Browse »
Home » Archives for tháng 5 2019
Trong kiến nghị của cử tri gửi đến Ban Dân nguyện của Quốc hội đề nghị Bộ Tài chính công khai hiệu quả hoạt động của các Công ty kinh doanh vốn Nhà nước để nhân dân giám sát, Bộ Tài chính đã có những giải đáp cụ thể.
SCIC có lợi nhuận sau thuế tăng liên tục trong 3 năm gần đầy.
Đầu tư tăng vốn của Nhà nước tại doanh nghiệp
Bộ Tài chính cho biết, hiện nay, Tổng Công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (viết tắt là SCIC) là công ty TNHH một thành viên do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ có ngành nghề kinh doanh chính là đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước.
SCIC tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước đầu tư tại các công ty TNHH một thành viên, công ty TNHH có 2 thành viên trở lên, công ty cổ phần được chuyển đổi từ các công ty Nhà nước độc lập hoặc mới thành lập, công ty liên doanh có vốn góp Nhà nước; đầu tư vốn Nhà nước vào các ngành, lĩnh vực quan trọng mà Nhà nước cần chi phối; quản lý Quỹ hỗ trợ sắp xếp và phát triển doanh nghiệp...
Công khai kết quả hoạt động của SCIC, theo Bộ Tài chính, tính đến 31/12/2013, SCIC đã tiếp nhận và thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn Nhà nước tại 965 doanh nghiệp thuộc Bộ, ngành, địa phương bàn giao với tổng giá trị vốn nhà nước theo sổ sách kế toán là 7.986 tỷ đồng. Theo đó, SCIC đã thực hiện tái cấu trúc vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao bằng nhiều hình thức như:
Tiến hành đánh giá, phân loại các doanh nghiệp tiếp nhận. Báo cáo Chính phủ phương án xử lý đối với từng nhóm doanh nghiệp.
Trên cơ sở chỉ đạo của Chính phủ đã thực hiện bán vốn tại 637 doanh nghiệp có quy mô nhỏ, hoạt động trong các lĩnh vực Nhà nước không cần nắm giữ vốn hoặc hoạt động sản xuất kinh doanh không hiệu quả, tổng giá trị sổ sách 1.832 tỷ đồng, tổng giá trị thu về 4.065 tỷ đồng, gấp 2,2 lần so với giá trị sổ sách. Việc bán vốn được thực hiện theo quy định của Nhà nước và quy trình, quy chế đã được phê duyệt.
Danh mục đầu tư của SCIC có 369 doanh nghiệp với giá vốn theo sổ sách kế toán là 14.556 tỷ đồng, giá thị trường ước đạt 74.755 tỷ đồng. Trong đó có 17 doanh nghiệp nhóm A với tỉ trọng vốn Nhà nước là 69,8%, các doanh nghiệp nhóm B và C gồm 352 doanh nghiệp, chiếm 95,4 % về số lượng và 30% về giá trị vốn nhà nước. Hiện nay, SCIC đang rà lại tiêu chí phân loại doanh nghiệp theo Quyết định số 2344/QĐ-TTg ngày 2/12/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu SCIC giai đoạn đến 2015.
Đầu tư tăng vốn đối với các doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ cổ phần chi phối hoặc hoạt động có hiệu quả khoảng 684 tỷ đồng trong năm 2013.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Ngoài ra, SCIC đã thực hiện tái cấu trúc vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhận chuyển giao bằng cách thực hiện sắp xếp, cổ phần hóa 26 công ty TNHH một thành viên theo kế hoạch được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Qua gần 4 năm triển khai đã sắp xếp, cổ phần hóa được 24 doanh nghiệp (đạt 92,3%), trong đó cổ phần hóa 20 doanh nghiệp (đạt 83,31%).
Đồng thời, từng bước kiện toàn hệ thống người đại diện phần vốn thông qua việc xây dựng và hoàn chỉnh Quy chế của người đại diện. Hiện Tổng công ty có 465 người đại diện phần vốn Nhà nước tại các công ty, trong đó 383 người đại diện chuyên trách giữ các chức danh lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp (chiếm 82,48%); 29 người đại diện kiêm nhiệm là cán bộ các đơn vị thuộc các Bộ, ngành, địa phương (chiếm 6,20%); Tổng công ty trực tiếp cử cán bộ của Tổng công ty làm Người đại diện và tham gia quản lý doanh nghiệp (53 Người đại diện, chiếm 11,32%).
SCIC đã thực hiện đầu tư trực tiếp vào các dự án, cổ phiếu, trái phiếu và tham gia góp vốn thành lập doanh nghiệp mới với số vốn trên 12.000 tỷ đồng, Tổng công ty đã đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án trọng điểm như: dự án Tháp Tài chính quốc tế tại Hà Nội; dự án trong lĩnh vực cơ sở hạ tầng theo hình thức BOT (Hầm đường bộ Phước Tượng – Phú Gia tại Thừa Thiên Huế; Quốc lộ 14 đoạn đi quả tỉnh Đắk Lắk); dự án xây dựng nhà máy sản xuất thuốc chữa ung thu hợp tác với công ty dược phẩm CFR - Chile…
Giám sát, công khai hoạt động của SCIC
Việc giám sát hoạt động của SCIC hiện nay được thực hiện theo các quy định của pháp luật như: Giám sát trong doanh nghiệp, sử dụng các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ của doanh nghiệp, Ban kiểm soát, thanh tra nhân dân, tổ chức công đoàn, đại hội công nhân, viên chức để giám sát. Các chủ thể này ngoài việc giám sát theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Điều lệ tổ chức và hoạt động và Quy chế tài chính của SCIC còn giám sát thông qua các quy chế nội bộ của Tổng công ty như: Quy chế thuê, mua sắm tài sản, lựa chọn dịch vụ cho hoạt động thường xuyên; Quy chế Bán vốn; Quy chế người đại điện; Quy chế chi tiêu nội bộ... Hàng năm, Tổng công ty đều thuê kiểm toán độc lập thực hiện việc kiểm toán tình hình tài chính theo quy định (từ 2007 đến năm 2012).
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
Đối với giám sát của chủ sở hữu, thực hiện theo quy định hiện hành về phân công, phân cấp thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu, gồm các cơ quan giám sát như: Bộ Tài chính, Hội đồng thành viên, Kiểm soát viên trên cơ sở phối hợp với các cơ quan có liên quan. Hàng năm, Bộ Tài chính đều thực hiện việc giám sát, đánh giá hiệu quả hoạt động của SCIC theo quy định và báo cáo các cơ quan có thẩm quyền.
Về công khai tài chính của SCIC, SCIC phải gửi báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật về kế toán hiện hành (Bộ Tài chính, Cục Thuế Hà Nội, Cục Thống kê...). Báo cáo thường xuyên, định kỳ, đột xuất của SCIC tới Văn phòng Chính phủ theo quy định.
Đối với các công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn mà SCIC là đại diện chủ sở hữu trên 50% vốn điều lệ, được thực hiện theo hình thức cổ đông hoặc thông qua báo cáo tài chính tại đại hội cổ đông và hội nghị thành viên. Đối với người lao động tại SCIC, thông qua Hội nghị cán bộ công nhân, viên chức.
Bộ Tài chính cho rằng, việc công khai và giám sát hoạt động của SCIC là hết sức cần thiết, nhằm đảm bảo minh bạch tình hình tài chính. Đồng thời phát hiện kịp thời hành vi vi phạm chế độ quản lý tài chính, chế độ kế toán của doanh nghiệp; thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ và trách nhiệm của chủ sở hữu, các cơ quan quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm toán, người lao động trong việc thực hiện dân chủ ở Tổng công ty. Đồng thời nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bảo toàn và phát triển vốn nhà nước.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Theo TCTC
[Read More...]
Bộ Tài chính vừa ban hành Thông tư số 29/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 205/2010/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 40/2007/NĐ-CP của Chính phủ quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
Một số quy định trong xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ thay đổi từ ngày 12/4 tới đây.
Thông tư này sửa đổi, bổ sung một số quy định về xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa xuất khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo; kiểm tra, xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng xuất khẩu; xây dựng, bổ sung, điều chỉnh mặt hàng trong Danh mục hàng hóa nhập khẩu rủi ro về trị giá và mức giá tham chiếu kèm theo; kiểm tra và xử lý kết quả kiểm tra trị giá tính thuế hàng nhập khẩu; kiểm tra trị giá tính thuế sau khi hàng hóa đã thông quan.
Đặc biệt, trong Thông tư này, Bộ Tài chính bổ sung một số khái niệm.
Cụ thể, phí bản quyền, phí giấy phép phải trả để được sử dụng nhãn hiệu hàng hóa phù hợp với bộ chứng từ nếu hàng hóa nhập khẩu được bán lại nguyên trạng tại thị trường Việt Nam hoặc được gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu và hàng hóa nhập khẩu có gắn nhãn hiệu hàng hóa khi bán tại thị trường Việt Nam.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải dương
Phí bản quyền, phí giấy phép phải trả để được sử dụng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác thể hiện trên hợp đồng mua bán, hợp đồng cấp phép hoặc các thỏa thuận khác về chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ nếu sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền sở hữu trí tuệ khác được sử dụng để sản xuất ra hàng hóa nhập khẩu hoặc hàng hóa nhập khẩu mang sáng chế, kiểu dáng công nghiệp hoặc các quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác hoặc hàng hóa nhập khẩu là máy móc hoặc thiết bị được chế tạo hoặc sản xuất để ứng dụng sáng chế, bí quyết kỹ thuật hoặc quyền thuộc quyền sở hữu trí tuệ khác.
