Hạch toán chuyên sâu tài khoản 441 - nguồn vốn đầu tư XDCB



TÀI KHOẢN 441 - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình tăng, giảm nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp. Nguồn vốn đầu tư XDCB của doanh nghiệp được hình thành do Ngân sách cấp hoặc đơn vị cấp trên cấp.

Vốn đầu tư XDCB của đơn vị được dùng cho việc đầu tư xây dựng mới, cải tạo, mở trộng cơ sở sản xuất, kinh doanh và mua sắm TSCĐ để đổi mới công nghệ. Công tác đầu tư XDCB ở doanh nghiệp phải chấp hành và tôn trọng quy định về quản lý đầu tư và xây dựng cơ bản hiện hành.

Mỗi khi công tác xây dựng và mua sắm TSCĐ hoàn thành, tài sản được bàn giao đưa vào sử dụng cho sản xuất, kinh doanh, kế toán phải tiến hành các thủ tục quyết toán vốn đầu tư của từng công trình, hạng mục công trình. Khi quyết toán vốn đầu tư được duyệt, kế toán phải ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB, ghi tăng nguồn vốn kinh doanh.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 441 - NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN

Bên Nợ:

Số vốn đầu tư XDCB giảm do:

- Xây dựng mới và mua sắm TSCĐ hoàn thành, bàn giao đưa vào sử dụng và quyết toán vốn đầu tư đã được duyệt;

- Nộp lại số vốn đầu tư XDCB sử dụng không hết cho đơn vị cấp trên, cho nhà nước.

Bên Có:

Nguồn vốn đầu tư XDCB tăng do:

- Ngân sách Nhà nước hoặc cấp trên cấp vốn đầu tư XDCB;

- Nhận vốn đầu tư XDCB do được tài trợ, viện trợ;

- Bổ sung từ quỹ đầu tư phát triển.

Số dư bên Có:

Số vốn đầu tư XDCB hiện có của doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc đã sử dụng nhưng công tác XDCB chưa hoàn thành hoặc đã hoàn thành nhưng quyết toán chưa được duyệt.



PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Nhận được vốn đầu tư XDCB bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Có TK 441- Nguồn vốn đầu tư XDCB.

2. Trường hợp nhận vốn đầu tư XDCB do Ngân sách cấp theo dự toán được giao:

a. Khi được giao dự toán chi đầu tư XDCB, ghi đơn bên Nợ TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

b. Khi rút dự toán chi đầu tư XDCB để sử dụng, căn cứ vào tình hình sử dụng dự toán chi đầu tư xây dựng để hạch toán vào các tài khoản có liên quan, ghi:

Nợ TK 111 - Tiền mặt

Nợ các TK 152, 153, 331,. . .

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332) (Nếu được khấu trừ thuế GTGT đầu vào)

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang (Rút dự toán chi trực tiếp)

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

Đồng thời ghi đơn bên Có TK 008 “Dự toán chi sự nghiệp, dự án” (Tài khoản ngoài Bảng cân đối kế toán).

3. Khi chưa được giao dự toán chi đầu tư XDCB, đơn vị được Kho bạc cho tạm ứng vốn đầu tư, khi nhận được vốn tạm ứng của Kho bạc, ghi:

Nợ các TK 111, 112,. . .

Có TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388).

4. Khi dự toán chi đầu tư XDCB được giao, đơn vị phải thực hiện các thủ tục thanh toán để hoàn trả Kho bạc khoản vốn đã tạm ứng. Khi được Kho bạc chấp nhận các chứng từ thanh toán, ghi:

Nợ TK 338 - Phải trả, phải nộp khác (3388)

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

5. Nhận vốn đầu tư XDCB để trả các khoản vay ngắn hạn, vay nội bộ, vay đối tượng khác, ghi:

Nợ các TK 311, 336, 338,. . .

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng 6. Bổ sung vốn đầu tư XDCB bằng quỹ đầu tư phát triển, ghi:

Nợ TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển

Có TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB.

7. Khi công tác xây dựng cơ bản và mua sắm tài sản cố định bằng nguồn vốn đầu tư XDCB hoàn thành, bàn giao đưa vào sản xuất, kinh doanh:

- Kế toán ghi tăng giá trị TSCĐ do đầu tư XDCB, mua sắm TSCĐ hoàn thành, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông
Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang.

- Khi quyết toán công trình hoàn thành được phê duyệt, kế toán ghi giảm nguồn vốn đầu tư XDCB và ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB

Có TK 414 - Quỹ đầu tư phát triển.

8. Khi trả lại vốn đầu tư XDCB cho Ngân sách Nhà nước, cho đơn vị cấp trên, ghi:

Nợ TK 441 - Nguồn vốn đầu tư XDCB
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng
Có các TK 111, 112,. . .
Theo Nice Accounting
[Read More...]


Hạch toán chuyên sâu tài khoản 632 - Giá vốn hàng bán



TÀI KHOẢN 632 - GIÁ VỐN BÁN HÀNG

Tài khoản này dùng để phản ánh trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ, bất động sản đầu tư; giá thành sản xuất của sản phẩm xây lắp (Đối với doanh nghiệp xây lắp) bán trong kỳ.

Ngoài ra, tài khoản này còn dùng để phản ánh các chi phí liên quan đến hoạt động kinh doanh bất động sản đầu tư như: Chi phí khấu hao; chi phí sửa chữa; chi phí nghiệp vụ cho thuê BĐS đầu tư theo phương thức cho thuê hoạt động (Trường hợp phát sinh không lớn); chi phí nhượng bán, thanh lý BĐS đầu tư. . .

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 632 - GIÁ VỐN HÀNG BÁN

1. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

Bên Nợ:
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức
- Đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh, phản ánh:

+ Trị giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ;

+ Chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ được tính vào giá vốn hàng bán trong kỳ;

+ Các khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra;

+ Chi phí xây dựng, tự chế TSCĐ vượt trên mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình tự xây dựng, tự chế hoàn thành;

+ Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

- Đối với hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư, phản ánh:

+ Số khấu hao BĐS đầu tư trích trong kỳ;

+ Chi phí sửa chữa, nâng cấp, cải tạo BĐS đầu tư không đủ điều kiện tính vào nguyên giá BĐS đầu tư;

+ Chi phí phát sinh từ nghiệp vụ cho thuê hoạt động BĐS đầu tư trong kỳ;

+ Giá trị còn lại của BĐS đầu tư bán, thanh lý trong kỳ;

+ Chi phí của nghiệp vụ bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ.

Bên Có:

- Kết chuyển giá vốn của sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ đã bán trong kỳ sang Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”;

- Kết chuyển toàn bộ chi phí kinh doanh BĐS đầu tư phát sinh trong kỳ để xác định kết quả hoạt động kinh doanh;

- Khoản hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

- Trị giá hàng bán bị trả lại nhập kho.

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.

2. Trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ:

2.1 Đối với doanh nghiệp kinh doanh thương mại:

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán trong kỳ;

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

Bên Có:

- Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã gửi bán nhưng chưa được xác định là tiêu thụ;

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập năm trước);

- Kết chuyển giá vốn của hàng hoá đã xuất bán vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

2.2. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ:

Bên Nợ:

- Trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ;

- Số trích lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay lớn hơn số đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

- Trị giá vốn của thành phẩm sản xuất xong nhập kho và dịch vụ đã hoàn thành.

Bên Có:

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ TK 155 “Thành phẩm”;

- Hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm tài chính (Chênh lệch giữa số dự phòng phải lập năm nay nhỏ hơn số đã lập dự phòng năm trước chưa sử dụng hết);

- Kết chuyển giá vốn của thành phẩm đã xuất bán, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”.

Tài khoản 632 không có số dư cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

I. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên:

1. Khi xuất các sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ hoàn thành được xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 154, 155, 156, 157,. . .

2. Phản ánh các khoản chi phí được hạch toán trực tiếp vào giá vốn hàng bán:

- Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho một đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang; hoặc

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Phản ánh khoản hao hụt, mất mát của hàng tồn kho sau khi trừ (-) phần bồi thường do trách nhiệm cá nhân gây ra, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có các TK 152, 153, 156, 138 (1381),. . .

- Phản ánh chi phí tự xây dựng, tự chế TSCĐ vượt quá mức bình thường không được tính vào nguyên giá TSCĐ hữu hình hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 241 - Xây dựng cơ bản dỡ dang (Nếu tự xây dựng)

Có TK 154 - Chi phí SXKD dỡ dang (Nếu tự chế).

3. Hạch toán khoản trích lập hoặc hoàn nhập dự phòng giảm giá hàng tồn kho cuối năm (Do lập dự phòng năm nay lớn hoặc nhỏ hơn khoản dự phòng đã lập năm trước chưa sử dụng hết).

