Hướng dẫn viết hóa đơn GTGT 2016



Hóa đơn giá trị gia tăng (GTGT) là hóa đơn chính thức do Bộ Tài Chính ban hành áp dụng cho các tổ chức cá nhân kê khai và tính thuế theo phương pháp khấu trừ trong các hoạt động kinh doanh, dịch vụ mua bán, vận tải nội địa. Hóa đơn phải lập theo hướng dẫn tại Điều 16 của Thông tư 39/2014/TT-BTC và được hướng dẫn sửa đổi mới nhất tại Điều 3 của Thông tư 26/2015/TT-BTC, ngày 27/2/2015 - Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụcách lập hoá đơn giá trị gia tăng

Cụ thể:

1. Thời điểm lập hóa đơn

- Đối với bán hàng hoá là thời điểm chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng hàng hoá cho người mua, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

- Đối với cung ứng dịch vụ là ngày hoàn thành việc cung ứng dịch vụ, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp tổ chức cung ứng dịch vụ thực hiện thu tiền trước hoặc trong khi cung ứng dịch vụ thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.

- Đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.

2. Nguyên tác lập hóa đơn gia trị gia tăng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên - Người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả các trường hợp hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hoá, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động (trừ hàng hoá luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).

- Nội dung trên hóa đơn phải đúng nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh; không được tẩy xóa, sửa chữa; phải dùng cùng màu mực, loại mực không phai, không sử dụng mực đỏ; chữ số và chữ viết phải liên tục, không ngắt quãng, không viết hoặc in đè lên chữ in sẵn và gạch chéo phần còn trống (nếu có). Trường hợp hoá đơn tự in hoặc hoá đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên hoá đơn thì không phải gạch chéo.

- Hoá đơn được lập một lần thành nhiều liên. Nội dung lập trên hóa đơn phải được thống nhất trên các liên hóa đơn có cùng một số.

- Hoá đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn.



Cách viết:

- Dòng " Ngày...tháng ...năm ": Chính là thời điểm lập hóa đơn đã nêu ở trên.

+ Đối với hóa đơn lần đầu là ngày chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cung ứng dịch vụ.

+ Đôi với hóa đơn điều chỉnh, hàng bán bị trả lại... là ngày hiện tại. Thông thường sẽ trùng với ngày lập biên bản thu hồi hóa đơn viết sai, hay là ngày trả lại hàng hóa.

- Dòng " Họ tên người mua hàng" : ghi đầy đủ họ và tên người mua, trong trường hợp khách hàng không lấy hóa đơn thì ghi là: “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.

- Dòng "Tên đơn vị": ghi tên công ty của khách hàng theo đúng như trên giấy phép đăng ký kinh doanh.

- Dòng "Mã số thuế": Viết mã số thuế của công ty đó.

- Dòng " Địa chỉ" : ghi địa chỉ ĐKKD.

Người bán phải ghi đúng tiêu thức “mã số thuế” của người mua và người bán.

Tiêu thức “tên, địa chỉ” của người bán, người mua phải viết đầy đủ, trường hợp viết tắt thì phải đảm bảo xác định đúng người mua, người bán.

Trường hợp tên, địa chỉ người mua quá dài, trên hóa đơn người bán được viết ngắn gọn một số danh từ thông dụng như: "Phường" thành "P"; "Quận" thành "Q", "Thành phố" thành "TP", "Việt Nam" thành "VN" hoặc "Cổ phần" là "CP", "Trách nhiệm Hữu hạn" thành "TNHH", "khu công nghiệp" thành "KCN", "sản xuất" thành "SX", "Chi nhánh" thành "CN"… nhưng phải đảm bảo đầy đủ số nhà, tên đường phố, phường, xã, quận, huyện, thành phố, xác định được chính xác tên, địa chỉ doanh nghiệp và phù hợp với đăng ký kinh doanh, đăng ký thuế của doanh nghiệp.

Trường hợp tổ chức bán hàng có đơn vị trực thuộc có mã số thuế trực tiếp bán hàng thì ghi tên, địa chỉ, mã số thuế của đơn vị trực thuộc. Trường hợp đơn vị trực thuộc không có mã số thuế thì ghi mã số thuế của trụ sở chính.

- Cột " STT" : ghi lần lượt số thứ tự các mặt hàng. Lưu ý: mặt hàng đầu tiên ghi là " 01", nếu mặt hàng 01 này có tên hàng hóa dài và phải ghi xuống dòng thứ 2 thì số thứ tự của mặt hàng số 02 sẽ ghi ở dòng thứ 3.

- Cột " Tên hàng hóa, dịch vụ" ghi đầy đủ tên mặt hàng như lúc nhập ( nếu là hàng hóa). Trường hợp người bán quy định mã hàng hoá, dịch vụ để quản lý thì khi ghi hoá đơn phải ghi cả mã hàng hoá và tên hàng hoá.

- Cột "Đơn vị tính" : Nhập vào đơn vị tính là gì thì khi xuất phải viết đúng như vậy.

Chú ý: Trường hợp kinh doanh dịch vụ thì trên hóa đơn không nhất thiết phải có tiêu thức “đơn vị tính”” ( Theo khoản 2 - điều 5 của TT 119/2014/TT-BTC)

- Cột " Số lượng": ghi số lượng của hàng hóa bán ra.

- Cột " Đơn giá" : viết giá bán chưa thuế

- Cột " Thành tiền" ghi tổng giá trị của đơn giá X Số lượng.

Thông thường một tờ hóa đơn sẽ có 10 dòng, nếu không ghi hết các dòng trên hóa đơn, kế toán phải gạch chéo phần còn lại. Chú ý gạch chéo tất cả các chỉ tiêu từ cột " STT" đến Cột " Thành Tiền".

- Dòng "Cộng tiền hàng" là tổng cộng ở cột "thành tiền".

- Dòng "Thuế xuất" ghi mức thuế xuất của hàng hóa dịch vụ ( 0%,5%, 10%). Trường hợp các mặt hàng có các mức thuế xuất khác nhau phải được lập ra các hóa đơn khác nhau. mặt hàng không chịu thuế kế toán gạch chéo "/".

- Dòng " Tiền thuế GTGT" được xác định = " Cộng tiền hàng" X " Thuế xuất". (không chịu thuế thì gạch chéo.)

- Dòng " Tổng cộng tiền thanh toán" = " Cộng tiền hàng" + " Tiền thuế GTGT"

- Dòng " Số tiền viết bằng chữ": kế toán ghi diễn giải số tiền ở dòng " Tổng cộng tiền thanh toán"

Lưu ý: Đồng tiền ghi trên hoá đơn: Đồng tiền ghi trên hoá đơn là đồng Việt Nam. Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt. Ví dụ: 10.000 USD - Mười nghìn đô la Mỹ.

Người bán đồng thời ghi trên hoá đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hoá đơn.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá.

- Chỗ " Người mua hàng" ký : ai là người đi mua hàng thì ký và ghi rõ họ tên. Trong trường hợp bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX thì người mua hàng không nhất thiết phải ký, ghi rõ họ tên trên hoá đơn. Khi lập hoá đơn tại tiêu thức “người mua hàng (ký, ghi rõ họ tên)”, người bán hàng phải ghi rõ là bán hàng qua điện thoại, qua mạng, FAX.

- Chỗ " Người bán hàng" ký: Người lập hóa đơn sẽ ký vào đây.

- Chỗ " Thủ trưởng đơn vị" ký : giám đốc công ty ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên. Trong trường hợp giám đốc đi vắng không thể ký lên hóa đơn thì phải có giấy ủy quyền ủy nghiệm ký lên hóa đơn chứng từ cấp dưới (có thể là kế toán trưởng hay phó giám đốc) lúc này dấu sẽ được đóng trên góc tay trái của hóa đơn, ai được ủy quyền thì ký vào chỗ này.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Tổng hợp


[Read More...]


Lễ ra mắt hiệp hội kế toán Quốc tế AIA



Ngày 20/10/2016 tại khách sạn Crowne Plaza, Hiệp hội Kế toán Quốc tế AIA đã tổ chức lễ ra mắt văn phòng đại diện tại Việt Nam.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
Đại diện các tổ chức chụp ảnh lưu niệm

Lễ ra mắt có sự tham dự của đại diện từ các tổ chức Quốc tế hoạt động tại Việt Nam như Đại sứ Giles Lever - Đại sứ quán Vương Quốc Anh, ngài Lord Puttnam - Đặc phái viên Thương mại và Văn hóa của thủ tướng Anh tại Việt Nam, ngài Richard R.C. Shih - trưởng đại diện Văn phòng văn hóa kinh tế văn hóa đài bắc tại Hà nội, Hội trưởng hội thương gia Đài Loan tại Hà Nội; đại diện các hiệp hội hành nghề kế toán kiểm toán như VACPA, các đối tác đào tạo của AIA Đại học Thành Đô, Đại học Thành Tây cùng đại diện các trường đại học và các bạn sinh viên trên địa bàn Hà nội...

Bà Sharon Gorman - Giám đốc phát triển toàn cầu AIA cho biết: "Chúng tôi rất hi vọng giới thiệu chứng chỉ nghề nghiệp kế toán quốc tế AIA đến những người làm trong lĩnh vực kế toán - tài chính - ngân hàng, cũng như các bạn sinh viên chuyên ngành này, đóng góp vào việc nâng cao chất lượng đội ngũ kế toán viên, kiểm toán viên tại Việt Nam lên tầm quốc tế.

AIA là một tổ chức kế toán viên chuyên nghiệp trên toàn cầu, với lịch sử hơn 85 năm hoạt động. Chứng chỉ AIA được công nhận tại châu Âu (EU), châu Á, Mỹ và nhiều quốc gia và khu vực. Với mạng lưới phủ khắp 86 quốc gia trên thế giới, số lượng hội viên của AIA không ngừng tăng lên và hiện con số là hơn 150 nghìn người.