Về gia công chế biến đơn giản sau nhập khẩu, Thông tư quy định hoạt động này bao gồm: các công việc bảo quản hàng hoá trong quá trình vận chuyển và lưu kho; các công việc như lau bụi, sàng lọc, chọn lựa, phân loại (bao gồm cả việc xếp thành bộ) lau chùi, sơn, chia cắt ra từng phần; thay đổi bao bì đóng gói và tháo dỡ hay lắp ghép các lô hàng; đóng chai, lọ, đóng gói, bao, hộp và các công việc đóng gói bao bì đơn giản khác; dán lên sản phẩm hoặc bao gói của sản phẩm nhãn, mác hay các dấu hiệu phân biệt tương tự; việc trộn đơn giản hàng hóa nhập khẩu với các thành phần khác bao gồm cả việc pha loãng với nước hoặc các chất khác, nhưng không làm thay đổi đặc tính cơ bản của sản phẩm...
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận đống đa
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 12/4/2014.
Theo TCTC
[Read More...]
Sau 10 năm ra đời, Luật Xây dựng đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, cùng với sự phát triển và biến động của môi trường kinh tế, một số nội dung trong Luật đã bộc lộ hạn chế cần được sử đổi, bổ sung để phù hợp với điều kiện mới.
Bộ Xây dựng đã soạn thảo Dự thảo Luật Xây dựng sử đổi và đang lấy ý kiến đóng góp trước khi trình Quốc Hội phê chuẩn.
Đứng trước yêu cầu đó, Bộ Xây dựng đã soạn thảo Dự thảo Luật Xây dựng sử đổi và đang lấy ý kiến đóng góp của các ban, ngành, doanh nghiệp và các chuyên gia trước khi trình Quốc hội phê chuẩn. Mới đây, Hiệp hội bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã gửi trình văn bản dự thảo Luật Xây dựng sửa đổi. Trong đó, dự thảo đã tập trung thảo luận, cho ý kiến về quy hoạch xây dựng, giấy phép xây dựng và bảo hiểm trong xây dựng.
Về quy hoạch xây dựng, Hiệp hội tán thành việc đưa chế định quy hoạch xây dựng tại chương II (từ điều 13 đến điều 49) của dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) đã khẳng định tầm quan trọng của công tác quản lý Nhà nước về quy hoạch trong lĩnh vực đầu tư xây dựng, coi đây là cơ sở pháp lý nền tảng để tổ chức triển khai mọi hoạt động đầu tư xây dựng. Hiệp hội đề nghị Bộ Xây dựng hết sức quan tâm chỉ đạo và phối hợp với các ngành, địa phương để nâng cao chất lượng công tác lập quy hoạch, đảm bảo tính định hướng dài hạn, với những mục tiêu được xác định theo từng giai đoạn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Tuy nhiên, do thực tế hiện nay có nhiều địa phương chưa phủ kín quy hoạch phân khu xây dựng nhưng lại có nhà đầu tư muốn triển khai các dự án kinh doanh. (Tại TP. Hồ Chí Minh trước đây, nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra chi phí hỗ trợ việc lập quy hoạch phân khu cho vùng chưa có quy hoạch). Do vậy đề nghị bổ sung vào dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) trường hợp chưa có quy hoạch phân khu xây dựng nhưng có nhà đầu tư muốn đầu tư phát triển dự án kinh doanh thì Nhà nước tạo điều kiện để nhà đầu tư hỗ trợ kinh phí lập quy hoạch phân khu để làm cơ sở lập dự án đầu tư.
Về giấy phép quy hoạch xây dựng, trên cơ sở lấy ý kiến cộng đồng dân cư trong quá trình lập, thẩm định quy hoạch xây dựng, Hiệp hội đề nghị bỏ hẳn chế định cấp giấy phép quy hoạch xây dựng cho chủ đầu tư trong dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) bởi lẽ khi đã công khai thông tin quy hoạch xây dựng thì chủ đầu tư đã biết rõ quy hoạch xây dựng và từ đó chủ đầu tư đã có thể lập quy hoạch chi tiết hoặc lập dự án đầu tư xây dựng công trình.
Về giấy phép xây dựng, Hiệp hội hoan nghênh chế định cấp giấy phép xây dựng tạm đối với khu vực đã có quy hoạch chi tiết xây dựng được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và công bố nhưng chưa thực hiện và chưa có quyết định thu hồi đất (khoản 1.a điều 95 dự thảo luật) để đáp ứng nhu cầu và đảm bảo quyền lợi của người dân trong vùng quy hoạch treo.
Đối với các công trình thuộc diện miễn giấy phép, Hiệp hội đề nghị đưa chế định cấp phép xây dựng vào dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) trong đó quy định những trường hợp được miễn giấy phép xây dựng đối với các công trình xây dựng thuộc dự án khu đô thị, khu nhà ở đã có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500, hoặc bản vẽ quy hoạch tổng mặt bằng, đã có mẫu nhà và đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt. Đối với các dự án nhà ở xã hội, dự án nhà ở dành cho người thu nhập thấp đô thị đã có thiết kế mẫu, thiết kế điển hình của Bộ Xây dựng, Hiệp hội đề nghị cấp phép xây dựng theo thủ tục rút gọn để tiết kiệm thời gian chuẩn bị đầu tư và triển khai xây dựng công trình.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức
Về các hành vi bị cấm trong hoạt động đầu tư xây dựng và xử phạt vi phạm xây dựng, Hiệp hội cũng đưa ra kiến nghị nên phân định rõ ràng và thống nhất các quy đinh về hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động xây dựng. Theo đó, để đảm bảo tính hệ thống của pháp luật, Hiệp hội đề nghị bổ sung khoản 4 điều 11 dự thảo Luật Xây dựng như sau: “Xây dựng công trình sai quy hoạch, vi phạm chỉ giới, cốt xây dựng; không có giấy phép xây dựng đối với công trình theo quy định phải có giấy phép hoặc xây dựng công trình không đúng với giấy phép xây dựng được cấp. Trừ trường hợp xây dựng nhà ở riêng lẻ thuộc một trong các trường hợp sau đây thì không coi là hành vi xây dựng sai phép:
a) Thay đổi thiết kế bên trong công trình mà không ảnh hưởng đến việc phòng cháy chữa cháy; môi trường; công năng sử dụng; kết cấu chịu lực chính hoặc kiến trúc mặt ngoài công trình;
b) Giảm số tầng so với giấy phép xây dựng đối với những khu vực chưa có quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 hoặc thiết kế đô thị đã được phê duyệt”
Về bảo hiểm xây dựng quy định tại điều 9 dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi), Hiệp hội tán thành chế định khuyến khích chủ đầu tư nhà thầu tư vấn xây dựng, thi công xây dựng, mua các loại bảo hiểm khi triển khai hoạt động đầu tư xây dựng. Nhưng Hiệp hội nhận thấy cần thiết đưa vào dự thảo Luật Xây dựng (sửa đổi) quy định danh mục các loại công trình xây dựng bắt buộc chủ đầu tư, nhà thầu… phải mua bảo hiểm xây dựng (Các công trình có ảnh hưởng đến sự an toàn của người thứ ba, của cộng đồng dân cư, ví dụ như cần cẩu thi công trong khu vực dân cư, thi công công trình hóa chất độc hại, ảnh hưởng môi trường…).
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Theo TCTC
[Read More...]
Thị trường chứng khoán đang trong nhịp điều chỉnh giảm của xu thế ngắn hạn. Mặc dù chỉ số thị trường đã có hồi phục, nhưng khối lượng giao dịch thấp cho thấy rủi ro giảm điểm vẫn cao. Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm thuận lợi cho các nhà đầu tư (NĐT) lựa chọn và mua vào những cổ phiếu tốt, kết quả kinh doanh (KQKD) khả quan trong năm 2014.
Thị trường điều chỉnh là cơ hội đầu tư dài hạn vào cổ phiếu ngành dược.
Nút thắt khối lượng
Sau phiên mất điểm mạnh ngày 18/4, khối lượng giao dịch trên HSX đã sụt giảm xuống dưới ngưỡng 100 triệu đơn vị/phiên. Thậm chí đến phiên ngày 24/4, khối lượng giao dịch chỉ còn 56,6 triệu đơn vị. Việc khối lượng giao dịch liên tục suy giảm nhanh cho thấy tâm lý của NĐT ở cả 2 phía mua và bán đều hết sức thận trọng. Phía người bán e dè thị trường đã giảm đủ sâu, và nhiều khả năng sẽ bán cổ phiếu đúng vào vùng đáy của đợt điều chỉnh ngắn hạn này.
Còn về phía người mua thì không thấy có thông tin hỗ trợ nào đáng kể để sẵn sàng xuống tiền mua cổ phiếu. Dường như mọi chú ý đang dồn về KQKD quý I và diễn biến từ đại hội cổ đông của doanh nghiệp (DN) khi giữa các nhóm cổ phiếu đang có sự phân hóa khá rõ nét.
Theo đánh giá của các công ty chứng khoán (CTCK), chừng nào nút thắt khối lượng chưa được giải tỏa thì thị trường vẫn còn tiếp tục ở trạng thái giằng co trong 1-2 tuần tiếp theo để tạo một nền tảng giá mới trước khi có thể đảo chiều tăng điểm.
Dài hạn với cổ phiếu dược
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Nếu như việc trading ngắn hạn gặp nhiều rủi ro và cũng ít cơ hội, thì hành động hợp lý đối với nhiều NĐT là tìm kiếm và gia tăng sở hữu với cổ phiếu thực sự tốt, tiềm năng trong dài hạn. Nhìn vào diễn biến các cổ phiếu trong thời gian qua cũng như triển vọng kinh doanh, nhiều CTCK khuyến nghị các NĐT dành phần vốn cho các cổ phiếu dược với 2 đại diện DHG và IMP.
Tại báo cáo thăm DN, CTCK KimengMaybank đánh giá, mặc dù KQKD quý I không đạt mục tiêu, nhưng triển vọng cả năm 2014 của IMP vẫn rất khả quan. Cụ thể, doanh thu thuần đạt 174,7 tỉ đồng, lợi nhuận trước thuế đạt 27,7 tỉ đồng, bằng 23% kế hoạch cả năm.
