Mức cổ tức được chi trả trong các năm 2013, 2014 quanh ngưỡng 10%.
Hai chiều cổ tức…
Giảm có Tổng Công ty cổ phần (CTCP) Tái bảo hiểm quốc gia Việt Nam (Vinare), Tập đoàn Bảo Việt, Tổng CTCP Bảo hiểm Sài Gòn – Hà Nội (BSH). Tăng có CTCP PVI (PVI), Công ty Tái bảo hiểm PVI (PVI Re). Trong khi Tổng CTCP Bảo hiểm Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIC) và Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (PTI) giữ nguyên tỷ lệ trả cổ tức 10%, nhưng BIC trả bằng cổ phiếu thay vì tiền mặt như nhiều năm trước.
Dẫu giảm kế hoạch trả cổ tức năm 2014 từ 20% xuống 15%, nhưng Vinare vẫn là DN bảo hiểm đại chúng trả cổ tức cao nhất khi Tập đoàn Bảo Việt giảm tỷ lệ cổ tức từ 15% xuống 13%. BSH giảm từ 6% năm 2012 xuống 3,5% năm 2013.
Ở chiều ngược lại, một số DN như PVI Holdings… lại lên kế hoạch tăng cổ tức cho cổ đông, dù mức tăng không quá lớn.
Với PVI Holdings thì việc tăng cổ tức được áp dụng ngay trong năm 2013. Cụ thể, DN này đã quyết định dự chi thêm 22 tỷ đồng để tăng cổ tức cho cổ đông từ 9% như cam kết ban đầu lên 10%. Tuy nhiên, năm 2014, Công ty vẫn để kế hoạch trả cổ tức 9% bằng tiền mặt. Trong khi các năm từ năm 2012 trở về trước, PVI luôn duy trì đều đặn tỷ lệ 15% cổ tức bằng tiền.
Dẫu giữ nguyên mức trả cổ tức như năm 2013, nhưng với PTI, mức cổ tức năm nay cũng giảm so với các năm trước đó (12%).
… trong bài toán chia – giữ
Theo lãnh đạo Vinare, năm 2014, Công ty dự kiến bổ sung vốn điều lệ 30% từ thặng dư phát hành và lợi nhuận chưa phân phối, nên cần thiết phải điều chỉnh tỷ lệ trả cổ tức từ 20% xuống 15%.
Tại PVI Re, năm 2014, Công ty đặt kế hoạch trả cổ tức 12%, trong khi năm 2013 là 3,5%. Tuy nhiên, tỷ lệ 12% không được nói rõ là trả theo hình thức nào, tiền mặt hay cổ phiếu.
Lãnh đạo PVI Re cho biết, nhiều khả năng Công ty sẽ chi trả cổ tức bằng tiền do kế hoạch lợi nhuận mà DN này đặt ra cho năm 2014 khá cao, 109 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, tăng 184,7% so với thực hiện năm 2013. Còn về mức cổ tức 3,5% trả cho năm 2013 thì thực chất chỉ là mức chi trả cho 3 tháng cuối năm 2013 do Công ty mới đi vào hoạt động.
Hay với PVI Holdings, với kế hoạch trả 9% cổ tức năm 2014, theo lãnh đạo DN này, nếu kế hoạch kinh doanh thay đổi do tình hình thực tế thì HĐQT cũng trình cổ đông ủy quyền phê duyệt kế hoạch kinh doanh điều chỉnh nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ chia cổ tức 9%. Năm 2014, Công mẹ- PVI Holdings đặt kế hoạch doanh thu 528 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 243 tỷ đồng.
Và câu chuyện cổ đông lớn
Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng Nhìn vào mức cổ tức được chi trả trong các năm 2013, 2014 quanh ngưỡng 10%, có thể thấy tính ổn định tương đối trong hoạt động của các DN bảo hiểm. Cổ tức có tăng, có giảm nhưng hầu hết chỉ tăng/giảm không đáng kể. Chính bởi vậy, cổ phiếu DN bảo hiểm lâu nay vẫn được coi là địa chỉ tin cậy của các nhà đầu tư dài hạn.
Trong mùa đại hội cổ đông năm nay, trong số 8 DN bảo hiểm công bố kế hoạch tăng vốn là Bảo Việt, PJICO, Vinare, PTI, PVI Re, BSH, BIC và Bảo Long thì có 3 DN lên kế hoạch phát hành cho cổ đông chiến lược là Bảo Việt, BIC và PTI. Tính đến thời điểm nay, trong số các DN bảo hiểm đại chúng, có 5 DN đã có cổ đông chiến lược nước ngoài, đó là Bảo Minh (AXA), Bảo Việt (Sumitomo Life), PVI (Talanx, OIF), AAA (IAG) và GIC (ERGO).
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Có thể thấy, tại các mùa đại hội cổ đông của DN bảo hiểm vài năm gần đây, do trong cơ cấu cổ đông chủ yếu là cổ đông lớn, cổ đông chiến lược nên với cái nhìn dài hạn, các cổ đông này không quá đặt nặng vấn đề cổ tức ít hay nhiều. Thậm chí, trước ngày diễn ra đại hội, các bên thường ngồi bàn trước, nên sự chất vấn của cổ đông với ban lãnh đạo DN ngay tại đại hội về việc cổ tức tăng hay giảm cũng không còn “nóng”. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Quận Ba đình
Responses
0 Respones to "Cổ tức doanh nghiệp bảo hiểm: Không cao nhưng ổn định"
Đăng nhận xét