Cách kê khai thuế GTGT vãng lai qua mạng



+++ Trình tự kê khai



***Bước 01: kê khai thuế vãng lai trên hỗ trợ kê khai

- Đăng nhập vào phần mềm HTKK -> vào phần “Thông tin doanh nghiệp/Người nộp thuế” -> Chuyển CQT nơi nộp tờ khai về địa bàn mà bạn muốn nộp tờ khai vãng lai.

- Tiếp đó: Chọn "Tờ khai thuế GTGT KD ngoại tỉnh (05/GTGT)" -> Chọn "Tờ khai lần phát sinh"

-> Sau khi nhập xong các bạn kết xuất XML để nộp qua mạng.

***Bước 02: đăng ký nộp thuế vãng lai qua mạng

-> Đăng nhập vào Website: http://kekhaithue.gdt.gov.vn hoặc http://nhantokhai.gdt.gov.vn

Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng

-> Vào trình chức năng “Tài khoản" -> "Đăng ký địa bàn vãng lai” -> chọn: Cơ quan thuế cần nộp tờ khai vãng lai -> chọn Cục thuế/Chi cục Thuế -> Bấm “Đăng ký”

- Tài khoản: Mã số thuế

- Pass: Mật khẩu đăng nhập

-> Tiếp đó Hệ thống hiển thị “Danh sách cơ quan thuế vãng lai đã đăng ký” (Nếu không hiển thị, các bạn vào lại “Tài khoản\Đăng ký địa bàn vãng lai”)

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3

- Từ màn hình “Danh sách cơ quan thuế vãng lai đã đăng ký”, các bạn bấm vào nút “đăng ký tờ khai” tại CQT vãng lai tương ứng.

-> Sau khi đã đăng ký xong: các bạn vào chức năng “Nộp tờ khai\Nộp tờ khai XML”. Chọn tờ khai XML kết xuất từ ứng dụng HTKK -> Ký điện tử -> và Nộp tờ khai.

***Bước 03: Nộp tiền thuế vãng lai

Mã nộp tiền thuế:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

- Mã chương: 754

- Tiểu mục: 1701

- Mang giấy nộp tiền về lưu trữ và làm căn cứ kê khai thuế vãng lai tại trụ sở chính

- ->Mang giấy nộp tiền và tờ khai tới chi cục thuế địa phương nơi phát sinh thuế vãng lai để làm các thủ tục còn lại

---> Nguồn: Chu Đình Xinh.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
[Read More...]


Tiền tăng ca làm thêm giờ có phải bắt buộc đóng bảo hiểm



–Tiền tăng ca làm thêm giờ cho người lao động có phải bắt buộc đóng bảo hiểm hay không?



*** Căn cứ:

–Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014

–Nghị định 05/2015/NĐ-CP về quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành một số điều luật của Bộ Luật Lao động

–Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật BHXH về BHXH bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội ban hành.

–Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện một số điều về hợp đồng, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất của Nghị định số 05/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 01 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của Bộ Luật Lao động.

–Theo Khoản 2 Điều 30 Thông tư 59 quy định từ 1/1/2018 trở đi, tiền lương tháng đóng BHXH là mức lương, phụ cấp lương quy định tại Khỏa 1 Điều này và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 4 Thông tư 47/2015/TT–BLĐTBXH.

–Công văn số 1734/BHXH–QLT ngày 16/8/2017 của BHXH Thành phố về việc hướng dẫn thu BHXH, BHYT, BHTN, BH TNLĐ–BNN; quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT quy định đối với người lao động áp dụng tiền lương do đơn vị quyết định thì tiền lương làm căn cứ đóng của người lao động, bao gồm:

+++ Tiền lương tháng làm căn cứ đóng Bảo hiểm:

a) Tiền lương làm căn cứ đóng của người lao động, bao gồm:

– Mức lương ghi trong HĐLĐ.

– Phụ cấp lương: phụ cấp chức vụ, chức danh; phụ cấp trách nhiệm; phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; phụ cấp thâm niên; phụ cấp khu vực; phụ cấp lưu động; phụ cấp thu hút và các phụ cấp có tính chất tương tự.

– Các khoản bổ sung xác định được mức tiền cụ thể cùng với mức lương thỏa thuận trong HĐLĐ và trả thường xuyên trong mỗi kỳ trả lương thực hiện từ 01/01/2018.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

b) Tiền lương tháng đóng BHXH bắt buộc không bao gồm: Tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn, sinh nhật của người lao động, trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong HĐLĐ.

Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng

d) Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BHTN bắt buộc không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng tại thời điểm đóng đối với người lao động làm công việc hoặc chức danh giản đơn nhất trong điều kiện lao động bình thường.

– Người lao động làm công việc hoặc chức danh đòi hỏi lao động qua đào tạo, học nghề (kể cả lao động do doanh nghiệp tự dạy nghề) phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương tối thiểu vùng;

– Người lao động làm công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 5%; công việc hoặc chức danh có điều kiện lao động đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm phải cao hơn ít nhất 7% so với mức lương của công việc hoặc chức danh có độ phức tạp tương đương, làm việc trong điều kiện lao động bình thường.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

e) Mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BH TNLĐ–BNN cao hơn 20 tháng lương cơ sở thì mức tiền lương tháng đóng BHXH, BHYT, BH TNLĐ–BNN bằng 20 tháng lương cơ sở. Trường hợp mức tiền lương tháng của người lao động cao hơn 20 tháng lương tối thiểu vùng thì mức tiền lương tháng đóng BHTN bằng 20 tháng lương tối thiểu vùng.

= > Như vậy: Thực hiện theo quy định trên, tiền lương tăng ca (tiền lương làm thêm giờ) nếu trên hợp đồng không có thỏa thuận xác định cụ thể mức tiền và không được trả thường xuyên thì không thuộc khoản phải đóng BHXH từ ngày 01/01/2018.

*** Chi tiết tại:

Công văn 1734/BHXH-QLT ngày 16/8/2017 Hướng dẫn đóng BHXH, BHYT, BHTN theo Quyết định mới

Quyết định 595/QĐ-BHXH ngày 14/4/2017 về quy trình thu và quản lý sổ BHXH, thẻ BHYT

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
[Read More...]


Quy trình 04 bước khi làm BCTC



Làm BCTC là quá trình tổng hợp cũng không khó cũng không dễ cho người không biết



++ Bước 01: tìm hiểu loại hình công ty doanh nghiệp đang làm sổ sách

- Xây dựng: liên quan dự toán và hồ sơ xây dựng phải hiểu và biết đọc dự toán, tính giá thành chi tiết cho từng các đối tượng công trình thi công, tìm hiểu thời điểm nghiệm thu xuất hóa đơn…. chỉ tập hợp ở tk đầu 6:621,622,627 và kết chuyển sang tài khoản 154 = > TK 632 mà không tồn tại tài khoản 155

- Thương mại : đặc trưng mua đi bán lại kiếm lời hưởng chênh lệch, tìm hiểu cách tính giá xuất kho, các trương trình triết khấu, giảm giá, khuyến mại, hàng bị trả về…là loại hình không tính giá thành, nên mọi nghiệp vụ tập trung ở hàng tồn kho 156

- Dịch vụ: là những sản phẩm không nhập kho chỉ tập hợp ở tk đầu 6:621,622,627 và kết chuyển sang tài khoản 154 = > TK 632 mà không tồn tại tài khoản 155

- Sản xuất: là loại hình buộc tính giá thành, phải có định mức sản xuất, thiết kề form tính giá thành bao gồm form Ngang và form Giá thành Dọc tùy theo đặc tính doanh nghiệp để thiết lập phù hợp… sau khi có form thiết kế bước tiếp theo là tập hợp chi phí sản xuất tính giá thành sản xuất: sản phẩm hoàn thành và sản phẩm dở dang, sản phẩm hoàn thành được nhập kho sử dụng TK 155: thành phẩm

- ….các loại hình đặc thù khác

++ Bước 02: sắp xếp chứng từ (khâu quan trọng)- Sắp xếp và đóng cuối khai báo thuế

- Sắp xếp hóa đơn đầu ra và đầu vào theo các phương pháp: số hóa đơn tăng dần, theo vần ABC, theo ngày tháng…tùy theo phong cách làm việc của từng người cho ra sản phẩm theo ý mình

- Các chứng từ thu chi

- Hợp đồng kinh tế

- Các chứng từ bảo hiểm và hồ sơ lao động

- Các chứng từ nộp ngân sách nhà nước

- …chứng từ khác

+ Dò hóa đơn theo tờ khai báo thuế đã nộp lần lượt theo Phụ lục Bán Ra và Mua Vào trong kỳ kê khai

+ In toàn bộ tờ khai thuế + thông báo đã nộp thuế điện tử thành công

+ Dò hóa đơn đầu vào theo thứ tự của tờ khai thuế: sắp theo thứ tự tờ khai = thứ tự hóa đơn đầu vào liên Đỏ theo kỳ tháng/ quý

+ Dò hóa đơn đầu Ra theo thứ tự của tờ khai thuế: sắp theo thứ tự tờ khai = thứ tự hóa đơn đầu ra liên Xanh theo kỳ tháng/ quý

+ Xem xét các yếu tố của hóa đơn: tính hợp lý, hợp lệ của chứng từ như: thông tin doanh nghiệp, nội dung hàng hóa….

