Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): “Hậu kiểm” sao cho hiệu quả?



Dự thảo Luật DN (sửa đổi) được kỳ vọng là một dự luật mang lại nhiều thay đổi theo chiều hướng cắt gọn, đơn giản hóa nhiều thủ tục cho DN. Tuy nhiên, những nội dung mới trong dự Luật vẫn nhận được nhiều ý kiến trái chiều. Hai trong số ý kiến trái chiều đó là có cần quá “thoáng” với khâu hậu kiểm và những quy định về loại hình DN đã đủ chặt chẽ?


Hy vọng các quy định trong dự thảo Luật DN (sửa đổi) sẽ đáp ứng được yêu cầu về đổi mới nâng cao chất lượng doanh nghiệp. Ảnh: Trần việt


 Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, có một vấn đề quan trọng khác đang tồn tại trong thực tế nhưng chưa được đưa vào dự thảo luật, đó là quy định liên quan đến công ty cổ phần. Ông Tiền cho rằng, dự thảo cần có một hoặc một số điều khoản quy định về các loại công ty cổ phần tùy theo mức độ “xã hội hóa” của các cổ đông. Cụ thể, cần có thêm ba loại hình công ty được “luật hóa” là công ty cổ phần nội bộ, công ty cổ phần đại chúng và công ty cổ phần niêm yết trên thị trường chứng khoán, trong đó, công ty cổ phần nội bộ là để phù hợp với khá nhiều công ty gia đình hiện nay.

Cần tăng “hậu kiểm”

Giảm nhiều thủ tục trong khâu thành lập DN là điểm nhấn trong dự thảo Luật DN (sửa đổi). Theo tính toán của Ban soạn thảo, việc đơn giản hóa, thuận lợi hóa thủ tục thành lập DN như dự thảo Luật sẽ giúp cải thiện đáng kể chỉ số gia nhập thị trường của nước ta trên bảng xếp hạng về chất lượng môi trường kinh doanh quốc gia, từ thứ 109 hiện nay lên thứ 60 trong 189 quốc gia và nền kinh tế.

Nói cách khác, việc đơn giản hóa thủ tục thành lập DN là cách thức “tiền buông, hậu kiểm” và chủ trương này cũng đã được thực hiện từ Luật DN năm 2000. Tuy nhiên, theo luật gia Vũ Xuân Tiền, Giám đốc Công ty tư vấn VFam, việc “mở thoáng” các quy định cho DN được thực hiện từ Luật DN năm 2000, qua Luật DN năm 2005 đến nay đã tạo kẽ hở cho quá nhiều DN vi phạm pháp luật. Do đó, để chủ trương “tiền buông, hậu kiểm” được thực hiện đúng nghĩa, luật gia Vũ Xuân Tiền cho rằng, cần có quy định cụ thể về “hậu kiểm” trong Luật DN (sửa đổi).

Theo đó, bổ sung Khoản 2 Điều 217 Dự thảo Luật nội dung: Việc “hậu kiểm” được thực hiện đối với DN sau một năm kể từ ngày nhận giấy Chứng nhận đăng ký DN dưới hình thức kiểm tra liên ngành do UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định thành lập. Việc kiểm tra không nhằm xử phạt vi phạm hành chính đối với DN, trừ trường hợp vi phạm pháp luật nghiêm trọng. Chính phủ quy định về nội dung, trình tự, thủ tục về “hậu kiểm”. Tuy nhiên cũng có ý kiến cho rằng, chế tài khi thực hiện “hậu kiểm” như vậy là quá nhẹ, nếu chỉ kiểm tra mà không xử phạt thì quá lãng phí thời gian, công sức của đoàn kiểm tra và càng gây ra sự nhờn pháp luật của DN cố tình vi phạm. Hơn nữa, cụm từ “vi phạm pháp luật nghiêm trọng” là quá chung chung.

