải thu ghi trên sổ kế toán và số tiền đã thu hồi được (do người gây ra thiệt hại đền bù, do phát mại tài sản của đơn vị nợ hoặc người nợ, do được chia tài sản theo quyết định của tòa án hoặc các cơ quan có thẩm quyền khác…).

 Giá trị tổn thất thực tế của khoản nợ không có khả năng thu hồi, doanh nghiệp sử dụng nguồn dự phòng nợ phải thu khó đòi, quỹ dự phòng tài chính (nếu có) để bù đắp, phần chênh lệch thiếu hạch toán vào chi phí quản lý của doanh nghiệp.

 – Các khoản nợ phải thu sau khi đã có quyết định xử lý, doanh nghiệp vẫn phải theo dõi riêng trên sổ kế toán và được phản ánh ở ngoài bảng cân đối kế toán trong thời hạn tối thiểu là 10 năm, tối đa là 15 năm kể từ ngày thực hiện xử lý và tiếp tục có các biện pháp để thu hồi nợ. Nếu thu hồi được nợ thì số tiền thu hồi sau khi trừ các chi phí có liên quan đến việc thu hồi nợ, doanh nghiệp hạch toán vào thu nhập khác.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại huyện mê linh

 c) Khi xử lý khoản nợ phải thu không có khả năng thu hồi doanh nghiệp phải lập hồ sơ sau:

 – Biên bản của Hội đồng xử lý nợ của doanh nghiệp. Trong đó ghi rõ giá trị của từng khoản nợ phải thu, giá trị nợ đã thu hồi được, giá trị thiệt hại thực tế (sau khi đã trừ đi các khoản thu hồi được).

 – Bảng kê chi tiết các khoản nợ phải thu đã xóa để làm căn cứ hạch toán, biên bản đối chiếu nợ được chủ nợ và khách nợ xác nhận hoặc Bản thanh lý hợp đồng kinh tế hoặc xác nhận của cơ quan quyết định thành lập doanh nghiệp, tổ chức hoặc các tài liệu khách quan khác chứng minh được số nợ tồn đọng và các giấy tờ tài liệu liên quan.

 – Sổ kế toán, chứng từ, tài liệu chứng minh khoản nợ chưa thu hồi được, đến thời điểm xử lý nợ doanh nghiệp đang hạch toán nợ phải thu trên sổ kế toán của doanh nghiệp.



 d) Thẩm quyền xử lý nợ:

 Hội đồng quản trị (đối với doanh nghiệp có Hội đồng quản trị) hoặc Hội đồng thành viên (đối với doanh nghiệp có Hội đồng thành viên); Tổng giám đốc, Giám đốc (đối với doanh nghiệp không có Hội đồng quản trị hoặc Hội đồng thành viên) hoặc chủ doanh nghiệp căn cứ vào Biên bản của Hội đồng xử lý, các bằng chứng liên quan đến các khoản nợ để quyết định xử lý những khoản nợ phải thu không thu hồi được và chịu trách nhiệm về quyết định của mình trước pháp luật, đồng thời thực hiện các biện pháp xử lý trách nhiệm theo chế độ hiện hành.



 IV. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính.


 1. Đối với các khoản đầu tư chứng khoán:

 a) Đối tượng: là các chứng khoán có đủ các điều kiện sau:

 – Là các loại chứng khoán được doanh nghiệp đầu tư theo đúng quy định của pháp luật.

 – Được tự do mua bán trên thị trường mà tại thời điểm kiểm kê, lập báo cáo tài chính có giá thị trường giảm so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán.

 Những chứng khoán không được phép mua bán tự do trên thị trường như các chứng khoán bị hạn chế chuyển nhượng theo quy định của pháp luật; cổ phiếu quỹ thì không được lập dự phòng giảm giá.

 Các tổ chức đăng ký hoạt động kinh doanh chứng khoán như các công ty chứng khoán, công ty quản lý quỹ được thành lập và hoạt động theo quy định của Luật chứng khoán, việc trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán thực hiện theo quy định riêng.



 b) Phương pháp lập dự phòng:

 Mức trích lập dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán được tính theo công thức sau: 


Mức dự phòng giảm giá đầu tư chứng khoán = Số lượng chứng khoán bị giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính x Giá chứng khoán hạch toán trên sổ kế toán Giá chứng khoán thực tế trên thị trường
 – Đối với chứng khoán đã niêm yết: giá chứng khoán thực tế trên thị trường được tính theo giá thực tế trên các Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) là giá giao dịch bình quân tại ngày trích lập dự phòng; Sở giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) là giá đóng cửa tại ngày trích lập dự phòng.