Tốc độ làm nhanh hay chậm khi lên sổ phụ thuộc vào các sắp xếp chứng từ ngăn ngặp khoa học theo phương thức: nhanh gọn lẹ dễ tìm, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm tra

++ Bước 03: lên sổ sách kế toánHiểu bản chất quy trình lên sổ sách chuẩn hóa Quy trình chung: hóa đơn chứng từ - -> NKC - -> Lên Sổ cái - - > Cân đối phát sinh - -> CĐKT, KQKD, LCTT

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà nam

- Hạch toán các nghiệp vụ kinh tế lên phần mềm kế toán: excel, phần mềm khác tùy theo bạn thạo phần mềm gì

- Hãy nhớ không có phần mềm dỡ chỉ có người dùng ko biết sài mà thôi, bạn thạo phần mềm gì thì hãy làm trên phần mềm đó khi lượng thời gian ít, nếu lượng thời gian nhiều thì sử dụng phần mềm tìm hiểu từ từ…muốn dùng thạo 1 phần mềm mất thời gian rất nhiều sự tiện ích của phần mềm cũng tạo ra những bất cập đi kèm vì có những báo cáo tự động phần mềm sẽ thiết kế vô số thao tác đi kèm….lợi ích phần mềm là tự động và triết xuất dữ liệu nhanh

- Khi cầm hóa đơn lên các bạn phải biết kiểm tra tính pháp lý của hóa đơn: tính hợp lý, tính hợp lệ, tính hợp pháp và biết tra cứu hóa đơn ở trang: Tra cứu hóa đơn hợp pháp - tracuuhoadon - Tổng Cục Thuế

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

- Hiểu được bản chất các nghiệp vụ phát sinh theo các hóa đơn chứng từ đầu vào

- Phân loại đối tượng: đối tượng nào là chi phí , đối tượng nào là doanh thu, đối tượng nào là các khoản thu, các khoản chi….mỗi đối tượng có bộ hồ sơ đi kèm đầy đủ

- Hiểu cách lên chứng từ vào phần mềm, định khoản nghiệp vụ đúng và đủ, kết chuyển các bút toán cuối kỳ để cho ra lãi lỗ từ hoạt động sản xuất kinh doanh

- Cân đối lãi lỗ, cân đối doanh thu so với chi phí, tính giá thành, cân đối lãi lỗ giá thành sản xuất….

++ Bước 04: Khóa sổ và lên BCTC- Rà soát kỹ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và các khoản chi phí phát sinh, kiểm tra hồ sơ đã đầy đủ chưa

+ Xem các yếu tố công nợ có bị hạch toán nhầm đối tượng

+ Xem các yếu tố hàng tồn kho đã đúng, có âm, hoặc khác

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình

+ Xem các yếu tố về chi phí có tương ứng doanh thu

+ Xem các yếu tố về tiền mặt, tiền gửi

+ Xem các yếu tố về các khoản vay

+ Xem các khoản yếu tố giá thành

+ Xem các yếu tố lao động tiền lương

+ Xem…..các yếu tố bất thường khác

- Sau khi sổ sách hoàn thành - -> căn cứ số liệu tổng hợp từ phần mềm để lên BCTC theo định và nộp ở trang: ke khai qua mang - Nộp tờ khai - Tổng cục thuế

- Báo cáo tài chính đầy đủ gồm:+ Bảng cân đối kế toán Mẫu số B01- DN

+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Mẫu số B02- DN

+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ Mẫu số B03-DN

+ Bản thuyết minh báo cáo tài chính Mẫu số B09-DN

- Tờ khai quyết toán thuế TNDN, TNCN



---> Nguồn: Chu Đình Xinh

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
[Read More...]


Mua xăng dầu_Tổng các hóa đơn trong cùng một ngày trên 20 triệu đồng



–Trường hợp doanh nghiệp mua xăng dầu vận tải thường xảy ra tình huống các xe lấy hóa đơn xăng về khi đổ xăng tại các trạm đổ xăng cho các xe nhưng cùng 1 cây xăng của cùng 1 đơn vị bán ra cộng dồn > 20 triệu đồng


–Ví dụ: Công ty có 5 đầu xe; Một ngày chạy vận chuyển đi 3 công trình khác nhau tại TP Nha Trang. Mỗi xe đổ dầu tại một cửa hàng (3 cửa hàng khác nhau, ở các vị trí khác nhau trong thành phố); 3 cửa hàng này đều do công ty xăng dầu Phú Khánh quản lý (Cùng một MST người bán)



+ Cuối ngày kế toán nhận được 3 hóa đơn dầu (Mỗi chiếc khoảng 7 triệu) Tổng cộng trên 20 triệu


+ Vậy có thể thanh toán bằng tiền mặt hay không? Có được khấu trừ thuế khi thanh toán tiền mặt hay bắt buộc phải chuyển khoản qua ngân hàng để thanh toán?


+ Mua xăng dầu với tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng tại nhiều cửa hàng khác nhau thuộc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh thì có cần chứng từ thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế GTGT không?


***Căn cứ:


–Tại Khoản 2 (đ) Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012


–Khoản 3, Điều 15 thông tư Số: 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013


–Tại Điều 1, Khoản 10 Thông tư số 26/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Thông tư số 151/2014/TT-BTC


–Điều 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ


= > Theo đó:


– Trường hợp: mua hàng hoá, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng.


– Điều kiện để được khấu trừ thuế:Khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt ( ủy nhiệm chi), bù trừ công nợ hai bên nếu có


– Điều kiện để là chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN: Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp & Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật… Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt


= > Như vậy:


+ Hóa đơn dưới 20 triệu xuất nhiều lần trong một ngày có tổng giá trị cộng dồn >= 20 triệu


+Sẽ không được khấu trừ thuế GTGT nếu thanh toán bằng tiền mặt


+Không được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN.

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3


= > Như vậy:


+++ Giai đoạn trước 01/01/2015


–Trường hợp trong cùng một ngày, Công ty mua xăng dầu với tổng giá trị trên hai mươi triệu đồng tại nhiều cửa hàng khác nhau thuộc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh nhưng tất cả các cửa hàng này đều là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mẫu hóa đơn của Công ty Xăng dầu Phú Khánh với mã số thuế 10 số thì trường hợp này được xem là mua hàng của một nhà cung cấp duy nhất là Công ty Xăng dầu Phú Khánh và do đó Công ty chỉ được khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định tại Khoản 2 (đ) Điều 15 Điều 15 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 & Điều 15 thông tư Số: 219/2013/TT- BTC ngày 31/12/2013


–Mỗi cửa hàng bán xăng dầu trực thuộc Công ty Xăng dầu Phú Khánh chỉ được xem là một nhà cung cấp riêng biệt nếu cửa hàng đó là một chi nhánh có mã số thuế riêng (mã số chi nhánh 13 số), trực tiếp kê khai và nộp thuế GTGT riêng cho cơ quan thuế quản lý chi nhánh.


Vì vậy, đối với trường hợp của Công ty nếu các lái xe thường xuyên mua xăng dầu tại các cửa hàng khác nhau thuộc Công ty Xăng Dầu Phú Khánh, thì để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào theo quy định của pháp luật về thuế GTGT nêu trên, đề nghị Công ty ký hợp đồng mua xăng dầu với Công ty Xăng Dầu Phú Khánh; căn cứ vào số liệu trên bảng kê do các lái xe mua xăng dầu tại các cửa hàng, Công ty Xăng Dầu Phú Khánh lập hóa đơn theo hướng dẫn quy định tại Khoản 2(a) điều 16 Thông tư 39/TT– BTC thay thế Khoản 2(a) Điều 14 Thông tư 64 nêu trên và Công ty thực hiện thanh toán chung tiền mua xăng dầu các cửa hàng khác nhau qua ngân hàng cho Công ty Xăng Dầu Phú Khánh.


***Chi tiết tại: Công văn số 391/TCT-CS, ngày 02/02/2015 điều kiện thanh toán qua ngân hàng để được khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào.


+++ Giai đoạn từ 01/01/2015 trở đi


Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng

– Mục 5 Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015


5. Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ của một nhà cung cấp có giá trị dưới hai mươi triệu đồng nhưng mua nhiều lần trong cùng một ngày có tổng giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên thì chỉ được khấu trừ thuế đối với trường hợp có chứng từ thanh toán qua ngân hàng. Nhà cung cấp là người nộp thuế có mã số thuế, trực tiếp khai và nộp thuế GTGT.