Bằng việc ra mắt văn phòng đại diện tại Việt Nam, AIA một lần nữa thể hiện cam kết mạnh mẽ của mình trong việc hỗ trợ và phát triển ngành kế toán kiểm toán tại Việt Nam trong việc hội nhập với thị trường quốc tế

Bà Joanna Liu - trưởng đại diện Hiệp hội kế toán AIA tại Việt Nam chia sẻ: “Chúng tôi muốn cung cấp nhiều sự lựa chọn hơn cho sinh viên, sinh viên có thể tham dự chương trình học AIA ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Sau khi tốt nghiệp các bạn không chỉ nhận được bằng tốt nghiệp đại học mà còn có cả chứng chỉ nghề nghiệp quốc tế, điều này sẽ tạo thuận lợi rất nhiều khi ứng tuyển vào các doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp nước ngoài, đồng thời tăng cơ hội thăng tiến nghề nghiệp.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Huân tước Lord Puttnam - Đặc phái viên Thương mại và Văn hóa của thủ tướng Anh tại Việt Nam chia sẻ “Ông đánh giá cao tính chuyên nghiệp, sự công chính trong hoạt động kế toán, vì vậy ngài tin tưởng rằng chương trình học mang tính quốc tế của AIA sẽ đạt được thành công tại thị trường Việt Nam.”

Ông Phạm Sỹ Danh - Chủ tịch Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam cho biết: "VACPA hoan nghênh và ủng hộ phương châm hoạt động của AIA. Tôi tin rằng, trong thời gian tới, Hiệp hội Kế toán quốc tế (AIA) tại Việt Nam, Công ty CSKM Global Institute Ltd sẽ phát huy được các kết quả đáng mong đợi, hoàn thành tốt mục tiêu đặt ra là đào tạo được thế hệ kế toán viên đạt đẳng cấp quốc tế thông qua cung cấp các chứng chỉ có chất lượng, phù hợp và cải tiến, tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kế toán, kiểm toán cho doanh nghiệp, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam”.

Hiệp hội kế toán quốc tế AIA với sự đồng hành của công ty CSKM GLOBAL INSTITUE - Đại diện AIA tại Việt Nam. Công ty CSKM đã có nhiều kinh nghiệm trong việc phát triển chương trình học AIA tại Đài Loan, đến Việt Nam AIA và CSKM Việt Nam trong thời gian qua đã có nhiều hoạt động giới thiệu chứng chỉ kế toán quốc tế AIA đến với các trường đại học trong nước. Chỉ trong thời gian ngắn, AIA đã tiến hành ký kết thỏa thuận miễn giảm môn học cho trường Đại học Thành Đô và Đại học Thành Tây. AIA hiện tại đang tiến hành đàm phán với các trường đại học khác và hy vọng sẽ ký kết công nhận chương trình học tương đương trong tương lai. Điều này sẽ tạo điều kiện dễ dàng hơn cho sinh viên, cũng như giảng viên khi theo học các chứng chỉ quốc tế, giảm chi phí và thời gian đào tạo mà vẫn đảm bảo chất lượng chương trình học. Hoạt động này thể hiện nỗ lực trong việc xúc tiến nhằm phổ biến chứng chỉ AIA đối với sinh viên, giảng viên cũng như nhân sự ngành tài chính, kế toán kiểm toán tại Việt Nam.

Cũng nhân dịp này, đại diện Hiệp hội kế toán quốc tế AIA - Giám đốc phát triển AIA toàn cầu bà Sharon Gorman đã trao chứng nhận trung tâm đào tạo chương trình AIA cho trường đại học Thành Tây và đại học Thành Đô.

Trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào Việt Nam ngày một nhiều, đặc biệt là sau khi Việt Nam gia nhập TPP. Nguồn nhân sự kế toán kiểm toán chất lượng cao vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Sự ra đời của Hiệp hội kế toán quốc tế AIA tại Việt Nam rất kịp thời đúng lúc, chương trình học AIA theo tiêu chuẩn quốc tế, đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp và xã hội.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại thanh xuân Theo dantri


[Read More...]


Rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận ATTP




Đây là nội dung mới nổi bật tại Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT sửa đổi Thông tư 48/2013/TT-BNNPTNT về kiểm tra, chứng nhận an toàn thực phẩm (ATTP) thủy sản xuất khẩu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Theo đó, thời gian xử lý hồ sơ đăng ký cấp Giấy chứng nhận ATTP đối với thủy sản xuất khẩu đã được rút ngắn hơn so với hiện nay.

Thông tư quy định, Ttong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ đăng ký, Cơ quan kiểm tra, chứng nhận phải thẩm xét tính hợp lệ của hồ sơ, hướng dẫn Cơ sở bổ sung những nội dung còn thiếu hoặc chưa đúng quy định.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hai bà trưng
Nếu hồ sơ hợp lệ, trong thời gian 03 ngày (quy định hiện nay là 05 ngày), Cơ quan có thẩm quyền thông báo thời điểm dự kiến thẩm định tại Cơ sở nhưng không quá 07 ngày (hiện nay là 10 ngày) kể từ ngày nhận đủ hồ sơ.

Ngoài ra, Thông tư cũng sửa đổi một số quy định về phí; cấp chứng thư và kiểm tra đột xuất.

Thông tư 02/2017/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành từ 30/3/2017.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận đống đa
Theo tapchitaichinh
[Read More...]


Kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả dành cho quản lý cửa hàng, thủ kho, kế toán kho



Quản lý nghiệp vụ kho hàng là công việc tập trung giải quyết các nghiệp vụ bố trí, định vị kho, sắp xếp kệ chứa hàng, hàng hóa; các phương thức bảo quản hàng hóa, quy trình hóa nghiệp vụ nhập, xuất, và tổ chức quản lý sổ sách hàng hóa trong kho bãi.
Sự chuyên nghiệp trong quản lí kho hàng góp phần hỗ trợ các khâu lập kế hoạch, lập mô hình dự trữ, mô hình tiêu thụ, đồng thời giúp giảm thiểu chi phí kho, có quyết định kịp thời đối với hàng chậm luân chuyển trong kho. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ những kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả dành cho quản lý cửa hàng, thủ kho, kế toán kho.

• Tăng hiệu quả vốn lưu động nhờ quản lý kho tốt
• 9 lời khuyên hữu ích giúp doanh nghiệp quản lý kho hàng tốt hơn

1. Những kinh nghiệm quản lý kho không thể bỏ qua

Thủ kho phải lập sơ đồ kho thông qua hệ thống kệ chứa hàng, phân bổ chủng loại hàng hóa theo từng kệ để hàng. Khi phát sinh hàng hoá mới hay thay đổi cách sắp xếp thì thủ kho phải cập nhật vào sơ đồ hệ thống nhà kho (sơ đồ kho phải ghi rõ ngày cập nhật).

Khi xuất nhập hàng
+ Kiểm tra các chứng từ yêu cầu nhập xuất hàng theo đúng quy định.
+ Thực hiện việc nhập và xuất hàng cho cá nhân liên quan.
+ Nhận các chứng từ giao hàng, yêu cầu xuất hàng, lưu và chuyển cho bộ phận mua hàng hoặc kế toán theo quy định.

Theo dõi hàng hóa xuất nhập tồn
+ Ghi phiếu nhập, phiếu xuất kho, phiếu ghi chú trên các kệ chứa hàng
+ Trực tiếp nhập phiếu xuất vào phần mềm.
+ Theo dõi số lượng xuất nhập tồn hàng ngày và đối chiếu với định mức tồn kho tối thiểu.

Theo dõi hàng tồn kho tối thiểu
+ Đảm bảo tất cả các loại hàng hóa phải có định mức tồn kho tối thiểu.
+ Nếu số lượng hàng hóa xuất/nhập biến động, phải đề xuất Giám đốc thay đổi định mức tồn kho tối thiểu cho phù hợp.
+ Theo dõi số lượng tồn kho tối thiểu hàng ngày.

Thực hiện thủ tục đặt hàng của kho
+ Định kỳ theo kế hoạch lập các phiếu yêu cầu mua hàng hoặc đơn hàng nhập khẩu.
+ Theo dõi quá trình nhập hàng thông qua phiếu ghi chú trên giá kệ hàng, đôn đốc việc mua hàng.
+ Trực tiếp làm thủ tục mua hàng và theo dõi nhập hàng.

Sắp xếp hàng hóa trong kho
+ Trực tiếp sắp xếp các loại hàng hóa trong kho.
+ Sắp xếp hàng hóa tránh bị ướt, đổ vỡ…
+ Lập sơ đồ kho và cập nhật sơ đồ kho khi có phát sinh hàng hóa.

Đảm bảo tiêu chuẩn hàng hóa trong kho
+ Sắp xếp hàng hóa trong kho đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
+ Với loại hàng mau hư thì phải quản lý theo nguyên tắc nhập trước xuất trước FIFO (First In First Out)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Tuân thủ quy định về phòng cháy chữa cháy (PCCC) và an toàn trong kho
+ Tuyệt đối đảm bảo quy tắc PCCC trong kho.
+ Định kỳ hàng tháng kiểm tra lại các giá kệ chứa hàng tránh kệ bị gãy đổ…

kinh_nghiem_quan_ly_kho

2. Một số sai lầm thường gặp phải trong quản lý hàng tồn kho

Dưới đây sẽ đề cập đến những sai lầm mà các doanh nghiệp thường xuyên mắc phải trong hoạt động quản lý hàng tồn kho của doanh nghiệp mình.

Không xác định định mức tồn kho định kì.
Định mức hàng tồn trong nhà kho là số lượng hàng hóa được xác định và luôn được duy trì trong kho để đảm bảo cung ứng kịp thời khi có nhu cầu sử dụng phát sinh, đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra liên tục, không bị gián đoạn.
Nếu doanh nghiệp chỉ quản lý xuất, nhập hàng hóa trong kho một cách đơn thuần mà không có kế hoạch tính toán, chuẩn bị cho lượng hàng hóa/vật tư định mức cần thiết tồn trong kho để đối phó với những tình huống bất ngờ thì doanh nghiệp sẽ có nguy cơ đối mặt với việc bỏ lỡ nhiều cơ hội kinh doanh hoặc công việc kinh doanh bị gián đoạn. Tuy nhiên, việc để hàng tồn nhà kho quá lớn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp cũng như làm tăng nhiều chi phí bảo quản, mặt bằng,…để lưu trữ hang hóa.