 – Đối với các loại chứng khoán chưa niêm yết trên thị trường chứng khoán, giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định như sau:

 + Đối với các Công ty đã đăng ký giao dịch trên thị trường giao dịch của các công ty đại chúng chưa niêm yết (UPCom) thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá giao dịch bình quân trên hệ thống tại ngày lập dự phòng. 

 + Đối với các Công ty chưa đăng ký giao dịch ở thị trường giao dịch của các công ty đại chúng thì giá chứng khoán thực tế trên thị trường được xác định là giá trung bình trên cơ sở giá giao dịch được cung cấp tối thiểu bởi ba (03) công ty chứng khoán tại thời điểm lập dự phòng.

 Trường hợp không thể xác định được giá trị thị trường của chứng khoán thì các doanh nghiệp không được trích lập dự phòng giảm giá chứng khoán.


 – Đối với những chứng khoán niêm yết bị hủy giao dịch, ngừng giao dịch kể từ ngày giao dịch thứ sáu trở đi là giá trị sổ sách tại ngày lập bảng cân đối kế toán gần nhất.

 Doanh nghiệp phải lập dự phòng riêng cho từng loại chứng khoán đầu tư, có biến động giảm giá tại thời điểm lập báo cáo tài chính và được tổng hợp vào bảng kê chi tiết dự phòng giảm giá chứng khoán đầu tư, làm căn cứ hạch toán vào chi phí tài chính của doanh nghiệp.



 c) Xử lý khoản dự phòng:

 – Tại thời điểm lập dự phòng nếu các chứng khoán do doanh nghiệp đầu tư bị giảm giá so với giá đang hạch toán trên sổ kế toán thì phải trích lập dự phòng theo các quy định tại tiết b điểm 1 Điều này;

 Nếu số dự phòng phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng;

 – Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.

 Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính.



 2. Các khoản đầu tư tài chính dài hạn:



 Theo Thông tư 89/2013/TT-BTC Hà Nội, ngày 28/06/2013:



 a) Đối tượng: là các khoản vốn doanh nghiệp đang đầu tư vào tổ chức kinh tế được thành lập theo quy định của pháp luật (bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần không đủ điều kiện để trích lập dự phòng theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Thông tư số 228/2009/TT-BTC ngày 7/12/2009 của Bộ Tài chính, công ty liên doanh, công ty hợp danh) và các khoản đầu tư dài hạn khác phải trích lập dự phòng nếu tổ chức kinh tế mà doanh nghiệp đang đầu tư bị lỗ (trừ trường hợp lỗ theo kế hoạch đã được xác định trong phương án kinh doanh trước khi đầu tư).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thanh xuân  Việc trích lập dự phòng đầu tư dài hạn được thực hiện đối với các khoản đầu tư được trình bày theo phương pháp giá gốc, không áp dụng cho các khoản đầu tư trình bày theo phương pháp vốn chủ sở hữu theo quy định của pháp luật.



 b) Điều kiện: Doanh nghiệp chỉ thực hiện trích lập dự phòng khi tổng số vốn đầu tư thực tế của chủ sở hữu cao hơn tổng giá trị vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được đầu tư.



 c) Phương pháp trích lập dự phòng:

 Mức trích cho mỗi khoản đầu tư tài chính bằng số vốn đã đầu tư và tính theo công thức sau:


Mức trích dự phòng cho mỗi khoản đầu tư tài chính = Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế Vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế x Số vốn đầu tư của mỗi bên
Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế
Trong đó:

 – Tổng vốn đầu tư thực tế của các bên tại tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế nhận vốn góp tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 411 và 412 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).

 – Vốn chủ sở hữu thực có của tổ chức kinh tế được xác định trên Bảng cân đối kế toán năm của tổ chức kinh tế tại thời điểm trích lập dự phòng (mã số 410 Bảng cân đối kế toán – ban hành kèm theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài chính).


 Ví dụ: Công ty A là công ty cổ phần hoạt động trong lĩnh vực xây dựng có mức vốn điều lệ là 50 tỷ đồng, với cơ cấu 3 cổ đông góp vốn là: Công ty B nắm giữ 50% vốn điều lệ tương ứng 25 tỷ đồng; Công ty C nắm giữ 30% vốn điều lệ tương ứng 15 tỷ đồng, Công ty D nắm giữ 20% vốn điều lệ tương ứng 10 tỷ đồng. Các công ty đã đầu tư đủ vốn theo tỷ lệ nắm giữ vốn điều lệ, vì vậy tổng vốn đầu tư của 3 Công ty B, C, D tại Công ty A là 50 tỷ đồng.