Trường hợp người nộp thuế là cơ sở kinh doanh có các cửa hàng là các đơn vị phụ thuộc sử dụng chung mã số thuế và mẫu hóa đơn của cơ sở kinh doanh, trên hoá đơn có tiêu thức “Cửa hàng số” để phân biệt các cửa hàng của cơ sở kinh doanh và có đóng dấu treo của từng cửa hàng thì mỗi cửa hàng là một nhà cung cấp.”


= >Như vậy:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


–Trường hợp này các cây xăng (đơn vị phụ thuộc dùng chung mẫu hóa đơn với công ty, cùng 1 mã số thuế trên hóa đơn) chỉ cần đóng dầu treo của từng cửa hàng lên hóa đơn thì được xem là 1 nhà cung cấp => Nên tổng hóa đơn của các cửa hàng khác nhau dù cộng dồn những hóa đơn dưới 20 triệu trong cùng 1 ngày của có tổng giá trị từ 20 triệu đồng trở lên thì vẫn được kê khai và khấu trừ thuế GTGT & được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN.


–Ví Dụ: Cửa Hàng Xăng Dầu Số 1, Cửa Hàng Xăng Dầu Số 2,... các cửa hàng đóng dấu treo riêng cho từng cửa hàng


***Chi tiết: Mục 5 Khoản 10 Điều 1 Thông tư 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Kế toán doanh nghiệp Vàng bạc



–Hướng dẫn định khoản đối với kế toán doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý? Xác định doanh thu, giá vốn


–Cách tính thuế GTGT đối với lĩnh vực này như thế nào?


–Cách kê khai thuế GTGT theo mẫu biểu nào?



+Vấn đề 01 : Xác định đối tượng kinh doanh, hàng hóa dịch vụ


–Vàng được xem là đối tượng hàng hóa với doanh nghiệp kinh doanh vàng bạc đá quý thì VBĐQ chính là một loại hàng hóa, hach toán vào TK 156


Hạch toán kế toán:


+ Mua vàng vào thường là đối tượng cá nhân mua bán trao đổi nên mua vào lập bảng kê mua vào hàng ngày khi phát sinh giao dịch mua bán


1.Phiếu chi tiền


2.Bảng kê


3.Phiếu nhập kho


Nợ TK 156/ Có TK 111,331


+Bán vàng ra ghi nhận doanh thu và giá vốn bình thường


*Doanh thu: Nợ TK 111,131/ Có TK 511


1.Phiếu thu tiền, công nợ


2.Phiếu xuất kho


3.Hóa đơn xuất ra


4.Cuối ngày lập bảng kê kèm theo hóa đơn xuất bán khách lẻ này



*Giá vốn: Nợ TK 632/ Có TK 156


–Phiếu xuất kho


– Xuất theo theo 4 phương pháp đăng ký: Fifo, Lifo, Thực tế đích danh, Bình quân gia quyền


+Vấn đề 02 : Quy định về xuất hóa đơn đối với ngành nghề dịch vụ kinh doanh, và kê khai thuế GTGT


*Căn cứ:


– Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;


*Nội dung pháp lý:


Điều 16. Lập hóa đơn


2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn


a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn


Trường hợp khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 200.000 đồng trở lên mỗi lần, người mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế (nếu có) thì vẫn phải lập hóa đơn và ghi rõ “người mua không lấy hóa đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.


Điều 18. Bán hàng hóa, dịch vụ không bắt buộc phải lập hóa đơn


1. Bán hàng hóa, dịch vụ có tổng giá thanh toán dưới 200.000 đồng mỗi lần thì không phải lập hóa đơn, trừ trường hợp người mua yêu cầu lập và giao hóa đơn.


2. Khi bán hàng hóa, dịch vụ không phải lập hóa đơn hướng dẫn tại khoản 1 Điều này, người bán phải lập Bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ. Bảng kê phải có tên, mã số thuế và địa chỉ của người bán, tên hàng hóa, dịch vụ, giá trị hàng hóa, dịch vụ bán ra, ngày lập, tên và chữ ký người lập Bảng kê. Trường hợp người bán nộp thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ thì Bảng kê bán lẻ phải có tiêu thức “thuế suất giá trị gia tăng” và “tiền thuế giá trị gia tăng”. Hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên Bảng kê theo thứ tự bán hàng trong ngày (mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này).


3. Cuối mỗi ngày, cơ sở kinh doanh lập một hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng ghi số tiền bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ trong ngày thể hiện trên dòng tổng cộng của bảng kê, ký tên và giữ liên giao cho người mua, các liên khác luân chuyển theo quy định. Tiêu thức “Tên, địa chỉ người mua” trên hóa đơn này ghi là “bán lẻ không giao hóa đơn”.


+Theo đó:


–Người mua không lấy hóa đơn thì lập bảng kê bán hàng, cuối ngày xuất 01 hóa đơn tổng tiền hàng đã bán trong ngày


–Việc áp dụng đối với giá trị hàng hóa dưới 200.000 đ không phải xuất hóa đơn chỉ áp dụng cho Bên Bán hàng còn bên Mua hàngmuốn là chi phí hợp lý thì phải có hóa đơn dù dưới 200.000 hay trên 200.0000 trừ các trường hợp được lập bảng kê


–Người mua không lấy hóa đơn thì vẫn xuất ra như bình thường và kê khai thuế đầy đủ để nguyên tại cuống không xé ra



+ Thuế GTGT Kê khai theo Phụ lục 03/GTGT


–Áp dụng thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu


–Hóa đơn áp dụng: Mẫu số 02GTTT3/001 – Hóa đơn bán hàng




*Báo cáo sử dụng hóa đơn cuối quý như bình thường




*Căn cứ:


– Tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngày 27/12/2011 của Chính phủ sửa đổi Nghị định số 123/2008/NĐ-CP (có hiệu lực thi hành từ ngày 1/3/2012)


– Tại khoản c Điều 13 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT, hướng dẫn thi hành Nghị định số 123/2008/NĐ-CP ngày 08/12/2008 và Nghị định số 121/2011/NĐ-CP ngay 27/12/2011 của Chính phủ và Tại khoản 2, Điều 13 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT quy định việc xác định thuế GTGT


– Tiết a Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế GTGT và Khoản 2 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC


– Khoản 4 Điều 3 Thông tư 119/2014/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Khoản 1 Điều 13 Thông tư 219/2013/TT-BTC


*Theo đó:


– Số thuế GTGT phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua, bán, chế tác vàng bạc, đá quý


– Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng: Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ (-) Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.”


– Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra là giá thực tế bán ghi trên hóa đơn bán vàng, bạc, đá quý, bao gồm cả tiền công chế tác (nếu có), thuế giá trị gia tăng và các khoản phụ thu, phí thu thêm mà bên bán được hưởng.


– Giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào được xác định bằng giá trị vàng, bạc, đá quý mua vào hoặc nhập khẩu, đã có thuế GTGT dùng cho mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý bán ra tương ứng.



+Vấn đề 03 : Công thức tính thuế GTGT đối với kinh doanh VBĐQ


*Thuế GTGT:-(Doanh thu – Giá vốn ) x 10%


Nợ TK 511/ Có TK 33311


–Nộp tiền thuế : giấy nộp tiền


–Lấy từ bảng kê doanh thu bán ra hàng ngày đối chiếu với bảng nhập xuất tồn ra giá vốn 632


+ Khi nộp thuế :


Nợ TK 33311


Có TK 111,112



*Vậy số thuế GTGT phải nộp được tính theo công thức sau:



Số thuế GTGT phải nộp thuế GTGT = Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý x Thuế suất thuế GTGT


+ Tập hợp chi phí:


–Chi phí điện nước, văn phòng phẩm, thuê mặt bằng, công cụ dụng cụ, TSCĐ, cân, máy đo tuổi vàng, sáp, chổi, kệ tủ trưng bày….. hạch toán bình thường do thuộc đối tượng kinh doanh đặc biệt nên đầu vào không được khấu trừ mà hạch toán thẳng vào chi phí


–Hóa đơn mang tên doanh nghiệp đầy đủ thông tin theo giấy phép kinh doanh


Nợ TK 153,242,,211,6422…/ Có TK 111,331


+ Tiền lương kế toán, văn phòng, bán hàng… hạch toán vào chi phí quản lý:


–Phiếu chi tiền


–Bảng lương


–Chấm công


–Hợp đồng lao động


–Đăng ký MST


–Quyết toán thuế TNCN năm


Nợ Tk 642*/ Có TK 334


Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh

Nợ TK 334/ Có TK 111


+ Công cụ dụng cụ trưng bày kệ kính….máy tính đồ văn phòng


–Hóa đơn đầu vào


–Phiếu chi tiền


–Lập bảng phân bổ


Nợ TK 153/ Có TK 111,331


Nợ TK 142,242/ Có TK 153


Nợ TK 6421,6422/ Có TK 142,242



+ Cuối hàng tháng xác định lãi lỗ doanh nghiệp: 4212


Bước 1: Xác định Doanh thu trong tháng:

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng


Xác định doanh thu thuần: Tổng Có PS 511 – Tổng Nợ PS 511


Nợ TK 511 / Có TK 521,531,532,33311


Nợ TK 511,515,711/ Có TK 911


Bước 2: Xác định Chi phí trong tháng :


Nợ TK 911/ có TK 632,641,642,635,811


Bước 3: Xác định lãi lỗ tháng:Lấy Doanh thu – chi phí > 0 hoặc Tổng Phát sinh Có 911 – Tổng phát sinh Nợ 911 > 0


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh

Lãi: Nợ TK 911/ có TK 4212


Lấy Doanh thu – chi phí < 0 hoặc Tổng Phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911 < 0


Lỗ: Nợ TK 4212/ có TK 911


Cuối các quý , năm xác định chi phí thuế TNDN Phải nộp:


Nợ TK 8211/ có TK 3334


*Kết chuyển:


Nợ TK 911/ có TK 8211


*Nộp thuế TNDN:


Nợ TK 3334/ có TK1111,112

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
[Read More...]