Cuối năm, doanh nghiệp căn cứ vào tình hình giảm giá hàng tồn kho ở thời điểm cuối kỳ tính toán khoản phải lập dự phòng giảm giá cho hàng tồn kho so sánh với số dự phòng giảm giá hàng tồn đã lập kho năm trước chưa sử dụng hết để xác định số chênh lệch phải trích lập thêm, hoặc giảm đi (Nếu có):

- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập năm nay lớn hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch lớn hơn được trích bổ sung, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

- Trường hợp số dự phòng giảm giá hàng tồn kho phải lập kỳ này nhỏ hơn số dự phòng giảm giá hàng tồn kho đã lập năm trước chưa sử dụng hết thì số chênh lệch nhỏ hơn được hoàn lập, ghi:

Nợ TK 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

4. Các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến hoạt động kinh doanh BĐS đầu tư:

- Định kỳ tính, trích khấu hao BĐS đầu tư đang nắm giữ chờ tăng giá, đang cho thuê hoạt động, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Có TK 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư.

- Khi phát sinh chi phí liên quan đến BĐS đầu tư sau ghi nhận ban đầu nếu không thoả mãn điều kiện ghi tăng giá trị BĐS đầu tư, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Nếu phải phân bổ dần)

Có các TK 111, 112, 152, 153, 334,. . .

- Các chi phí liên quan đến cho thuê hoạt động BĐS đầu tư (Đối với các chi phí phát sinh không lớn), ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Có các TK 111, 112, 331, 334,. . .

- Kế toán giảm nguyên giá và giá trị hao mòn của BĐS đầu tư do bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147 - Hao mòn BĐS đầu tư)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

Có TK 217 - Bất động sản đầu tư (Nguyên giá).

- Các chi phí bán, thanh lý BĐS đầu tư phát sinh, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng (Chi tiết chi phí kinh doanh BĐS đầu tư)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 331,. . .

5. Trường hợp dùng sản phẩm sản xuất ra chuyển thành TSCĐ để sử dụng, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn bán hàng

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

6. Hàng bán bị trả lại nhập kho, ghi:

Nợ các TK 155, 156

Có TK 632 - Giá vốn bán hàng.

7. Kết chuyển giá vốn hàng bán của các sản phẩm, hàng hoá, bất động sản, dịch vụ được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

II. Đối với doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai định kỳ:

1. Đối với doanh nghiệp thương mại:

- Cuối kỳ, xác định và kết chuyển trị giá vốn của hàng hoá đã xuất bán, được xác định là đã bán, ghi:

Nợ 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 611 - Mua hàng.

- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn hàng hoá đã xuất bán được xác định là đã bán vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

2. Đối với doanh nghiệp sản xuất và kinh doanh dịch vụ:

- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá vốn của thành phẩm tồn kho đầu kỳ vào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 155 - Thành phẩm.

- Đầu kỳ, kết chuyển trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa xác định là đã bán vào Tài khoản 632 “Giá vốn hàng bán”, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 157 - Hàng gửi đi bán.

- Giá thành của thành phẩm hoàn thành nhập kho, giá thành dịch vụ đã hoàn thành, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 631 - Giá thành sản xuất.

- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm tồn kho cuối kỳ vào bên Nợ Tài khoản 155 “Thành phẩm”, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
- Cuối kỳ, xác định trị giá của thành phẩm, dịch vụ đã gửi bán nhưng chưa xác định là đã bán, ghi:

Nợ TK 157 - Hàng gửi đi bán

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.

- Cuối kỳ, kết chuyển giá vốn của thành phẩm, dịch vụ đã được xác định là đã bán trong kỳ vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”, ghi:

Nợ TK 911 - Xác định kết quả kinh doanh

Có TK 632 - Giá vốn hàng bán.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận đống đa
Theo Nice Accounting

[Read More...]


Giới thiệu hệ thống tài khoản loại 1 - Tài sản ngắn hạn



LOẠI TÀI KHOẢN 1 - TÀI SẢN NGẮN HẠN

Loại tài khoản này dùng để phản ánh giá trị hiện có, tình hình biến động tăng, giảm tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp là những tài sản thuộc quyền sở hữu và quản lý của doanh nghiệp, có thời gian sử dụng, luân chuyển, thu hồi vốn trong một kỳ kinh doanh hoặc trong một năm. Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp có thể tồn tại dưới hình thái tiền, hiện vật (vật tư, hàng hoá), dưới dạng đầu tư ngắn hạn và các khoản nợ phải thu.

Tài sản ngắn hạn của doanh nghiệp bao gồm: Vốn bằng tiền; Các khoản đầu tư tài chính ngắn hạn; Các khoản phải thu; Hàng tồn kho và các tài sản ngắn hạn khác.

Thuộc loại tài khoản này còn bao gồm tài khoản chi sự nghiệp.

HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Kế toán các loại tài sản thuộc tài sản ngắn hạn phải tuân thủ các nguyên tắc đánh giá giá trị quy định cho từng loại tài sản: Vốn bằng tiền, đầu tư ngắn hạn, các khoản phải thu, các khoản tạm ứng, các khoản cầm cố, ký cược, ký quỹ ngắn hạn, hàng tồn kho. . .

2. Đối với các loại tài sản ngắn hạn thuộc nhóm đầu tư ngắn hạn, các khoản nợ phải thu, hàng tồn kho được đánh giá và phản ánh giá trị trên các tài khoản kế toán theo giá gốc. Cuối niên độ kế toán, nếu giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho thấp hơn giá gốc thì được lập dự phòng giảm giá hàng tồn kho, đối với các khoản phải thu đã được phân loại là khoản nợ phải thu khó đòi hoặc có khả năng không thu hồi được thì được lập dự phòng phải thu khó đòi.

Khoản dự phòng giảm giá, dự phòng phải thu khó đòi không được ghi trực tiếp vào các tài sản ngắn hạn mà phải phản ánh trên một tài khoản riêng (Tài khoản dự phòng) và được ghi chép, xử lý theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

Tài khoản dự phòng giảm giá, dự phòng phải thu khó đòi về tài sản ngắn hạn được sử dụng để điều chỉnh giá trị ghi sổ kế toán của tài sản ngắn hạn nhằm xác định được giá trị thuần có thể thực hiện được của các tài sản ngắn hạn trên Bảng Cân đối kế toán.

Loại tài khoản Tài sản ngắn hạn có 24 tài khoản, chia thành 6 nhóm:

Nhóm Tài khoản 11 - Vốn bằng tiền, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 111 - Tiền mặt;

- Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng;

- Tài khoản 113 - Tiền đang chuyển.

Nhóm Tài khoản 12 - Đầu tư tài chính ngắn hạn, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 121 - Đầu tư chứng khoán ngắn hạn;

- Tài khoản 128 - Đầu tư ngắn hạn khác;

- Tài khoản 129 - Dự phòng giảm giá đầu tư ngắn hạn.

Nhóm Tài khoản 13 - Các khoản phải thu, có 5 tài khoản:

- Tài khoản 131 - Phải thu của khách hàng;

- Tài khoản 133 - Thuế GTGT được khấu trừ;

- Tài khoản 136 - Phải thu nội bộ;

- Tài khoản 138 - Phải thu khác;

- Tài khoản 139 - Dự phòng phải thu khó đòi.

Nhóm Tài khoản 14 - Ứng trước, có 3 tài khoản:

- Tài khoản 141 - Tạm ứng;

- Tài khoản 142 - Chi phí trả trước ngắn hạn;

- Tài khoản 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn.

Nhóm Tài khoản 15 - Hàng tồn kho, có 9 tài khoản:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức - Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi trên đường;

- Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu;

- Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ;

- Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang;

- Tài khoản 155 - Thành phẩm;

- Tài khoản 156 - Hàng hoá;

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy - Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán;

- Tài khoản 158 - Hàng hoá kho bảo thuế;

- Tài khoản 159 - Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.

Nhóm Tài khoản 16 - Chi sự nghiệp, có 1 tài khoản:

- Tài khoản 161 - Chi sự nghiệp.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Theo Nice Accounting

[Read More...]


Giá trị hợp lý - hiểu thế nào cho đúng?