Lý giải cho KQKD quý I thấp, KimengMaybank cho biết, do ảnh hưởng từ thông tư 01 của Bộ Y tế nên doanh thu mảng ETC (thuốc kê đơn) giảm mạnh. Tuy nhiên, IMP cũng đang chuyển hướng mạnh sang mảng OTC (thuốc không kê đơn). VCBS đánh giá việc kết quả quý I chậm hơn so với kế hoạch cũng là điều thường gặp ở các Công ty Dược sau thời gian nghỉ Tết kéo dài. Để bù đắp sự suy giảm của mảng ETC, IMP cũng đã hướng tới gia công xuất khẩu với mục tiêu lấp đầy công suất nhà máy.
“Doanh thu xuất khẩu nhiều khả năng sẽ đạt trên 1 triệu USD với các hợp đồng ký sau Tết âm lịch” – báo cáo phân tích VCBS nhận định.
Còn KimengMaybank cho rằng, với cơ sở kênh OTC đã được phát triển cùng kế hoạch phát hành tăng vốn để phát triển hệ thống phân phối ra miền Trung và miền Bắc, khả năng hoạt động IMP sẽ khả quan hơn năm 2013. Tuy nhiên, với sự thận trọng trong đánh giá, KimengMaybank cho rằng IMP đạt LNTT khoảng 117 tỉ đồng, EPS điều chỉnh sau phát hành là 3.151 đồng/cổ phiếu. Với giá sau phát hành 37.000 đồng/cổ phiếu thì P/E chỉ 10 lần thấp hơn mức 14 lần bình quân ngành. Với EPS như vậy, Kimeng định giá IMP là 66.000 đồng/cổ phiếu và giá đóng cửa ngày 24/4 của IMP là 56.500 đồng/cổ phiếu.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông
Khác với IMP, trường hợp của DHG được CTCK Bản Việt – VCSC đánh giá khả quan nhờ nhà máy mới bắt đầu đi vào hoạt động trong năm 2014, giúp Công ty tăng trưởng EPS ổn định 14%/năm cho đến 2018. Lợi nhuận ròng dự kiến sẽ tăng 7% so với năm 2013. Tuy nhiên, năm 2013 DHG nhận khoản lợi nhuận bất thường từ chuyển nhượng nhãn hàng Eugica, nên nếu không tính khoản lợi nhuận này thì năm 2014 lợi nhuận ròng tăng 27%.
Để có được mức tăng trưởng khả quan như vậy, DHG sẽ tiếp tục tối ưu hóa hệ thống phân phối và đặt mục tiêu giữ cho chi phí SG&A ở mức 22% doanh thu thuần. Đồng thời để giảm tiền thuế thu nhập DN, DHG dự kiến chuyển 80% hoạt động sản xuất từ nhà máy cũ sang nhà máy mới, do nhà máy mới được miễn thuế từ năm 2014-2017.
Không chỉ hấp dẫn bởi nền tảng kinh doanh bền vững, DHG được đánh giá cao bởi cổ tức bằng tiền mặt 2013 là 3.000 đồng/cổ phiếu và cổ phiếu thưởng tỉ lệ 3:1. Với tiền mặt nhiều, dự kiến cổ tức 2014 bằng tiền có thể lên 4.000 đồng/cổ phiếu.
Đánh giá về triển vọng kinh doanh 2014, VCSC dự phòng EPS của DHG năm 2014 là 9.683 đồng/cổ phiếu, chưa tính đến cổ phiếu thưởng 3:1 dự kiến được đề xuất tại ĐHCĐ. Với giá giao dịch hiện tại, P/E của DHG ở mức rất thấp là 14,7 lần - thấp thấp hơn mức 17,2 lần của các Công ty có cùng vị thế tại các thị trường mới nổi. Vì thế, VCSC đặt giá mục tiêu cho DHG là 158.000 đồng/cổ phiếu - cao hơn 12% so với mức giá đóng cửa ngày 24/4.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Theo TCTC
[Read More...]
Luật Kinh doanh bất động sản có hiệu lực từ ngày 01/01/2007 và các Nghị định có liên quan đến lĩnh vực này được Bộ Xây dựng ban hành đã tạo hành lang pháp lý cho hoạt động kinh doanh bất động sản “nở rộ” ở nước ta. Cho đến nay, Luật Kinh doanh bất động sản năm 2006 đã góp phần phát triển các ngành sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác, tạo việc làm cho người lao động và đem lại nguồn thu ngân sách không nhỏ.
Tuy nhiên, sau hơn 7 năm thi hành, Luật này đã bộc lộ những tồn tại, hạn chế, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội trong giai đoạn mới và trong công tác quản lý Nhà nước. Cụ thể chưa có đủ chế tài để tạo lập một thị trường bất động sản phát triển ổn định, lành mạnh, Nhà nước kiểm soát, điều tiết được cung - cầu của thị trường, dẫn đến thị trường bất động sản thời gian qua phát triển thiếu ổn định; tình trạng đầu tư tự phát, theo phong trào, đám đông diễn ra phổ biến; nhiều dự án chậm tiến độ, thi công cầm chừng, để đất hoang hóa, lãng phí… việc sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản 2006 là hết sức cần thiết để đáp ứng yêu cầu phát triển của thị trường bất động sản lành mạnh trong giai đoạn hiện nay và sắp tới.
Để khắc phục những tồn tại, hạn chế, với dự thảo Luật kinh doanh bất động sản (sửa đổi), Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đã đưa ra những kiến nghị. Theo đó, việc sửa đổi phải tập trung vào những quy định đang vướng mắc, những điểm tắc nghẽn nhằm sớm tháo gỡ, khai thông thị trường; hạn chế tình trạng đầu tư tràn lan, ai cũng có thể đầu tư bất động sản như hiện nay; hoàn thiện thêm thị trường thế chấp; minh bạch chế định đầu tư kinh doanh bất động sản; tăng cường quản lý Nhà nước… cụ thể:
Về điều kiện hoạt động kinh doanh bất động sản, để hạn chế tình trạng như hiện nay, Hiệp hội kiến nghị đối với cá nhân, tổ chức bán hoặc cho thuê nhà không nhằm mục đích kinh doanh thì chỉ cần thực hiện các thủ tục theo quy định của pháp luật dân sự, có đăng ký giao dịch bất động sản và nộp thuế mà không cần quy định phải thành lập doanh nghiệp hoặc hợp tác xã hoặc phải có vốn pháp định đối với các trường hợp nêu trên.
Về chính sách đầu tư kinh doanh bất động sản, việc khuyến khích các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh bất động sản và thực hiện giải phóng mặt bằng trong Luật Kinh doanh bất động sản đưa ra giải pháp là có cơ chế tạo điều kiện để tổ chức phát triển quỹ đất của địa phương thực hiện bồi thường giải phóng mặt bằng theo quy hoạch, sau đó đấu giá quyền sử dụng đất để chọn chủ đầu tư dự án, vừa công bằng, công khai minh bạch, hạn chế được khiếu kiện của dân, và tăng nguồn thu ngân sách.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng
Về chuyển nhượng dự án, kiến nghị sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng coi việc chuyển nhượng toàn bộ dự án hoặc một phần dự án bất động sản ở bất kỳ giai đoạn đầu tư nào của dự án là hoạt động kinh doanh bình thường của doanh nghiệp, có hợp đồng, có đăng ký kinh doanh và chịu thuế. Do vậy, nên cho phép chuyển nhượng dự án bất động sản theo nhu cầu kinh doanh của bên chuyển nhượng và bên nhận chuyển nhượng. Bên nhận chuyển nhượng có trách nhiệm thực hiện dự án theo quy hoạch được duyệt.
Về việc huy động vốn ứng trước của khách hàng, hiện nay đang có độ vênh về thời điểm huy động vốn giữa Luật Nhà ở và Luật Kinh doanh bất động sản do đó nên cho phép chủ đầu tư được huy động vốn của khách hàng tại thời điểm đã hoàn thành công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, dự án đã có quy hoạch chi tiết 1/500 (hoặc quy hoạch tổng mặt bằng) vì đây là lúc doanh nghiệp đã đầu tư một khoản tiền rất lớn để giải phóng mặt bằng.
Đối với yêu cầu chủ đầu tư dự án phải sử dụng vốn đã huy động đúng mục đích để hoàn thành bất động sản bàn giao cho khách hàng, cần có cơ chế cụ thể bao gồm các chế tài cần thiết để bắt buộc chủ đầu tư phải sử dụng vốn huy động của khách hàng đúng mục đích để hoàn thành bất động sản bàn giao cho khách hàng. Đề xuất biện pháp quy định chủ đầu tư phải chuyển tiền huy động vào “tài khoản đóng” của ngân hàng và chỉ được giải ngân theo tiến độ thi công công trình theo giai đoạn có sự giám sát của ngân hàng và đại diện khách hàng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
Về thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai, việc cho phép thế chấp nhà ở xã hội hình thành trong tương lai với ngân hàng để vay tiền mua, thuê chính căn hộ đó đã tạo điều kiện thuận lợi hơn. Tuy nhiên, chưa có chế định thế chấp bất động sản thương mại hình thành trong tương lai nên chưa tạo điều kiện thuận lợi cho các giao dịch bất động sản hình thành trong tương lai phù hợp với thực tiễn tình hình trong nước. Vì vậy, Hiệp hội kiến nghị bổ sung chế định cho phép thế chấp bất động sản hình thành trong tương lai vào Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi) để đáp ứng nhu cầu của thị trường, của người tiêu dùng và phù hợp với thông lệ quốc tế.