 đăng ký nhận tài liệu quy trình quản lý nghiệp vụ kho hàng

Không sắp xếp hàng hóa vật tư khoa học
Hàng hóa được sắp xếp khoa học trên các giá kệ hàng là một trong những yếu tố giúp việc tìm kiếm, vận chuyển, xuất nhập kho được tiến hành nhanh hơn, tiết kiệm thời gian và sức lực. Những hàng hóa được sử dụng thường xuyên, số lượng lớn nên để ở vị trí gần với cửa ra vào và ngược lại. Có được cách sắp xếp, bố trí hàng hóa, vật tư khoa học là một trong những yếu tố giúp tiết kiệm diện tích kho bãi, gia tăng năng suất lao động cùng với việc tra xuất, quản lý, kiểm soát được thuận tiện, dễ dàng hơn. Tuy nhiên, hầu hết các công ty đều gặp khó khăn trong việc sắp xếp hàng hóa vật tư khoa học trên cả sổ sách lẫn trong kho bãi.

Không kiểm tra hàng hóa vật tư định kì thường xuyên
Đây là một trong những sai lầm phổ biến nhất của nhiều người quản lý kho hàng khi số lượng hàng hóa, nguyên vật liệu trong kho quá lớn và không được sắp xếp khoa học thì việc kiểm tra, thống kê lại càng khó khăn hơn. Công tác kiểm tra hàng hóa vật tư định kì thường xuyên là một hoạt động cần thiết để xác định lượng hàng hóa thực tế trong kho với trên giấy tờ, sổ sách quản lý có chính xác hay không? Đây cũng là một hoạt động giúp hàng hóa được luân chuyển liên tục, tránh tình trạng hàng hóa/vật tư bị hỏng hóc, hao mòn, giảm giá trị sử dụng trong kho mới được thanh lý.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy
Không dành thời gian tìm hiểu hết các tính năng của phần mềm, cũng như đầu tư cho đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ.
Muốn quản lý hàng tồn kho hiệu quả thì phải kết hợp nhiều cách với nhau:
- Chi tiết hàng hóa đến mức có thể, càng chi tiết càng tốt.
- Hệ thống nội bộ nên tự kiểm soát lẫn nhau. Hàng nhập và hàng bán sẽ được sự theo dõi độc lập của kế toán, thủ kho, bán hàng, và kinh doanh (nếu có).
- Thường xuyên kiểm kê và kiểm kê bất chợt.
- Sắp xếp hàng hóa một cách khoa học để kiểm kê nhanh và chính xác.

Hiện nay có rất nhiều các phương thức chi tiết giúp các doanh nghiệp quản lý kho tối ưu, doanh nghiệp có thể sử dụng hiệu quả với các ghi chép, sổ sách để kiểm soát hàng hóa, hoăc sử dụng các công cụ hỗ trợ như excel hay các phần mềm như phần mềm quản lý kho hiệu quả MISA SME.NET 2017. Phần mềm MISA SME.NET 2017 là phần mềm hỗ trợ đắc lực cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp tốn ít thời gian, chi phí thuê người quản lý kho, chi phí kiểm tra những vẫn có được hiệu quả như mong muốn.
Với những tính năng nổi bật của mình, MISA SME.NET 2017 đã giúp nhiều doanh nghiệp không còn gặp khó khăn trong quá trình quản lý kho, mang đến sự hài lòng và ưng ý trong quá trình sử dụng. Nếu doanh nghiệp bạn vẫn còn nhiều vấn đề trong quá trình quản lý kho, hãy dùng thử ngay phần mềm MISA SME. NET 2017 để có những trải nghiệm đặc biệt ngay trên phần mềm.



lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại quận 3 MISA


[Read More...]


Tổng hợp kinh nghiệm hay để kiểm tra, đối chiếu sổ sách kế toán




Đối chiếu báo cáo tồn kho và chi tiết tài khoản kho; đối chiếu tờ khai và chứng từ bán hàng, mua hàng; đối chiếu sổ chi tiết công nợ và chi tiết tài khoản công nợ,...với nhiều loại báo cáo khác nhau khiến kế toán gặp khó khăn trong công tác kiểm tra, đối chiếu. Tuy nhiên, các doanh nghiệp hiện nay đang sử dụng excel hoặc phần mềm đơn giản không thể tự động đối chiếu sổ sách với chứng từ dẫn đến không phát hiện được sai sót và chệnh lệch để xử lý hoặc có phát hiện được nhưng cũng mất thời gian để đối chiếu và điều chỉnh.

I. Quy trình kiểm tra, đối chiếu sổ sách kế toán chi tiết được thực hiện và phân loại theo mục đích làm sổ sách kế toán như sau:
1. Đối chiếu số liệu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái).
2. Rà soát lại toàn bộ nghiệp vụ phát sinh dựa trên định khoản hóa đơn đầu vào - đầu ra của số sách kế toán.
3. Đối chiếu công nợ khách hàng theo từng tháng, quý, năm
4. Rà soát toàn bộ các khoản phí phải trả
5. Hoàn thiện và kiểm tra dữ liệu nhập khai báo thuế hải quan trên hóa đơn đầu vào, đầu ra, kê khai thuế.
6. Kiểm tra xem đầu vào và đầu ra hóa đơn có cân đối không
7. Các mục định khoản và khoản phải thu, phí phải trả có hợp lý không
8. Rà soát lại các bảng lương xem có đầy đủ số liệu với số cái TK334 và trên bảng lương có khớp không.
9. Rà soát lại các khoản phải thu và phải trả xem đã đúng chưa.

kiểm tra, đối chiếu sổ sách kế toán

II. Các hình thức kiểm tra, đối chiếu số sách kế toán chi tiết
1. Hình thức làm kiểm tra trên sổ nhật ký chung
Kế toán phải kiểm tra và rà soát lại những định khoản xem nghiệp vụ “Nợ - Có” đúng không.
Xem lại số tiền chuyển vào mỗi tháng đúng chưa, dựa trên số phát sinh ở nhật ký chung = Tổng các phát sinh trên bảng cân đối tài khoản.
2. Kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán trên bảng cân đối tài khoản
Hạch toán kiểm tra tổng dư nợ đầu kỳ = Tổng số dư có ở đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước khi kết chuyển
 Tính tổng phát sinh nợ trong kỳ = Tổng phát sinh có ở trong kỳ = Tổng phát sinh trên nhật ký chung.
Tính tổng dư nợ cuối kỳ = Tổng dư có tại cuối kỳ
Nguyên tắc kiểm tra: Tổng phát sinh bên nợ = Tổng phát sinh bên có

3. Kiểm tra tài khoản 1111 tiền mặt
 Số dư nợ đầu kỳ tại số cái của TK 1111 = Dựa trên số dư nợ đầu kỳ của TK 1111 được tính trên bảng cân đối TK phát sinh = Tổng số dư nợ đầu kỳ ký quỹ tiền mặt.
 Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Phát sinh nợ có TK 1111 tính bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh nợ có sổ quỹ tiền mặt.
 Số nghiệp vụ dư nợ cuối kỳ của sổ cái TK1111 = Số dư nợ TK1111 cuối kỳ tính trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ cuối kỳ có sổ quỹ tiền mặt.
4. Cách kiểm tra TK 112 tiền gửi ngân hàng
Kiểm tra số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 có trên bảng tính cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ của sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.
 Kiểm tra lại số phát sinh nợ hoặc có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Và số phát sinh nợ tiền gửi ngân hàng hoặc tiến hành sao kê = Số tiền phát sinh đã rút – số đã nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.
 Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ Sổ tiền gửi ngân hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.
5. Hướng dẫn kiểm tra tài khoản TK 131
Kiểm tra số cái TK 131 – Nhận ký bán hàng – Tính trên bảng công nợ phải thu khách hàng – Công nợ phải thu khách hàng trong từng đối tượng – Số liệu tại cột TK 130, 310 của Bảng cân đối kế toán.
Kiểm tra chi tiết tài khoản 142, 242, 214.
Kiểm tra lại số tiền phân bổ hàng tháng trên bảng phân bổ công cụ dụng cụ xem có khớp với số tiền đã phân bổ trên sổ cái TK142, 242, 214.
6. Kiểm tra đối chiếu sổ sách kế toán TK331
Hạch toán và kiểm tra số cái TK331 – Nhận ký mua hàng – Bảng tổng hợp nợ phải trả – Chi tiết nợ phải trả với từng đối tượng cụ thể – Số liệu được tính ở cột mã TK130, 310 trên bảng cân đối tài khoản kế toán.
7. Mẹo kiểm tra đối chiếu TK334
 Kiểm tra đối chiếu số dư nợ đầu kỳ của sổ cái TK334 = Số dư nợ đầu kỳ của số cái trên TK334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 ở bảng cân đối phát sinh.
Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca).
 Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng phát sinh tiền đã thanh toán + Các khoản giảm trừ về tiền bảo hiểm + số tiền tạm ứng.
 Tổng số phát sinh dư có cuối kỳ = Tổng số dư ở bảng cân đối phát sinh tài khoản…
III. Các cách kiểm tra và đối chiếu sổ sách kế toán
Kiểm tra tra đối chiếu giữa sổ chi tiết với sổ tổng hợp tài khoản (sổ cái)
1. Kiểm tra đối chiếu các nghiệp vụ kinh tế phát sinh với định khoản hạch toán hóa đơn: hóa đơn đầu ra – vào và sổ kế toán
2. Hướng dẫn kiểm tra sổ sách kế toán
3. Kiểm tra dữ liệu nhập và khai báo thuế giữa hóa đơn đầu vào – ra với bảng kê khai thuế.
4. Kiểm tra đầu vào cân đối tài khoản
5. Định khoản các khoản phải thu và phải trả định khoản tài khỏan có đúng không. Kiểm tra lại số liệu TK334 được tính trên bảng lương xem có khớp không, có hồ sơ đầy đủ không.