Cách xử lý chi phí vận chuyển không có hoá đơn



– Thuê xe ôm, thuê xe ô tô của cá nhân vận chuyển hàng hoá không có hoá đơn xử lý sao?


– Cách xử lý chi phí vận chuyển không có hoá đơn vào chi phí hợp lý được trừ khi tính thuế TNDN.



1. Câu hỏi:

– Kính gửi cổng thông tin Bộ Tài Chính Hiện tại công ty có một thắc mắc xin được giải đáp như sau:


Công ty chúng tôi chuyên kinh doanh giày dép, trụ trở đặt tại Móng Cái. Chính vì vậy, việc vận chuyển hàng hóa đến các tỉnh, TP khác rất nhiều. Nhưng do đặc thù tại Móng Cái, nên các đối tác vận chuyển của công ty chúng tôi đều là cá nhân, hộ gia đình nên không cung cấp được hóa đơn. Do đó công ty mất một khoản chi phí vận chuyển rất lớn. Mõi lần vận chuyển công ty chúng tôi đều lập hợp đồng với đối tác vận chuyển ( cá nhân, hộ gia đình), có biên bản bàn giao hàng hóa, chứng từ thanh toán).

Như vậy, công ty chúng tôi có được tập hợp các khoản chi phí vận chuyển này lên biểu mẫu 01/TNDN để được vào chi phí được trừ không? Rất mong sự giải đáp thắc mắc và hướng dẫn của bộ tài chính để tạo điều kiện cho công ty chúng tôi hoạt động Trân trọng !


Ngày 26/03/2015: Cổng thông tin Bộ tài chính Trả lời:

– Căn cứ khoản 3 Điều 5, khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC ngày 25/8/2014 của Bộ Tài chính và khoản 2.4, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN thì trường hợp Công ty thuê cá nhân để vận chuyển hàng hóa, Công ty phải yêu cầu người bán giao hóa đơn theo quy định.


(nguồn: mof.gov.vn)


2. Theo điểm 2.4 điểu 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC


Các trường hợp không có hoá đơn được lâp bảng kê 01/TNDN:

– Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

– Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra;

– Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

– Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).


3.Theo Công văn Số 2019/CT-TTHT ngày 09/3/2015 của Cục thuế TP.HCM:


– Trường hợp Công ty mua vé máy bay (nội địa, quốc tế) cho người lao động đi công tác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh nếu mua vé trực tiếp của các hãng Hàng không, đại lý có hoá đơn hợp pháp và giá trị thanh toán dưới 20 triệu đồng bằng tiền mặt thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


– Trường hợp Công ty thuê xe ba gác, xe ôm của cá nhân để vận chuyển hàng hóa phục vụ cho hoạt động kinh doanh của Công ty nếu mức chi trả từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần hoặc tháng trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước để kê khai nộp vào NSNN. Căn cứ vào hợp đồng, chứng từ chi tiền, chứng từ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân, Công ty lập bảng kê 01/TNDN ban hành kèm theo Thông tư số 78/2014/TT-BTC để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


Như vậy: để chi phí vận chuyển không có hoá đơn là chi phí hợp lý thì bạn cần đảm bảo những điều kiện sau:


– Hợp đồng vận chuyển.


– Chứng từ thanh toán.


– Chứng từ khấu trừ thuế TNCN (Nếu mức chi trả > 2tr/lần hoặc tháng)


– Bảng kê 01/TNDN.

Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng


Hoặc:

– Ký hợp đồng lao động thời vụ hoặc hợp đồng giao khoán.


VD 1: Nếu DN thuê xe ôm… để vận chuyển, bốc xếp…(có giá trị thấp). Các bạn có thể chuyển sang chi phí tiền lương bằng cách: Ký hợp đồng lao động thời vụ (dưới 3 tháng thôi nhé), nhưng phải đảm bảo điều kiện như sau:


– Nếu < 2tr/lần,tháng thì chỉ cần: Hợp đồng lao động thời vụ, CMT photo của họ, chứng từ thanh toán (phiếu chi lương có chữ ký của họ), trên danh sách bảng lương phải có tên của họ.


– Nếu trả > 2tr/lần hoặc > 2tr/tháng thì các bạn phải khấu trừ 10% thuế TNCN trước khi trả cho họ. (1 bộ hồ sơ đầy đủ như trên).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang


VD 2: DN bạn thuê xe otô vân chuyển hàng hoá. …của cá nhân, hộ cá nhân (có giá trị lớn). Các bạn phải ký hợp đồng giao khoán với cá nhân, hộ cá nhân đó.


– Nhưng phải đảm bảo: Có hợp đồng giao khoán, biên bản nghiệm thu hoàn thành công việc, chứng từ thanh toán (nếu > 20tr phải chuyển khoản vào tài khoản của cá nhân).


– Cá nhân cho thuê xe đó phải lên cơ quan thuế để nộp thuế & cơ quan thuế sẽ cấp cho 1 hoá đơn bán lẻ để đưa cho DN .

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
[Read More...]


Ký hợp đồng giao khoán nhân công dại diện nhóm



–Công ty ký hợp đồng giao khoán nhân công cho cá nhân không có tư cách pháp nhân làm đại diện ký hợp đồng giao khoán nhân công:



+ Có phải nộp bảo hiểm không?


+ Có phải nộp thuế không?nộp các loại thuế nào đối với trường hợp giao khoán này?


***Trường hợp: Ký hợp đồng giao khoán nhân công dại diện nhóm công nhân


–Công ty có ký kết hợp đồng giao khoán nhân công thi công công trình, thời gian thi công kéo dài tùy từng công trình. Khi thì kéo dài 15 ngày khi thì kéo dài hơn 1 tháng.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức


–Chúng tôi ký kết với đại diện của một nhóm công nhân, thanh toán hợp đồng hoàn thành chúng tôi đều khấu trừ 10% thuế TNCN và xuất chứng từ khấu trừ thuế TNCN nếu cá nhân có nhu cầu.


–Như vậy hồ sơ để hợp lý chi phí thuê khoán nhân công bao gồm những gì để được tính vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN và đối với hợp đồng giao khoán trên 1 tháng chúng tôi có phải đóng bảo hiểm xã hội cho cá nhân đại diện kinh doanh hay những nhân công thuộc nhóm này hay không?


***Về thuế TNCN:


–Tại điểm a, Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 111/2013/TT-BTC & Tại điểm i, Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/08/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Luật Thuế thu nhập cá nhân


= > Nội dung:


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

–Thu nhập từ tiền lương, tiền công: Tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền


–Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.


***Về Luật thương mại:


–Tại Khoản 1, Điều 6 Luật Thương mại số 36/2005/QH11 ngày 14/6/2005


= > Nội dung:


–Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


***Về thuế TNDN:


–Tại khoản 1 Điều 4 (Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC)Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22 tháng 06 năm 2015 của Bộ Tài chính quy định về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN


–Tại khoản 2.4 Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/ /2015


+++ Điều kiện để tính chi phí hợp lý doanh nghiệp


– Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp


– Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.


– Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, “trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc:…; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này."


Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;… phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền (tiền mặt, hoặc chuyển khoản) cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ (01/TNDN) do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.


= > Theo đó:


Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc

Trường hợp Công ty ký hợp đồng với cá nhân không có đăng ký kinh doanh để thi công các công trình thì thu nhập mà cá nhân nhận được thuộc diện chịu thuế theo quy định về tiền lương, tiền công. Công ty có trách nhiệm khấu trừ thuế TNCN theo thuế suất 10% trước khi chi trả cho cá nhân, không phân biệt cá nhân là đại diện cho nhóm cá nhân. Cơ quan thuế không cấp hóa đơn lẻ cho cá nhân đối với trường hợp này. Để các khoản chi hợp đồng thuê khoán được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN thì Công ty của Độc giả cần có những hồ sơ sau:


+ Hợp đồng giao khoán;


+ Biên bản thanh lý hợp đồng;


+ Bản sao chứng minh thư nhân dân (căn cước công dân) của người lao động;


+ Biên bản xác nhận công việc hoàn thành;


+ Bảng chấm công;


+ Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN;


+ Chứng từ chi tiền;


+ Chứng từ khấu trừ thuế TNCN.