 – Năm 2012, do suy thoái kinh tế nên kết quả hoạt động SXKD của công ty A bị lỗ 6 tỷ đồng, dẫn đến vốn chủ sở hữu (mã số 410 của Bảng cân đối kế toán) của Công ty A còn lại 44 tỷ đồng.


 Như vậy, năm 2012 khi Công ty B, Công ty C, Công ty D thực hiện trích lập dự phòng khoản đầu tư tài chính tại Công ty A phải căn cứ vào báo cáo tài chính năm 2012 của Công ty A, mức trích lập dự phòng tổn thất khoản đầu tư tài chính tại Công ty cổ phần A của các Công ty như sau:

 Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty B:

 (50 tỷ đồng – 44 tỷ đồng) x 25/50 = 3 tỷ đồng.

 Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty C:

 (50 tỷ đồng – 44 tỷ đồng) x 15/50 = 1,8 tỷ đồng

 Mức trích lập dự phòng đầu tư tài chính của Công ty D:

 (50 tỷ đồng – 44 tỷ đồng) x 10/50 = 1,2 tỷ đồng



 d. Xử lý khoản dự phòng:

 – Tại thời điểm lập dự phòng nếu các khoản vốn đầu tư vào tổ chức kinh tế bị tổn thất do tổ chức kinh tế bị lỗ thì phải trích lập dự phòng tổn thất các đầu tư tài chính theo các quy định tại tiết c Điều này;

 – Nếu số dự phòng tổn thất đầu tư tài chính phải trích lập bằng số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp không phải trích lập khoản dự phòng tổn thất đầu tư tài chính;

 – Nếu số dự phòng phải trích lập cao hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp trích thêm vào chi phí tài chính của doanh nghiệp phần chênh lệch.

 – Nếu số dự phòng phải trích lập thấp hơn số dư khoản dự phòng, thì doanh nghiệp phải hoàn nhập phần chênh lệch ghi giảm chi phí tài chính. dịch vụ báo cáo tài chính tại Huyện Hóc Môn
[Read More...]


TẠI SAO ƯỚC TÍNH KẾ TOÁN LẠI ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG CÁC BÁO CÁO TÀI CHÍNH?



Khái niệm “ước tính kế toán” đề cập tới các khoản mục trên báo cáo tài chính (BCTC) mà giá trị của chúng được ước tính chứ không thể đo lường một cách chính xác bằng các công thức toán học.
Ví dụ về các khoản ước tính kế toán gồm có khấu hao tài sản cố định, dự phòng phải thu khó đòi, các phương pháp hạch toán hàng tồn kho, ước tính giá trị lợi thế thương mại… Để đưa ra các ước tính này, người lập BCTC phải sử dụng các “xét đoán nghề nghiệp”. Vì là các xét đoán nên mang nặng tính chủ quan, khó có một tiêu chuẩn nào để đánh giá tính hợp lý cả. Chính vì vậy, tính tin cậy của các ước tính kế toán là một vấn đề được người sử dụng báo cáo tài chính đặc biệt quan tâm.



Trên thực tế tồn tại một quan điểm cho rằng việc cho phép người lập BCTC sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập báo cáo sẽ làm giảm độ tin cậy của thông tin tài chính, vì có khả năng người lập BCTC sẽ tìm cách che giấu những thông tin quan trọng nếu những thông tin đó có ảnh hưởng không tốt đến quyền lợi của họ. Lập luận này không hẳn là không có lý, thực tế đã chứng minh “nỗ lực” phù phép báo cáo tài chính là có thực và ngày càng tinh vi hơn. Những người ủng hộ quan điểm này cho rằng cần phải hạn chế, thậm chí loại bỏ hoàn toàn việc sử dụng các xét đoán chủ quan khi lập BCTC. Bất chấp những chỉ trích này, việc sử dụng các ước tính kế toán trong BCTC không những không bị loại bỏ mà còn có chiều hướng ngày càng gia tăng với việc kế toán theo “giá trị hợp lý” ngày càng lấn lướt kế toán theo “giá gốc”.

Sự cần thiết phải có các ước tính kế toán

Rõ ràng nguy cơ sử dụng các ước tính kế toán để phản ánh sai lệch thông tin tài chính là có thực, vậy mà người ta vẫn không tìm cách loại bỏ chúng. Điều đó cho thấy việc sử dụng các ước tính này hẳn là có mang lại những lợi ích nhất định. Dưới đây là một số nguyên nhân vì sao xét đoán chủ quan vẫn được sử dụng rộng rãi trong lập BCTC, bất chấp những lo ngại về khả năng “phù phép” báo cáo tài chính.