Cách kiểm tra, đối chiếu số sách kế toán chi tiết
Áp dụng với hình thức sổ Nhật ký chung:
1. a) Rà soát lại các định khoản kế toán xem đã định khoản đối ứng Nợ – Có đúng chưa.
2. b) Kiểm tra xem số tiền kết chuyển vào cuối mỗi tháng đã đúng chưa, tổng phát sinh ở nhật ký chung = Tổng phát sinh ở bảng cân đối tài khoản.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại minh khai hai bà trưng Hướng dẫn thanh lý và tính cân đối tài khoản
1. a) Tổng số dư nợ đầu kỳ = Tổng số dư có đầu kỳ = Số dư cuối kỳ trước kết chuyển sang.
2. b) Tổng phát sinh nợ trong kỳ = Tổng phát sinh có trong kỳ = Tổng phát sinh ở nhật ký chung trong kỳ.
3. c) Tổng số dư nợ cuối kỳ = Tổng số dư có cuối kỳ.
Tính dựa trên nguyên tắc như sau: Tổng phát sinh bên nợ = Tổng phát sinh bên có
Áp dụng với nhóm TK 1111 tài khoản tính tiền mặt :
1. a) Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư nợ đầu kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ đầu kỳ sổ quỹ tiền mặt.
2. b) Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 1111 = Số phát sinh Nợ Có TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh nợ có sổ quỹ tiền mặt.
3. c) Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 1111 = Số dư cuối kỳ TK 1111 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư nợ đầu kỳ sổ quỹ tiền mặt.

Hướng dẫn kiểm tra tài khoản với số chi tiết tiền gửi ngân hàng TK112 tiền gửi ngân hàng
1. a) Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 112 = Số dư nợ đầu kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ đầu kỳ sổ tiền gửi ngân hàng = Số dư đầu kỳ của số phụ ngân hàng hoặc sao kê.
2. b) Số Phát sinh nợ có sổ cái TK 112 = Số phát sinh Nợ Có TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số phát sinh Nợ Có Sổ Tiền Gửi Ngân Hàng hoặc sao kê = Số phát sinh rút ra – nộp vào trên sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.
3. c) Số dư nợ cuối kỳ sổ cái TK 112 = Số dư cuối kỳ TK 112 trên bảng cân đối phát sinh = Số dư Nợ cuối kỳ sổ tiền gửi ngân hàng hoặc sao kê = Số dư cuối kỳ ở sổ phụ ngân hàng hoặc sao kê.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận đống đa Hướng dẫn kiểm tra tài khoản TK 131
1. a) Số Cái TK 131 – Nhận ký bán hàng – Bảng tổng hợp nợ phải tthu – Chi tiết nợ phải thu cho từng đối tượng – Số liệu trong cột mã số 130, 310 của bảng cân đối kế toán.

Cách kiểm tra tài khoản tính theo TK142, TK242, TK 214
214. C) Hướng dẫn kiểm tra số tiền phân bổ hàng than theo bảng tính phân bổ công cụ dụng cụ xem có khớp không với số tiền trên bảng TK142, TK 242, TK 214.

Mẹo kiểm tra số sách với TK331
1. e) Áp dụng đối với sổ cái thuộc nhóm tài khoản theo loại TK 331 – Hướng dẫn nhận ký gửi và mua hàng– Bảng tổng hợp nợ phải trả – Áp dụng với bảng chi tiết tiền nợ phải trả cho từng đối tượng – Số liệu được tính trong cột TK130 và TK310 của bảng cân đối kế toán.
Hướng dẫn hạch toán tính theo TK334:
1. g) Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh.
2. h) Tổng phát sinh có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca).
3. i) Tổng phát sinh nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng.
4. j) Tổng số dư có cuối kỳ = Tổng số dư có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh.

Trên đây là những cách kiểm tra và đối chiếu sổ sách các bạn có thể tham khảo. Tuy nhiên để không còn mất nhiều thời gian cho việc đối chiếu chứng từ, sổ sách kế toán các bạn có thể tham khảo các phần mềm kế toán có thể tự động đối chiếu sổ sách.

Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2017 cung cấp công cụ kiểm tra đối chiếu sổ sách để tự động phát hiện ra chênh lệch và có thể truy xuất ngược để điều chỉnh trực tiếp trên chứng từ gốc, giúp kế toán giảm bớt áp lực trong vấn đề đối chiếu sổ sách, chứng từ kế toán.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bình dương Sưu tầm
[Read More...]


Quy định về chữ viết, chữ số, đơn vị tính sử dụng trong kế toán hiện nay



"Nếu áp dụng sai quy định về chữ viết; chữ số; đơn vị tiền tệ trong kế toán sẽ bị phạt tiền từ 10 triệu đến 20 triệu đồng đối với cá nhân vi phạm". Đây là nội dung được quy định tại Điểm a và b Khoản 1 Điều 7 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán độc lập (bắt đầu có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/5/2018).

Để hỗ trợ các kế toán tránh bị sai phạm về việc sử dụng chữ viết, chữ số, đơn vị tính trong kế toán, dưới đây là những quy định về việc sử dụng chữ viết, chữ số, đơn vị tính trong kế toán.

>> Xem thêm:
Với hàng hóa nhiều đơn vị tính bạn quản lý sao cho hiệu quả?
Quy định về chữ viết và chữ số
Điều 11. Chữ viết và chữ số sử dụng trong kế toán_Luật Kế toán 2015
1. Chữ viết sử dụng trong kế toán là tiếng Việt. Trường hợp phải sử dụng tiếng nước ngoài trên chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính tại Việt Nam thì phải sử dụng đồng thời tiếng Việt và tiếng nước ngoài.

2. Chữ số sử dụng trong kế toán là chữ số Ả-rập; sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ phải đặt dấu chấm (.); khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị phải đặt dấu phẩy (,).

3. Doanh nghiệp, chi nhánh của doanh nghiệp nước ngoài hoặc của tổ chức nước ngoài phải chuyển báo cáo tài chính về công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài hoặc sử dụng chung phần mềm quản lý, thanh toán giao dịch với công ty mẹ, tổ chức ở nước ngoài được sử dụng dấu phẩy (,) sau chữ số hàng nghìn, hàng triệu, hàng tỷ; khi còn ghi chữ số sau chữ số hàng đơn vị thì sau chữ số hàng đơn vị được đặt dấu chấm (.) và phải chú thích trong tài liệu, sổ kế toán, báo cáo tài chính. Trong trường hợp này, báo cáo tài chính nộp cơ quan thuế, cơ quan thống kê và cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác phải thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều này.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương đơn vị tính dùng trong kế toán
Quy định về sử dụng đơn vị tính
Điều 10. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán_Luật Kế toán 2015
1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.

Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán là đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; trường hợp đơn vị kế toán sử dụng đơn vị đo khác thì phải quy đổi ra đơn vị đo pháp định của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

3. Đơn vị kế toán được làm tròn số, sử dụng đơn vị tính rút gọn khi lập hoặc công khai báo cáo tài chính.
4. Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Điều này.

Điều 4. Đơn vị tính sử dụng trong kế toán_Nghị định 174/2016/NĐ-CP
1. Đơn vị tiền tệ sử dụng kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là "đ", ký hiệu quốc tế là "VND". Trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, đơn vị kế toán phải đồng thời theo dõi nguyên tệ và quy đổi ra Đồng Việt Nam để ghi sổ kế toán trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ khác có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam và ngoại tệ cần quy đổi.

Đơn vị kế toán có các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chủ yếu bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ trong kế toán, chịu trách nhiệm về lựa chọn đó trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Tỷ giá quy đổi ngoại tệ ra đơn vị tiền tệ trong kế toán và chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng ngoại tệ sang Đồng Việt Nam được thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

2. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi phát sinh các khoản thu, chi ngân sách nhà nước bằng ngoại tệ phải quy đổi ra đồng Việt Nam theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

3. Các đơn vị hiện vật và đơn vị thời gian lao động sử dụng trong kế toán bao gồm tấn, tạ, yến, kilôgam, mét vuông, mét khối, ngày công, giờ công và các đơn vị đo lường khác theo quy định của pháp luật về đo lường.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại bắc ninh 4. Đơn vị kế toán trong lĩnh vực kinh doanh khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tài chính hợp nhất từ báo cáo tài chính của các công ty con, đơn vị kế toán trực thuộc hoặc đơn vị kế toán cấp trên trong lĩnh vực kế toán nhà nước khi lập báo cáo tài chính tổng hợp, báo cáo tổng quyết toán ngân sách năm từ báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các đơn vị cấp dưới nếu có ít nhất 1 chỉ tiêu trên báo cáo có từ 9 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là nghìn đồng (1.000 đồng), có từ 12 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là triệu đồng (1.000.000 đồng), có từ 15 chữ số trở lên thì được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn là tỷ đồng (1.000.000.000 đồng).

5. Đơn vị kế toán khi công khai báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách được sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn theo quy định tại khoản 4 Điều này.

6. Khi sử dụng đơn vị tiền tệ rút gọn, đơn vị kế toán được làm tròn số bằng cách: Chữ số sau chữ số đơn vị tiền tệ rút gọn nếu bằng 5 trở lên thì được tăng thêm 1 đơn vị; nếu nhỏ hơn 5 thì không tính.

Với việc sử dụng phần mềm kế toán doanh nghiệp MISA SME.NET 2017 doanh nghiệp hoàn toàn có thể quy đổi đơn vị tính một cách đơn giản. Ví dụ doanh nghiệp nhập lô về bán hộp hoặc bán viên đều có thể dễ dàng quy đổi trên phần mềm kế toán MISA SME.NET 2017.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải dương

Sưu tầm
[Read More...]