***Về Bảo hiểm:


–Tại điểm b, Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo Hiểm số 58/2014/QH13 ngày 20/11/ 2014 hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/ 01/2018


–Tại Điều 15, Điều 16 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 ngày 18/6/2012


= > Nội dung:


–Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng


–Hợp đồng lao động là sự thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả lương, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.


–Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.


–Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.”


= > Theo đó:


–Trường hợp Công ty có hợp đồng với người lao động theo các hình thức hợp đồng lao động quy định tại Điều 16 Bộ Luật Lao động số 10/2012/QH13 thì người lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc kể từ ngày 01/01/2018.


–Trường hợp Công ty ký kết hợp đồng giao khoán công việc với đại diện nhóm công nhân không theo hợp đồng lao động thì người lao động không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm bắt buộc theo quy định tại điểm b, Khoản 1 Điều 2 Luật Bảo Hiểm số 58/2014/QH13 nêu trên.


***Chi tiết tham khảo tại: http://www.mof.gov.vn/hoidapcstc/home/cthoidap.

[Read More...]


Hướng dẫn xác định thuế TNDN phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ



– Việc xác định thuế TNDN phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ phát sinh khi đánh giá lại cuối năm tài chính như thế nào?


– Các khoản đánh giá chênh lệch tỉ giá này có được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ hay không?



*Căn cứ


– Tại khoản 9 và khoản 23, Điều 7 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thu nhập khác như sau:


Trong năm tính thuế doanh nghiệp có chênh lệch ty giá phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối năm tài chính, thì:


– Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào chi phí hoặc thu nhập của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Khoản chênh lệch tỷ giá phát sinh trong kỳ không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp, nếu phát sinh lỗ chênh lệch tỷ giá tính vào chi phí sản xuất kinh doanh chính, nếu phát sinh lãi chênh lệch tỷ giá tính vào thu nhập khác.



Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

– Lãi chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính được bù trừ với lỗ chênh lệch tỷ giá do đánh giá lại các khoản nợ phải trả bằng ngoại tệ cuối năm tài chính. Sau khi bù trừ lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập hoặc chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp. Lãi hoặc lỗ chênh lệch tỷ giá không liên quan trực tiếp đến doanh thu, chi phí của hoạt động sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được tính vào thu nhập khác hoặc chi phí sản xuất kinh doanh chính khi xác định thu nhập chịu thuế.


= > Đối với khoản nợ phải thu và khoản cho vay có gốc ngoại tệ phát sinh trong kỳ, chênh lệch tỷ giá hối đoái được tính vào chi phí được trừ hoặc thu nhập là khoản chênh lệch giữa tỷ giá tại thời điểm phát sinh thu hồi nợ hoặc thu hồi khoản cho vay với tỷ giá tại thời điểm ghi nhận khoản nợ phải thu hoặc khoản cho vay ban đầu.


Các khoản chênh lệch tỷ giá nêu trên không bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ.


23. Các khoản thu nhập khác theo quy định của pháp luật."


Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3

– Tại khoản 2.22, điểm 2, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn chi phí không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN:


"2.22. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).


*Như vậy:


– Khoản lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


– Khoản lãi chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ không tính vào thu nhập chịu thuế TNDN.


– Chỉ có chênh lệch tỷ giá lãi hay lỗ đánh giá lại cuối năm của khoản mục nợ phải trả mới được tính vào chi phí hoặc thu nhập khi quyết toán thuế TNDN, còn lãi hay lỗ của chênh lệch tỷ giá đánh giá lại cuối năm của các tài khoản còn lại không phải nợ phải trả (ví dụ: Tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, khoản phải thu…) sẽ không được chấp nhận.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa


= > Giải pháp:


+ Khi quyết toán thuế TNDN năm trên tờ khai quyết toán


– Khoản chi phí khi đánh giá qua 413 lỗ vào tài khoản 635 không được tính là chi phí hơp lý khi quyết toán TNDN năm sẽ nhập vào chỉ tiêu B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm


– Các khoản lãi khi đánh giá qua 413 vào tài khoản 515 các khoản lãi không tính vào thu nhập chịu thuế sẽ nhập vào chỉ tiêu B11 của tờ khai quyết toán thuế TNDN năm


*Chi tiết tại: Công văn 2327/TCT-CS ngày 15/6/2015 của Tổng Cục Thuế về việc chính sách thuế - hướng dẫn về xác định thuế TNDN phải nộp khi có khoản lãi chênh lệch tỷ giá của tiền mặt, tiền gửi là ngoại tệ phát sinh khi đánh giá lại cuối năm tài chính.

+ Thông tư 179/2012/TT-BTC ngày 24 tháng 10 năm 2012 quy định ghi nhận đánh giá xử lý khoản chênh lệch.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3
[Read More...]


Công cụ dụng cụ



-Bạn đang phân vân không biết khi mua công cụ dụng cụ nên đưa vào TK 153 hay dùng ngay vào TK 142,242


-Bạn không biết mình nên chọn cách làm nào cho phù hợp sau đây xin thảo luận 2 phương pháp khi đi làm mà kế toán hay gặp



+++ Trường hợp 1: qua kho làm theo đúng chế độ kế toán kiểm toán


+Mua vào:


Nợ TK 153


Nợ TK 1331


Có TK 111,112,331


+Xuất kết chuyển :


Nợ TK 242/ Có TK 153


= > Khi kết chuyển sẽ làm hết số dư 153=0 => Nguyên giá TK 153 được chuyển sang cho 242 và chi phí này được phân bổ vào chi phí


+Phân bổ:


Nợ TK 6423,627,641/ Có TK 242:-(Nguyên giá)/ số tháng sử dụng


+Đặc điểm:


-Làm dập theo khuôn mẫu của chế độ kế toán, đúng chuẩn mực kế toán kiểm toán theo sách giáo khoa và nhà trường đã dạy


-Những tài sản không đủ tiêu chuẩn TSCĐ thì phải đưa vào công cụ dụng cụ để phân bổ


-Là những tài sản thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp


-Để đưa vào CCDC là những TS có tính chất hữu hình có thể sờ nắm, cảm nhận màu sắc........ví dụ như cái bàn cái ghế....


+++ Trường hợp 2: không qua kho mua về dùng ngay làm theo thuế


+ Mua vào:


Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng

Nợ TK 242


Nợ TK 1331


Có TK 111,112,331


+ Phân bổ:


Nợ TK 6423,627,641/ Có TK 242:-(Nguyên giá)/ số tháng sử dụng


+++Đặc điểm:


-Không theo của chế độ kế toán, không đúng theo chuẩn mực kế toán kiểm toán theo sách giáo khoa và nhà trường đã dạy


-Khi bị thanh kiểm tra sẽ giải thích chống cháy theo lý luận là mua về dùng ngay nên không nhập kho cho thẳng vào TK 242 để phân bổ


-Là những chi phí mang tính chất tiền tệ không thể sờ nắm mà chỉ có thể cảm nhận bằng cảm giác sự hài lòng về nó sản phẩm mang tính chất phi vật chất, như chuyến đi du lịch, thuê nhà ở

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3


-Cho vào tài khoản này như tiền thuê nhà trả trước, hay thuê tài sản trả trước để sử dụng , nên cho vào TK này sẽ có những TS ko thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp


+++ Kết quả số liêu phân bổ:


+ Về mặt kế quả số liệu thì bạn chọn 1 trong 2 trường hợp đều như nhau


+ Nếu bạn chọn trường hợp 2 thì sai sót không trọng yếu ko quan trọng ko đáng quan tâm rút bớt được một bút toán


+ Nếu trọn trường hợp 1 bị thêm một bút toán kết chuyển trung gian là TK 153


Rủi ro khi đi làm:


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức

-Nếu chọn trường hợp 1 nhưng khi làm sổ sách kế toán quên chưa kết chuyển sang 142,242=> 153 vẫn còn số dư => Cơ quan thuế có quyền bóc chi phí này ra vì tài sản còn trong kho chưa dùng thì chưa thể tính chi phí nên ko thể tồn tại bút toán


Phân bổ:


Nợ TK 6423,627,641/ Có TK 242:-(Nguyên giá)/ số tháng sử dụng


- Nếu chọn làm theo trường 2 thì ko sợ quên nếu là kế toán có trí nhớ và kỹ năng sổ sách chưa cao

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quận 3
[Read More...]


Doanh nghiệp mượn tiền cá nhân



-Doanh nghiệp mượn tiền cá nhân để phục vụ sản xuất kinh doanh?


