Bộ trưởng Đinh Tiến Dũng (phải) chia sẻ với NĐT nước ngoài trong buổi bồi thường bảo hiểm cho các DN tại Bình Dương.
Áp dụng cơ chế rút gọn để nhanh chóng bồi thường bảo hiểm
Qua làm việc với làm việc trực tiếp với UBND tỉnh Bình Dương, Hà Tĩnh và đại diện 27 DN bảo hiểm (DNBH) có tham gia cấp đơn bảo hiểm cho các DN bị thiệt hại tại Bình Dương, Đồng Nai, Hà Tĩnh, TP.HCM cho thấy mức độ thiệt hại đối với các tài sản tham gia bảo hiểm là lớn và ảnh hưởng đến khả năng tài chính của các DNBH cũng như của thị trường bảo hiểm Việt Nam.
Công tác giám định tổn thất và xác định nguyên nhân, mức độ thiệt hại có nhiều khó khăn, có thể phải chấp thuận cho DN bảo hiểm có cơ chế linh hoạt trong công tác bồi thường bảo hiểm để giúp DN bị thiệt hại sớm ổn định sản xuất kinh doanh. Để đảm bảo khẩn trương thực hiện được công tác bồi thường bảo hiểm cho DN, Bộ Tài chính đã yêu cầu các DNBH báo cáo thiệt hại và công tác giải quyết bồi thường bảo hiểm…
Ngày 6-6, Bộ Tài chính đã phối hợp với UBND tỉnh Bình Dương và các cơ quan liên quan tổ chức cho các DNBH tạm ứng tiền bồi thường cho 113 nhà đầu tư (khách hàng) trên địa bàn tỉnh Bình Dương với số tiền là 114 tỷ đồng.
Trong đó có 87 nhà đầu tư Đài Loan với số tiền 59,5 tỷ; 3 nhà đầu tư Singapore với số tiền 28,3 tỷ đồng; 4 nhà đầu tư Hồng Kông với số tiền 21,8 tỷ; 3 nhà đầu tư Hàn Quốc với số tiền 3,3 tỷ đồng ...
Bộ Tài chính đã báo cáo Thủ tướng Chính phủ về những khó khăn trong việc giải quyết bồi thường bảo hiểm đối với các DNBH bị thiệt hại và đề xuất một số giải pháp và đã được Chính phủ chấp thuận.
Theo đó, cho phép các DNBH được áp dụng cơ chế bồi thường rút gọn, cụ thể như sau: Trường hợp DN bị thiệt hại không cung cấp được đầy đủ hồ sơ, tài liệu, chứng từ liên quan đến việc xác định đối tượng thiệt hại, mức độ thiệt hại thì DNBH căn cứ các tài liệu sau để xem xét, giải quyết bồi thường bảo hiểm; Kết luận của cơ quan có thẩm quyền của địa phương về nguyên nhân thiệt hại; Xác định mức độ thiệt hại thực tế của DNBH trên cơ sở hồ sơ, tài liệu, chứng từ lưu trữ của cơ quan có thẩm quyền của địa phương; Bản kê khai thiệt hại của DN bị thiệt hại.
Ngoài ra, DNBH được chi hỗ trợ cho các DN bị thiệt hại nhưng không thuộc phạm vi bảo hiểm (chi bồi thường thiện chí) và khoản chi này được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập DN. Đồng thời, làm việc với từng DNBH để thực hiện yêu cầu, hướng dẫn, vận động các DNBH hỗ trợ cho các DN tham gia bảo hiểm bị thiệt hại.
Để sớm hỗ trợ các DN bị thiệt hại, Bộ Tài chính đã vận động các DNBH thực hiện tạm ứng tiền bồi thường cho các DN bị thiệt hại.
Bộ Tài chính cho biết, trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương tiếp tục xem xét, tạm ứng bồi thường cho các DN bị thiệt hại tại tỉnh Hà Tĩnh, Đồng Nai.
Ngành Hải quan triển khai đồng bộ nhiều giải pháp
Thực hiện chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan và Hải quan địa phương đã có nhiều văn bản và các hoạt động cụ thể hỗ trợ cho DN bị thiệt hại.