Tháng 9/2010, Hội đồng chuẩn mực kế toán quốc tế (IASB) công bố dự thảo và đến đầu tháng 5/2011, phát hành IFRS 13 (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế số 13) - Đo lường giá trị hợp lý (Giá trị hợp lý - Fair Value Measurement) - có hiệu lực từ 01/01/2013. Hội đồng chuẩn mực kế toán tài chính Mỹ (FASB) cũng đã cập nhật chủ đề số 820 (báo cáo số 157 đo lường Giá trị hợp lý - ban hành năm 2006 trước đây của FASB) về Giá trị hợp lý, hoàn thành một dự án lớn cải thiện IFRS (Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế) và US GAAP (các nguyên tắc kế toán được thừa nhận của Mỹ) để mang lại sự hội tụ giữa chúng. Trong khi đó, ở Việt Nam, giá gốc được quy định là một nguyên tắc kế toán cơ bản, vai trò và việc sử dụng Giá trị hợp lý trong định giá còn khá mờ nhạt. Bài viết này trình bày khái quát về Giá trị hợp lý và xu hướng sử dụng Giá trị hợp lý trong định giá trong kế toán trên thế giới hiện nay, sơ lược về thực trạng sử dụng Giá trị hợp lý ở Việt Nam, từ đó đề xuất nguyên tắc và định hướng việc sử dụng Giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam.

Khái quát về Giá trị hợp lý và xu hướng sử dụng Giá trị hợp lý để định giá trong kế toán trên thế giới

Giá trị hợp lý (Fair Value) lần đầu tiên được IASB đề cập trong IAS 16 (Chuẩn mực kế toán quốc tế 16) - Tài sản, nhà cửa và thiết bị - như sau: Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể đem trao đổi giữa các bên có hiểu biết, có thiện chí trong một giao dịch trao đổi ngang giá.

Tháng 5/2009, IASB công bố Dự thảo Chuẩn mực về đo lường Giá trị hợp lý, theo đó, Giá trị hợp lý được hiểu là giá trị sẽ nhận được khi bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường. Giá trị hợp lý trong dự thảo này tương tự như định nghĩa Giá trị hợp lý được đưa ra trong báo cáo số 157 Đo lường Giá trị hợp lý của Hội đồng kế toán tài chính Mỹ (FASB) ban hành năm 2006. Tháng 9/2010, IASB công bố dự thảo IFRS 13 về Giá trị hợp lý và tháng 5/2011, IASB phát hành IFRS 13 - Đo lường Giá trị hợp lý (Fair Value Measurement) - có hiệu lực từ 01/01/2013 [5].

Theo IFRS 13, Giá trị hợp lý được IASB xác định là giá trị sẽ nhận được khii bán một tài sản hay giá trị thanh toán để chuyển giao một khoản nợ phải trả trong một giao dịch có tổ chức giữa các bên tham gia thị trường tại ngày đo lường [5]. IFRS 13 cũng đưa ra 3 cấp độ xác định Giá trị hợp lý, bao gồm:

- Cấp độ 1: Các dữ liệu tham chiếu là giá niêm yết của các tài sản hay nợ phải trả đồng nhất trong các thị trường hoạt động (active market) mà tổ chức có thể thu thập tại ngày đo lường:

- Cấp độ 2: Các dữ liệu tham chiếu có thể thu thập cho tài sản hay nợ phải trả, trực tiếp (giá thị trường), khác giá niêm yết cấp độ 1;

- Cấp độ 3: dữ liệu tham chiếu không sẵn có tại ngày đo lường, Dn phát triển các dữ liệu tham chiếu bằng cách sử dụng các thông tin tốt nhất đã có, mà có thể bao gồm dữ liệu riêng của DN.

Như vậy, IFRS 13 đã phát triển tính nhất quán và giảm thiểu độ phức tạp bằng cách cung cấp, lần đầu tiên, một định nghĩa chính thức về Giá trị hợp lý, thống nhất phương pháp đo lường Giá trị hợp lý và yêu cầu công bố thông tin để sử dụng trong hệ thống Chuẩn mực Báo cáo tài chính quốc tế [7].

Thực ra, cho đến nay, vẫn còn không ít những tranh luận xunh quanh việc sử dụng Giá trị hợp lý (vấn đề được tranh luận nhiều nhất là tính đáng tin cậy và phương pháp xác định Giá trị hợp lý). Song, những ưu điểm của Giá trị hợp lý và lợi ích của sự dụng Giá trị hợp lý là không thể phủ nhận. Điều này thể hiện qua một số khía cạnh sau: (i) Giá trị hợp lý phản ánh được những thay đổi của thị trường; (ii) những giả định dùng để ước tính Giá trị hợp lý có thể được xác định và kiểm chứng, ngày càng mang tính khách quan hơn với sự phát triển của hệ thống thông tin và sự phát triển của các thị trường chuyên ngành, nó cũng được yêu cầu công bố, vì vậy khả năng lạm dụng Giá trị hợp lý được hạn chế đáng kể; (iii) các mô hình định giá cho những trường hợp không có giá thị trường hiện đang phát triển và từng bước hoàn thiện.

Về xu hướng sử dụng Giá trị hợp lý, các hướng dẫn được quy định trong IFRS 13 và những cập nhật tại chủ đề số 820 (báo cáo số 157 trước đây của FASB) vào tháng 5/2011 đã hoàn thành một dự án lớn cải thiện IFRS và US GAAP để mang lại sự hội tụ giữa chúng. Lislie F Seidman, Chủ tịch của FASB, cho biết: Cập nhật này đại diện cho một bước tiến tích cực hướng tới mục tiêu chia sẻ trên toàn thế giới hội tụ các Chuẩn mực kế toán. Việc thống nhất ý nghĩa của Giá trị hợp lý sẽ cải thiện tính nhất quán của thông tin tài chính trên toàn thế giới. Chúng tôi cũng đáp ứng yêu cầu tăng cường công bố về các giả định được sử dụng trong các phương pháp đo lường Giá trị hợp lý [7].

Như vậy, những ưu điểm nổi bật của Giá trị hợp lý đã được bộc lộ về lý thuyết lẫn thực tiễn. Cùng với những nỗ lực của IASB và FASB và một số quốc gia trong việc thúc đẩy việc tạo lập cơ sở và ứng dụng Giá trị hợp lý, có thể khẳng định, việc sử dụng Giá trị hợp lý để định giá trong kế toán đang trở thành một xu hướng tất yếu hiện nay.

Sơ lược thực trạng sử dụng Giá trị hợp lý trong HTKT Việt Nam.

Ở Việt Nam, giá gốc được quy định là một nguyên tắc cơ bản của kế toán Việt Nam. Vai trò của Giá trị hợp lý còn khá mờ nhạt.

Thực ra, ở Việt Nam, Giá trị hợp lý đã được đề cập đến từ hơn 10 năm nay, và đầu tiên được định nghĩa trong Chuẩn mực kế toán số 14 - Doanh thu và thu nhập khác: Giá trị hợp lý là giá trị tài sản có thể trao đổi hoặc giá trị một khoản nợ được thanh toán một cách tự nguyện giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong trao đổi ngang giá. Trong kế toán Việt Nam, Giá trị hợp lý được sử dụng chủ yếu trong ghi nhận ban đầu, chẳng hạn: ghi nhận ban đầu, chẳng hạn: ghi nhận ban đầu tài sản cố định, doanh thu, thu nhập khác, ghi nhận ban đầu và báo cáo các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ, xác định giá phí hợp nhất kinh doanh.

Về phương pháp xác định Giá trị hợp lý, ngoại trừ đoạn 24 của Chuẩn mực kế toán số 4 - Tài sản cố định vô hình - có đề cập đến phương pháp xác định Giá trị hợp lý của tài sản cố định vô hình, và thông tư 21/2006/TT-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính có hướng dẫn việc xác định Giá trị hợp lý trong xác định giá phí hợp nhất kinh doanh, đến nay chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định Giá trị hợp lý trong kế toán. Thực ra, ngày 13/03/2006, Bộ Tài chính đã ban hành thông tư 17/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 101/2005/NĐ-CP về thẩm định giá, trong đó có quy định khá cụ thể các phương pháp định giá cụ thể các phương pháp định giá. Tuy nhiên, việc áp dụng các phương pháp này như thế nào trong kế toán vẫn còn bỏ ngỏ.