-Khi bị âm quỹ tiền mặt kế toán thường làm bút toán vay/ mượn tiền lãi suất 0%?


-Doanh nghiệp có tiền nhà rỗ cho cá nhân mượn thì có bị truy thuế không?



1. Về chính sách thuế TNDN đối với Khoản tiền cho vay không tính lãi


+++Ấn định thuế:


- Tại Khoản 2 Điều 36 Chương IV Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa 11 quy định về nguyên tắc ấn định thuế:


“2. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp”.


- Tại Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 nêu trên quy định người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp:


“Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;


- Tại Khoản 3.2 Mục III Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:


“3.2. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời Điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ”.


= > Theo đó:


+++Doanh nghiệp cho cá nhân vay/ mượn


-Trường hợp doanh nghiệp cho cá nhân vay không lãi: nếu hợp đồng giữa Công ty Hoàn Cầu và bà Thủy là hợp đồng cho vay tiền nhưng không tính lãi từ các nguồn thu mà Công ty tạm thời chưa sử dụng thì đây là hoạt động cho vay vốn không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.


-Trường hợp doanh nghiệp cá nhân mượn: xác định giao dịch giữa Công ty Hoàn Cầu và bà Thủy không phải là giao dịch vay, Công ty Hoàn Cầu không phát sinh thu nhập từ hoạt động cho bà Thủy mượn tiền thì xem xét không ấn định thuế đối với giao dịch này.


+++ Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn


-Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn: lãi suất 0% , thu nhập = 0đ => Thuế TNCN = 0


-Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn: lãi suất > 0% , thu nhập > 0đ => Thuế TNCN = (Tổng tiền Vay/ mượn x % lãi suất ) x 5%


-Lưu ý chi phí tính thuế TNDN lãi vay: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.”


-Nếu doanh nghiệp đang lãi & tổng thu nhập cá nhân cho vay trên mức tổng thu nhập giảm trừ gia cảnh: bản thân + phụ thuộc + lãi suất 0% => việc ấn định thuế và truy thu thuế TNCN mang lại chiến thắng tuyệt đối cho cơ quan thuế


-Ví dụ 1: doanh nghiệp đang lãi 100 triệu năm 2017 & vay của ông A là 2 tỷ đồng = > trường hợp này sẽ không truy thu vì không có lợi cho cơ quan thuế


-Ví dụ 2: doanh nghiệp đang lỗ 100 triệu năm 2017 & ấn định thuế TNCN của ông A cho công ty vay lãi suất 0% thành lãi suất trên nhà nước là 8%/ năm số tiền vay là 2 tỷ đồng (ông A cũng có thu nhập nơi khác > 108 triệu)


Vậy cơ quan thuế quyết định truy thu thuế TNCN ông A:


+ Lãi = 2 tỷ x 8%=160 triệu


+ Thuế TNCN=160 triệu x 5%=8 triệu


= >Vậy: tăng lỗ cho doanh nghiệp và truy thu thuế TNCN đầu nguồn 8 triệu


-Hoặc người cho vay có dù thu nhập dưới hoặc triêu 108 triệu/năm + không có MST : thì vẫn dùng chiêu tận thu được vì không có MST thì truy thu người có thu nhập ông A cũng không được hoàn lại


-Nếu ông A có MST và tổng thu nhập / năm dưới 108 triệu => truy thu Doanh nghiệp 8 triệu/ ông A làm quyết toán TNCN và lại được hoàn 8 triệu = > trường hợp này cơ quan thuế cũng sẽ không thi hành ấn định

-Doanh nghiệp mượn tiền cá nhân để phục vụ sản xuất kinh doanh?


-Khi bị âm quỹ tiền mặt kế toán thường làm bút toán vay/ mượn tiền lãi suất 0%?


-Doanh nghiệp có tiền nhà rỗ cho cá nhân mượn thì có bị truy thuế không?



1. Về chính sách thuế TNDN đối với Khoản tiền cho vay không tính lãi


+++Ấn định thuế:


- Tại Khoản 2 Điều 36 Chương IV Luật Quản lý Thuế số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 của Quốc hội khóa 11 quy định về nguyên tắc ấn định thuế:


“2. Cơ quan quản lý thuế ấn định số thuế phải nộp hoặc ấn định từng yếu tố liên quan đến việc xác định số thuế phải nộp”.


- Tại Điểm e Khoản 1 Điều 37 Luật Quản lý thuế số 78/2006/QH11 nêu trên quy định người nộp thuế nộp thuế theo phương pháp kê khai bị ấn định thuế trong trường hợp:


“Mua, bán, trao đổi và hạch toán giá trị hàng hóa, dịch vụ không theo giá trị giao dịch thông thường trên thị trường;


- Tại Khoản 3.2 Mục III Phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN quy định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế trong một số trường hợp xác định như sau:


“3.2. Đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ được xác định theo giá bán của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương trên thị trường tại thời Điểm trao đổi; biếu, tặng, cho; tiêu dùng nội bộ”.


= > Theo đó:


+++Doanh nghiệp cho cá nhân vay/ mượn


-Trường hợp doanh nghiệp cho cá nhân vay không lãi: nếu hợp đồng giữa Công ty Hoàn Cầu và bà Thủy là hợp đồng cho vay tiền nhưng không tính lãi từ các nguồn thu mà Công ty tạm thời chưa sử dụng thì đây là hoạt động cho vay vốn không theo giá giao dịch thông thường trên thị trường, thuộc trường hợp bị ấn định thuế theo quy định của Luật quản lý thuế.


-Trường hợp doanh nghiệp cá nhân mượn: xác định giao dịch giữa Công ty Hoàn Cầu và bà Thủy không phải là giao dịch vay, Công ty Hoàn Cầu không phát sinh thu nhập từ hoạt động cho bà Thủy mượn tiền thì xem xét không ấn định thuế đối với giao dịch này.


+++ Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn


-Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn: lãi suất 0% , thu nhập = 0đ => Thuế TNCN = 0


-Cá nhân cho doanh nghiệp vay/ mượn: lãi suất > 0% , thu nhập > 0đ => Thuế TNCN = (Tổng tiền Vay/ mượn x % lãi suất ) x 5%


-Lưu ý chi phí tính thuế TNDN lãi vay: Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải là tổ chức tín dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.”


-Nếu doanh nghiệp đang lãi & tổng thu nhập cá nhân cho vay trên mức tổng thu nhập giảm trừ gia cảnh: bản thân + phụ thuộc + lãi suất 0% => việc ấn định thuế và truy thu thuế TNCN mang lại chiến thắng tuyệt đối cho cơ quan thuế


-Ví dụ 1: doanh nghiệp đang lãi 100 triệu năm 2017 & vay của ông A là 2 tỷ đồng = > trường hợp này sẽ không truy thu vì không có lợi cho cơ quan thuế


-Ví dụ 2: doanh nghiệp đang lỗ 100 triệu năm 2017 & ấn định thuế TNCN của ông A cho công ty vay lãi suất 0% thành lãi suất trên nhà nước là 8%/ năm số tiền vay là 2 tỷ đồng (ông A cũng có thu nhập nơi khác > 108 triệu)


Vậy cơ quan thuế quyết định truy thu thuế TNCN ông A:


+ Lãi = 2 tỷ x 8%=160 triệu


Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc

+ Thuế TNCN=160 triệu x 5%=8 triệu


= >Vậy: tăng lỗ cho doanh nghiệp và truy thu thuế TNCN đầu nguồn 8 triệu


-Hoặc người cho vay có dù thu nhập dưới hoặc triêu 108 triệu/năm + không có MST : thì vẫn dùng chiêu tận thu được vì không có MST thì truy thu người có thu nhập ông A cũng không được hoàn lại


-Nếu ông A có MST và tổng thu nhập / năm dưới 108 triệu => truy thu Doanh nghiệp 8 triệu/ ông A làm quyết toán TNCN và lại được hoàn 8 triệu = > trường hợp này cơ quan thuế cũng sẽ không thi hành ấn định


Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

P/s: chỉ áp dụng khi vào thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp không có lỗi để bắt và muốn tận thu không muốn tay trắng ra về thì đây là giải pháp ăn xổi, còn trường hợp doanh nghiệp đang lãi thì việc tăng chi phí của doanh nghiệp lên 160 triệu => doanh nghiệp đang lãi 100 tr & nộp thuế TNDN => thì lại trở thành lỗ 100 – 160 = -60 triệu => đo đó cơ quan thuế sẽ không dại gì xử lý truy thu và ấn định trường hợp này


-Do đó bài toán truy thu thuế TNCN của cá nhân cho vay đối với doanh nghiệp cũng là bài toán cân não không hề đơn giản




***Chi tiết tại: Công văn 2079/TCT-CS ngày 16/5/2016 Về chính sách thuế TNDN đối với Khoản tiền cho vay không tính lãi.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình


P/s: chỉ áp dụng khi vào thanh kiểm tra thuế doanh nghiệp không có lỗi để bắt và muốn tận thu không muốn tay trắng ra về thì đây là giải pháp ăn xổi, còn trường hợp doanh nghiệp đang lãi thì việc tăng chi phí của doanh nghiệp lên 160 triệu => doanh nghiệp đang lãi 100 tr & nộp thuế TNDN => thì lại trở thành lỗ 100 – 160 = -60 triệu => đo đó cơ quan thuế sẽ không dại gì xử lý truy thu và ấn định trường hợp này


-Do đó bài toán truy thu thuế TNCN của cá nhân cho vay đối với doanh nghiệp cũng là bài toán cân não không hề đơn giản




***Chi tiết tại: Công văn 2079/TCT-CS ngày 16/5/2016 Về chính sách thuế TNDN đối với Khoản tiền cho vay không tính lãi.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
[Read More...]


