Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm từng bước khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (DN) thời gian qua. Song nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định về chế tài xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm tăng tính răn đe, hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhà nước.
Cần bổ sung các quy định về chế tài xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự.
Sau khi Luật DN Nhà nước (DNNN) hết hiệu lực từ ngày 1/7/2010, việc thành lập và hoạt động của DNNN thực hiện theo quy định của Luật DN năm 2005. Mô hình tổ chức và hoạt động của DNNN cơ bản đã được điều chỉnh theo khung pháp luật chung cùng với các DN thuộc thành phần kinh tế khác, nhưng việc quản lý và giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của DN mới chỉ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật.
Các quy định này đã trao quyền cho DN chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước; tăng thu ngân sách và tạo việc làm cho người lao động. Cụ thể, vốn nhà nước đầu tư vào DN được bảo toàn và phát triển, tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên trên 921.000 tỷ đồng năm 2012 và tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, tổng công ty.
Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúcPhần lớn các DNNN hoạt động có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của DNNN trong giai đoạn 2007 – 2012 tuy gặp khó khăn, nhưng vẫn đạt trung bình khoảng 16%/năm. Số DN thua lỗ và hòa vốn giảm mạnh, từ 60% xuống còn 20% năm 2012. Nộp ngân sách tăng bình quân 10 – 30%.
Tuy nhiên, cơ chế chính sách cho DNNN và hoạt động của DNNN cũng đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Cụ thể, các quy định pháp lý điều chỉnh các nhóm nội dung liên quan đến DNNN chưa được luật hóa kể từ thời điểm Luật DNNN hết hiệu lực. Trong khi đó, Luật DN năm 2005 chỉ tập trung điều chỉnh việc thành lập, mô hình tổ chức của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả DNNN; nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết được các vấn đề đặc thù của DNNN như việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; phân công, phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN; cơ chế giám sát, công khai, minh bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN.
Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bìnhTại Phiên họp thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, nhiều ý kiến nhất trí với việc ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm từng bước khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN thời gian qua; nâng tầm pháp lý về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN, trên cơ sở kế thừa những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đang thực hiện ổn định, có hiệu quả, bổ sung một số vấn đề đang diễn ra trong thực tiễn cần có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, khắc phục việc đầu tư vốn nhà nước vào DN và việc DN sử dụng vốn, tài sản để đầu tư vào sản xuất kinh doanh không đúng mục tiêu, chiến lược, đầu tư dàn trải, gây thất thoát lãng phí.
Dự thảo Luật đã có những quy định về quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước đầu tư tại DN tại Chương IV. Song, một số đại biểu cho rằng, những quy định này còn thiếu chặt chẽ và thiếu tính răn đe; thiếu quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của DN. Nội dung của nhiều quy định chủ yếu tập trung đề cập đến quyền hạn của đại diện chủ sở hữu và chỉ phải chịu trách nhiệm về vật chất, dân sự nếu xảy ra sai phạm mà chưa gắn với trách nhiệm pháp lý.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam địnhCác đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần quy định rõ chủ sở hữu là ai? Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào? Đồng thời, cần bổ sung các quy định về chế tài xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm tăng tính răn đe, hạn chế tình trạng khi xảy ra sai phạm không xác định được người chịu trách nhiệm, gây lãng phí, thất thoát vốn nhà nước. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với DNNN trong định hướng, tổ chức lại, nâng cao và phân định rõ vai trò quản lý nhà nước.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
Responses
0 Respones to "Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh"
Đăng nhận xét