Sức ép của yêu cầu hội nhập và cả sức ép của yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường ở Việt Nam chỉ ra rằng, trong một tương lai không xa, Giá trị hợp lý và việc sử dụng Giá trị hợp lý ở Việt Nam tuy đã có những bước khởi đầu nhất định song vẫn mang tính chấp vá, chưa có một định hướng rõ ràng về việc sử dụng Giá trị hợp lý. Điều này thể hiện qua các điểm chủ yếu sau:

- Chưa xác định một cách rõ ràng và nhất quán về tính tất yếu của việc sử dụng Giá trị hợp lý là cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán;

- Định nghĩa Giá trị hợp lý chưa rõ ràng, chưa đầy đủ;

- Các quy định về Giá trị hợp lý và sử dụng Giá trị hợp lý trong kế toán nằm rải rác trong các Chuẩn mực, mang tính chấp vá, thiếu tính hệ thống;

- Chưa có hướng dẫn chính thức và thống nhất về phương pháp xác định Giá trị hợp lý trong kế toán;

- Giá trị hợp lý sử dụng chủ yếu cho ghi nhận ban đầu, chưa sử dụng để trình bày các khoản mục sau ghi nhận ban đầu, do đó chưa đạt được mục đích ghi nhận và trình bày các khoản mục theo những thay đổi của thị trường.

Cũng cần lưu ý thêm rằng, bên cạnh sự chưa hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động (active market) ở Việt Nam, cũng như sự thiếu vắng các quy định và hướng dẫn về Giá trị hợp lý và sử dụng Giá trị hợp lý, thì vấn đề đang là một rào cản đáng để ngăn cản sự phát triển và sử dụng Giá trị hợp lý chính là vấn đề về nhận thức, đó là niềm tin vào tính đáng tin cậy của Giá trị hợp lý.

Định hướng sử dụng Giá trị hợp lý trong hệ thống kế toán Việt Nam

Về nguyên tắc: Sử dụng Giá trị hợp lý phải phù hợp với thông lệ quốc tế và điều kiện của Việt Nam; việc tiến tới sử dụng Giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần phải có lộ trình hợp lý.

Việc sử dụng Giá trị hợp lý phù hợp với chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm: đáp ứng yêu cầu hội nhập, các tiêu chuẩn đánh giá của quốc tế; đảm bảo tính đồng bộ của hệ thống kế toán, theo đó, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam hiện nay xây dựng dựa trên Chuẩn mực kế toán quốc tế, và việc định giá cũng không thể khác được.

Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường Việt Nam, thị trường chứng khoán Việt Nam còn khá non trẻ, nhiều dữ liệu tham chiếu chưa có, nếu áp dụng ngay tòn bộ theo chuẩn mực quốc tế sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của thông tin được định giá theo Giá trị hợp lý. Do vậy, việc định giá theo Giá trị hợp lý cần tính toán phù hợp với đặc điểm kinh tế của từng giai đoạn. Theo đó, việc xác định một lộ trình hợp lý là cần thiết. Lộ trình này có thể bao gồm 2 giai đoạn chính, liên quan đến các giải pháp ngắn hạn và dài hạn.

Về giải pháp

- Trong ngắn hạn:

Thứ nhất, thực hiện các biện pháp tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, tăng cường các hội thảo nhằm nâng cao nhận thức, tạo sự đồng thuận về việc phát triển và sử dụng Giá trị hợp lý trong định giá, từ cơ quan chức năng, người làm công tác kế toán, cho đến các đối tượng sử dụng thông tin trên BCTC.

Thứ hai, điều chỉnh Luật kế toán, chuẩn mực chung (VAS 1); ban hành hướng dẫn áp dụng Giá trị hợp lý, chuẩn hóa định nghĩa Giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác định Giá trị hợp lý, quy định sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn đánh giá.

Trên cơ sở Luật kế toán và VAS 1, Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn áp dụng Giá trị hợp lý, chuẩn hóa định nghĩa Giá trị hợp lý, giải thích các cấp độ, phương pháp xác định Giá trị hợp lý, quy định sự cân đối giữa các đặc tính chất lượng và các tiêu chuẩn đánh giá khi có hạn chế thông tin giữa tính thích hợp và đáng tin cậy, cũng như nội dung và phạm vi các thông tin cần công bố trong thuyết minh BCTC. Những hướng dẫn và giải thích này sẽ là cơ sở quan trọng để từng bước tạo lập hành lang pháp lý cho việc áp dụng Giá trị hợp lý trong kế toán, trước khi có một chuẩn mực chính thức về đo lường Giá trị hợp lý trong kế toán Việt Nam.

Thứ ba, bổ sung, cập nhật, nội dung các Chuẩn mực kế toán hiện hành có liên quan đến Giá trị hợp lý.

Trong quá trình rà soát và điều chrinh các Chuẩn mực kế toán đã ban hành, cần bổ sung các quy định về định giá theo hướng tiếp cận các Chuẩn mực kế toán quốc tế. Các quy định bổ sung cần hướng đến việc tạo lập sự thống nhất, theo đó, cần quy định trong chuẩn mực các yêu cầu trình bày thông tin về Giá trị hợp lý.

Trước mắt, Giá trị hợp lý nhất thiết phải được sử dụng trong ghi nhận ban đầu đối với: bất động sản đầu tư, công cụ tài chính, hợp nhất kinh doanh, liên kết, đầu ư vào công ty con, bởi lẽ, nếu phản ánh theo giá gốc sẽ không phản ánh được những thay đổi của thị trường, không phản ánh được lãi - lỗ chưa thực hiện vào đúng kỳ mà nó phát sinh

- Trong dài hạn

Thứ nhất, Ban hành chuẩn mực - Đo lường Giá trị hợp lý

Trong vòng 5 năm tới, Việt Nam cần nghiên cứu ban hành chuẩn mực đo lường Giá trị hợp lý. Chuẩn mực này được xây dựng theo hướng tiếp cận và phù hợp với IFRS 13.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Thứ hai, hoàn chỉnh hệ thống chuẩn mực kế toán áo dụng Giá trị hợp lý làm cơ sở đo lường chủ yếu.

Bên cạnh việc bổ sung, cập nhật các Chuẩn mực kế toán đã ban hành phù hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế, trong những năm tiếp theo, Việt Nam cần tiếp tục ban hành các Chuẩn mực còn thiếu. Nội dung của các Chuẩn mực được xây dựng theo hướng cập nhật Chuẩn mực kế toán quốc tế, đặc biệt là phù hợp với điều kiện áp dụng Giá trị hợp lý trong định giá và IFRS 13. Kết quả là, hệ thống Chuẩn mực kế toán Việt Nam không chỉ hòa hợp với Chuẩn mực kế toán quốc tế mà còn là hệ thống Chuẩn mực kế toán áp dụng Giá trị hợp lý làm cơ sở định giá chủ yếu, phù hợp với thông lệ và xu hướng quốc tế.

Thứ ba, từng bước hoàn chỉnh một hệ thống thị trường hoạt động; đồng bộ và minh bạch hóa hành lang pháp lý về kinh doanh. Thị trường hàng hóa và thị trường tài chính Việt Nam phải được xây dựng ngày càng hoạt động để đáp ứng nhu cầu tìm kiếm các dữ liệu tham chiếu trong đo lường Giá trị hợp lý.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy Giá trị hợp lý đang dần khẳng định những ưu thế của mình trong định giá, việc sử dụng Giá trị hợp lý được IASB, FASB ủng hộ và đang chuẩn bị những cơ sở quan trong cho việc áp dụng rộng rãi tại các quốc gia. Quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán tạo ra sức ép đáng kể về việc nghiên cứu và sử dụng Giá trị hợp lý trong HTKT Việt Nam. Tuy nhiên, việc tiến tới sử dụng Giá trị hợp lý như là một cơ sở định giá chủ yếu trong kế toán cần phải có lộ trình hợp lý. Với những giải pháp thích hợp được thực hiện đồng bộ, hiệu quả trong từng giai đoạn cụ thể, hy vọng trong một tương lai không xa, GTHL sẽ trở thành cơ sở định giá chủ yếu trong HTKT Việt Nam, đáp ứng hiệu quả yêu cầu hội nhập quốc tế về kinh tế và kế toán.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Theo Tạp chí kế toán

[Read More...]


Tầm quan trọng của kế toán trưởng trong doanh nghiệp



Quy mô hoạt động kinh tế càng lớn, sản xuất, xã hội càng phát triển thì nội dung công tác kế toán càng mở rộng vị trí, vai trò của kế toán càng được nâng cao, trách nhiệm, quyền hạn của mọi người đứng đầu bộ máy kế toán là Kế toán trưởng ngày càng quan trọng

I. Vị trí, vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của Kế toán trưởng trong các văn bản pháp luật của Việt Nam.