2 phương pháp kế toán hàng tồn kho trong doanh nghiệp



Quản lý hàng tồn kho đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nếu lượng hàng tồn kho quá ít, doanh nghiệp sẽ không thể cung cấp đủ sản phẩm cho khách hàng, còn nếu lượng hàng tồn kho quá nhiều sẽ gây ra hỏng hóc, hao hụt chất lượng hàng và tăng chi phí của doanh nghiệp. Do vậy việc lựa chọn phương pháp kế toán tồn kho cần phải được căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng, chủng loại vật tư để có sự vận dụng thích hợp và được thực hiện nhất quán.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng 1. Phương pháp kiểm kê định kỳ
Là một phương pháp hạch toán căn cứ dựa vào kết quả kiểm kê thực tế để phản ánh giá trị tồn kho cuối kỳ vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán tổng hợp và từ đó tính giá trị của hàng hoá, vật tư đã xuất trong kỳ theo công thức:
Trị giá hàng xuất kho trong kỳ = Trị giá hàng tồn kho đầu kỳ + Tổng trị giá hàng nhập kho trong kỳ - Trị giá hàng tồn kho cuối kỳ

Theo phương pháp kiểm kê định kỳ, mọi biến động của vật tư, hàng hoá (Nhập kho, xuất kho) không theo dõi, phản ánh trên các tài khoản kế toán hàng tồn kho. Giá trị của vật tư, hàng hoá mua và nhập kho trong kỳ được theo dõi, phản ánh trên một tài khoản kế toán riêng (Tài khoản 611 “Mua hàng”). Công tác kiểm kê hàng hoá, vật tư, được tiến hành cuối mỗi kỳ kế toán để xác định giá trị vật tư, hàng hoá tồn kho thực tế, trị giá vật tư, hàng hoá xuất kho trong kỳ (Tiêu dùng cho sản xuất hoặc xuất bán) làm căn cứ ghi sổ kế toán của Tài khoản 611 “Mua hàng”.

Như vậy, khi áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ, các tài khoản kế toán hàng tồn kho chỉ sử dụng ở đầu kỳ kế toán (để kết chuyển số dư đầu kỳ) và cuối kỳ kế toán (để phản ánh giá trị thực tế hàng tồn kho cuối kỳ).

Phương pháp kiểm kê định kỳ thường áp dụng ở các doanh nghiệp có nhiều chủng loại hàng hóa, vật tư với quy cách, mẫu mã rất khác nhau, giá trị thấp, hàng hóa , vật tư xuất dùng hoặc xuất bán thường xuyên (cửa hàng bán lẻ…) Phương pháp kiểm kê định kỳ hàng tồn kho có ưu điểm là đơn giản, giảm nhẹ khối lượng công việc hạch toán nhưng độ chính xác về giá trị vật tư, hàng hóa xuất dùng, xuất bán bị ảnh hưởng của chất lượng công tác quản lý tại kho, quầy, bến bãi.

Lưu ý: Trong một doanh nghiệp chỉ được áp dụng một trong hai phương pháp kế toán hàng tồn kho. Phương pháp kê khai thường xuyên hoặc phương pháp kiểm kê định kỳ. Việc lựa chọn phương pháp kế toán hàng tồn kho áp dụng tại doanh nghiệp phải căn cứ vào đặc điểm, tính chất, số lượng và chủng loại vật tư, hàng hóa, yêu cầu quản lý để có sự vận dụng thích hợp và phải được thực hiện nhất quán trong niên độ kế toán.

kế toán hàng tồn kho

2. Phương pháp kê khai thường xuyên
Đây là phương pháp theo dõi và phản ánh thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình nhập, xuất, tồn vật tư, hàng hoá trên sổ kế toán. Trong trường hợp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên, các tài khoản kế toán hàng tồn kho được dùng để phản ánh số hiện có, tình hình biến động tăng, giảm của vật tư, hàng hoá.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa Vì vậy, giá trị hàng tồn kho trên sổ kế toán có thể được xác định ở bất kỳ thời điểm nào trong kỳ kế toán. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào số liệu kiểm kê thực tế hàng hoá tồn kho, so sánh, đối chiếu với số liệu hàng tồn kho trên sổ kế toán. Về nguyên tắc số tồn kho thực tế phải luôn phù hợp với số tồn kho trên sổ kế toán. Nếu có chênh lệch phải truy tìm nguyên nhân và có giải pháp xử lý kịp thời. Phương pháp kê khai thường xuyên thường áp dụng cho các đơn vị sản xuất (công nghiệp, xây lắp. . .) và các đơn vị thương nghiệp kinh doanh các mặt hàng có giá trị lớn như máy móc, thiết bị, hàng có kỹ thuật, chất lượng cao. . .

Dưới đây là bảng so sánh về 2 phương pháp kế toán hàng tồn kho, doanh nghiệp tham khảo để lựa chọn phương pháp phù hợp với doanh nghiệp mình.





Phần mềm kế toán MISA SME.NET 2019 giúp cho quá trình quản lý kho, hàng tồn kho trở nên dễ dàng, đơn giản và nhanh chóng hơn, giúp người điều hành doanh nghiệp dễ dàng quản lý, ra quyết định.
dùng thử phần mềm kế toán misa
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Sưu tầm


[Read More...]


Giải ngân vốn ODA ước đạt 364 triệu USD




Giải ngân vốn ODA 3 tháng đầu năm 2014 ước đạt khoảng 364 triệu USD, tăng 5% so với cùng kỳ năm 2013. Trong đó, vốn vay ước đạt 331 triệu USD, viện trợ không hoàn lại ước đạt 33 triệu USD.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nguyễn chính thanh đống đa Đây là số liệu được công bố tại cuộc họp giao ban sản xuất tháng 3 giữa các Bộ ngành và địa phương do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức ngày 25/3.

Về thu hút vốn ODA, trong quý I/2014, có 02 dự án ODA được ký kết gồm Dự án quản lý tài sản đường bộ Việt Nam do Ngân hàng thế giới tài trợ, có tổng giá trị là 251,7 triệu USD, trong đó, vốn vay là 250 triệu USD, viện trợ không hoàn lại là 1,7 triệu USD. Dự án thứ hai là Chương trình đổi mới sáng tạo Việt Nam - Phần Lan giai đoạn 2 do Phần Lan viện trợ không hoàn lại trị giá 13,56 triệu USD.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên
Như vậy, tổng giá trị hiệp định ODA ký kết trong quý I năm 2014 tính đến ngày 24/3/2014 là 265,26 triệu USD. Trong đó, 250 triệu USD là vốn vay là 15,26 triệu USD là viện trợ không hoàn lại.

Về vốn tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước, tính đến hết tháng 3 năm 2014, nguồn vốn ODA cho vay lại đạt 9.867,8 tỷ đồng, bằng 86% kế hoạch năm. Nguồn vốn trong nước cho vay đầu tư của Nhà nước thực hiện ước khoảng 500 tỷ đồng. Dư nợ bình quân hỗ trợ xuất khẩu đạt khoảng 9.900 tỷ đồng, bằng 82% kế hoạch năm.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hai bà trưng Nguồn Tài Chính Điện Tử


[Read More...]


USAID tài trợ cho Việt Nam thúc đẩy năng lượng sạch



USAID tài trợ hơn 3,3 triệu USD cho Việt Nam nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong lĩnh vực xây dựng.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại long biên

Cơ quan phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) và Bộ Xây dựng vừa khởi động chương trình hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo trong khuôn khổ chương trình Năng lượng sạch Việt Nam. Theo đó, USAID sẽ hỗ trợ 3.348.005 USD cho dự án kéo dài trong 4 năm, nhằm hỗ trợ tăng trưởng bền vững của Việt Nam bằng cách giảm phát thải khí nhà kính thông qua việc sử dụng điện hiệu quả hơn trong lĩnh vực xây dựng.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Dự án sẽ được thực hiện với sự hợp tác của Bộ Xây dựng và Sở Xây dựng các địa phương như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Nghệ An; các viện nghiên cứu...

Giám đốc USAID Việt Nam Joakim Parker cho biết: Dự án này sẽ cung cấp hỗ trợ kỹ thuật và đào tạo cho các cán bộ và các bên liên quan khác trong lĩnh vực xây dựng; thúc đẩy việc áp dụng bộ quy chuẩn xây dựng Việt Nam và các công nghệ xây dựng xanh thông qua các sáng kiến thị trường và thực hành quản lý nhu cầu năng lượng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức
Nguồn Tài Chính Điện Tử


[Read More...]


Dự thảo Luật Hải quan: Tăng thêm quyền cho Hải quan trong phòng chống buôn lậu



Luật Hải quan được Quốc hội thông qua ngày 29.6.2001, có hiệu lực từ ngày 1.1.2002 đã được sửa đổi, bổ sung năm 2005. Suốt 12 năm qua, Luật Hải quan đã góp phần thúc đẩy tiến trình cải cách hành chính tạo thuận lợi cho môi trường đầu tư, kinh doanh phát triển, bảo đảm an ninh chính trị, lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia, được cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan ghi nhận. Bên cạnh kết quả đạt được thì Luật Hải quan cũng đã bộc lộ những hạn chế, bất cập đòi hỏi cần có những sửa đổi, bổ sung hoàn thiện đáp ứng yêu cầu cải cách hành chính, hiện đại hóa hải quan, hội nhập kinh tế quốc tế trong tình hình mới.

Chuẩn bị công phu

Đó là đánh giá đánh giá của Hội Luật gia Việt Nam, Chi hội Luật gia Hà Nội và Chi hội Luật gia Hải quan Hà Nội về những nỗ lực của Chi hội Luật gia Tổng cục Hải quan trong việc xây dựng và hoàn thiện dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi). Các Chi hội Luật gia cũng thống nhất cho rằng, dự thảo Luật Hải quan (sửa đổi) được thông qua sẽ tác động và làm thay đổi lớn đối với hoạt động XNK nói chung và hoạt động của cơ quan Hải quan nói riêng.