Các Cục Hải quan đã hỗ trợ giải quyết thủ tục hành chính, khôi phục chứng từ cho các DN (Đồng Nai 14 DN, Bình Dương 20 DN); thực hiện thông quan hàng hoá cho hàng chục Tờ khai NK của DN bị thiệt hại còn có nợ thuế, với số nợ thuế Hải quan là: 100,743 tỷ đồng (Hải quan Bình Dương: 37,552 tỷ đồng, Hải quan Đồng Nai: 63,191 tỷ đồng).
Tại Cục Hải quan Bình Dương, đã hỗ trợ khôi phục hồ sơ, chứng từ cho 20 DN (trong đó: Có 6 DN đã được hỗ trợ sao lục hồ sơ Hải quan; Có 8 DN đã được hỗ trợ khôi phục Danh mục nợ không thanh toán được (NPL), danh mục sản phẩm và định mức; Có 6 DN đã được khôi phục dữ liệu).
Cục Hải quan Đồng Nai đã có văn bản thông báo đến các DN trên địa bàn về việc triển khai các các biện pháp để các Chi cục Hải quan trực thuộc hỗ trợ, giúp đỡ các DN ổn định hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu; thực hiện dịch văn bản hướng dẫn ra tiếng Hoa để hỗ trợ DN.
Tính đến ngày 12-6, các Chi cục Hải quan trực thuộc Cục Hải quan Đồng Nai đã thực hiện hỗ trợ cho tổng cộng 14 DN bị thiệt hại. Trong đó: Hỗ trợ cho 1 DN bị mất chữ ký số; Hỗ trợ giải quyết cho 2 DN được sao y tờ khai thất bị thất lạc; Hỗ trợ 7 trường hợp khai báo và cung cấp dữ liệu khai báo hải quan, dữ liệu thanh khoản; Hỗ trợ giải quyết cho 2 trường hợp nợ chứng từ thuộc hồ sơ hải quan, nợ chứng từ thuộc hồ sơ quyết toán nguyên phụ liệu...
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Cục Hải quan Hà Tĩnh đã bố trí cán bộ, công chức làm việc 24/7, hướng dẫn, tạo điều kiện thuận lợi cho DN bị thiệt hại khai báo trên hệ thống VNACCS và thông quan hàng hóa nhanh chóng. Đối với các tờ khai của các DN bị thiệt hại đã quá hạn 15 ngày phải hủy, đã hướng dẫn các DN kê khai lại để sớm thông quan hàng hóa.
Hải quan Hà Tĩnh đã hỗ trợ Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh đăng ký bổ sung mặt hàng gạch chịu lửa vào danh mục miễn thuế nhập khẩu của hạng mục Xưởng luyện cốc.
Về thực hiện các giải pháp miễn, giảm thuế, hiện nay các Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, chưa thực hiện các biện pháp miễn, giảm thuế do các DN chưa có thống kê chi tiết các thiệt hại và chưa nhận được yêu cầu của các DN bị thiệt hại.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Theo Bộ Tài chính, đây mới chỉ là những kết quả bước đầu và cần có thêm thời gian để thấy rõ hơn kết quả và hiệu quả của các giải pháp. Tuy nhiên, có thể thấy những nỗ lực, biện pháp kịp thời của Chính phủ, các Bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan đã đóng góp tích cực vào việc giúp đỡ, hỗ trợ các DN bị thiệt hại quay trở lại hoạt động, ổn định tâm lý nhà đầu tư và môi trường đầu tư tại Việt Nam.
Bộ Tài chính đã thành lập Tổ công tác hỗ trợ DN bị thiệt hại do một đồng chí Thứ trưởng làm tổ trưởng và Lãnh đạo các đơn vị là thành viên.
Tại từng đơn vị (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Cục Giám sát bảo hiểm) đều thành lập các Tổ thường trực hỗ trợ DN thiệt hại để chỉ đạo trong hệ thống và hỗ trợ địa phương triển khai các giải pháp hỗ trợ DN bị thiệt hại.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Nguồn Báo Hải Quan
Responses
0 Respones to "Nỗ lực hỗ trợ DN bị thiệt hại đã có kết quả bước đầu"
Đăng nhận xét