Thứ nhất, việc loại bỏ hoàn toàn các ước tính chủ quan là không khả thi và thiếu hiệu quả kinh tế.

Thử tưởng tượng nếu chúng ta không cho phép các doanh nghiệp được tự xác định tỷ lệ khấu hao tài sản của mình. Khi đó chế độ kế toán sẽ phải cực kỳ chi tiết, liệt kê tất cả các tình huống có thể và xác định tỷ lệ khấu hao tương ứng để các doanh nghiệp theo đó mà áp dụng. Điều này là không khả thi cả về mặt kinh tế lẫn kỹ thuật. Giả sử về mặt kỹ thuật ta có thể xây dựng được một chế độ kế toán chi tiết như vậy thì các doanh nghiệp cũng gặp rất nhiều khó khăn trong việc áp dụng. Tình hình kinh doanh thay đổi theo từng ngày, các doanh nghiệp sẽ phải luôn đối chiếu với những quy định chi tiết trong luật để thay đổi tỷ lệ khấu hao cho kịp thời. Các cơ quan hành pháp cũng sẽ rất vất vả để bảo đảm các doanh nghiệp tuân thủ đúng chế độ (luật phức tạp như vậy mà không có hệ thống hành pháp tốt thì chắc chắn sẽ không doanh nghiệp nào tuân theo). Mới chỉ có khấu hao tài sản mà đã phức tạp như vậy, nếu xây dựng một hệ thống luật chi tiết cho tất cả các khoản mục khác trên BCTC thì rõ ràng là không khả thi và không hiệu quả.

Lớp học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Ngoài các chi phí trực tiếp như trên, chí phí gián tiếp còn có thể lớn hơn nhiều lần. Một chế độ kế toán “cứng” (không có chỗ cho các xét đoán chủ quan khi lập BCTC) có thể có ảnh hưởng tiêu cực tới các chính sách sản xuất, đầu tư, tài chính của doanh nghiệp. Ví dụ, việc yêu cầu tất cả các doanh nghiệp phải ghi nhận chi phí nghiên cứu phát triển (R&D) ngay khi phát sinh có thể khiến nhiều doanh nghiệp không có động lực tiến hành các hoạt động R&D, nếu điều đó ảnh hưởng tiêu cực tới kết quả kinh doanh, qua đó tác động xấu tới giá cổ phiếu. Hơn nữa, đặc tính của kinh doanh là luôn tiềm ẩn yếu tố bất định, vì vậy sự linh hoạt của người quản lý doanh nghiệp là rất quan trọng để đối phó với các tình huống phát sinh. Một chế độ kế toán máy móc có thể sẽ hạn chế sự linh hoạt cần thiết này.

Thứ hai, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong lập BCTC cũng mang lại nhiều lợi ích.

Lý thuyết đại diện (agency theory) chỉ ra rằng tình trạng thông tin không cân xứng (information asymmetry) giữa nhà quản lý doanh nghiệp và các cổ đông khiến cho rủi ro thông tin tăng lên, theo đó các nhà đầu tư sẽ yêu cầu một tỷ lệ lợi tức cao hơn để bù đắp cho rủi ro. Hệ quả là doanh nghiệp bị đánh giá thấp hơn giá trị thực của nó. Để hạn chế ảnh hưởng này, BCTC của doanh nghiệp cần cung cấp những thông tin phù hợp để cổ đông có thể đánh giá chính xác hơn giá trị doanh nghiệp. Việc cho phép các nhà quản lý sử dụng những xét đoán nghề nghiệp một cách linh hoạt sẽ giúp cho thông tin BCTC đáp ứng tốt hơn yêu cầu này (báo cáo theo GAAP không phải khi nào cũng phản ánh hợp lý các thông tin tài chính của doanh nghiệp). Lợi ích chính của việc cho phép sử dụng các ước tính trong BCTC là ở chỗ giúp cho doanh nghiệp có thể cung cấp nhưng thông tin cần thiết về triển vọng phát triển đồng thời tránh phải tiết lộ những thông tin chi tiết không có lợi cho việc cạnh tranh trên thị trường. Ví dụ, việc vốn hóa khoản đầu tư vào một dự án mới là một cách để doanh nghiệp thông báo với cổ đông rằng lãnh đạo doanh nghiệp tin tưởng vào khả năng thành công của dự án, thay vì phải tổ chức họp báo công bố chi tiết về dự án đó, vừa tốn kém mà lại dễ lộ những thông tin nhạy cảm. Trên thực tế các doanh nghiệp đã và đang khai thác triệt để sự linh hoạt trong chế độ kế toán để tăng cường hiệu quả trong quan hệ với nhà đầu tư (IR). Ví dụ, nghiên cứu của Bartov và Bodnar (1996) cung cấp những bằng chứng cho thấy nhiều doanh nghiệp lợi dụng việc thay đổi các phương pháp kế toán như một biện pháp để  cung cấp thông tin tài chính hiệu quả cho cổ động.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại hải dương Thứ ba, cũng lý thuyết đại diện cho rằng nếu cả bên lập BCTC và bên sử dụng BCTC đều ý thức rõ về sự tồn tại của các xét đoán chủ quan trong lập BCTC thì họ sẽ tính tới yếu tố này trong các thoả thuận để có được một hợp đồng tối ưu.