Để có dự thảo Luật Hải quan này, Bộ Tài chính đã tiến hành: Tổng kết và đánh giá kết quả hơn 10 năm thực hiện Luật Hải quan, tiến hành khảo sát tình hình thực hiện Luật Hải quan tại các địa phương và hải quan một số nước; xây dựng các tài liệu thuộc hồ sơ dự án; Gửi lấy ý kiến đóng góp của các Bộ, Ngành, một số Hiệp hội có liên quan; đăng dự thảo trên Trang điện tử (Website) của Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Hải quan để lấy ý kiến người dân và doanh nghiệp; Tổ chức các cuộc hội thảo trong Ngành, hội thảo quốc tế, các Hội nghị lấy ý kiến doanh nghiệp, các Bộ, Ngành về dự thảo Luật (tại Hà Nội và TP Hồ Chí Minh); Tiếp thu ý kiến tham gia của các Bộ, Ngành, cá nhân, doanh nghiệp, chỉnh lý dự thảo Luật trình Quốc hội.

Quan điểm xuyên suốt trong quá trình xây dựng Luật Hải quan (sửa đổi) là đổi mới toàn diện hoạt động hải quan thông qua tạo điều kiện áp dụng quản lý hải quan hiện đại phù hợp với thông lệ quốc tế, góp phần bảo vệ lợi ích chủ quyền và an ninh quốc gia; góp phần thu hút đầu tư nước ngoài và nâng cao sức cạnh tranh trong nước và quốc tế của các doanh nghiệp, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

Mục tiêu chủ yếu xây dựng dự án Luật là góp phần tạo nền tảng pháp luật thực hiện chiến lược phát triển kinh tế xã hội 2011-2020 đã được thông qua tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng, Chiến lược phát triển ngành Tài chính, chiến lược phát triển Hải quan Việt Nam đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tháo gỡ vướng mắc phát sinh, bất cập chồng chéo trong hệ thống pháp luật hải quan, đảm bảo đồng bộ với các pháp luật liên quan. Bên cạnh đó, sửa đổi, bổ sung những quy định phù hợp với các cam kết quốc tế Việt Nam mới tham gia nhất là từ khi gia nhập Tổ chức thương mại quốc tế (WTO) và chuẩn bị cơ sở pháp luật để phục vụ hội nhập sâu, rộng hơn trong giai đoạn tới. Việc sửa đổi, bổ sung các quy định nhằm cải cách thủ tục hải quan theo hướng đơn giản, rõ ràng, công khai, thuận tiện, thống nhất, tạo thuận lợi thương mại, thực hiện hải quan điện tử, một cửa quốc gia. Và nâng cao hiệu lực và hiệu quả trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền quốc gia, an ninh kinh tế; trong phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới; tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan nhà nước và các tổ chức, cá nhân có liên quan với cơ quan hải quan trong việc thực hiện pháp luật hải quan.

Những nội dung sửa đổi, bổ sung cơ bản

Sau khi tiếp thu chỉnh lý theo ý kiến đại biểu Quốc hội, dự thảo Luật hải quan sửa đổi hiện nay có: 105 Điều, được bố cục thành 8 Chương (trong đó giữ nguyên 10 Điều, sửa đổi 58 Điều, bổ sung 37 điều), có 12 điều khoản giao Chính phủ quy định. Dự thảo Luật Hải quan sửa đổi có bốn nhóm nội dung chính như sau:

1. Nhóm vấn đề về cải cách thủ tục hải quan, hiện đại hoá quản lý hải quan, nội luật hoá các cam kết quốc tế đáp ứng yêu cầu hội nhập và tạo thuận lợi cho hoạt động xuất nhập khẩu. Trong nhóm vấn đề này, dự thảo Luật tập trung sửa đổi, bổ sung một số nội dung chủ yếu sau:

Một là, thay đổi căn bản phương thức thực hiện thủ tục hải quan từ phương thức truyền thống, bán điện tử sang phương thức điện tử (điều 28, 31)

Hai là, tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính về hải quan (Điều 22, Điều 23)

Ba là, áp dụng đầy đủ nguyên tắc quản lý rủi ro trong kiểm tra, giám sát hải quan (điều 17)

Bốn là, có chế độ ưu tiên, tạo thuận lợi về thủ tục hải quan cho doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện (các Điều 41, 42, 43, 44).

Năm là, bổ sung các quy định tạo cơ sở pháp luật để cơ quan hải quan thực hiện cơ chế xác định trước cho doanh nghiệp về mã số, xuất xứ, trị giá hải quan (Điều 4, điều 17, điều 27)

Sáu là, tạo cơ sở pháp lý để thực hiện thủ tục hải quan, chế độ kiểm tra hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo cơ chế một cửa quốc gia (Điều 4, điều 23)

2. Nhóm vấn đề về nâng cao hiệu lực, hiệu quả của hoạt động quản lý hải quan; tăng cường công tác bảo vệ an ninh quốc gia và an ninh kinh tế nhằm phòng chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới, gian lận thương mại.

Sự thay đổi trong quản lý về thủ tục sẽ có tác động đến hầu hết các hoạt động nghiệp vụ hải quan thuộc chức năng nhiệm vụ của hải quan (kiểm tra, giám sát, điều tra chống buôn lậu, quản lý thuế đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu…), theo đó, đòi hỏi quy định trong Luật phải có sự điều chỉnh cho phù hợp về nhiệm vụ kiểm tra, giám sát, kiểm soát hải quan, bảo đảm mục tiêu đặt ra: đơn giản hoá thủ tục nhưng quản lý hải quan được chặt chẽ. Chính vì vậy, nhóm vấn đề này tập trung ở các nội dung chính:

Một là, bổ sung quy định về địa bàn hoạt động hải quan (Điều 7)

Hai là, tạo cơ sở pháp lý để tăng cường hoạt động kiểm tra sau thông quan (các điều từ 77 đến 82). Để bảo đảm quy định thống nhất về kiểm tra sau thông quan, tại Điều 102 dự thảo đã bổ sung quy định để sửa đổi, bổ sung, bãi bỏ một số nội dung liên quan đến kiểm tra sau thông quan của Luật Quản lý thuế theo hướng các trường hợp kiểm tra sau thông quan thực hiện theo quy định của Luật Hải quan.

Ba là, tăng cường hoạt động của cơ quan hải quan trong phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 88).

3. Nhóm vấn đề về sửa đổi, bổ sung những quy định trong Luật hiện hành để bảo đảm tính thống nhất, khả thi của pháp luật hải quan, phù hợp với văn bản pháp luật có liên quan và thực tế hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu.

Quá trình xây dựng Dự án Luật Hải quan (sửa đổi), cơ quan Hải quan đã tiến hành rà soát, đối chiếu nội dung Luật Hải quan hiện hành với Luật có liên quan, cho thấy: Từ ngày Luật Hải quan ban hành đến nay, có nhiều Luật khác liên quan đã được bổ sung, sửa đổi như: Luật Chất lượng sản phẩm hàng hóa, Luật An toàn thực phẩm, Luật Thương mại…do đó, các nội dung sửa đổi, bổ sung Luật Hải quan vừa phải đáp ứng yêu cầu thống nhất với quy định của các Luật này, vừa phải đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước trong lĩnh vực hải quan.

Mặt khác, quá trình thực hiện Luật Hải quan phát sinh một số vướng mắc do nội dung của Luật Hải quan quy định chưa rõ ràng, cụ thể dẫn đến cách hiểu và áp dụng không thống nhất... Theo đó, nhóm vấn đề này tập trung ở những nội dung chính:

Một là, khai bổ sung nội dung đã khai trên tờ khai hải quan sau khi hàng hoá đã thông quan (Điều 28)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương Hai là, kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu (Điều 34).

Ba là, quy định rõ quyền, nghĩa vụ của các bên liên quan trong lĩnh vực Hải quan (Điều 17, Điều 18, Điều 21, Điều 39, Điều 40, Điều 62, Điều 91)

4. Nhóm vấn đề liên quan đến kiện toàn hệ thống tổ chức hải quan.

Điều 13 Dự thảo bổ sung quy định có tính chất nguyên tắc trong việc thành lập Cục hải quan để trên cơ sở đó Chính phủ quy định các tiêu chí thành lập Cục hải quan, cụ thể như sau: “Chính phủ căn cứ vào khối lượng công việc, quy mô, tính chất hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu, đặc thù, điều kiện kinh tế - xã hội của từng địa bàn để quyết định thành lập Cục hải quan”.

Tăng thêm quyền cho Hải quan

Điểm đặc biệt trong dự thảo Luật Hải quan sửa đổi chính là về thẩm quyền của cơ quan hải quan, công chức hải quan trong việc xử lý hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới (Điều 90). Dự thảo trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 6 tháng 10/2013 tại điểm b Khoản 1 Điều 93 quy định: Chi cục trưởng Chi cục Hải quan, Đội trưởng Đội kiểm soát hải quan có thẩm quyền tạm giữ người, áp giải người vi phạm.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Quá trình thảo luận nội dung này có các ý kiến sau:

- Loại ý kiến thứ nhất: đề nghị bỏ quy định về thẩm quyền “tạm giữ người, áp giải người” tại điểm này vì không phù hợp với Luật xử lý vi phạm hành chính;

- Loại ý kiến thứ hai: đề nghị bổ sung thẩm quyền trong việc dừng phương tiện vận tải để kiểm tra nếu có căn cứ cho rằng có dấu hiệu buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới để đáp ứng yêu cầu đấu tranh phòng, chống tội phạm.

Về vấn đề này, nhóm sửa đổi dự thảo Luật Hải quan đã giải thích như sau: Theo quy định của Pháp lệnh tổ chức điều tra hình sự (Điều 20) cơ quan hải quan chỉ có thẩm quyền khởi tố, điều tra đối với tội buôn lậu, tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới.