Những ý kiến về vấn đề “hậu kiểm” cũng được nhiều đại biểu Quốc hội trong kỳ họp thứ 7 vừa qua đề cập đến. Tuy nhiên, trong báo cáo thẩm tra mới nhất về Dự án Luật, Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng, thủ tục đăng ký thành lập DN chỉ là việc cấp giấy khai sinh để hình thành DN mới và quy định về đăng ký thành lập DN đã được thiết kế theo tinh thần tiếp tục đơn giản hóa, tạo thuận lợi hơn cho việc thành lập DN. Việc theo dõi, giám sát, kiểm tra hoạt động của DN sau thành lập sẽ do nhiều cơ quan khác nhau thực hiện, như cơ quan quản lý đất đai, tài nguyên, thuế, hải quan, phòng cháy chữa cháy... Hiện nay, cơ sở dữ liệu quốc gia về DN cũng đã được xây dựng và có thể truy cập qua mạng thông tin điện tử là một bước để công khai, minh bạch hơn về hoạt động của DN.

Liên quan đến vấn đề này, Chương II và Chương X Dự án Luật cũng đã bổ sung những quy định về trách nhiệm phối hợp, chia sẻ và trao đổi thông tin giữa các cơ quan Nhà nước nhằm xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đầy đủ, thống nhất, cập nhật và công khai về hoạt động của DN sau đăng ký giữa các cơ quan có thẩm quyền, qua đó nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước và tạo thuận lợi cho các bên có liên quan theo dõi và giám sát DN. Quy định về trách nhiệm của UBND cấp tỉnh cũng đã được sửa đổi, bổ sung trong dự thảo. Hy vọng các quy định sẽ cơ bản đáp ứng yêu cầu về đổi mới trong công tác hậu kiểm phù hợp với điều kiện phát triển của DN cũng như môi trường kinh doanh, thực sự làm cho quy định về “tiền buông” được thực hiện một cách hiệu quả.

Có cần quy định về Nhóm công ty?

Liên quan đến quy định về mô hình DN, công ty, Dự thảo Luật dành “dung lượng” khá lớn cho các quy định về nội dung này với 6/9 chương gồm: Công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, DN tư nhân, DN Nhà nước và Nhóm công ty. Những quy định về các loại hình DN, công ty này cũng nhận được nhiều ý kiến của giới chuyên gia, phân tích.

Theo luật gia Vũ Xuân Tiền, liên quan đến quy định về công ty hợp danh, Dự thảo Luật quy định: “ngoài các thành viên hợp danh, công ty hợp danh còn có thể có thêm thành viên góp vốn” và “thành viên góp vốn chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ của công ty trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty”. Ngoài ra, dự thảo còn quy định, “công ty hợp danh có tư cách pháp nhân”. Dưới con mắt của một luật gia cũng như là luật sư đã tham gia tư vấn cho hoạt động của nhiều DN, ông Vũ Xuân Tiền khẳng định rằng, việc quy định có thành viên góp vốn trong công ty hợp danh là không khả thi trong thực tế. Thậm chí quy định này còn tạo ra một loại hình DN “lưỡng cực”, không phù hợp với quy định về pháp nhân theo Điều 84 Bộ luật Dân sự. Theo thực tế mà luật gia Vũ Xuân Tiền đưa ra, hiện ông biết từ 7 đến 8 công ty hợp danh không có thành viên góp vốn nào và hiện cũng chưa tìm ra được một công ty hợp danh nào có thành viên góp vốn. Do đó, luật gia cho rằng cần sửa lại Dự thảo Luật trong quy định về công ty hợp danh mà không có 3 vấn đề trên.

Ngoài ra, luật gia Vũ Xuân Tiền còn cho rằng quy định tập đoàn kinh tế có điều lệ tổ chức và hoạt động riêng như Dự thảo Luật là không đúng vì tập đoàn không có tư cách pháp nhân bởi Bộ luật Dân sự chỉ quy định về điều lệ đối với pháp nhân.