Tiền thuê nhà có phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN ?



– Doanh nghiệp phát sinh chi trả tiền thuê nhà cho người lao động thì có chịu thuế TNCN? có được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ không?


– Khi tính thu nhập chịu thuế cho người lao động thì tiền thuê nhà phải tính vào thu nhập chịu thuế thu nhập cá nhân không?



*Căn cứ:


– Theo Điểm đ.1 khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân; luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật thuế thu nhập cá nhân và nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân


*Nội dung pháp lý:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa


đ.1) Tiền nhà ở, điện, nước và các dịch vụ kèm theo (nếu có).


– Trường hợp cá nhân ở tại trụ sở làm việc thì thu nhập chịu thuế căn cứ vào tiền thuê nhà hoặc chi phí khấu hao, tiền điện, nước và các dịch vụ khác tính theo tỷ lệ giữa diện tích cá nhân sử dụng với diện tích trụ sở làm việc.


– “Khoản tiền thuê nhà do đơn vị sử dụng lao động trả hộ tính vào thu nhập chịu thuế theo số thực tế trả hộ nhưng không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) tại đơn vị. ”


*Theo đó:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


– Khoản chi phí tiền thuê nhà mà đơn vị sử dụng lao động trả hộ cho người lao động không vượt quá 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ được tính vào thu nhập chịu thuế. Có nghĩa là tiền thuê nhà bằng 15% tổng thu nhập chịu thuế (chưa bao gồm tiền thuê nhà) sẽ phải tính vào thu nhập chịu thuế. Phần còn lại của khoản tiền thuê nhà do người sử dụng lao động trả hộ sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế.


– Doanh nghiệp ký hợp đồng thuê với chủ nhà :

+ Doanh nghiệp được đưa chi phí thuê nhà vào chi phí hợp lệ.

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3

+ Nhân viên được chi trả tiền thuê nhà sẽ giảm thu nhập chịu thuế TNCN nếu tiền thuê nhà thực tế chi trả >15% tổng thu nhập chịu thuế TNCN.– Doanh nghiệp không đứng tên ký hợp đồng với chủ nhà

+ Tiền thuê nhà như là khoảng phụ cấp theo tiền lương phải quy định trong hợp đồng lao động , quy chế tài chính...thì được tính vào chi phí hợp lệ.

+Nhân viên hưởng lợi ích như 1 khoản phụ cấp theo tiền lương quy định trong hợp đồng lao động nhưng phải đưa toàn bộ vào thu nhập chịu thuế khi tính thuế TNCN.


*Ví dụ minh họa: Nguyễn Văn A có thu nhập phát sinh trong 1 tháng như sau


1.Lương cơ bản: 3,318,000đ


2.Phụ cấp chức vụ: 1,500,000


3.Phụ cấp thâm niên: 1,000,000


4.Phụ cấp hiệu suất làm việc: 2,000,000đ


5.Phụ cấp thuê nhà: 5,000,000đ


6.Phụ cấp cơm trưa: 680,000đ/ tháng


7.Phụ cấp trang phục: 416,000đ/ tháng


Tổng thu nhập: 13,914,000đ


*Như vậy:


Tổng thu nhập chịu thuế TNCN(chưa bao gồm tiền thuê nhà) = 13.914.000 – 5.000.000 – (680.000 + 416.000) = 7.818.000 đồng


Tiền thuê nhà = 15% x 7.818.000 = 1.172.700 đồng


Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

Vậy tổng thu nhập chịu thuế (bao gồm tiền thuê nhà) = 7.818.000 + 1.172.700 = 8.990.700 đồng


– Do đó, số tiền thuê nhà do công ty trả thay tính vào thu nhập chịu thuế TNCN là 1.172.700 đồng


– Phần còn lại (5.000.000 - 1.172.700 = 3.827.300 đồng) sẽ không phải tính vào thu nhập chịu thuế TNCN.


Trong trường hợp này thì anh Nguyễn Văn A không phải nộp thuế thu nhập cá nhân vì chưa đến mức phải nộp thuế TNCN



*Tham khảo chi tiết tại:



– Thông tư 111/2013/TT-BTC hướng dẫn thực hiện luật thuế thu nhập cá nhân


– Nghị định số 65/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật thuế thu nhập cá nhân, luật sửa đổi, bổ sung một số điều của luật thuế thu nhập cá nhân.

[Read More...]


Bán lẻ khách hàng không lấy hóa đơn



– Doanh nghiệp bán hàng khách lẻ không lấy hóa đơn thì xử lý như thế nào?


– Có khai báo thuế không?



*** Căn cứ:


– Theo điều 16 điểm b Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính

– Theo điều 18 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính


*** Theo đó:


– Khi bán hàng, nếu có giá trị > 200.000 thì DN phải xuất hóa đơn (dù khách hàng không lấy hóa đơn: ghi rõ “người mua không lấy hoá đơn” hoặc “người mua không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế”.).

– Nếu không xuất thì sẽ bị phạt từ 10 - 20 triệu. (Theo điều 5 Thông tư 176/2016/TT-BTC sửa đổi bổ sung hông tư 10/2014/TT-BTC)

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

– Khi bán hàng, nếu có giá trị < 200.000 thì phải xuất hóa đơn nếu khách hàng yêu cầu, nếu khách hàng không lấy hóa đơn thì cuối ngày lập 01hóa đơn theo tổng số tiền trên bảng kê (dù khách hàng không lấy hóa đơn: mẫu số 5.6 Phụ lục 5 ban hành kèm theo Thông tư này) . Doanh nghiệp có thể lập chung một (01) hóa đơn ghi nhận tổng doanh thu người mua không lấy hóa đơn phát sinh trong, lập 01 Bảng kê mua hàng cho đối tượng khách hàng không lấy hóa đơn dù giá trị mua hàng của mỗi cá nhân > 200.000 hay < 200.000 (không phân biệt tổng giá trị thanh toán trên 200.000 đồng hay dưới 200.000 đồng)Chi tiết tại: Công văn 165/TCT-DNL ngày 12 tháng 01 năm 2017 về lập hóa đơn giá trị gia tăng 2017.


– Doanh nghiệp khai báo thuế và ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN bình thường


+++ Hành vi không xuất hóa đơn:


Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng>

***Căn cứ:


– Điều 200 Bộ luật hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27 tháng 11 năm 2015 thay thế Điều 161 Bộ luật hình sự năm 1999 (sửa đổi, bổ sung năm 2009)


– Điều 47. Sửa đổi, bổ sung Điều 200 của Luật số 12/2017/QH14 Ngày 20/6/2017 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015 (sau đây gọi gọn là Bộ luật Hình sự sửa đổi 2017)


– Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013.


***Nội dung pháp lý:


– Hành vi sau đây trốn thuế với số tiền từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế hoặc đã bị kết án chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm với các hành vi sau:


b) Không ghi chép trong sổ kế toán các khoản thu liên quan đến việc xác định số tiền thuế phải nộp;


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

c) Không xuất hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ hoặc ghi giá trị trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá trị thanh toán thực tế của hàng hóa, dịch vụ đã bán;


***Phạt tiền từ một lần đến ba lần số tiền trốn thuế.


+++ Căn cứ: Theo Điều 13 Thông tư 166/2013/TT-BTC ngày 15/11/2013 quy định xử phạt hành chính về thuế thì doanh nghiệp có các hành vi sau đây sẽ bị coi là trốn thuế:


– Truy thu toàn bộ VAT đầu vào 10% tương ứng


– Truy thu toàn bộ thuế TNDN nếu phát sinh


– Phạt hành vi kê khai sai 20% / tổng tiền thuế khai sai dẫn đến thiếu số tiền thuế phải nộp hoặc tăng số tiền thuế được hoàn.


– Chậm nộp theo mức 0.05%, 0.07%, 0,03%/ngày theo thời điểm hiệu lực ở các văn bản pháp luật tương ứng


– Phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn, gian lận : Nghị định 129/2013/NĐ-CP, Thông tư 166/2013/TT-BTC

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
[Read More...]


Thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng



–Một người trúng thưởng từ chương trình khuyến mãi, giá trị phần thưởng lớn, thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không thường xuyên không?