Về sàn giao dịch bất động sản, quy định bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản theo luật đã gây trở ngại cho các bên, vì thế kiến nghị sửa đổi Luật Kinh doanh bất động sản theo hướng không quy định bắt buộc phải thông qua sàn giao dịch bất động sản. Sàn giao dịch bất động sản nên chỉ là một trong những kênh lựa chọn của các bên tham gia giao dịch bất động sản bên cạnh vai trò của luật sư, nhà môi giới và công chứng trong thị trường bất động sản.
Về Hiệp hội Bất động sản, đề nghị giữ lại “điều 15. Hiệp hội Bất động sản” trong Luật Kinh doanh bất động sản 2006 khi trình Quốc hội sửa đổi luật này. Bởi lẽ Hiệp hội Bất động sản được thể chế hóa trong luật là hết sức cần thiết để góp phần bảo vệ lợi ích chính đáng của người tiêu dùng, của nhà đầu tư và các doanh nghiệp phát triển bất động sản.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy
Theo TCTC
[Read More...]
“Tính thanh khoản tăng trên nhiều phân khúc cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét của thị trường trong năm 2014”.
Tính thanh khoản tăng trên nhiều phân khúc cho thấy dấu hiệu phục hồi rõ nét của thị trường trong năm 2014.
Đó là đánh giá của Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam tại kỳ họp lần thứ XIII, Ban Chỉ đạo Trung ương về chính sách nhà ở và thị trường bất động sản do Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải chủ trì tại Hà Nội cuối tuần qua.
Khởi sắc trên nhiều phân khúc
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng, từ đầu năm đến nay, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 2.300 giao dịch thành công (riêng quý I có trên 1.500 giao dịch, gấp 2 lần so với cùng kỳ năm 2013). Trong đó, giao dịch tăng cao tại những dự án nhà ở thương mại có giá bán phù hợp, diện tích nhỏ, giao thông thuận lợi, đã bàn giao hoặc đang hoàn thiện, như Dự án Times City và Royal City của Tập đoàn Vingroup bán được 378 căn hộ trong quý I; căn hộ chung cư Dự án Victoria - Khu đô thị mới Văn Phú, Hà Đông do Công ty Văn Phú Invest làm chủ đầu tư bán được gần 400 căn; Dự án chung cư 175 Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân đã có gần 70 giao dịch thành công; Dự án Mulbery Lane, Mỗ Lao, Hà Đông do Công ty Capitaland - Hoàng Thành làm chủ đầu tư bán được 40 căn hộ...
Ông Nam nhìn nhận, thị trường bất động sản Hà Nội đã có chuyển biến tích cực, lượng giao dịch khá, trong đó có nhiều giao dịch ở các dự án từng tồn kho lớn, qua đó góp phần giảm lượng hàng tồn, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp. Giá nhà đang dần ổn định, cũng có tác động tích cực, tạo thêm niềm tin của khách hàng vào thị trường.
"Giá nhà trong 4 tháng đầu năm 2014 đã có dấu hiệu chững lại, không giảm tiếp, thậm chí tại một số dự án có vị trí tốt, diện tích nhỏ, giá có xu hướng tăng nhẹ”, ông Nam nói.
Tại TP. Hồ Chí Minh, trong 4 tháng đầu năm đã có khoảng 1.300 giao dịch thành công, tương đương với cùng kỳ năm trước. Về giá bán, do đã giảm nhiều trong 3 năm qua, nên đến thời điểm này, thị trường có xu hướng giữ giá. Theo ông Nam, nhìn chung trong quý I/2014, thị trường bất động sản TP. Hồ Chí Minh có dấu hiệu khả quan, các giao dịch thành công chủ yếu là các loại căn hộ có giá bán dưới 15 triệu đồng/m2.
Tình hình tồn kho bất động sản trên cả nước đang có xu hướng giảm dần. Tính đến ngày 31/12/2013, bất động sản tồn kho đã giảm trên 26% so với tháng 3/2013.
“Lượng tồn kho căn hộ chung cư giảm khá nhiều, đặc biệt là chung cư có diện tích nhỏ”, ông Nam cho biết thêm.
Nhận định về xu hướng thị trường bất động sản trong năm 2014, Bộ Xây dựng cho rằng, sẽ có chuyển biến theo hướng tích cực. Cụ thể, thị trường sẽ tiếp tục có sự điều chỉnh về cơ cấu sản phẩm, nguồn cung sẽ tập trung vào phân khúc bình dân, diện tích vừa và nhỏ, giá bán dưới 20 triệu đồng/m2, đây cũng là loại sản phẩm nhận được nhiều sự quan tâm của người tiêu dùng. Các dự án căn hộ trung và cao cấp đã xong phần thô đang hoàn thiện, có vị trí thuận lợi cũng sẽ có giao dịch tốt hơn.
Tuy nhiên, Bộ Xây dựng nhận định, các dự án bất động sản xa trung tâm, hạ tầng không thuận lợi vẫn ít có giao dịch. Các nhà đầu tư không có năng lực tài chính và kinh nghiệm, đầu tư các dự án không phù hợp với nhu cầu của thị trường hoặc có lượng vốn vay lớn sẽ tiếp tục gặp khó khăn, thậm chí sẽ phải rời bỏ thị trường, nhường thị trường cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Với những chuyển biến này, người mua nhà sẽ được hưởng lợi, khi được tiếp cận những dự án có mức giá hợp lý, chất lượng xây dựng và quản lý tốt hơn.
Kiến nghị những giải pháp căn cơ
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên
Thay mặt Bộ Xây dựng, ông Nam đã nêu một số kiến nghị nhằm phục hồi thị trường bất động sản trong thời gian tới.
Trước tiên về gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng, ông Nam kiến nghị Chính phủ cho phép kéo dài thời hạn trả nợ từ 10 năm lên 15 năm (đối với khách hàng cá nhân); mở rộng đối tượng vay để mua nhà ở thương mại có tổng giá trị hợp đồng cả nhà và đất không quá 1,05 tỷ đồng (không khống chế về diện tích và đơn giá); mở rộng cho vay đối với các hộ dân ở vùng thường xuyên xảy ra bão lũ thuộc các tỉnh duyên hải miền Trung đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở (chưa có nhà ở hoặc có nhà ở nhưng xuống cấp hư hỏng), được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở với lãi suất 4%/năm; mở rộng cho vay đối với các hộ dân ở đô thị; cán bộ công chức, viên chức, lực lượng vũ trang đã có đất ở phù hợp với quy hoạch, có khó khăn về nhà ở được vay để xây dựng hoặc sửa chữa nhà ở, nhưng tổng số vốn vay không quá 80% x 1,05 tỷ đồng; mở rộng cho vay đối với các hợp đồng mua nhà ở xã hội đã ký trước ngày 7/1/2013 mà chưa thanh toán hết tiền mua nhà (đối với khoản tiền chưa nộp theo tiến độ); không giới hạn về quy mô và thời gian triển khai thực hiện gói tín dụng ưu đãi cho vay hỗ trợ nhà ở.
Bên cạnh đó, Bộ Xây dựng kiến nghị, ngoài 5 ngân hàng thương mại nhà nước, bổ sung thêm một số ngân hàng thương mại cổ phần theo đề nghị của Ngân hàng Nhà nước, được phép tổ chức triển khai gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng theo Nghị quyết 02/NQ-CP của Chính phủ.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Đặc biệt, với kiến nghị Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các địa phương không cấp phép đầu tư mới đối với các dự án phát triển nhà ở thương mại, các dự án khu đô thị mới trong năm 2014 tại văn bản trước đó đã được Bộ Xây dựng loại khỏi danh sách những kiến nghị lần này.
Ngoài ra, Bộ Xây dựng còn kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo, đôn đốc các ngân hàng thương mại đẩy nhanh tiến độ giải ngân cho vay đối với các đối tượng được vay hỗ trợ nhà ở theo Nghị quyết 02; chủ trì, phối hợp với Bộ Xây dựng nghiên cứu ban hành sửa đổi tiêu chí, trình tự thủ tục cho vay gói tín dụng hỗ trợ nhà ở 30.000 tỷ đồng để áp dụng thống nhất trong các ngân hàng được giao thực hiện gói tín dụng hỗ trợ.
Đối với UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Chỉ đạo chính quyền phường (xã) triển khai việc xác nhận tình trạng nhà ở cho các đối tượng có nhu cầu mua, thuê, thuê mua nhà ở xã hội theo quy định của pháp luật; đẩy mạnh phát triển các dự án nhà ở xã hội; nhà ở thương mại có diện tích dưới 70 m2, giá bán dưới 15 triệu đồng/m2; dự án cải tạo nhà chung cư cũ; tạo điều kiện thuận lợi cho các dự án nhà ở thương mại có nhu cầu điều chỉnh cơ cấu căn hộ hoặc chuyển sang xây dựng nhà ở xã hội để đáp ứng nhu cầu về nhà ở của các đối tượng chính sách có khó khăn về nhà ở.
Ghi nhận những kiến nghị trên và cho biết, Chính phủ sẽ sớm có ý kiến chỉ đạo, Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải còn yêu cầu Bộ Xây dựng tập trung hoàn thiện thể chế về lĩnh vực nhà ở và thị trường bất động sản, trong đó, tập trung công tác hoàn thiện các dự luật, như Luật Xây dựng, Luật Nhà ở, Luật Kinh doanh bất động sản trình Quốc hội thông qua trong kỳ họp tới đây.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông
Theo TCTC
[Read More...]
Từ 01/05/2014, mẫu Bảng kê giấy nộp tiền vào NSNN (Mẫu số C1-06/NS), Bảng kê thu tiền phạt (Mẫu số 02/BKTP), Bảng kê chứng từ nộp ngân sách (Mẫu số 04/BK-CTNNS) sẽ được áp dụng theo Thông tư 32/2014/TT-BTC. ( LƯU Ý: Các mẫu mới trong thông tư 32 chỉ áp dụng giữa NH TW và NH TM, không áp dụng cho doanh nghiệp.)