Kế toán là công cụ quản lý kinh tế, tài chính cần thiết cho bất cứ chế độ kinh tế – xã hội nào. Quy mô hoạt động kinh tế càng lớn, sản xuất, xã hội càng phát triển thì nội dung công tác kế toán càng mở rộng vị trí, vai trò của kế toán càng được nâng cao, trách nhiệm, quyền hạn của mọi người đứng đầu bộ máy kế toán là Kế toán trưởng ngày càng quan trọng. Vị trí, vai trò của kế toán trưởng qua các thời kỳ tuy có biến động về kinh tế, chính trị nhưng vẫn được quan tâm và được xác định cụ thể trong các văn bản pháp luật của Nhà nước, có thể kể ra như sau:

1. Thời kỳ từ 1946 đến 1980: Thời kỳ khởi đầu hình thành, xây dựng củng cố và thống nhất hệ thống kế toán Việt Nam.

Trong những năm đầu xây dựng đất nước và kháng chiến chống Pháp hoạt động tài chính là phục vụ công cuộc kháng chiến cứu quốc, công cụ kế toán được hình thành để ghi chép thu, chi tài chính sơ khai của Chính phủ vừa bằng hiện vật, vừa bằng tiền. Năm 1948 Bộ Tài chính ban hành Nghị định số 1535VP/TĐQ ngày 25/9/1948 về Thể lệ thu chi và Kế toán đại cương. Đây là văn bản pháp lý đầu tiên quy định về kế toán, trong đó có quy định chức danh Chủ nhiệm hoặc Phụ nhiệm thu, thu chi ở các đơn vị trung ương và địa phương (nay là Kế toán trưởng và Phó kế toán trưởng) có quyền ký duyệt và kiểm soát các hoạt động thu, chi, số dự thu, dự chi và tổ chức kế toán các hoạt động thu, chi tại các đơn vị kinh tế, ngân sách.
Ngày 22/10/1961 Chính phủ ban hành Nghị định số 175/CP về Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước trong đó có chương III nói về Kế toán trưởng và sau đó 10/9/1970 ban hành Nghị định số 176/CP thay thế chương III trong Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước, trong Điều lệ khẳng định: Ở các cơ quan, đơn vị, xí nghiệp phải đặt chức vụ Kế toán trưởng, Kế toán trưởng tổ chức và lãnh đạo công tác kế toán là kiểm soát viên của Nhà nước đặt vị tại xí nghiệp.Riêng lĩnh vực kế toán các đơn vị dự toán Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 27/TC/TDT ngày 2/11/1966 về chế độ kế toán Tổng hợp dự toán, trong đó quy định các cấp đều bổ nhiệm Kế toán trưởng chịu trách nhiệm tổ chức công việc kế toán của đơn vị giúp Thủ trưởng đơn vị giám đốc các hoạt động kinh tế tài chính tại đơn vị.

2. Thời kỳ từ 1981 đến 1990: Thời kỳ hoàn thiện và phát triển hệ thống kế toán Việt Nam.

Thời kỳ này là những năm tháng khó khăn của nền kinh tế Việt Nam, Chính phủ đã đưa ra mọi biện pháp để thoát ra sự nghèo nàn và có xu thế tụt hậu. Hệ thống kế toán Việt Nam phải xem xét lại để phù hợp với sự phát triển đa dạng của nền kinh tế, đặc biệt chú ý đến việc phát triển kinh tế tập thể và kinh tế tư nhân. Đầu năm 1984 Bộ Tài chính tổ chức thành công hội nghị Kế toán trưởng toàn quốc lần thứ nhất rút ra nhiều bài học kinh nghiệm quan trong trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Kế toán trưởng. Từ kết quả trên Bộ Tài chính trình Chính phủ, trình Quốc hội ký Lệnh số 06/LCP/HĐNN ngày 20/5/1998 công bố “Pháp lệnh Kế toán và Thống kê” Chính phủ ban hành Nghị định số 25/HĐBT ngày 18/3/1989 “Điều lệ tổ chức kế toán Nhà nước” và sau đó Bộ Tài chính ban hành hàng loạt chế độ kế toán mới. Trong pháp lệnh Nghị định cũng như CĐKT quy định rất rõ vị trí, vai trò của kế toán trưởng là giúp Giám đốc xí nghiệp tổ chức chỉ đạo thực hiện toàn bộ công tác kế toán thống kê, thông tin hoạt động kinh tế và hạch toán kinh tế, đồng thời làm nhiệm vụ kiểm soát kinh tế – tài chính của nhà nước tại xí nghiệp. Việc bổ nhiệm kế toán trưởng là do giám đốc xí nghiệp đề nghị, cấp có thẩm quyền bổ nhiệm Giám đốc quyết định sau khi có sự thoả thuận của kế toán trưởng cấp trên. Kế toán trưởng được hưởng mức lương quy định cho Phó Giám đốc và các quyền lợi khác như Phó Giám đốc xí nghiệp.

3. Thời kỳ từ 1991 đến nay:

Giai đoạn này cải cách đổi mới hệ thống kế toán theo nền kinh tế thị trường, hội nhập quốc tế phát triển hệ thống dịch vụ kế toán, kiểm toán của Việt Nam.
Giai đoạn này hình thành 2 công ty dịch vụ kế toán, kiểm toán độc lập (tháng 5/1991) đó là VACO và AASC, Hội Kế toán Việt Nam ra đời tháng 4/1994. Điều đó khẳng định kế toán, kiểm toán được là 1 nghề nghiệp mang tính kỹ thuật chuyên sâu, hoạt động kế toán trở thành 1 loại dịch vụ kỹ thuật cao trong nền kinh tế thị trường.
Tiếp theo Bộ Tài chính trình Chính phủ đề án cải cách hệ thống kế toán doanh nghiệp và ngày 11/11/1995 Bộ Tài chính ban hành CĐKT doanh nghiệp, tháng 11/1997 được phép của Chính phủ Bộ Tài chính tổ chức thành công hội nghị quốc tế và kế toán, kiểm toán, bạn bè quốc tế đã biết đến sự hoạt động mạnh mẽ của kế toán, kiểm toán Việt Nam. Từ năm 1999 đến 2003 Bộ Tài chính ban hành hơn 20 chuẩn mực kế toán doanh nghiệp, đến nay là 26 chuẩn mực kế toán. Ngày 17/6/2003 Quốc hội đã thông qua Luật kế toán, ngày 31/5/2004 Chính phủ ban hành Nghị định 128/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước, Nghị định 129/2004/NĐ-CP hướng dẫn thi hành Luật kế toán trong hoạt động kinh doanh. Đặc biệt Liên Bộ Tài chính – Bộ LĐTBXH ban hành Thông tư số 13/2005/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 7/12/2005 hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp lương Kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong các tổ chức hoạt động kinh doan; Liên Bộ Tài chính – Nội vụ ban hành Thông tư số 20/2005/TTLT-BTC-BNV hướng dẫn tiêu chuẩn, điều kiện, thủ tục bổ nhiệm, bãi miễn, thay thế và xếp phụ cấp Kế toán trưởng, phụ trách kế toán trong lĩnh vực kế toán Nhà nước.

II: Đánh giá thực trạng về vị trí, vai trò Kế toán trưởng, kinh nghiệm rút ra để thực hiện tốt vai trò, vị trí Kế toán trưởng.

1. Đánh giá thực trạng về vị trí, vai trò của Kế toán trưởng

1.1. Kết quả đạt được:
Một là: Thành công lớn nhất là tư duy nhận thức của phần lớn cán bộ lãnh đạo đơn vị về vai trò, vị trí của Kế toán trưởng không thuần tuý chỉ là công việc ghi chép phản ánh nghiệp vụ kinh tế, công việc giữ tiền, khoá sổ, lập báo cáo tài chính mà Kế toán trưởng thực sự là người tổ chức thông tin kinh tế tại đơn vị, kiểm tra giám sát các hoạt động kinh tế, giúp lãnh đạo đơn vị phân tích kinh tế đưa ra quyết định quản lý: Kế toán trưởng được thừa nhận là trợ thủ đắc lực trong phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị;
Hai là: Mọi quy định pháp lý về chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, điều kiện, trách nhiệm, quyền hạn, quyền lợi của Kế toán trưởng đều được cụ thể rõ ràng tạo điều kiện cho Kế toán trưởng phát huy mọi tiềm năng của Kế toán trưởng;
Ba là: Đội ngũ Kế toán trưởng ngày càng đông về số lượng, có bản lĩnh vững vàng xử lý công việc có chất lượng, hiệu quả cao, được đào tạo có hệ thống, có thước đo tiêu chuẩn điều kiện để bổ nhiệm, được trang bị hệ thống kiến thức nghiệp vụ thống nhất, ổn định thông qua hệ thống pháp luật về kế toán, hệ thống CMKT và các CĐKT. Từ đó làm cho Kế toán trưởng có đủ nghị lực, tự tin, bằng quyết tâm, đủ trí tuệ để hoàn thành nhiệm vụ được giao. Chúng tự hào có nhiều Kế toán trưởng trở thành nhà lãnh đạo trong cương vị lập pháp, quản lý nhà nước, quản lý doanh nghiệp giỏi hay những chuyên gia tư vấn hành nghề kế toán có uy tín trong và ngoài nước;
Bốn là: Điều đáng quý là phần lớn Kế toán trưởng là tấm gương về giữ vững tư cách và đạo đức nghề nghiệp kế toán: Chính trực, khách quan, thận trọng, tư cách nghề nghiệp, bảo mật và tuân thủ chế độ tài chính kế toán quy định. Đồng thời, họ chính là người dám đấu tranh chống tham ô, lãng phí, chống tiêu cực, giữ gìn bảo vệ tài sản của Nhà nước, của tập thể;
Năm là: Kế toán trưởng là đầu mối là người trực tiếp đào tạo bằng môi trường thực tiễn để sản sinh ra nhiều cán bộ kế toán có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ tốt, đạo đức tác phong nghề nghiệp vững vàng;
Sáu là: Kế toán trưởng là người tiên phong thực hiện công tác hiện đại hoá, cơ giới hoá công tác kế toán, triển khai thực hiện các chương trình phầm mềm kế toán, đảm bảo số liệu kế toán minh bạch, công khai, tiết kiệm sức lao động trong thực hiện công việc kế toán ở cơ sở;