Vì thế mối lo ngại bên lập BCTC lợi dụng quyền đưa ra các xét đoán chủ quan của mình để làm lợi cho bản thân và hại cho bên đối tác sẽ không xảy ra. Ví dụ, trong hợp đồng cho vay ngân hàng có thể yêu cầu doanh nghiệp không được thay đổi phương pháp kế toán trong thời gian vay, nhưng cũng có thể cho phép bên đi vay sử dụng các quyền tự chủ của mình trong lập BCTC theo đúng luật. Bù lại ngân hàng có thể yêu cầu một mức lãi suất cao hơn để bù đắp cho rủi ro có thể phải chịu do bất lợi về thông tin. Nếu doanh nghiệp thấy mức lãi suất cao hơn là phù hợp so với lợi ích do sự linh hoạt này mang lại thì họ sẽ chấp nhận. Như vậy, không bên nào bị thiệt cả. Trên thực tế các ngân hàng vẫn thường có những hợp đồng như vậy.
Cuối cùng, ngay cả khi có thể xây dựng một chế độ kế toán chi tiết đến mức không còn có chỗ cho xét đoán chủ quan nữa, thì điều đó cũng không bảo đảm sẽ không có kẽ hở nếu người ta cố tình tìm cách “lách luật”.

Enron là một ví dụ điển hình. Một trong những thủ thuật được Enron sử dụng để che giấu các khoản nợ và lỗ khổng lồ là thành lập các “đơn vị thành viên đặc biệt” (special purpose entity – SPE). Với việc bảo đảm tỷ lệ sở hữu của bên thứ 3 lớn hơn 3% (thoả mãn điều kiện không phải hợp nhất BCTC của các SPEs), Enron đã đạt được mục tiêu “phù phép” của mình (tất nhiên đây chỉ là một trong nhiều thủ thuật đã được Enron sử dụng).

Tóm lại, việc cho phép doanh nghiệp sử dụng các xét đoán chủ quan trong việc lập BCTC không phải là một giải pháp hoàn hảo để nâng cao chất lượng thông tin tài chính. Vẫn còn đó những quan ngại về độ tin cậy của thông tin đươc đưa ra bởi những người trực tiếp bị ảnh hưởng bởi thông tin đó. Tuy nhiên, giải pháp loại bỏ hoàn toàn yếu tố xét đoán chủ quan của các doanh nghiệp trong lập báo cáo tài chính sẽ không giải quyết được vấn đề. Giải pháp khả thi hơn có lẽ là nâng cao vai trò kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ, hội đồng quản trị. Cuối cùng, vai trò quan trọng nhất trong dài hạn thuộc về thị trường. Thị trường lành mạnh sẽ đào thải những doanh nghiệp làm ăn gian dối, đào thải những nhà quản lý báo cáo không trung thực.

dịch vụ báo cáo tài chính tại Quận 7 (Nguồn Internet)
[Read More...]


Thủ tục cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng



Các bước thực hiện việc chứng nhận chữ ký số công cộng ngoài các trình tự thực hiện và cách thức thực hiện dưới đây còn có các yêu cầu và căn cứ pháp lý cho   công việc chứng thực chữ ký số.


1. Trình tự thực hiện:
a. Chuẩn bị và nộp hồ sơ:

– Tổ chức xin cấp phép cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng (Tổ chức) khai báo đầy đủ và chính xác thông tin trong hồ sơ cũng như nộp các giấy tờ cần thiết kèm theo trong hồ sơ được quy định tại Nghị định 26/2007/NĐ-CP, Nghị định 106/2011/NĐ-CP, Thông tư 37/2009/TT-BTTTT và Thông tư 08/2011/TT-BTTTT.