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa
Theo Thông tư này, thời điểm “cut off time”: là thời điểm tạm ngừng truyền, nhận chứng từ thanh toán trong ngày để đối chiếu số liệu thanh toán trong ngày giữa Kho bạc Nhà nước (KBNN) và ngân hàng thương mại (NHTM) nơi KBNN mở tài khoản. Thời điểm “cut off time” được quy định là 16 giờ hàng ngày làm việc. Trường hợp cần thiết kéo dài thời gian giao dịch của ngày làm việc, KBNN chủ trì phối hợp với NHTM để thống nhất thời điểm “cut off time” của ngày làm việc đó.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên
Ngoài các nội dung chủ yếu trên chứng từ thu NSNN theo quy định của Bộ Tài chính, cơ quan, tổ chức thu có thể tạo thêm thông tin về mã vạch, hình nền biểu tượng (lô-gô) của cơ quan, tổ chức thu; các thông tin tạo thêm phải đảm bảo phù hợp với pháp luật hiện hành, không che khuất, làm mờ các nội dung chủ yếu phải có trên chứng từ thu NSNN.
Đó là một số nội dung mới tại Thông tư 32/2014/TT-BTC sửa đổi Thông tư 85/2011/TT-BTC hướng dẫn quy trình tổ chức phối hợp thu ngân sách nhà nước.
Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/05/2014./.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hai bà trưng
Nguồn Web Kế Toán
[Read More...]
Báo cáo tài chính quý I/2014 mà nhiều ngân hàng công bố vừa qua cho thấy nhiều bất ngờ, cả lợi nhuận và tín dụng đều tăng rất khả quan, dù tình hình chung của nền kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Tăng tốc về lợi nhuận quý I/2014 khá cao phải kể đến Techcombank. Theo báo cáo mà ngân hàng này công bố, lợi nhuận hợp nhất trước thuế trong quý I đạt 673 tỷ đồng, tăng 69% so với cùng kỳ, đạt 57% mục tiêu lợi nhuận cả năm 2014. So với cả năm 2013 là 878 tỷ đồng, thì lợi nhuận của Techcombank quý I năm nay bằng 76,6%.
Tương tự, lợi nhuận của Eximbank khả quan, đạt 580-600 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2014, bằng 2/3 lợi nhuận trước thuế của năm 2013 (827 tỷ đồng). Eximbank đang đặt kế hoạch lợi nhuận trước thuế năm 2014 ở mức 1.800 tỷ đồng, cao gấp đôi so với thực hiện năm 2013.
Cũng đạt tăng trưởng lợi nhuận khả quan là SHB. Tính đến hết quý I/2014, SHB đạt 271,5 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế, tăng 53,9 tỷ đồng. Năm 2014, SHB đặt kế hoạch tăng trưởng tín dụng 22,8%; lợi nhuận trước thuế 1.270 tỷ đồng, tăng 26,9% so với thực hiện năm 2013; cổ tức 9%.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương
Về tín dụng, quý I năm nay đã chứng kiến sự tăng trưởng khá của nhiều ngân hàng. Cụ thể, quý I/2014, VIB tăng trưởng tín dụng tới 7,1%. TPBank tăng trưởng tín dụng quý I tới 12%. Tại một số ngân hàng khác, như Techcombank, BIDV…, tín dụng tăng ở mức 2-3%.
Đó là mức tăng trưởng tín dụng rất cao so với tỷ lệ chung của cả nước (tính đến 20/4, tín dụng của toàn hệ thống chỉ tăng 0,62%).
Theo phân tích của các chuyên gia tài chính, hiện lợi nhuận mà nhiều ngân hàng trong khối ngân hàng TMCP thu lãi chủ yếu từ mảng dịch vụ và bán lẻ.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy
Theo Thuế Nhà Nước
[Read More...]
Trong ba trọng điểm của mục tiêu tái cấu trúc nền kinh tế, cải cách hệ thống ngân hàng là cấp bách nhất và cũng khả thi nhất, nhưng vấn đề là cần làm gì?
Như đã biết, quá trình tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam trong thời gian tới đã được Chính phủ xác định là nhiệm vụ cấp thiết, với ba mục tiêu trọng tâm bao gồm: cải cách đầu tư công; tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước (DNNN) – tập trung vào các tập đoàn và tổng công ty và tái cơ cấu hệ thống tài chính (chủ yếu là các ngân hàng thương mại). Nhìn chung trong ba mục tiêu này dường như việc cải cách hệ thống ngân hàng là mục tiêu khả thi, cấp bách nhất, ít ra là trong ngắn hạn. Nhận định này được đưa ra trong bối cảnh hệ thống ngân hàng non trẻ của Việt Nam bị ảnh hưởng liên tục bởi cuộc khủng hoảng kinh tế kéo dài từ năm 2007 đến nay. Ngoài ra, nó còn phải đối mặt với tình trạng nợ dưới chuẩn rất cao, hậu quả của cuộc đình trệ về kinh tế cũng như cuộc khủng hoảng trên thị trường bất động sản.
Cần mạnh tay đại phẫu
Khủng hoảng kéo dài đẩy các doanh nghiệp vào tình trạng khó khăn nghiêm trọng, trong đó một thách thức rất lớn là doanh nghiệp không trả được nợ. Điều này buộc các ngân hàng cho vay phải liên tục tiến hành đảo nợ và vốn hóa cả lãi suất thành nợ gốc, hệ quả là tăng trưởng tín dụng trong hệ thống có thời điểm tăng lên tới 17% (vào năm 2012), mặc dù rất ít khoản vay mới được giải ngân. Trong thực tế, NHNN vẫn phải lãnh trọng trách người cho vay cuối cùng cho các ngân hàng yếu. Chính Phó Thống đốc NHNN Nguyễn Đồng Tiến đã phải phát biểu về việc này cách đây không lâu rằng: “Có những ngân hàng trong những giai đoạn nhất định gặp khó khăn cũng là điều khó tránh khỏi. Song, NHNN vẫn có các giải pháp thông thường để hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng gặp khó đó”.
Động thái bơm tiền cứu các ngân hàng thương mại đang bị mất thanh khoản của NHNN thể hiện nỗ lực của Chính phủ là không muốn để xảy ra đổ vỡ trong hệ thống ngân hàng. Việc bơm tiền cứu các ngân hàng thương mại đang bị mất thanh khoản có tác dụng cấp cứu để các ngân hàng này kéo dài thời gian tồn tại mà không bị đổ vỡ trong một thời gian nhất định, tuy nhiên tự nó không thể vực dậy cả hệ thống ngân hàng thương mại vốn đã suy yếu. Muốn cải cách triệt để hệ thống ngân hàng Việt Nam, có lẽ việc đầu tiên cần làm là NHNN và Bộ Tài chính lập ra một tiểu ban đặc biệt, có chức năng thực hiện các cuộc sát hạch đối với tất cả các ngân hàng thương mại của Việt Nam. Động thái này sẽ giống như Chính phủ Mỹ thực hiện hồi đầu năm 2009, dưới sự dẫn dắt của Bộ trưởng Tài chính Mỹ hồi đó, ông Timothy Geithner.
Những cuộc sát hạch này, nếu được thực thi một cách nghiêm túc, sẽ giúp cho ra một bức tranh chính xác và minh bạch về sức khỏe của cả hệ thống Ngân hàng Thương mại Việt Nam. Trên cơ sở đó, Chính phủ mới có thể xác định được đối sách, chiến lược cải tổ đối với từng ngân hàng nói riêng và phương pháp cải tổ toàn bộ hệ thống nói chung. Sau khi khoanh vùng được các ngân hàng yếu (việc làm trong tầm tay của NHNN với các công cụ điều tiết của mình), bước đi kế tiếp phải là quyết liệt xử lý, không nương tay với những ngân hàng đó, nhằm cắt bỏ các khối u của hệ thống. Điều này phải được thể hiện thông qua việc NHNN mạnh tay buộc các ngân hàng yếu kém đó bán lại cho các ngân hàng mạnh hơn (trong trường hợp còn có người mua) hoặc cho giải thể, phá sản.
Thông thường tại các nền kinh tế phát triển, việc quốc hữu hóa trong một thời gian ngắn để vực dậy tính thanh khoản, cũng như sự lành mạnh về tài chính của các ngân hàng tư nhân đang trên bờ vực phá sản cũng là một lựa chọn. Nhưng trong trường hợp của Việt Nam, việc làm này có thể khó thực hiện được do năng lực của NHNN và Bộ Tài chính. Một yếu tố nữa, hệ thống ngân hàng thương mại nhà nước cũng đã phình rất to và vì thế không nên tiếp tục để nó phình to thêm nữa.
Vậy muốn cải cách triệt để hệ thống ngân hàng cần những bước đi nào?
Đầu tiên: sát hạch toàn diện hệ thống
Chỉ cần nhìn số lượng các tít bài trên báo chí có liên quan đến cụm từ “cải cách ngân hàng” đủ thấy việc này được quan tâm đến thế nào. Hiện nay, nhiều ý kiến đề cập việc các ngân hàng nhỏ đang mất thanh khoản, cần được Nhà nước hỗ trợ thanh khoản, NHNN “bơm máu” để cứu. Thế nhưng tại sao lại mất thanh khoản? Bơm bao nhiêu máu vào thì cứu được? Cứu cho không đổ vỡ rồi xử lý về trung và dài hạn ra sao? NHNN với tư cách cơ quan quản lý cao nhất trong lĩnh vực ngân hàng cần trả lời đầy đủ những câu hỏi trên thì kế hoạch tái cơ cấu hệ thống ngân hàng mới trọn vẹn.
