cach-tinh-luong-co-ban
>> Kế toán cần lưu ý những thay đổi về số tiền đóng BHYT, BHXH bắt buộc từ 01/7/2019
>> 10 chính sách pháp luật mới 2019 bắt đầu có hiệu lực kế toán cần nắm rõ
>> Hướng dẫn tra cứu thông tin mã số thuế thu nhập cá nhân và thông tin doanh nghiệp online mới nhất
>> 6 Bước lập báo cáo tài chính năm 2018
>> Kết chuyển lãi lỗ và lập báo cáo tài chính trong MISA SME.NET
1. Lương cơ bản là gì?
Lương cơ bản là mức lương đã qua thỏa thuận của người lao động và người sử dụng lao động được ghi rõ trong hợp đồng lao động, là cơ sở để tính tiền công, tiền lương hàng tháng mà người lao động sẽ nhận trong doanh nghiệp đó.
Lương cơ bản của một lao động không chỉ phụ thuộc vào thỏa thuận mà còn phụ thuộc vào tính chất và yêu cầu công việc cụ thể.
Lương cơ bản không bao gồm tiền thưởng, phúc lợi và các khoản bổ sung khác, do đó lương cơ bản không phải lương thực nhận của người lao động. Hay lương cơ bản chính là mức lương thấp nhất và người lao động nhận được khi làm việc trong doanh nghiệp.
form-news
2. Cách tính lương cơ bản 2019 mà kế toán viên cần biết
Tùy theo tính chất công việc. mức lương cơ bản của mỗi đối tượng lao động sẽ khác nhau. Cụ thể, lương cơ bản của lao động làm việc trong nhà nước sẽ khác với lương cơ bản của lao động làm việc tại các cơ quan, công ty tư nhân (doanh nghiệp)
a. Lương cơ bản của lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân
Căn cứ Nghị định 157/2018/NĐ-CP, mức lương cơ bản của người lao động sẽ là mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Chính phủ.
Cụ thể như sau:
Lương cơ bản vùng 1: 4,18 triệu đồng/tháng
Lương cơ bản vùng 2: 3,71 triệu đồng/tháng
Lương cơ bản vùng 3: 3,25 triệu đồng/tháng
Lương cơ bản vùng 4: 2,92 triệu đồng/tháng
Như vậy, đối với một lao động làm việc tại doanh nghiệp, mức lương cơ bản sẽ không được thấp hơn lương tối thiểu vùng. Đồng thời lương cơ bản cũng sẽ được thỏa thuận theo nhu cầu sử dụng lao động của doanh nghiệp và kí kết trong hợp đồng lao động kèm theo.
cach-tinh-luong-co-ban-nha-nuoc
b. Lương cơ bản của lao động làm việc tại cơ quan nhà nước
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Đối với đối tượng này, lương cơ bản có sự tính toán đặc biệt hơn so với đối tượng lao động làm việc tại doanh nghiệp tư nhân.
Lương cơ bản của đối tượng này được tính như sau: Lương cơ bản = Lương cơ sở x hệ số lương
Trong đó, mức lương cơ sở năm 2019 được nhà nước quy định như sau:
Từ 01/01 – 30/06/2019: 1,39 triệu đồng/tháng (theo Nghị định 72/2018/NĐ-CP)
Từ 01/07 – 31/12/2019: 1,49 triệu đồng/tháng (theo Nghị quyết 70/2018/QH14
3. Một số lưu ý khác
Trước năm 2018, lương cơ bản được coi là mức để đóng bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên, luật bảo hiểm xã hội năm 2018 có sửa đổi quy định mức đóng bảo hiểm xã hội bao gồm tổng lương của người lao động tức là: lương cơ bán, lương thưởng và lương phụ cấp khác.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Lương cơ bản không được thấp hơn mức tối thiểu vùng và phải cộng thêm từ 7% đối với đối tượng đã qua học nghề.
Mức lương tối thiểu vùng sẽ được thay đổi hằng năm và cập nhật sau khi họp Hội đồng tiền lương quốc gia
Trên đây là một số thông tin về lương cơ bản và cách tính lương cơ bản trong năm 2019. Mong rằng những nội dung hữu ích trên sẽ giúp được kế toán viên trong việc tính lương chính xác cho người lao động.
>> Kế toán cần lưu ý những thay đổi về số tiền đóng BHYT, BHXH bắt buộc từ 01/7/2019
>> 10 chính sách pháp luật mới 2019 bắt đầu có hiệu lực kế toán cần nắm rõ
>> Hướng dẫn tra cứu thông tin mã số thuế thu nhập cá nhân và thông tin doanh nghiệp online mới nhất
>> 6 Bước lập báo cáo tài chính năm 2018
>> Kết chuyển lãi lỗ và lập báo cáo tài chính trong MISA SME.NET
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng MISA
Responses
0 Respones to "Lương cơ bản là gì? Cách tính lương cơ bản 2019 kế toán viên cần biết"
Đăng nhận xét