– Tổ chức gửi hồ sơ về Bộ Thông tin và Truyền thông (Cục Ứng dụng CNTT), 18 Nguyễn Du, Hà Nội.

b. Thẩm định hồ sơ:

Bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Bộ TTTT (Cục Ứng dụng công nghệ thông tin) cấp giấy biên nhận qua hệ thống bưu chính hoặc cấp trực tiếp cho tổ chức xin cấp phép.

c. Trả kết quả:

– Trong vòng 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Bộ TTTT kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Trường hợp hợp lệ, Bộ TTTTtiếp nhận hồ sơvà thông báo bằng văn bản cho tổ chức, trong đó hẹn ngày trả kết quả giải quyết hồ sơ. Trường hợp không hợp lệ, Bộ TTTT thông báo bằng văn bản cho tổ chức

– Trong thời hạn 60 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đủ hồ sơ theo quy định, Bộ TTTT chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan thẩm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế nếu cần thiết. Nếu hồ sơ hợp lệ, Bộ TTTT quyết định tiến hành cấp phép cho tổ chức. Trường hợp không chấp thuận, Bộ TTTT gửi văn bản thông báo cho tổ chức xin cấp phép biết, trong đó nêu rõ lý do.

2. Cách thức thực hiện:
– Qua bưu điện;

– Trụ sở cơ quan hành chính.

3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a. Thành phần hồ sơ:

– Đơn đề nghị cấp phép dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng của doanh nghiệp;

– Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp trong đó ghi rõ ngành nghề cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký điện tử;

– Điều lệ tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp;

– Văn bản chứng minh đáp ứng được các điều kiện về tài chính;

– Đề án cung cấp dịch vụ gồm các nội dung chính như sau:

+ Kế hoạch kinh doanh bao gồm: phạm vi, đối tượng cung cấp dịch vụ, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ; phương án tài chính;

+ Kế hoạch kỹ thuật nhằm đảm bảo quy định tại khoản 4 Điều 15 Nghị định 106/NĐ-CP;

+ Quy chế chứng thực;

+ Phiếu lý lịch tư pháp số 2, bằng cấp của nhân sự trực tiếp tham gia các hoạt động cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số của doanh nghiệp.

b. Số lượng hồ sơ:

08 bộ (01 bộ bản chính, 07 bộ bản sao)

4. Thời hạn giải quyết:
60 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định

5. Lệ phí:
Không có

6. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai:
“Đơn đề nghị cấp phép dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng”

7. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành chính:
a. Điều kiện về chủ thể:

Là doanh nghiệp thành lập theo pháp luật Việt Nam.

b. Điều kiện về tài chính:

– Có đủ năng lực tài chính để thiết lập hệ thống trang thiết bị kỹ thuật, tổ chức và duy trì hoạt động phù hợp với quy mô cung cấp dịch vụ;

– Ký quỹ tại một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam hoặc có giấy bảo lãnh của một ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam không dưới 5 (năm) tỷ đồng, hoặc cam kết mua bảo hiểm để giải quyết các rủi ro và các khoản đền bù có thể xảy ra trong quá trình cung cấp dịch vụ và thanh toán chi phí tiếp nhận và duy trì cơ sở dữ liệu của doanh nghiệp trong trường hợp bị thu hồi giấy phép.

c. Điều kiện về nhân sự:

Có đội ngũ nhân viên kỹ thuật, nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên quản lý an ninh và nhân viên dịch vụ khách hàng đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn và quy mô triển khai dịch vụ; chưa từng bị kết án.

d. Điều kiện về kỹ thuật:

Thiết lập hệ thống thiết bị kỹ thuật đảm bảo các yêu cầu sau:

– Lưu trữ đầy đủ, chính xác và cập nhật thông tin của thuê bao phục vụ cho việc cấp chứng thư số trong suốt thời gian chứng thư số có hiệu lực;

– Đảm bảo tạo cặp khoá chỉ cho phép mỗi cặp khoá được tạo ra ngẫu nhiên và đúng một lần duy nhất; có tính năng đảm bảo khoá bí mật không bị phát hiện khi có khoá công khai tương ứng;

+ Lưu trữ đầy đủ, chính xác, cập nhật danh sách các chứng thư số có hiệu lực và đã hết hiệu lực và cho phép người sử dụng Internet truy nhập trực tuyến 24 giờ trong ngày và 7 ngày trong tuần;

+ Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn mọi truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng và tuân theo những tiêu chuẩn đảm bảo an ninh thông tin;

Học kế toán thực hành Tại thái bình
+ Được thiết kế theo xu hướng giảm thiểu tối đa sự tiếp xúc trực tiếp với môi trường Internet;

+ Hệ thống phân phối khóa cho thuê bao phải đảm bảo sự toàn vẹn và bảo mật của cặp khoá. Trong trường hợp phân phối khoá thông qua môi trường mạng máy tính thì hệ thống phân phối khoá phải sử dụng các giao thức bảo mật đảm bảo không lộ thông tin trên đường truyền.