Theo quy định tại Điều 122 Luật Xử lý vi phạm hành chính, việc tạm giữ người chỉ được áp dụng trong trường hợp cần ngăn chặn ngay những hành vi gây rối trật tự công cộng, gây thương tích cho người khác.

Tuy nhiên, với đặc thù của hoạt động chống buôn lậu, phạm vi địa bàn ở vùng cửa khẩu giáp biên giới, sân bay, trên biển. Nếu không tạm giữ ngay người có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới thì các đối tượng sẽ nhanh chóng tẩu thoát sang bên kia biên giới hoặc lên máy bay, phương tiện vận tải khác để xuất cảnh, tang vật vi phạm sẽ không còn, không kịp thời ngăn chặn được vi phạm.

Do vậy, tại Điều 90 dự thảo quy định bổ sung thẩm quyền của cơ quan hải quan trong việc dừng phương tiện vận tải, tạm giữ người, áp giải người vi phạm trong trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, là cần thiết.

Đồng thời, tại Điều 103 dự thảo bổ sung quy định để sửa đổi, khoản 1 Điều 122 Luật xử lý vi phạm hành chính theo hướng bổ sung trường hợp có căn cứ cho rằng có hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới cũng được tạm giữ người theo thủ tục hành chính.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Nguồn: Bộ Tài Chính


[Read More...]


Gần 1.200 tỷ đồng cho các doanh nghiệp vay lãi suất 6-8%/năm



Ngày 8/5, NHNN chi nhánh TPHCM đã phối hợp với UBND quận Bình Thạnh tổ chức chương trình kết nối ngân hàng - doanh nghiệp trên địa bàn quận.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
Theo đó, 8 ngân hàng: Sacombank, Vietcombank, ABBank, BIDV, Agribank, Eximbank, DongA Bank và ACB đã ký kết hợp đồng tín dụng với 45 doanh nghiệp trên địa bàn quận Bình Thạnh. Tổng lượng vốn cấp cho doanh nghiệp khoảng 1.109 tỷ đồng, với lãi suất 6-8%/năm.


dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên
Được biết từ đầu năm 2014 đến nay, ngành ngân hàng trên địa bàn TPHCM đã tổ chức 9 đợt ký kết với tổng số vốn khoảng 6.500 tỷ đồng cho gần 270 doanh nghiệp, 21 hộ sản xuất kinh doanh và 4 hợp tác xã tại 9 quận - huyện: 5, 6, 12, Thủ Đức, Bình Thạnh, Tân Bình, Tân Phú, Nhà Bè và Hóc Môn vay.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên
Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp


[Read More...]


Vay vốn ADB tái cơ cấu 3 tập đoàn, tổng công ty



3 tập đoàn, tổng công ty gồm Tổng công ty Sông Đà, Tổng công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Bộ Công Thương).


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định phê duyệt danh mục Dự án 2 - Chương trình “Cải cách Doanh nghiệp nhà nước (DNNN) và hỗ trợ quản trị công ty” vay vốn Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB).

Các doanh nghiệp nhà nước dự kiến tham gia Dự án gồm: Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty Xây dựng số 1 (Bộ Xây dựng) và Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Bộ Công Thương).

Mục tiêu chính của Dự án nhằm hỗ trợ cải cách và đổi mới quản trị doanh nghiệp nhằm nâng cao lợi nhuận và cải thiện tính minh bạch của 3 doanh nghiệp tham gia Dự án nói trên thông qua việc: tái cấu trúc các khoản nợ; sáp nhập, hợp nhất các doanh nghiệp hoặc thoái vốn các lĩnh vực không phải ngành nghề kinh doanh chính và nâng cao quản trị doanh nghiệp.

Đồng thời, qua kinh nghiệm tái cơ cấu của các doanh nghiệp tham gia Dự án, kỳ vọng sẽ tạo ra mô hình tái cơ cấu có thể nhân rộng cho các doanh nghiệp nhà nước khác ở Việt Nam.

Bộ Tài chính, Bộ Xây dựng, Bộ Công Thương là cơ quan chủ quản các Tiểu Dự án thành phần. Bộ Tài chính là cơ quan điều phối.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Về hợp phần hỗ trợ tái cơ cấu tài chính các Doanh nghiệp, sử dụng vốn vay ADB để các doanh nghiệp tái cơ cấu các khoản nợ ngắn hạn thành các khoản nợ dài hạn nhằm giảm thiểu sức ép trả nợ, lành mạnh hóa các chỉ tiêu tài chính. Hợp phần này sử dụng nguồn vốn vay thông thường (OCR). Còn với hợp phần hỗ trợ nâng cao năng lực nhằm giúp 3 doanh nghiệp tái cơ cấu quy trình quản lý doanh nghiệp và tăng cường năng lực quản lý (năng lực quản trị doanh nghiệp, cải thiện hệ thống thông tin và quy trình quản lý). Hợp phần này sử dụng nguồn vốn vay ưu đãi (ADF).

Thời gian thực hiện Dự án 3 năm kể từ ngày Khoản vay có hiệu lực với tổng mức đầu tư của Dự án là 335 triệu USD, trong đó, vốn vay ADB 320 triệu USD (bao gồm: 310 triệu USD từ nguồn OCR và 10 triệu USD từ nguồn ADF); vốn đối ứng phía Việt Nam 15 triệu USD do 3 doanh nghiệp tham gia Dự án bố trí.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại đống đa
Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp


[Read More...]


"Cuộc đua" của 3 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam



Xếp theo thứ hạng lần lượt "nhất, nhì, ba", Nhật Bản là quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất. Bám sát nút về số vốn đầu tư là Hàn Quốc và Singapore. Điểm chung của cả ba nhà đầu tư này là đều rất "mặn mà" với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam.

Ngôi vị "quán quân" trong việc đầu tư vào Việt Nam thuộc về Nhật Bản. Theo báo cáo cập nhật ngày 26-5 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 4-2014, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 2.266 dự án và 35,51 tỷ USD tổng vốn đăng ký.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 18 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và đang tăng cường tìm cơ hội đầu tư ra nước ngoài như: công nghiệp chế biến, chế tạo (1.227 dự án, tổng vốn đăng ký 29,9 tỷ USD), kinh doanh bất động sản (30 dự án, tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD), xây dựng (56 dự án,tổng vốn đăng ký 1,06 tỷ USD)...

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã có mặt ở 49 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 9 dự án có tổng vốn đầu tư 9,68 tỷ USD. Đứng thứ hai là Bình Dương. Tiếp theo là các địa phương Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai...

Xếp thứ hai trong bảng danh sách là Hàn Quốc. Dù có số lượng dự án nhiều hơn hẳn Nhật Bản, nhưng lượng vốn đầu tư của Hàn Quốc lại ít hơn. Tính đến cuối tháng 4-2014, Hàn Quốc đã có 3.736 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 30,77 tỷ USD, đứng thứ hai sau Nhật Bản trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Trong đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài, một số doanh nghiệp tiêu biểu của Hàn Quốc đã có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam là Samsung, Posco, Doosan, Kumho, LG, Daewoo, GS, SK...

Doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 2.261 dự án có tổng vốn đầu tư hơn 18 tỷ USD. Đứng thứ hai là kinh doanh bất động sản. Đứng thứ ba là lĩnh vực xây dựng. Tiếp theo là các lĩnh vực nghệ thuật và giải trí, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống...

Cũng giống như Nhật Bản, nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở 49 địa phương của cả nước. Trong đó, Hà Nội thu hút đầu tư từ Hàn Quốc nhiều nhất với 775 dự án có tổng vốn đầu tư 4,9 tỷ USD. Đứng thứ hai là Đồng Nai. Tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương, Thái Nguyên...

Còn đứng thứ ba về thu hút FDI vào Việt Nam hiện là nhà đầu tư của Singapore. Tính đến hết tháng 4-2014, Singapore có 1.266 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt gần 30,29 tỷ USD. Singapore đứng thứ 3 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Đến nay, Singapore đã đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 400 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 11,35 tỷ USD.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên
Các nhà đầu tư của Singapore cũng rất chú trọng đầu tư vào khu công nghiệp (KCN), KKT ở Việt Nam. Một số dự án đầu tư lớn của Singapore tại các KCN, KKT Việt Nam là Samsung Electronics Việt Nam tại tỉnh Thái Nguyên (3,2 tỷ USD), Samsung Electronics Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh là 2,5 tỷ USD (Samsung lấy pháp nhân ở Singapore để đầu tư vào Việt Nam), Khu du lịch Laguna Huế (875 triệu USD), hệ thống KCN VSIP...

Ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư Singapore cũng khá quan tâm đến việc đầu tư vốn vào các dự án phát triển hạ tầng các KCN, KKT.

Tính đến nay, Cục Đầu tư nước ngoài ghi nhận có 5 KCN đang hoạt động do các nhà đầu tư Singapore đầu tư. Đó là: KCN đô thị VSIP Bắc Ninh, KCN đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, KCN VSIP I và VSIP II Bình Dương, KCN đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi.

"Đây đều là những KCN kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, thu hút được các dự án đầu tư quy mô lớn (Nokia, PepsiCo, Nipro Pharma Việt Nam,...), tỷ lệ lấp đầy các KCN cao, hạ tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư đồng bộ, chính sách cho người lao động tốt..." - Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá.

Theo cơ quan này, sự phát triển và thành công của các KCN, KKT trong hơn 20 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Singapore. Việt Nam đánh giá cao và cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các nhà đầu tư Singapore khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Nguồn Báo Hải Quan
[Read More...]


Chờ bước đột phá mới của quán quân PCI



Năm 2004 được Đà Nẵng chọn là “Năm Doanh nghiệp”, với việc thực hiện các giải pháp tháo gỡ vướng mắc, giúp DN vượt khó. Đây cũng là một chương trình hành động giúp Đà Nẵng cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh của thành phố.