Vì vậy cần phải có một cuộc sát hạch quyết liệt và triệt để toàn bộ các ngân hàng thương mại nhằm đo lường sức khỏe của các ngân hàng này. Mỹ cũng từng tiến hành cuộc sát hạch này vào đầu năm 2009 khi hệ thống tài chính nước này lâm vào khủng hoảng. Chẳng hạn, ngân hàng nào đáng phải cứu, ngân hàng nào buộc phải sáp nhập (như Habubank với SHB, Western Bank với PVFC thành ngân hàng mới PVcomBank), ngân hàng nào tự bơi được, ngân hàng nào có thể cho phá sản…?
Việc sát hạch toàn diện còn quan trọng ở chỗ nó cho phép Nhà nước nắm được tình hình sẽ tiến triển trong tương lai thế nào với các kịch bản khác nhau. Giả dụ kinh tế thế giới tiếp tục diễn biến xấu đi, khủng hoảng nợ châu Âu tiếp tục không có lối thoát, hệ thống doanh nghiệp trong nước tiếp tục có vấn đề làm cho nợ xấu tăng lên… thì khi đó tình trạng của hệ thống ngân hàng sẽ ra sao, cần phải làm gì trong trường hợp đó… Các kịch bản này cần phải được tính đến và các giải pháp tương ứng phải được chuẩn bị thì Việt Nam mới không tiếp tục rơi vào thế bị động.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đồng nai
Thành lập thị trường mua bán nợ
Cải cách hệ thống ngân hàng phải song song với việc thành lập thị trường mua bán nợ. Nếu không mua bán được nợ, các ngân hàng không có cách tự làm sạch các bảng cân đối tài sản và tăng tính thanh khoản. Hoạt động mua bán nợ ở Việt Nam hiện nay trên nguyên tắc là được phép, tuy nhiên cơ chế và thủ tục để thực hiện mua bán nợ còn hết sức lằng nhằng, phức tạp. Vì vậy, thị trường mua bán nợ không khai thông được. Nhà nước cần giảm bớt thủ tục và đưa ra các quy chế mới thích hợp làm cơ sở để khơi thông thị trường này. Thị trường khơi thông rồi thì cần có hàng hóa để giao dịch. Hiện nay Nhà nước cũng chưa tạo đủ sức ép đối với các ngân hàng. Chính phủ đang thể hiện ra là sẽ cứu chứ không để bất kỳ ngân hàng nào sụp đổ. Do vậy, các ngân hàng cũng không có động cơ bán nợ. Nếu ngân hàng để yên các khoản nợ xấu thì không bị mang tiếng là mất tài sản và khi sắp “chết” sẽ được Nhà nước cứu. Nếu bán đi, ngay lập tức ngân hàng phải hạch toán vào thành một khoản lỗ và trở thành một việc tai tiếng. Vì vậy, cơ chế này đang khuyến khích các ngân hàng giấu các khoản nợ xấu, thay vì tham gia vào thị trường mua bán nợ để cải thiện thanh khoản. Sức ép từ phía Nhà nước là cần thiết để tạo động cơ thích đáng cho các ngân hàng tham gia bán nợ.
Giải pháp đồng bộ cho ngân hàng yếu
Nhìn chung, thị trường nhìn nhận các vụ sáp nhập ngân hàng như tín hiệu tích cực. Lý do chủ yếu là nó thể hiện quyết tâm trong hành động của cơ quan quản lý. Tuy vậy, cần lưu ý rằng, tự bản thân các câu chuyện sáp nhập này không có nhiều ý nghĩa lắm nếu việc sáp nhập chỉ đơn thuần là cộng gộp các cơ thể bệnh tật thành một. Về dài hạn, Việt Nam nhiều khả năng sẽ phải sử dụng đồng loạt cả ba giải pháp sau:
Thứ nhất, khuyến khích các ngân hàng lớn và mạnh mua lại hoặc lấy lại các ngân hàng nhỏ và yếu. Trong các trường hợp khẩn cấp đặc biệt, Nhà nước cần phải quyết liệt chỉ định, tạo điều kiện để các giao dịch này xảy ra. Ngay cả Mỹ cũng phải làm việc này hồi năm 2008 và 2009. Khi ấy, dưới sự điều khiển và sức ép của Chính phủ Mỹ, ngân hàng Wells Fargo phải mua lại Wacovia, còn Bank of America phải mua Merrill Lynch. Nhà nước có thể cam kết một số bảo đảm cho các ngân hàng lớn khi đứng ra mua lại. Ví dụ, nếu vì giao dịch mua lại này mà họ gặp vấn đề, Nhà nước có thể sẽ đứng ra ứng cứu. Điểm lợi của cách làm này là làm giảm chi phí mà Nhà nước phải bỏ ra để ứng cứu các ngân hàng.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy
Thứ hai, quốc hữu hóa một số ngân hàng có chọn lọc, vực dậy một thời gian, sau đó khi thị trường tốt hơn thì bán lại cho tư nhân. Việc quốc hữu hóa này trong nhiều trường hợp là chuyển nhượng miễn phí. Có nghĩa là chủ ngân hàng phải chịu mất trắng vốn chủ sở hữu. Việc này là cần thiết, vì thực tế không ít các ngân hàng kinh doanh không lành mạnh, làm thất thoát vốn của người gửi tiền, tạo gánh nặng cho xã hội nhưng vẫn bán được vốn chủ sở hữu của họ để thu tiền.
Thứ ba, Việt Nam có thể phải cho phá sản một vài ngân hàng nhỏ để vừa giảm gánh nặng chi phí ứng cứu của Nhà nước, đồng thời phát đi tín hiệu mạnh cho thị trường: nhà nước không cứu bằng mọi giá. Điều này hết sức quan trọng, bởi hiện nay tâm lý người đi gửi tiền (cả cá nhân và doanh nghiệp ở Việt Nam) là không bao giờ sợ mất tiền. Vì thế nên cứ ngân hàng nào chào lãi suất cao là người ta mang tiền đến gửi, dẫn tới cuộc chạy đua lãi suất quá nguy hiểm cho nền kinh tế như thời gian qua.
Nếu người gửi tiền biết là có thể mất tiền khi gửi vào một ngân hàng yếu kém, không an toàn, ngay lập tức họ phải cân nhắc xem có nên gửi ở ngân hàng đó nữa hay không. Về dài hạn, việc này sẽ hạn chế cuộc đua lãi suất giữa các ngân hàng, nhưng phải được thực hiện song song với hành động triệt để cam kết bảo vệ tiền gửi của dân chúng. Hiện nay, mức tiền gửi được Nhà nước cam kết bảo vệ là 50 triệu đồng/người. Con số này có thể phải được nâng lên mức cao hơn, ví dụ khoảng 200 triệu đồng/người.
Tất nhiên, mọi giải pháp sẽ chỉ phát huy tác dụng trong trường hợp ý chí hành động của Nhà nước đủ mạnh để tiến hành những cải cách triệt để, tận gốc đối với hệ thống ngân hàng. DN
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên
Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp
[Read More...]
Nhiều du khách người Việt du lịch Thái Lan bằng đường bộ qua cửa khẩu biên giới Poipet (biên giới Campuchia - Thái Lan) cho biết đã bị nhân viên làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan yêu cầu phải trưng ra 700 USD hoặc 20.000 baht mới được đóng dấu nhập cảnh.
Một số công ty du lịch cho biết nhân viên của họ từng cãi nhau rất dữ ở Poipet vì quy định quá vô lý này của phía Thái Lan, nhưng phần lớn đều không có kết quả. Không có tiền thì không được nhập cảnh.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa
Cầm tiền và bị chụp hình như tội phạm
Vẫn còn nguyên cảm giác khó chịu sau chuyến du lịch Thái Lan trong dịp lễ 30-4 và 1-5 vừa qua, ông Nguyễn Mạnh Hùng, chủ tịch hội xe Volkswagen Sài Gòn, bức xúc: “Họ bắt chúng tôi phải trưng ra tiền USD hoặc tiền baht với mức mà họ thông báo là 700 USD hoặc 20.000 baht. Trong đoàn nhiều người không mang theo đủ số tiền đó nên khá bối rối. Đại diện công ty du lịch tổ chức cho chúng tôi phải nói mãi nhưng họ vẫn buộc mọi người phải trưng tiền ra. Mà phải xòe tất cả tiền đang có trước webcam gắn ở quầy làm thủ tục cho họ chụp hình rồi mới được qua”.
Trước đó, nhóm của anh Quốc Minh (Q.5) đi Siem Reap (Campuchia) chơi rồi sang Thái Lan bằng đường bộ. Khi trình hộ chiếu tại cửa khẩu, anh Minh và các thành viên trong đoàn khá bất ngờ khi bị nhân viên nhập cảnh Thái Lan yêu cầu phải trưng tiền mặt ra mới được đóng dấu nhập cảnh. Do nhiều du khách trong đoàn không rành tiếng Anh, không hiểu yêu cầu nên một nhân viên nhập cảnh Thái Lan đã đưa ra một tấm bảng viết bằng tiếng Việt với nội dung: “Xuất trình tiền 20.000 baht hay 700 USD” mới cho nhập cảnh.
“Họ còn bắt xòe ra trước webcam để chụp hình rồi mới được nhập cảnh, người thân đi chung cũng phải tự đưa tiền của mình ra” - anh Minh kể. Cũng tại cửa khẩu này, theo anh Minh, một người Việt đi du lịch balô theo dạng lẻ, không quen biết ai trong đoàn nên đành phải ra về do không chuẩn bị tiền trước. “Thậm chí một du khách đưa ra khoảng 1.000 baht và 200 USD nhưng nhân viên nhập cảnh Thái Lan nhất định không cho qua, mà bắt buộc phải có đủ 20.000 baht hoặc 700 USD nên du khách này cũng đành quay lại” - anh Minh bức xúc.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông
Thô thiển và xúc phạm
Theo lời các du khách từng bị rơi vào tình huống phải đưa tiền ra chứng minh theo yêu cầu của nhân viên nhập cảnh Thái Lan, khi được hỏi lý do tại sao lại có quy định này, nhân viên nhập cảnh Thái Lan giải thích: “do có quá nhiều người VN sang Thái Lan làm việc bất hợp pháp, sau đó họ kéo thân nhân sang đây nên phía Thái Lan buộc phải làm vậy để hạn chế người Việt sang”?