– Có phương án kỹ thuật và phương án kinh doanh khả thi, phù hợp với các quy chuẩn kỹ thuật và tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng;

– Có các phương án kiểm soát sự ra vào trụ sở, quyền truy nhập hệ thống, quyền ra vào nơi đặt thiết bị phục vụ việc cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

– Có các phương án dự phòng đảm bảo duy trì hoạt động an toàn, liên tục và khắc phục khi có sự cố xảy ra;

– Toàn bộ hệ thống thiết bị sử dụng để cung cấp dịch vụ đặt tại Việt Nam.

e. Các điều kiện khác:

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai cau giay tu liem
– Xây dựng trụ sở, nơi đặt máy móc, thiết bị phù hợp với yêu cầu của pháp luật về phòng chống cháy, nổ; có khả năng chống chịu lũ lụt, động đất, nhiễu điện từ, sự xâm nhập bất hợp pháp của con người;

– Có quy chế chứng thực công khai theo mẫu của Bộ Bưu chính, Viễn thông (nay là Bộ Thông tin và Truyền thông) và có nội dung phù hợp với các quy định hướng dẫn.

8. Căn cứ pháp lý:
– Luật giao dịch điện tử số 51/2005/QH11;

– Nghị định số 187/2007/NĐ-CP ngày 25 tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Thông tin và Truyền thông;

– Nghị định số 26/2007/NĐ-CP ngày 15 tháng 2 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

– Nghị định 106/2011/NĐ-CP ngày 23/11/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 26/2007/NĐ-CP của Chính phủ ngày 15 tháng 02 năm 2007 Quy định chi tiết thi hành Luật Giao dịch điện tử về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số;

– Thông tư 37/2009/TT-BTTTT ngày 14/12/2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số;

– Thông tư 08/2011/TT-BTTTT ngày 31/3/2011 Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 37/2009/TT-BTTTT ngày 14 tháng 12 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Quy định về hồ sơ và thủ tục liên quan đến cấp phép, đăng ký, công nhận các tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
dich vu bao cao tai chinh tai huyen Thuong Tin
[Read More...]


Thuế suất hàng hóa dịch vụ xuất khẩu thiếu chứng từ



Doanh nghiệp xuất khẩu có thể xuất khẩu hàng hóa, dịch vụ. Khi xuất khẩu hàng hóa để được hưởng thuế suất 0% thì doanh nghiệp phải đáp ứng đủ các điều kiện xuất khẩu. Nếu doanh nghiệp thiếu một trong các hồ sơ thì có được hưởng thuế suất 0% nữa hay không?

1.Hàng hóa xuất khẩu

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 2 quy định điều kiện áp dụng thuế suất 0% đối với hàng hóa xuất khẩu như sau:

dich vu lam bao cao tai chinh gia re tai quan dong da
“a) Đối với hàng hoá xuất khẩu:

– Có hợp đồng bán, gia công hàng hoá xuất khẩu; hợp đồng uỷ thác xuất khẩu;

– Có chứng từ thanh toán tiền hàng hoá xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;

– Có tờ khai hải quan theo quy định tại khoản 2 Điều 16 Thông tư này.”

Như vậy: Đối với hàng hóa xuất khẩu doanh nghiệp cần phải có đầy đủ các chứng từ sau:

– Hợp đồng bán, gia công hàng hóa.

– Chứng từ thanh toán tiền hàng qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định.

– Có tờ khai hải quan.

Nếu doanh nghiệp thiếu một trong các chứng từ trên thì có được hưởng thuế suất 0% không. Nếu không được hưởng thuế suất 0% thì doanh nghiệp tính thuế như thế nào?

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 17, Khoản 1 quy định về điều kiện hoàn thuế như sau:

“ Các trường hợp cơ sở kinh doanh có hàng hóa xuất khẩu hoặc hàng hoá được coi như xuất khẩu hướng dẫn tại Điều 16, Điều 17 Thông tư này nếu đã có xác nhận của cơ quan Hải quan (đối với hàng hóa xuất khẩu) nhưng không có đủ các thủ tục, hồ sơ khác đối với từng trường hợp cụ thể thì không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.”