1.2 Một số tồn tại:
Thứ nhất: Trên thực tế ở một số ít đơn vị trong đó kể cả một số lãnh đạo đơn vị còn vô tình hoặc cố tình chưa hiểu đúng về vị trí, chức năng, nhiệm vụ của Kế toán trưởng; Người ta cho rằng Kế toán trưởng cũng như các Trưởng phòng nghiệp vụ khác hoặc không ngang với Trưởng phòng nghiệp vụ, chỉ là người quản lý bộ phận ghi chép sổ kế toán, tổng hợp số liệu phục vụ lập báo cáo tài chính. Do vậy, việc sử dụng công cụ kế toán, sử dụng số liệu kế toán để tính toán hiệu quả kinh doanh, giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra quyết định quản lý chưa được quan tâm chú ý; có lúc, có nơi công cụ kế toán bị buông lỏng, bị coi nhẹ, vì thế vị trí, vai trò của Kế toán trưởng không được phát huy.
Một số đơn vị khác coi vị trím vai trò của Kế toán trưởng đó là nơi tính toán chế biến số liệu biến lỗ thành lãi, có thể nguỵ tạo tình hình, che dấu sai sót khiếm khuyết trong SXKD, hoạt động của đơn vị.
Thứ hai: Trong thực tế cho thấy Kế toán trưởng ở xã, phường, thị trấn chỉ khoảng 5% có trình độ Đại học, 50% trình độ trung cấp, còn lại là sơ cấp hoặc không được đào tạo nghiệp vụ kế toán. Hiện nay cả nước chỉ có 1.304 người được cấp chứng chỉ trong nước, 88 người được cấp chứng chỉ nước ngoài về hành nghề kế toán, kiểm toán, chiếm 1 tỷ lệ hết sức nhỏ trong lực lượng đông đảo làm kế toán và làm Kế toán trưởng. Điều đó có thể khẳng định tính chuyên nghiệp trong hoạt động nghề nghiệp kế toán là chưa cao cũng ảnh hưởng tới vị trí, vai trò nói chung của Kế toán trưởng;
Thứ ba: Thực trạng hiện nay phần lớn Kế toán trưởng có phương pháp công tác tốt kết quả công tác rất cao, tuy nhiên 1 bộ phận Kế toán trưởng vẫn có phương pháp công tác chưa tốt do vậy, vị trí vai trò của họ chưa được coi trọng. Một số Kế toán trưởng chỉ biết chuyên môn phải giỏi nghĩa là tổ chức chứng từ, sổ, báo cáo tài chính phải chính xác, đúng chế độ, phải kịp thời. Nếu như vậy thì phương pháp công tác chỉ mới đúng 1 phần. Phương pháp đúng ngoài chuyên môn, nghiệp vụ phải tuyên truyền để mọi người hiểu công việc của mình, phải tranh thủ sự lãnh đạo của cấp trên, phải phối hợp công tác tốt với các phòng ban nghiệp vụ, phải quan tâm đến công tác khác (công đoàn, đoàn thanh niên phụ nữ...) của cơ quan và không quên quan tâm đến gia đình mình nữa. Như vậy mới gọi là phương pháp công tác tốt. Ngoài ra Kế toán trưởng phải thường xuyên bổ túc kiến thức xã hội, kiến thức tiếp thị, giao tiếp.
Thứ tư: Hiện nay hoạt động của Kế toán trưởng chưa làm hết chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của mình, nghiệp vụ chuyên môn giỏi nhưng kiến thức phân tích lại không được phát huy, đặc biệt là các Kế toán trưởng ở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp. Chính vì vậy, tham mưu giúp lãnh đạo đơn vị đưa ra quyết định quản lý phù hợp là chưa nhiều. Thậm chí ở một số phòng tài chính – kế toán chưa tổ chức bộ phận phân tích hoạt động kinh tế – tài chính của đơn vị để sử dụng số liệu kế toán có hiệu quả nhất, biến số liệu kế toán thành số liệu biết nói;
Thứ năm: Việc đào tạo, bồi dưỡng Kế toán trưởng cũng còn nhiều hạn chế. Nhà nước mới tập trung đào tạo kiến thức ban đầu qua trường Đại học, Trung cấp hoặc đào tạo đủ tiêu chuẩn, chuyên môn nghiệp vụ, đủ điều kiện để bổ nhiệm Kế toán trưởng. Việc cập nhật kiến thức mới về kinh tế, tài chính, kế toán, kiểm toán hàng năm cho Kế toán trưởng của các ngành, các cấp chưa được thực hiện thường xuyên; Chúng ta mới dừng lại ở việc phổ biến chế độ mới vào các đợt có CĐKT mới ban hành hoặc qua sinh hoạt CLB, hội nghề nghiệp. Vì vậy, bổ túc kiến thức nghiệp vụ thường xuyên, kịp thời cho Kế toán trưởng chưa có hiệu quả và chưa tốt, phải xem xét có là tiêu chuẩn để bổ nhiệm lại Kế toán trưởng;
Thứ sáu: Trong thời đại ngày nay là thời đại cơ giới hoá, hiện đại hoá. Trong hoạt động kế toán hơn lúc nào hết phải được tin học hoá, xây dựng chương trình phần mềm kế toán áp dụng các khâu nghiệp vụ kế toán, từ đó tổ chức lại bộ máy kế toán, tiết kiệm công sức lao động cho người làm kế toán. Một số Kế toán trưởng chưa quan tâm nhiều đến vấn đề này, nhiều đơn vị còn làm kế toán thủ công hoặc có áp dụng phần mềm chỉ là cục bộ ở bộ phận tài chính kế toán mà chưa nối mạng trong toàn đơn vị để các phòng ban khác cùng sử dụng số liệu kế toán, lãnh đạo đơn vị ký duyệt chứng từ, sổ, báo cáo tài chính trên máy;

2. Bài học kinh nghiệm.

Từ đánh giá thực trạng về những kết quả đạt được và tồn tại về vị trí, vai trò của Kế toán trưởng trong cơ chế kinh tế hiện nay, chúng ta có thể rút ra 1 số bài học kinh nghiệm sau:

2.1. Kế toán trưởng là người hơn ai hết phải có chữ tâm về kế toán và phải rèn luyện để có tính đạo đức nghề nghiệp kế toán. Đạo đức nghề nghiệp kế toán không chỉ đơn thuần là đạo đức của cán bộ, công nhân viên chức mà bao gồm cả phẩm chất của nghề nghiệp kế toán theo nguyên tắc cơ bản: Độc lập, chính trực, khách quan, năng lực chuyên môn, tính thận trọng, tính bảo mật, tư cách nghề nghiệp, tuân thủ pháp luật quy tắc, chuẩn mực nghiệp vụ;

2.2. Kế toán trưởng trước hết phải là người yêu nghề kế toán và sau đó còn phải làm cho người khác biết về kế toán và cùng yêu nghề kế toán. Thực tiễn cho thấy Kế toán trưởng có yêu nghề thì mới có hứng thú hành nghề (có máu nghề nghiệp) thì mới phát triển tài năng và mới có hiệu quả trong việc tổ chức thực hiện công tác kế toán. Điều này xuất phát từ nguyên lý “Tư tưởng là gốc, sáng kiến là hoa, hiệu suất là quả”. Từ việc yêu nghề Kế toán trưởng mới có hoài bão phát triển nghề nghiệp có định hướng lâu dài, mục tiêu và trước mắt để phát huy công tác kế toán ở đơn vị mình. Ngoài ra Kế toán trưởng cũng phải làm cho người khác trước hết là đồng nghiệp của mình yêu nghề thông qua tuyên truyền và việc làm hàng ngày của mình. Có như vậy mới tạo ra 1 tập thể yêu nghề, công tác kế toán mới tốt và phát huy vị trí, vai trò của Kế toán trưởng;