Trao đổi với Tuổi Trẻ về vấn đề này, ông Vũ Thế Bình, phó chủ tịch Hiệp hội Du lịch VN (VITA) kiêm chủ tịch Hiệp hội Lữ hành VN (VISTA), khẳng định đây là một quy định quá thô thiển. “Chúng tôi sẽ có văn bản gửi Tổng cục Du lịch Thái Lan (TAT) tại VN yêu cầu giải thích vì sao lại có quy định kỳ cục này” - ông Bình nói.
Theo ông Bình, quy định này xét ở khía cạnh nào cũng rất vô lý bởi không phải du khách nào ra nước ngoài cũng mang theo nhiều tiền mặt, thay vào đó họ mang thẻ thanh toán quốc tế vừa an toàn vừa tiện lợi, chưa kể có những du khách đi theo tour nên không nhất thiết mang theo nhiều tiền mặt. “Buộc các du khách phải mang theo một khoản tiền mặt khi vào Thái Lan là hoàn toàn sai, vì nếu du khách đã mua tour (đã trả tiền trọn gói cho việc ăn, ở, đi lại, bảo hiểm...) thì mang theo bao nhiêu tiền là quyền của họ, sao lại có quyền hỏi” - ông Bình nói.
Trao đổi với chúng tôi, một số doanh nghiệp lữ hành từng đưa khách sang Thái Lan bằng con đường này cho biết trước khi xếp hàng làm thủ tục nhập cảnh Thái Lan, Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Thái Lan có bảng thông báo với nội dung “các công dân những quốc gia Afghanistan, Algeria, Bangladesh, Iran, Iraq, Hàn Quốc, Pakistan, Sri Lanka, Sudan, Saudi Arabia” và VN có thể bị thẩm vấn. Các doanh nghiệp đã phản ảnh thông tin này với TAT và nhận được trả lời đây là quy định của Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Thái Lan nên họ không thể can thiệp được.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng
Nguồn Hội Doanh Nhân Trẻ Bình Dương
[Read More...]
Ngay từ đầu năm 2013, ngành Hải quan đã thực hiện quyết liệt các biện pháp tăng thu ngân sách nhà nước (NSNN), tuy nhiên trong bối cảnh nền kinh tế còn nhiều khó khăn, kết quả đạt được của ngành còn hạn chế. Giải pháp nào để vượt qua khó khăn, đây là thực tế nhiều thách thức, ngành Hải quan đã và đang nỗ lực đề xuất và thực hiện giải pháp.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
Thách thức thu ngân sách
Theo Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất nhập khẩu (XNK) quý 1/2013 của cả nước tăng mạnh, ước đạt 58,89 tỷ USD, tăng 18,3%; trong đó trị giá xuất khẩu ước đạt 29,69 tỷ USD, tăng 19,7% và trị giá nhập khẩu ước đạt 29,2 tỷ USD, tăng 17% so với cùng kỳ. Như vậy, đứng trên góc độ tạo thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động thương mại, ngành Hải quan đã thực hiện đạt yêu cầu.
Tuy nhiên, điều đáng bàn là, kim ngạch XNK tăng những số thu ngân sách lại giảm đáng kể. Ước số thu quý I/2013 của ngành chỉ đạt 41.150 tỷ đồng, bằng 17,3% so với dự toán, giảm 7,7% (41.150/ 44.602 tỷ đồng) so với cùng kỳ. Lý giải của ngành Hải quan cho thầy, số thu ngân sách giảm là do chịu tác động do hoạt động XNK của một số nhóm ngành hàng có thuế suất cao chủ lực như ô tô, sắt thép, quặng...giảm mạnh.
Để tăng thu ngân sách, ngành Hải quan đã và đang thực hiện mạnh mẽ, tập trung vào hải nhóm giải pháp cơ bản.
Thứ nhất, cải cách hành chính, tạo thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp. Trong năm 2013, ngành Hải quan tiếp tục chỉ đạo các đơn vị thực hiện nghiêm kỷ luật, kỷ cương, Tuyên ngôn phục vụ khách hàng, tăng cường gặp trực tiếp doanh nghiệp để giải quyết dứt điểm các vướng mắc thuộc thẩm quyền, tháo gỡ khó khăn trong hoạt động XNK, không gây phiền hà sách nhiễu tiêu cực. Đối với công tác hiện đại hóa, ngành Hải quan tập trung vào 3 mục tiêu cốt lõi là: Triển khai mở rộng thủ tục hải quan điện tử theo quy định tại Nghị định 87/2012/NĐ-CP; Mở rộng số lượng doanh nghiệp ưu tiên làm thủ tục hải quan; Tiếp tục hiện đại hoá thu ngân sách giữa Thuế - Kho bạc - Hải quan.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận đống đa
Thứ hai, nâng cao hiệu quả nghiệp vụ, chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống thất thu ngân sách. Với mục tiêu này, ngành nâng cao hiệu quả công tác quản lý rủi ro, phân tích phân loại hàng hóa, góp phần chống gian lận qua giá, mã hàng hóa, C/0. Về chống gian lận thuế, các cục hải quan tăng cường giám sát XNK từ khâu trước, trong và sau thông quan, đối với hàng tạm nhập tái xuất, hàng hóa ra, vào các khu chế xuất, khu kinh tế cửa khẩu... Giao chỉ tiêu thu qua công tác kiểm tra sau thông quan tăng 30% so với số thực thu 2012. Công tác chống buôn lậu qua biên giới cũng được tăng cường kiểm soát tại các địa bàn trọng điểm; điều tra, xử lý có hiệu quả các trường hợp buôn lậu, gian lận thương mại đối với những mặt hàng có thuế suất cao, giá trị kinh tế lớn, như: xăng dầu, khoáng sản, gỗ...
Cần có những điều chỉnh chính sách
Theo ý kiến từ các đơn vị trong ngành Hải quan, bên cạnh sự vận động phát huy từ nội lực, để đảm bảo nguồn thu ngân sách, cần có những điều chỉnh chính sách thuế hợp lý.
Về biện pháp vĩ mô, thúc đẩy kinh tế, rất cần sự thúc đẩy mạnh mẽ của Chính phủ tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn tín dụng; Điều chỉnh các chính sách nhằm thúc đẩy hoạt động XNK hàng hóa, kích cầu đầu tư, kích cầu tiêu dùng để giải phóng hàng tồn kho, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đối với chính sách thuế, ngành Hải quan đưa ra đề xuất điều chỉnh thuế một số mặt hàng như: XK than, quặng Apatit, thuế NK vàng, thuế NK hương liệu và hóa chất để sản xuất đồ uống… Đặc biệt, đối với dầu thô nhập khẩu, nhập khẩu xăng dầu, máy móc thiết bị của hoạt động dầu khí, cần có giải pháp bảo đảm quản lý, giám sát được việc XK dầu thô, thu đúng, đủ các loại thuế./.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa
Theo mof
[Read More...]
Câu hỏi này đã không ít lần được đặt ra với cả hải quan và doanh nghiệp. Tuy nhiên, vẫn chưa ai có được câu trả lời xác đáng cho đến khi có câu gợi ý của chuyên gia Tổ chức Hải quan thế giới (WCO).
Theo thống kê của ngành Hải quan, tính đến hết năm 2012, cả nước có khoảng 200 đại lý thủ tục hải quan, số nhân viên làm đại lý thủ tục hải quan khoảng 300 nhân viên. Tuy nhiên, trong 6 tháng đầu năm 2012, số lượng tờ khai hải quan do đại lý thủ tục hải quan ký tên đóng dấu chỉ chiếm khoảng 1% (khoảng 19.000 tờ ) trong tổng số 2 triệu tờ khai. Với tốc độ gia tăng thương mại mạnh mẽ như hiện nay, con số đạt được của đại lý thủ tục hải quan – cánh tay nối dài của hải quan quả thật đáng buồn.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3
Thực tế buồn
Lãnh đạo Cục Giám sát quản lý về hải quan cho biết: các con số trên được thống kê thông qua các tờ khai do đại lý thủ tục hải quan ký tên đóng dấu, còn trên thực tế, kim ngạch làm thủ tục hải quan qua đại lý rất lớn, nhưng lại không đứng tên đại lý mà đứng tên các nhà XNK. Tìm hiểu nguyên nhân được biết, nguyên nhân sâu xa là do đại lý hải quan và doanh nghiệp (DN) xuất nhập khẩu (XNK) chưa có sự tin tưởng nhau. Thực tế đã có trường hợp nhiều Công ty XNK bị đại lý lừa gạt lấy tiền mà công việc vẫn bị ách tắc, cán bộ của Công ty phải đứng ra giải quyết. Trình độ nghiệp vụ của nhân viên đại lý hải quan chưa đồng đều, nhân viên có thẻ đại lý hải quan chưa cập nhật và nắm vững về chính sách và thủ tục liên quan nên DN không thể tin tưởng và phó thác… Do vậy, để vừa nhanh, vừa dễ quản lý, đa phần các DN đưa tên truy cập và mật khẩu của mình do hải quan cấp khi làm thủ tục hải quan điện tử cho đại lý để đại lý kê khai, sau đó DN chỉ đứng ra để ký tên, đóng dấu. Nhiều DN cho biết, làm như vậy có rườm rà và tốn thêm chi phí nhưng họ thấy yên tâm.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại vĩnh phúc
Ngoài ra, những vướng mắc trong thủ tục cũng khiến cho việc các đại lý đứng tên trên tờ khai gặp nhiều khó khăn. Cụ thể, trường hợp một DN nhập gia công, sản xuất XK nhiều, khi làm thủ tục thì do đại lý đảm nhiệm nhưng khi thanh khoản với cơ quan hải quan thì DN XNK lại là đối tượng thanh khoản. Vì vậy, DN bắt buộc phải ký tên đóng dấu trên tờ khai hải quan thì mới có thể thanh khoản.