–Nếu giá trị phần thưởng quá cao, người trúng thưởng không có khả năng tài chính đóng thuế TNCN cho phần thưởng đó thì sẽ được giải quyết như thế nào?



***Căn cứ:


–Theo quy định tại khoản 6, Điều 3, Luật Thuế TNCN và khoản 6, Điều 3 Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN, được hướng dẫn cụ thể tại điểm 6, Mục II, Phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính,


–Tại Khoản 6, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013



+++ Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây là thu nhập phải chịu thuế:


–Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành thực hiện

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình


–Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ


–Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép


–Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động


–Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức.


Tại Điều 15, Luật Thuế TNCN quy định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


“Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.”


***Trách nhiệm của người trả và người nhận thưởng


– Căn cứ khoản 3, Điều 26 Luật Thuế TNCN quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú như sau:


– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;


– Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


***Theo đó:


–Nếu giá trị phần thưởng lớn hơn 10 triệu đồng, thì người trúng thưởng có trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNCN. Người trả thưởng khuyến mại có trách nhiệm kê khai, khấu trừ phần thưởng, nộp thuế vào ngân sách nhà nước.


–Trường hợp phần thưởng có giá trị lớn, người trúng thưởng không đủ khả năng tài chính nộp thuế thu nhập khi nhận phần thưởng đó, thì người trúng thưởng cần đề nghị người trả thưởng, khấu trừ tiền thuế từ giá trị của phần thưởng, để nộp thuế vào ngân sách nhà nước.


–Nếu giá trị phần thưởng bằng tiền thì khấu trừ thuế bằng tiền. Nếu phần thưởng bằng hiện vật thì trả thưởng bằng hiện vật có giá trị thấp hơn (theo giá trị còn lại của hiện vật trúng thưởng, sau khi khấu trừ thuế); hoặc bán hiện vật trúng thưởng, khấu trừ thuế, trả bằng tiền cho người nhận thưởng.


***Chi tiết tại: Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Thuê nhà có bắt buộc công chứng hay chứng thực không?



– Khi thanh kiểm tra thuế cơ quan thuế luôn yêu cầu nộp hợp đồng thuê nhà có công chứng nhằm quản lý nghĩa vụ đóng thuế từ việc cho thuê nhà.


– Vậy việc cho thuê nhà thì hợp đồng này có cần phải công chứng không?




Trung tâm kế toán thực hành Tại tphcm

*Căn cứ: tại điểm 28 Mục III Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 10/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đã bãi bỏ quy định phải công chứng hợp đồng thuê nhà. Nghị quyết này quy định: “Bãi bỏ quy định bắt buộc công chứng các hợp đồng nói trên, quy định việc công chứng các hợp đồng nói trên được thực hiện theo nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng” bao gồm hợp đồng thuê nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất…




*Căn cứ: Theo Điều 492, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng




*Căn cứ: tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định: "Đối với trường hợp tổ chức tặng, cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở, thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu".




*Căn cứ: tại Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng quy định: "Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực".

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng




*Do đó: từ ngày 1-7-2015 hợp đồng cho thuê nhà ở dù dưới 6 tháng hay trên 6 tháng không thực hiện công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực pháp luật


–Trong trường hợp các bên không tin tưởng nhau trong giao dịch thuê nhà ở, thì có thể thỏa thuận công chứng hoặc chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở để yên tâm và đảm bảo hơn quyền lợi của các bên khi có tranh chấp phát sinh.




*Như vậy: đối với trường hợp các hợp đồng cho thuê nhà ở được ký kết từ ngày Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực (từ ngày 1/7/2015) không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên giao kết hợp đồng có nhu cầu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
[Read More...]


Gộp báo cáo tài chính



–Những doanh nghiệp nào không phải nộp báo cáo tài chính?


–Trường hợp nào được phép xin gộp Báo cáo tài chính? Thuế TNDN, TNCN hay không?


–Thủ tục gồm những gì? Và Nộp ở đâu?



*Căn cứ:


– Tại khoản 4 điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015: Kỳ kế toán


+Nội dung: “Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng + với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng + với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng”.



Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

– Tại Khoản 3 điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính


+Nội dung:"Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lậpkể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3


– TạiĐiều 10. Khoản 1 điểm đ)Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính


+Nội dung:"


+ Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.


+ Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


*Theo đó:


– Doanh nghiệp đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh nguyên năm tài từ 01/01-31/12 năm tài chính hiện tại thì không phải nộp báo cáo tài chính


– Nếu doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2016, và tính từ ngày thành lập đến hết ngày 31/12/2016 dưới <90 ngàythì doanh nghiệp được gộpBáo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, TNCNvào năm 2017 .


*Điều kiện:


– Công văn xin gộp báo cáo tài chínhgửi Cơ quan thuế trước ngày 31/03/2017.


–Công văn Gộp BCTC lập thành 02 bản nộp tại bộ phận 01 cửa của chi cục thuế quản lý, cơ quan thuế giữ 1 bản, doanh nghiệp giữ 01 bản lưu trữ

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Mức phạt khi không góp đủ vốn điều lệ



– Khi thành viên cổ đông của doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ có bị phạt không?mức phạt là bao nhiêu?

– Quy định ở văn bản chế tài nào?



***Căn cứ:


– Điều 17 khoản 5 Luật doạnh nghiệp số 68/2014/QH13 Ngày 26/11/2014.


“ Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”


– Điều 48 & 74. Thực hiện góp vốn thành lập công ty


1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.


2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc


4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.


+Mức phạt khi góp thiếu Vốn Điều Lệ


** Trước: ngày 15 tháng 7 năm 2016


– Theo Nghi định 155/2013/NĐ-CP Ngày 11/11/2013 điều 23 về các vấn đề vi phạm như sau:


Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp


1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:


a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;


b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.


2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.


** Từ: ngày 15 tháng 7 năm 2016


– Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ Quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư


+ Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng


3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.


+ Biện pháp khắc phục hậu quả:


a) Buộc đăng ký gia hạn hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;


b) Buộc đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;


c) Buộc định giá lại tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;


d) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này


+++ Như vậy:


Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

– Không bị xử phạt:Doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt nếu thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại luật doanh nghiệp.


– Chế tài xử phạt:Sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký, mà không đăng ký thay đổi vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh.


– Các đơn vị cơ quan phạt doanh nnghiệp:


1. Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư,


2. Ủy ban nhân dân các cấp,


3. Các cơ quan Công an,


4. Hải quan, ,Cơ quan Thuế,Cơ quan Quản lý thị trường


5. Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định
[Read More...]


Mua xe ô tô cũ của cá nhân



–Mua xe ô tô cũ đã qua sử dụng của cá nhân không có hoá đơn thì chi phí khấu hao có được cho vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN không?

–Để là chi phí hợp lý cần chứng từ hồ sơ thủ tục gì?



*Vấn đề 01: về thuế GTGT

–*Căn cứ: Theo điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT gồm:

– Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

*Ví dụ: Ông Chu Đình Xinh là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông Chu Tiến Đạt với giá là 800 triệu đồng thì ông Chu Đình Xinh không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.

*Ví dụ: Ông Chu Đình Xinh là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt với giá là 800 triệu đồng thì ông Chu Đình Xinh không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.

Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc

*Theo đó:

– Cá nhân có tài sản sử dụng không kinh doanh không có nhu cầu bán lại cho cá nhân khác hoặc bán lại cho tổ chức doanh nghiệp khác thì không thuộc đối tượng phải kê khai thuế và nộp thuế GTGT

*Vấn đề 02: về hóa đơn

*Căn cứ: Theo điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

– Trường hợp tổ chức không phải là DN, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.

*Như vậy:Cá nhân (không kinh doanh) khi bán ô tô sẽ không phải nộp thuế GTGT và cơ quan thuế sẽ không cấp hoá đơn cho cá nhân đó.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


*Vấn đề 03: về thuế TNDN

*Căn cứ: Theo khoản 2.4 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC & khoản 2.4 điều 4 Thông tư 96/2015/TTBTCquy định các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN &Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

–Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra


*Theo đó:Khi DN mua tài sản là xe ô tô của cá nhân (không kinh doanh) thuộc đối tượng không phải kê khai nộp thuế GTGT và cấp hóa đơn thì DN cần chuẩn bị những giấy tờ sau để được đưa vào chi phí hợp lý:


1.Bảng kê mua vào không có hoá đơn mẫu 01/TNDN ban hành kèm theo TT

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình

2.Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được

3.Hợp đồng mua bán xe công chứng4. Biên bản bàn giao xe ô tô.5. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, sử dụng xe ô tô6. Phải đi nộp lệ phí trước bạ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang tên Công ty.

*Chi tiết tại: Công văn Số 8626/CT-TTHT ngày 25/10/2013 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, và Công văn 1023/CT-TTHT ngày 13/6/2013 của Cục Thuế tỉnh Lào Cai

–Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


–Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ


–Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page