2.3. Xã hội thừa nhận kế toán là một nghề, Kế toán trưởng là người đứng đầu tổ chức hoạt động nghề nghiệp, hoạt động dịch vụ kế toán tại một đơn vị cơ sở. Do vậy, cần phải nâng cao tính chuyên nghiệp trong hoạt động kế toán mà trước hết Kế toán trưởng phải rèn luyện về kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ để được xã hội thừa nhận thông qua phải có chứng chỉ hành nghề kế toán. Đó chính là thước đo chất lượng nghề nghiệp của Kế toán trưởng;

2.4. Kế toán trưởng cần luôn cập nhật kiến thức, trau dồi nghiệp vụ tự đào tạo mình để trở thành người có chuyên môn sâu để đáp ứng mọi yêu cầu và hoàn thành nhiệm vụ được giao. Kế toán trưởng cần thực hiện đúng quyền hạn của mình là người tham mưu giúp thủ trưởng đơn vị kiểm tra giám sát tài chính của đơn vị, phải luôn đấu tranh bảo vệ cái đúng, chống lại những hành vi vi phạm quy chế tài chính kế toán chống tham ô, tham nhũng tài sản của nhà nước, của tập thể. Đây chính là bản lĩnh nghề nghiệp của Kế toán trưởng;

2.5. Kế toán trưởng nên tránh sa đà vào công việc sự vụ hàng ngày như tiếp khách, giao tiếp khách hàng, ký giấy tờ nhỏ, lẻ... cần phân loại công việc, uỷ quyền cho cấp phó hoặc tổ trưởng các tổ chuyên môn xử lý. Kế toán trưởng nên tập trung vào nghiên cứu phân tích số liệu kế toán, tham mưu cho lãnh đạo đơn vị đưa ra quyết định quản lý phù hợp, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm công tác, tuyên truyền phổ biến chính sách kinh tế, tài chính, kế toán, đào tạo bồi dưỡng kiến thức và kinh nghiệm cho cán bộ cấp dưới. Xác định hiệu quả công tác của Kế toán trưởng không chỉ xác định hiệu quả công việc cụ thể ở phòng (ban) tài chính kế toán mà là ở toàn ngành, ở cấp trên, cấp dưới, ở tác động trong việc nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt động của đơn vị, ở ý kiến tham mưu đề xuất có giá trị;

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh 2.6. Kế toán trưởng cũng cần rèn luyện có phương pháp công tác tốt, sâu sát thực tế, ý thức quan hệ quần chúng, tạo dựng phong trào thi đua và tham gia nhiệt tình các công tác khác.

III. Một số định hướng để phát huy vị trí, vai trò Kế toán trưởng trong cơ chế kinh tế hiện nay

1. Tổng kết, đánh giá về đội ngũ kế toán hiện nay kể cả số lượng và chất lượng hoạt động theo dõi cập nhật số liệu tình hình về Kế toán trưởng. Cán bộ kế toán ở các ngành, các cấp, ở TW và địa phương;
2. Bổ sung, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật quy định về chức năng, nhiệm vụ, tiêu chuẩn, quyền lợi cho Kế toán trưởng, phụ trách kế toán về người làm kế toán và người được thuê làm Kế toán trưởng, đặc biệt là trong Luật Kế toán, Nghị định Chính phủ và Thông tư hướng dẫn của Bộ Tài chính;
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng 3. Quy định cụ thể về đạo đức nghề nghiệp của người làm kế toán, người làm Kế toán trưởng trong cơ chế kinh tế hiện nay trong điều kiện phù hợp với từng thành phần kinh tế và từng lĩnh vực hoạt động của nhà nước và hoạt động kinh doanh;
4. Nâng cao tính chuyên nghiệp về chuyên môn, nghiệp vụ của Kế toán trưởng. Xác định mức độ chuyên môn nghiệp vụ của Kế toán trưởng ở từng cấp quản lý, xem xét tổ chức thi tuyển cấp chứng chỉ hành nghề cho Kế toán trưởng có trình độ chuyên môn nghiệp vụ cao;
5. Thường xuyên tổ chức cập nhật kiến thức đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho Kế toán trưởng thông qua Hội nghề nghiệp, các Trường Đại học bằng các kiến thức bắt buộc theo số tiết quy định hoặc tự nghiên cứu trên mạng thông tin điện tử hoặc sách, báo, tạp chí...;
6. Tổ chức sinh hoạt sôi nổi, có hiệu quả thiết thực các hoạt động của Kế toán trưởng như: Kiểm tra chéo Kế toán trưởng, thi Kế toán trưởng giỏi, thi kiến thức Kế toán trưởng toàn ngành từng cấp quản lý./.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Theo Khoa học kiểm toán

[Read More...]


Nghiên cứu để hoàn thiện báo cáo thường niên



Những điều có thể làm tốt hơn trong các Báo cáo thường niên

Việc trình bày tốt báo cáo thường niên là một công cụ hữu hiệu để giúp nhà đầu tư hiểu hơn về doanh nghiệp. Khi nhiều nhà đầu tư biết và đánh giá cao doanh nghiệp, có nghĩa là cổ phiếu của doanh nghiệp được đánh giá cao, do vậy nó có thể ảnh hưởng tốt đến giá cổ phiếu. Sau đây là một số điểm mà người viết cho rằng, báo cáo thường niên của các doanh nghiệp Việt Nam có thể làm tốt hơn.
- Giới thiệu chiến lược của doanh nghiệp. Nhiều báo cáo thường niên có phần trình bày về tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nhưng một số doanh nghiệp không có phần trình bày về chiến lược phát triển hoặc trình bày khá sơ sài. Điều này có thể làm cho nhà đầu tư chưa thực sự yên tâm về khả năng phát triển dài hạn của doanh nghiệp.
- Nên trình bày các rủi ro chính mà doanh nghiệp có thể phải đối mặt trong năm tới (tức năm hiện tại của ngày phát hành báo cáo thường niên), cũng như giải pháp để ngăn ngừa. Điều này giúp nhà đầu tư tin tưởng hơn những dự báo kết quả và tình hình tài chính doanh nghiệp.
- Các số liệu tài chính quan trọng nên trình bày số liệu tài chính quan trọng của 5 năm, nhưng số liệu EPS lại không được điều chỉnh hồi tố khi có các sự kiện như chia cổ tức bằng cổ phiếu. Bởi vậy, việc so sánh EPS qua các năm là không mấy ý nghĩa, thậm chí là làm sai lệch nghiêm trọng.
- Điều chỉnh EPS hồi tố. Nếu số cổ phiếu phổ thông hay cổ phiếu phổ thông tiềm năng đang lưu hành tăng như là kết quả của việc phát hành cổ phiếu thưởng trả cổ tức bằng cổ phiếu, thì việc tính EPS cơ bản và pha loãng cho tất cả các kỳ cần phải được điều chỉnh tương ứng.
- Khi doanh nghiệp có các khoản trái phiếu chuyển đổi, chứng quyền và lựa chọn quyền mua cổ phiếu hay các công cụ tài chính mà nó có thể chuyển đổi thành cổ phiếu phổ thông, thì cần trình bày cả chỉ tiêu EPS pha loãng (Diluted EPS) để nhà đầu tư ước tính EPS trong những năm tới.
- Trình bày lương và thu nhập của chủ tịch HĐQT và tổng giám đốc. Nhiều doanh nghiệp không đưa chỉ tiêu này vào báo cáo thường niên hoặc chỉ đưa số liệu tổng cho cả một nhóm, ví dụ HĐQT, ban kiểm soát và ban tổng giám đốc. Có doanh nghiệp đưa ra con số phần trăm lương, thu nhập, thù lao trên tổng lợi nhuận của doanh nghiệp, nhưng nó gần như không có ý nghĩa đối với nhà đầu tư. Nếu một doanh nghiệp trả lương cao cho tổng giám đốc, chủ tịch HĐQT mà doanh nghiệp vẫn có kết quả kinh doanh tốt, thì đó là một doanh nghiệp tốt. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp trả lương cho từng cá nhân lãnh đạo thấp mà doanh nghiệp vẫn có kết quả kinh doanh tốt, thì điều đó có thể làm cho nhà đầu tư cảm thấy bất an, bởi tính bền vững của các nhà quản trị này. Liệu họ có chuyển sang doanh nghiệp khác có mức thu nhập tốt hơn?