Gợi ý mở
Ông Daniel Perrier - Chuyên gia WCO chỉ rõ: Vấn đề ở đây là hợp đồng và mối quan hệ hợp đồng giữa hai bên (DN – đại lý hải quan) chưa rõ ràng. Trong trường hợp này, cơ quan Hải quan phải hỗ trợ DN xác định vấn đề cần giải quyết thông qua các điều khoản hợp đồng, phải tạo ra những điều kiện thuận lợi và làm rõ các mối quan hệ về giao dịch thương mại giữa đại lý và khách hàng. Bởi mục đích cuối cùng là tăng cường thương mại. Từ đó, ông Daniel Perrier đưa ra một nguyên tắc, đó là cần phải có một sự bảo đảm rằng những tờ khai do đại lý hải quan làm có chất lượng tốt hơn tờ khai khách hàng làm.
Ông Daniel Perrier cho biết, người đại lý và DN XNK không giống nhau. DN XNK có lợi ích trực tiếp với giao dịch từ hàng hóa của họ, nhưng người đại lý thủ tục hải quan chỉ có lợi ích từ việc làm dịch vụ thông quan. Do đó, phải đưa ra nguyên tắc làm rõ sự khác nhau đó. Ông Daniel Perrier đề nghị, để phát triển được hệ thống đại lý hải quan thì phải hiểu tính chất, ngành nghề kinh doanh của đại lý hải quan để từ đó xác định được lợi ích chính của họ trong giao dịch, từ đó sáng tạo ra lợi ích cho đại lý hải quan. Công việc đó không ai khác chính là của hải quan
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức
Theo tapchitaichinh
[Read More...]
Thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 07/01/2013 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; qua theo dõi diễn biến giá xăng dầu thế giới và tình hình kinh tế xã hội trong nước; sau khi thống nhất với Bộ Công Thương, Bộ Tài chính thông tin về tình hình giá xăng dầu và biện pháp điều hành giá xăng dầu trong nước hiện nay như sau:
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương
Giá xăng dầu thế giới tiếp tục biến động theo xu hướng giảm. Giá xăng dầu thế giới bình quân 30 ngày tính đến ngày 26/4/2013 như sau: giá xăng RON 92: 111,29 USD/thùng; dầu điêzen 0,05S: 117,12 USD/thùng; dầu hỏa: 116,55 USD/thùng, dầu madut 180 cst: 616,60 USD.
Mặc dù trong lần điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu trong nước, khôi phục thuế suất thuế nhập khẩu ngày 18/4/2013 thuế suất thuế nhập khẩu của các mặt hàng xăng, dầu vẫn thấp hơn barem thuế quy định
Nhằm tiếp tục thực hiện điều hành giá xăng dầu theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo quy định tại Nghị định 84/2009/NĐ-CP, đảm bảo hài hòa lợi ích nhà nước, doanh nghiệp và người tiêu dùng, trên cơ sở giá xăng dầu thành phẩm thế giới tiếp tục có xu hướng giảm. Nhà nước khôi phục một bước thuế suất thuế nhập khẩu xăng, dầu thêm 2%: xăng (16%); dầu điêzen (12%); dầu hỏa (14%); dầu madut (14%) (Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 47/2013/TT-BTC ngày 26/4/2013 về sửa đổi mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với một số mặt hàng thuộc nhóm 2710 tại Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi);
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng
đồng thời yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối trong nước điều chỉnh giảm giá bán lẻ tối thiểu các mặt hàng xăng, dầu, cụ thể: xăng giảm tối thiểu 301 đồng/lít; dầu điêzen tối thiểu 90 đồng/lít; dầu hỏa tối thiểu 81 đồng/lít. Riêng mặt hàng dầu ma dút, do mức chênh lệch giữa giá bán hiện hành và giá cơ sở không lớn nên yêu cầu giữ ổn định.
Thời điểm điều chỉnh giảm giá bán xăng dầu trong nước do doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối tự quyết định vào thời điểm thích hợp nhưng không được muộn hơn 16 giờ 30 ngày 26 tháng 4 năm 2013.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa
Theo mof
[Read More...]
Đó là đề nghị của nhiều đại biểu tại phiên họp của Ủy ban Kinh tế của QH ngày 26.4, bên cạnh đề nghị cần có giải pháp ưu tiên tập trung cho mục tiêu tăng trưởng 5,5% của năm 2013.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Lạm phát dễ kiềm, tăng trưởng khó khăn
Trong báo cáo đánh giá bổ sung tình hình thực hiện nhiệm vụ kinh tế xã hội năm 2012 và những tháng đầu năm 2013, do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Cao Viết Sinh trình tại phiên họp, Chính phủ nhận định khả năng GDP năm 2013 đạt 5,5% như mục tiêu QH đề ra là “rất khó khăn”, nếu không xử lý kịp thời như những giải pháp Chính phủ đã đề ra trong Nghị quyết 02 (NQ).
DN khó khăn như vậy, đổ vỡ như vậy thì nhiệm vụ số 1 phải giải quyết vấn đề tín dụng, hai là tiếp tục thực hiện giải pháp trong NQ 02 của Chính phủ. Đồng thời phải đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút nhiều nguồn lực cho sản xuất kinh doanh
Dự báo việc kiềm chế lạm phát ở mức 6 - 6,5% như quyết tâm Chính phủ đặt ra là “trong tầm tay” trong khi để đạt được tăng trưởng 5,5% là “rất khó khăn”, Chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia Vũ Viết Ngoạn cho rằng cần tập trung ưu tiên hơn cho mục tiêu tăng trưởng năm 2013 trong bối cảnh ngân sách hụt thu, doanh nghiệp (DN) ngừng hoạt động và giải thể hàng loạt.
Ông Ngoạn nhấn mạnh đến trách nhiệm nặng nề của công cụ tiền tệ trong năm 2013 để phục vụ cho mục tiêu tăng trưởng, vì không thể trông chờ nhiều vào chính sách tài khóa, và đề nghị thời gian tới nên tiếp tục giảm mạnh lãi suất trên cơ sở cân nhắc các tác động tiêu cực đi kèm trong vấn đề huy động vốn của ngân hàng.
Ủy viên thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách Bùi Đức Thụ cũng cho rằng phải hạ lãi suất để cứu DN, giải quyết việc làm, khơi thông nguồn vốn. “DN khó khăn như vậy, đổ vỡ như vậy thì nhiệm vụ số 1 phải giải quyết vấn đề tín dụng, hai là tiếp tục thực hiện giải pháp trong NQ 02 của Chính phủ. Đồng thời phải đẩy mạnh cải cách hành chính, thu hút nhiều nguồn lực cho sản xuất kinh doanh”, ông Thụ kiến nghị.
Giảm các khoản chi chưa cấp thiết
Ngân hàng Nhà nước mua thêm 3,18 tỉ USD
Báo cáo kết quả quản lý thị trường vàng, ngoại tệ trong 3 tháng đầu năm, Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Nguyễn Đồng Tiến cho biết thanh khoản của thị trường ngoại tệ tiếp tục cải thiện do cung ngoại tệ được bổ sung từ nguồn vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài (FII), nguồn kiều hối chuyển về nước tiếp tục ổn định, nhu cầu ngoại tệ ở mức thấp, tâm lý găm giữ ngoại tệ của người dân và DN giảm. Lượng ngoại tệ NHNN mua được tăng gấp 3 lần so với cùng kỳ (NHNN mua ròng 3,18 tỉ USD từ các tổ chức quốc tế, Bộ Tài chính và tổ chức tín dụng trong quý 1/2013), đưa quy mô dự trữ ngoại hối đạt mức tương đương với thông lệ quốc tế là 12 tuần nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
Một trong các giải pháp mà Chính phủ nhấn mạnh là rà soát các chính sách và văn bản để loại bỏ các điểm bất hợp lý; sửa đổi, bổ sung các cơ chế chính sách có hiệu quả trực tiếp cho DN; giải thể, phá sản DN theo hướng đơn giản, tạo thuận lợi và thêm động lực cho DN.
“Đặc biệt, phải tăng cường kiểm tra việc thực hiện cải cách hành chính, khắc phục và xử lý nghiêm khắc những trường hợp cơ quan quản lý nhà nước và cán bộ, công chức nhũng nhiễu, gây phiền hà, trở ngại cho hoạt động của DN”, báo cáo của Chính phủ khẳng định.
Còn Bộ Tài chính, trong báo cáo cung cấp tại phiên họp Ủy ban Kinh tế QH, nhấn mạnh giải pháp tháo gỡ khó khăn cho DN, giải quyết nợ xấu... để hoàn thành mức cao nhất nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013.
Trong đó, Bộ đưa ra giải pháp xem xét việc giảm thuế có thời hạn hoặc tiếp tục giãn thuế GTGT đối với những hàng hóa, dịch vụ gặp nhiều khó khăn trong khâu tiêu thụ... theo các nghị quyết của Chính phủ; Đẩy mạnh tiết kiệm chi, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn ngân sách, như yêu cầu các bộ, ngành, địa phương và đơn vị sử dụng ngân sách thực hiện rà soát các nhiệm vụ chi, chủ động sắp xếp, giảm hoặc lùi thời gian thực hiện các nhiệm vụ chi chưa thực sự cấp thiết, các khoản chi mua sắm trang thiết bị, xe ô tô; tiết kiệm tối thiểu 30% kinh phí đã bố trí chi cho lễ hội, khánh tiết, hội nghị, hội thảo, đi công tác trong và ngoài nước...; thực hiện tiết kiệm thêm 10% dự toán chi thường xuyên 8 tháng cuối năm.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy
Theo thanhnien
[Read More...]