Liên quan đến quy định về tập đoàn, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng còn đặt vấn đề rằng, có nên đưa quy định về tập đoàn kinh tế vào dự Luật bởi nếu đếm số lượng tập đoàn kinh tế của cả nước cũng chỉ được trên đầu ngón tay và đây cũng là mô hình DN mới. Nhiều ý kiến của chuyên gia kinh tế, đại biểu Quốc hội cũng cho rằng không cần thiết quy định về Nhóm công ty vì đây không phải là một loại hình DN.

Về vấn đề này, theo Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Nguyễn Văn Giàu, việc có quy định Nhóm công ty là để phù hợp với thực tế hiện nay đang tồn tại nhiều công ty hoạt động dưới mô hình liên kết Nhóm công ty, trong đó một số Nhóm công ty thực hiện phân công, phân cấp, phân quyền, quản trị... như một pháp nhân với hình thức và tên gọi là Tập đoàn. Dự án Luật khẳng định Nhóm công ty không phải là một pháp nhân, một thực thể pháp lý độc lập. Tuy nhiên, cần có quy định trong Luật về Nhóm công ty để tạo khung pháp lý điều chỉnh mối quan hệ giữa các công ty trong Nhóm, nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của chủ nợ và cổ đông thiểu số, ngăn ngừa việc lạm dụng quan hệ chi phối và sở hữu chéo. “Để tăng cường kiểm soát sở hữu chéo giữa các DN, dự án Luật đã bổ sung quy định về công ty con chỉ được đầu tư góp vốn, mua cổ phần của công ty mẹ, các công ty trong Nhóm công ty không được cùng nhau góp vốn, mua cổ phần để sở hữu chéo lẫn nhau dẫn đến việc một công ty kiểm soát hoạt động của các công ty còn lại” - Chủ nhiệm Nguyễn Văn Giàu nói.


Bà Trương Thị Mai, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội:

DN xã hội được phân biệt với các DN khác ở mục tiêu hoạt động của DN, trong khi đó, Luật DN chỉ điều chỉnh việc thành lập và tổ chức quản lý DN không phân biệt mục đích hoạt động kinh doanh. Quy định trong dự án Luật về loại hình DN này còn chung chung, tiêu chí phân biệt DN xã hội với các DN khác chưa rõ ràng. Thực tế hoạt động DN xã hội ở nước ta theo quy định của pháp luật hiện hành cũng chưa phát sinh bất cập, hạn chế gây cản trở cho sự phát triển của DN xã hội. Do vậy, cần rà soát lại các quy định trong dự thảo để làm rõ ra, DN xã hội thì có gì khác hơn so với DN bình thường.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại Gia Lâm
Ông Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế, VCCI:

Trong quá trình soạn thảo dự thảo Luật DN (sửa đổi), các bộ ngành rất chậm rà soát điều kiện ngành nghề cấm kinh doanh, kinh doanh có điều kiện để cắt bỏ những quy định không phù hợp. Điều này là do đâu?

Về điều này tôi có thể dự đoán được vì cá nhân tôi đã tham gia quá trình soạn thảo Luật DN năm 2000 và rà soát cắt bỏ giấy phép. Có nhiều lý do, ngay cả trong Bộ, lãnh đạo Bộ cũng không biết hết lĩnh vực nào trong ngành mình có những giấy phép, điều kiện, do đó thời gian để rà soát, thu thập thông tin chắc cũng khó. Thứ hai, như tại diễn đàn Quốc hội cũng đã nói, về vấn đề này, có lợi ích của mỗi bộ ngành bởi lợi ích ngành chi phối khá nặng nề nên việc hợp tác rất khó. Trước đây, khi xây dựng nghị định về giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì soạn thảo, dự thảo cũng chết yểu do thiếu sự hợp tác. Thực sự việc rà soát, cắt giảm thủ tục ngành nghề kinh doanh có điều kiện là một thách thức, bởi tổng hợp đủ đã khó rồi, rà soát mà cắt bỏ được sẽ là thách thức lớn. Nhưng tôi nghĩ, hiện đã có những dấu hiệu rất tích cực, khi những người đứng đầu các bộ, ngành đã ủng hộ.