Các sở, ngành và địa phương của Đà Nẵng thực hiện nghiêm Chỉ thị 29 của Ban Thường vụ Thành uỷ về “5 xây (trách nhiệm, chuyên nghiệp, trung thực, kỷ cương, gương mẫu); 3 chống (quan liêu, tiêu cực, bệnh hình thức) để góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và đem lại thành công cho “Năm Doanh nghiệp Đà Nẵng 2014”.

Ông Võ Duy Khương, Phó Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng bày tỏ: “Chúng tôi mong muốn DN phải thực sự đóng vai trò quyết định cho sự phát triển vững mạnh của thành phố”. Thành phố đã thành lập được quỹ bảo lãnh tín dụng cho DN vừa và nhỏ. Những đơn vị liên quan trực tiếp đến DN rà soát, rút ngắn quy trình cấp phép, đóng thuế..., giảm tối đa những giấy tờ không cần thiết để hoạt động của DN được nhanh chóng, thuận lợi hơn. Việc sử dụng đất trong khu công nghiệp được rà soát lại, thành phố thu hồi đất của những DN đã thuê đất nhưng không sử dụng cho DN có nhu cầu thuê lại.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3 Sở Nội vụ Đà Nẵng cũng cho biết, qua cuộc vận động 3 hơn “nhanh hơn, hợp lý hơn, thân thiện hơn” trong cải cách hành chính, từ khi triển khai đến nay, các cơ quan, đơn vị đã triển khai nhanh hơn 147 thủ tục hành chính liên quan trực tiếp đến DN, tiết kiệm chi phí thời gian cho DN ước tính 28.022 ngày làm việc. Các sở, ban, ngành, cơ quan Trung ương cũng đã triển khai 75 thủ tục hợp lý hơn.

Một điều đáng phấn khởi là tỷ lệ hài lòng của người dân và DN Đà Nẵng với thủ tục hành chính công ngày càng cao hơn. Hiện nay, mức độ hài lòng của người dân và DN với dịch vụ hành chính công tại Đà Nẵng là trên 90%. “Nhưng như thế, vẫn còn một tỷ lệ nhất định người dân và DN chưa hài lòng với dịch vụ hành chính công của Đà Nẵng”, một lãnh đạo Sở Nội vụ Đà Nẵng chia sẻ và cho biết căn cứ vào kết quả khảo sát, nếu người dân và DN chưa hài lòng, Sở sẽ từ đó đề xuất với thành phố, các sở ngành liên quan có các giải pháp khắc phục.

Nhìn lại chỉ số PCI năm 2013 của Đà Nẵng, Đà Nẵng đã vươn trở lại vị trí quán quân của bảng xếp hạng PCI. Tuy vậy, theo ông Hồ Kỳ Minh, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế Xã hội Đà Nẵng, PCI là cuộc đua không có điểm dừng, đòi hỏi thành phố phải tiếp tục điều chỉnh. Điểm số PCI năm 2013 của Đà Nẵng dù có cải thiện hơn so với năm 2012 nhưng còn cách biệt khá xa so với điểm số các năm trước; cách biệt với các tỉnh thành trong nhóm xếp hạng Rất tốt còn quá ít; năm 2013, không có chỉ số thành phố thành phần nào xếp thứ nhất.

Do đó, để có thể cải thiện điểm số và tiếp tục duy trì thứ hạng cao thì chính quyền thành phố cần nỗ lực hơn nữa để tiếp tục hoàn thiện ở những chỉ số thành phần bị giảm điểm hay giảm thứ hạng (chi phí gia nhập thị trường, tính minh bạch, tính năng động và tiên phong của lãnh đạo tỉnh). Đây là những việc làm cần thiết để từ đó tạo lập một môi trường kinh doanh và đầu tư thông thoáng, minh bạch, cạnh tranh, thuận lợi.

“Tuy nhiên, cái khó nhất của nhà vô địch chính là vượt lên chính mình và tiếp tục tạo ra đột phá, nếu không chắc chắn sẽ bị bỏ lại”, ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam lưu ý. Thách thức với Đà Nẵng chính là việc tạo ra những những cách làm mới chưa hề có trong tiền lệ, tiếp tục cải cách để vượt lên.

Ông Vũ Tiến Lộc cũng tỏ ra tin tưởng: “Những người lãnh đạo đứng đầu Đà Nẵng luôn thể hiện một tinh thần đổi mới, là nét đặc trưng giúp cho Đà Nẵng trở lại vị trí vô địch và tiếp tục dẫn đầu trong cải cách môi trường kinh doanh ở cấp địa phương”.

Ông Võ Duy Khương nhấn mạnh, năm 2014 chỉ là khởi đầu của “Năm DN”. Để thực hiện Đề án phát triển DN đến năm 2020, thành phố sẽ tiếp tục hành động, chú trọng trong điều hành kinh tế, tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của DN. Mục tiêu của thành phố là xây dựng cộng đồng DN có điều kiện vươn lên một cách bền vững, có sức cạnh tranh cả trong và ngoài nước.

Đà Nẵng cũng là tỉnh đầu tiên trong cả nước quyết định chọn năm 2014 là năm DN. Đây thực là sự lựa chọn phù hợp bởi năm nay chúng ta cố gắng tạo nên những bước đột phá về thể chế để thúc đẩy sự phát triển kinh tế. Với tinh thần đổi mới, hy vọng Đà Nẵng có thể tạo ra những bước đột phá có tính chất mở đường cho sự nghiệp đổi mới ở các địa phương.

Ông Nguyễn Hồng Sơn, Phó Chủ tịch Hội Doanh nghiệp trẻ Đà Nẵng:

Các DN luôn quan tâm và mong muốn có một môi trường kinh doanh thuận lợi. Nếu Đà Nẵng không tạo ra được môi trường đầu tư cạnh tranh lành mạnh với các yếu tố là nhanh nhất về thông tin và công khai minh bạch nhất thì DN sẽ không bao giờ tìm đến. Những năm gần đây và đặc biệt là năm 2013, Đà Nẵng đã làm được điều này. Có được môi trường kinh doanh tốt, DN sẽ hoạt động hiệu quả kéo theo các DN khác đem tiền của, dự án đầu tư về giúp cho thành phố phát triển. Theo tôi, đây chính là điểm giúp Đà Nẵng lấy lại ngôi vị dẫn đầu trong bảng xếp hạng chỉ số PCI năm 2013.

Tôi biết là chính quyền Đà Nẵng trăn trở rất nhiều và cũng đã cảm nhận được sức mạnh cũng như sự đóng góp của cộng đồng DN thành phố. Năm 2013, hơn 80% nguồn thu ngân sách của Đà Nẵng chính là từ sự đóng góp của cộng đồng DN. Vì thế, Đà Nẵng đã chọn năm 2014 là năm DN để tất cả các cơ quan chính quyền của thành phố, từ thành phố đến các ban, ngành, phường, xã cùng chung tay tháo gỡ khó khăn, giúp DN phát triển. Đây là một sự sáng tạo của Đà Nẵng.

Thành phố Đà Nẵng luôn đi tiên phong phá rào cản giữa DN và các cơ quan hành chính. Ví dụ như lãnh đạo Hội DN trẻ được phép tham gia vào các cuộc họp giao ban có liên quan tới DN của thành phố, quận, huyện. Vai trò và trách nhiệm của cộng đồng DN đối với việc tư vấn phản biện chính sách, góp phần xây dựng và phát triển kinh tế của TP được nâng lên rất nhiều.

Tôi rất tin tưởng rằng với những nỗ lực của chính quyền thành phố, Đà Nẵng không chỉ giữ vững ngôi đầu trong năm 2014 mà sẽ còn tiếp tục giữ vững ngôi vị vô địch PCI trong những năm tiếp theo.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy Ông Nguyễn Quang Vinh, Trưởng phòng Xuất nhập khẩu - Công ty cổ phần Dệt May 29/3:

Năm 2013, Đà Nẵng đã trở lại vị trí dẫn đầu PCI là nhờ thành phố Đà Năng đã cải tiến rất nhiều về thủ tục hành chính. Thành phố cũng đã thường xuyên tổ chức những hội nghị giữa lãnh đạo DN với với lãnh đạo thành phố và các ban, ngành để nêu ra các kiến nghị, vướng mắc trở ngại của mình. Trên cơ sở đó, các cơ quan chức năng có hướng xử lý khó khăn ngay cho các DN. Ngay trong quý I vừa rồi, thành phố đã hỗ trợ cho các DN nhỏ và vừa được tiếp cận với nguồn vốn vay để phát triển. Theo cảm nhận của chúng tôi, lãnh đạo thành phố đã xử lý rất tốt các vấn đề của DN với tinh thần cầu thị, chia sẻ giúp đỡ DN. Chúng tôi đánh giá cao điều này.

Ông Chế Viết Sơn, Phó Giám đốc Sở Nội vụ Đà Nẵng:

Hiện nay, Sở Nội vụ đã trình UBND thành phố Đề án xây dựng mô hình một cửa điện tử tập trung tại Trung tâm hành chính thành phố. Điều này tạo cơ sở cho việc đưa vào thực hiện theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, liên kết đối với tất cả thủ tục hành chính có liên quan đến nhiều cấp, nhiều ngành.

Sở Nội vụ cũng đang phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông xây dựng phần mềm một cửa điện tử thành phố, tích hợp trong phần mềm quản lý điều hành văn bản, dự kiến áp dụng cho tất cả cơ quan đơn vị, trên địa bàn thành phố. Với phần mềm này, quá trình luân chuyển, xử lý hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông, liên kết sẽ được quản lý, theo dõi một các chặt chẽ trong từng giai đoạn, ở từng đơn vị. Đây là cơ sở để lãnh đạo các đơn vị cũng như lãnh đạo thành phố theo dõi, kiểm tra từ đó có biện pháp chấn chỉnh, chỉ đạo kịp thời khi có sai phạm.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên
Nguồn Báo Hải Quan


[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page