Như vậy: Nếu doanh nghiệp thiếu các chứng từ thì tính thuế như sau:

– Nếu doanh nghiệp thiếu tờ khai hải quan và có đầy đủ các chứng từ khác theo quy định thì tính thuế GTGT đầu ra là 10% và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Nếu doanh nghiệp có tờ khai hải quan nhưng không có đủ các chứng từ thanh toán qua ngân hàng, hợp đồng gia công hàng hóa và các chứng từ khác theo quy định thì doanh nghiệp không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào

Riêng đối với hàng hóa xuất khẩu tại chỗ và hàng hoá gia công chuyển tiếp nếu không có đủ một trong các thủ tục, hồ sơ theo quy định thì phải tính và nộp thuế GTGT như hàng hóa tiêu thụ nội địa tức là doanh nghiệp phải tính thuế đầu ra là 10% và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

2.Đối với dịch vụ xuất khẩu.

Theo quy định tại Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 9, Khoản 2, Điểm b quy định điều kiện hưởng thuế suất 0% của dịch vụ xuất khẩu như sau:

“b) Đối với dịch vụ xuất khẩu:

– Có hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở trong khu phi thuế quan;

– Có chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng và các chứng từ khác theo quy định của pháp luật;”

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc
Như vậy để doanh nghiệp được hưởng thuế suất 0% khi xuất khẩu dịch vụ thì cần có những chứng từ sau:

– Hợp đồng cung ứng dịch vụ với tổ chức, cá nhân ở nước ngoài hoặc ở khu phi thuế quan.

– Chứng từ thanh toán tiền dịch vụ xuất khẩu qua ngân hàng.

Tuy nhiên nếu doanh nghiệp xuất khẩu dịch vụ thiếu một trong các chứng từ trên thì sẽ tính thuế GTGT như thế nào?

Thông tư 219/2013/TT-BTC tại Điều 17, Khoản 4 quy định như sau:

“Đối với cơ sở kinh doanh có dịch vụ xuất khẩu nếu không đáp ứng điều kiện về thanh toán qua ngân hàng hoặc được coi như thanh toán qua ngân hàng thì không được áp dụng thuế suất thuế GTGT 0%, không phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không được khấu trừ thuế đầu vào.”

Như vậy:

– Nếu doanh nghiệp thiếu chứng từ thanh toán qua ngân hàng và có đầy đủ các chứng từ khác thì không phải tính thuế đầu ra nhưng được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.

– Nếu doanh nghiệp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng nhưng không có các chứng từ khác thì doanh nghiệp tính thuế GTGT với thuế suất là 10% và được khấu trừ thuế GTGT đầu vào.
dich vu thanh lap doanh nghiep tai gia lam
[Read More...]


Thực hiện khoán chi tự đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ tiền lương mới



Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư 74/2012/TT-BTC hướng dẫn xác định nhu cầu, nguồn và phương thức chi thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung từ 830 ngàn đồng/tháng lên 1.050 ngàn đồng/tháng.

Cụ thể, nguồn kinh phí để thực hiện mức lương tối thiểu mới đối với cơ quan hành chính nhà nước, Đảng, đoàn thể; đơn vị sự nghiệp công được được lấy từ nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên; sử dụng tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ (riêng ngành y tế là 35%); các nguồn thực hiện cải cách tiền lương năm 2011 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2012 (nếu có).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hà nam
Đối với địa phương, ngoài được sử dụng nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên, 40% số thu được để lại, nguồn cải cách tiền lương năm 2011 chưa sử dụng hết, còn được sử dụng 50% số tăng thu ngân sách (không kể tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) của năm 2011 so với dự toán năm 2011 và 50% tăng thu ngân sách (không kể tăng thu từ nguồn thu tiền sử dụng đất) của dự toán năm 2012 so dự toán năm 2011.

Cũng theo Thông tư 74/2012/TT-BTC, trường hợp nguồn không đủ để các bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách chi trả tiền lương mới NSTW sẽ bổ sung phần còn thiếu để đảm bảo đủ nguồn thực hiện.

lop hoc ke toan tong hop thuc hanh tai quan 3
Ngược lại, trường hợp nguồn để chi trả tiền lương mới lớn hơn nhu cầu, phần không chi hết các bộ ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị sử dụng ngân sách được giữ lại để thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm khi Nhà nước tiếp tục ban hành, không sử dụng phần kinh phí còn lại này cho các mục tiêu khác.

Các cơ quan, đơn vị đã thực hiện khoán chi như cơ quan thuế, hải quan, Đài Truyền hình Việt Nam... phải tự đảm bảo kinh phí thực hiện chế độ tiền lương mới tăng thêm trong tổng mức kinh phí đã được khoán.

Thông tư sẽ có hiệu lực kể từ ngày 30/6/2012.
Tải Thông tư: Thông tư 74/2012/TT-BTC
Theo Tài chính điện tử
dịch vụ kế toán trọn gói báo cáo tài chính tại hà nam
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page