Ông Lương Minh Huân, Viện Phát triển DN, VCCI:

Những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của DN tại Việt Nam cho thấy, ¼ hoạt động kinh doanh không mang lại bất kỳ khoản thu nhập nào cho những người tham gia vào kinh doanh trong vòng 3 tháng đầu tiên. Ngoài ra, tỷ lệ DN ngừng hoạt động và giải thể ngày càng tăng. Tính đến hết quý I-2014, trong tổng số 789.813 DN đăng ký thành lập, đã có 296.206 DN giải thể hoặc tạm ngừng hoạt động.

Do đó, liên quan đến dự thảo Luật DN (sửa đổi) và chính sách phát triển DN nói chung, tôi đề nghị cần xây dựng lòng tin cho người làm kinh doanh qua việc đơn giản hóa các thủ tục đăng ký kinh doanh và minh bạch hóa các chính sách, nhất là các quy định về những ngành nghề kinh doanh có điều kiện và ngành nghề cấm kinh doanh cũng như tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng giữa các khu vực kinh tế.

dịch vụ báo cáo tài chính tại Hoàng Mai Cùng với đó là tiếp tục hoàn thiện cơ sở hạ tầng phục vụ kinh doanh, đặc biệt là hệ thống giao thông vận tải, xử lý nước thải, các khu công nghiệp và điểm quan trọng cuối cùng là tăng cường công tác hậu kiểm đi kèm việc xã hội hóa giám sát hoạt động của DN góp phần minh bạch hóa thông tin, đảm bảo sự tuân thủ pháp luật của DN.

Bà Nguyễn Thị Vân, Trưởng phòng Pháp chế, Công ty CP Chứng khoán Bảo Việt:

Liên quan đến quy định về ngành nghề và điều kiện kinh doanh, dự thảo Luật quy định “không ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh” xét về bản chất là thay đổi từ việc DN được tự do kinh doanh những gì đã đăng ký sang DN được quyền tự do kinh doanh những gì pháp luật không cấm như quy định tại Điều 33 Hiến pháp 2013.

Việc ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh không đi ngược lại với quy định của Hiến pháp vê quyền tự do kinh doanh, hơn nữa, đối với bản thân DN, việc đăng ký ngành, nghề kinh doanh và được ghi nhận ngành nghề kinh doanh trên giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh là quyền lợi của DN để khẳng định với bạn hàng, đối tác về ngành, nghề kinh doanh. Vì vậy, dự thảo Luật có thể quy định việc ghi ngành nghề kinh doanh theo hai hướng: không ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy đăng ký kinh doanh hoặc cho phép ghi ngành nghề kinh doanh trên giấy đăng ký kinh doanh theo nhu cầu của người thành lập DN.

Bà Hà Thu Hoài, Hội Luật gia Việt Nam:

Những quy định hiện hành của Luật DN về chứng chỉ hành nghề đang là một quy định bất cập bởi nếu người dân muốn khởi sự kinh doanh nhưng không có chứng chỉ hành nghề thì không được thành lập DN.

Do đó, để mọi người dân được quyền thành lập DN, Luật DN cần được sửa đổi, bổ sung theo hướng đối với chủ thể kinh doanh không có chứng chỉ hành nghề phải có bản cáo bạch chứng minh trình độ hiểu biết, kinh nghiệm đối với ngành nghề dự định kinh doanh hoặc được ký hợp đồng lao động với người có chứng chỉ kinh doanh sau khi DN được thành lập và giữ chức vụ giám đốc DN đó.

dịch vụ làm báo cáo tài chính giá rẻ tại quận 7 Nguồn Báo Hải Quan


Responses

0 Respones to "Luật Doanh nghiệp (sửa đổi): “Hậu kiểm” sao cho hiệu quả?"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page