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Trình bày các báo cáo tài chính
- Trình bày báo cáo tài chính cho số liệu của 3 năm gần nhất. Như vậy, nhà đầu tư sẽ có số liệu lịch sử dài hơn để đánh giá về doanh nghiệp, mà không cần tìn hiểu thêm báo cáo của các năm trước đó.
- Các hoạt động không tiếp tục. Các hoạt động không tiếp tục liên quan đến việc đóng cửa hoặc bán một bộ phận của doanh nghiệp. Nếu một công ty cắt bỏ một bộ phận kinh doanh nào đó, nó cần phải được báo cáo riêng biệt, nhưng kết quả kinh doanh của các bộ phận vẫn tiếp tục và các bộ phận không tiếp tục đều phải được thể hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh hay trong thuyết minh báo cáo tài chính. Để báo cáo kết quả kinh doanh có tính so sánh tốt, thì lãi lỗ của các bộ phận không tiếp tục cần được chỉ ra riêng biệt cho tất cả các năm trong quá khứ mà bộ phận này hoạt động. Nếu không, tình hình tài chính hiện tại của công ty mà nó không bao gồm các bộ phận đã cắt bỏ sẽ không thể so sánh được với tình hình tài chính (các số liệu) quá khứ. EPS là một sự tổng hợp quan trọng, nó cần được báo cáo riêng biệt cho các hoạt động không tiếp tục.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông - Báo cáo bộ phận. Nhiều doanh nghiệp làm báo cáo bộ phận rất sơ sài, trong khi nó cần thiết cho việc đánh giá rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp có nhiều ngành hàng khác nhau, có cơ sở ở nước ngoài hoặc có phạm vi hoạt động trên nhiều khu vực địa lý khác nhau. Báo cáo bộ phận nhằm hỗ trợ người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ về tình hình hoạt động các năm trước của doanh nghiệp, đánh giá đúng về những rủi ro và lợi ích kinh tế của doanh nghiệp, đưa ra những đánh giá hợp lý hơn về doanh nghiệp.
- Báo cáo kết quả theo quý và cả năm. Hoạt động của doanh nghiệp thường có tính thời vụ (nhất là trong các lĩnh vực như bánh kẹo, đồ gỗ, thời trang...), để nhà đầu tư có cái nhìn đẩy đủ hơn về doanh nghiệp, báo cáo thường niên nên trình bày báo cáo kết quả rút gọn theo từng quý và cho 2 năm.
- Dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh. Một doanh nghiệp có tình hình tài chính, kết quả kinh doanh bình thường thì dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh là một số dương và nó thường ở mức lãi ròng sau thuế cộng với các khoản chi phí khấu hao và chi phí không phải chi tiền trong kỳ. Tuy nhiên, các khoản phải trả thương mại có thể bao gồm cả các khoản phải trả khác cho mua sắm tài sản dài hạn hay tài sản tài chính, nên dòng tiền thuần từ hoạt động kinh doanh có thể bị lẫn lộn với dòng tiền từ hoạt động đầu tư hay tài chính.
- EPS cơ bản. Chế độ kế toán của Việt Nam đưa ra cánh tính EPS chưa hợp lý. Đó là lãi dùng để tính EPS bao gồm cả các khoản quỹ khen thưởng phúc lợi không thuộc cổ đông. Nhiều công ty trích quỹ khen thưởng phúc lợi từ 5 - 15% lợi nhuận sau thuế, do vậy EPS của các công ty này bị sai lệch tương ứng./.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại biên hòa đồng nai Theo ĐTCK

[Read More...]


Vai trò của báo cáo tài chính



Mục tiêu của Báo cáo tài chính (BCTC) là cung cấp các thông tin tài chính hữu ích cho người sử dụng trong việc ra quyết định kinh tế. Tuy nhiên, khi các nguyên tắc, yêu cầu, hướng dẫn lập và trình bày BCTC không rõ ràng và đầy đủ, thiếu tính đồng bộ, hay khó áp dụng, sẽ không đảm bảo được các tính chất (đáng tin cậy, có thể hiểu, so sánh được…), BCTC vì thế trở nên kém hữu ích. Thông tin tài chính hữu ích là đối tượng được quan tâm đặc biệt của nhiều tổ chức nghề nghiệp, nhà nghiên cứu, thực hành kế toán trên thế giới trong nhiều năm qua, với nhiều giác độ tiếp cận khác nhau.

Quan điểm của Hội đồng Chuẩn mực Kế toán Tài chính Mỹ (FASB)

Khái niệm số 1 (1980), viết tắt là CON1, đoạn 32 nêu rõ: "các đặc trưng của thông tin giúp nó trở nên quý giá để dẫn dắt việc lựa chọn các chính sách kế toán được ưu tiên từ những phương án sẵn có. Chúng có thể được xem như một hệ thống thứ bậc các tính chất kế toán, hữu ích để ra quyết định trong những tình huống quan trọng."

Để trở nên hữu ích, thông tin tài chính phải thểhiện được từng tính chất trong một chừng mực tối thiểu. Mặc dù trong hệ thống có sự phân định giữa các tính chất sơ cấp và các tính chất khác nhưng không tính chất nào được chỉ định là ưu tiên hơn; hơn nữa, một loại tính chất nào đó có thể bị hy sinh để có được những tính chất khác mà không làm giảm sự hữu ích của thông tin (CON2, đoạn 31)

Thông tin kế toán khi được định hướng đến người sử dụng để ra quyết định trên cơ sở đáp ứng các tính chất làm cho trở nên hữu ích, nhưng tiến trình này đã gặp phải hai trở ngại quan trọng: Áp lực về cân đối lợi ích- chi phí: Việc cung cấp thông tin tài chính tiêu tốn nhiều chi phí để thu nhập, xử lý, soạn thảo các BCTC hoặc cho kiểm toán; hơn nữa còn phải xem xét các chi phí phát sinh từ phía người sử dụng như thu thập, phân tích, hay loại bỏ những thông tin thừa. Trong khi lợi ích mang lại từ thông tin, chẳng hạn sự đáp ứng một yêu cầu pháp lý, thương mại, hay củng cố hình ảnh tài chính của doanh nghiệp, tạo niềm tin cho khách hàng và giới đầu tư (đối với người soạn thảo), hoặc có thể là những kết quả phân tích, dự báo phù hợp và đáng tin cậy cho việc ra quyết định (đối với người sử dụng thông tin)…có thể không tương xứng với số tiền đã bỏ ra. Nói cách khác, tính hữu ích của thông tin tài chính bị giảm sút néu chi phí vượt quá lợi ích mang lại từ việc cung cấp sử dụng thông tin. Điều này gây ra áp lực rất lớn đến việc cung cấp thông tin tài chính hữu ích nếu yêu cầu quá cao về lợi ích mang lại của thông tin từ phía nhà nước, người sử dụng so với khả năng đáp ứng của doanh nghiệp.

Trong những tình huống không chắc chắn, đòi hỏi phải có sự xét đoán của người làm kế toán hoặc những người liên quan trực tiếp khác như các kiểm toán viên, nhà phân tích về những sự kiện quan trọng có thể ảnh hưởng lớn đến việc ra quyết định của người sử dụng thông tin. Sự xét đoán về mức độ ảnh hưởng gắn liền với tính chất trọng yếu của sự kiện, trên phương diện tổng thể hoặc cục bộ, đặc biệt là ở khía cạnh định lượng. Do vậy, việc đưa ra các hướng dẫn hay tiêu chuẩn để giúp xác định các mức trọng yếu theo từng ngành, lĩnh vực hoạt động là điều cần thiết để các bên liên quan có được sự đảm bảo hợp lý khi đưa ra các xét đoán là không bị lệ thuộc nhiều vào các ngưỡng nhận thứ cá biệt nào, chẳng hạn như Bảng hướng dẫn các ví dụ về định lượng mức trọng yếu được FASB đưa ra trong CON2 trên cơ sở tham chiếu các hướng dẫn của SEC, APB. Điều này chắc chắn sẽ giúp tăng cường tính hữu ích của thông tin tài chính được cung cấp.

Trong hệ thống các tính chất kế toán thì sự phù hợp và đáng tin cậy là những khái niệm trung tâm của kế toán.

Để phù hợp (relevant), thông tin kế toán phải có năng lực tạo ra sự khác biệt trong một quyết định qua việc giúp cho người sử dụng thông tin thực hiện thiết lập các dự báo về kết quả của các sự kiện trong qúa khứ, hiện tại, hay tương lai, xác nhận hoặc hiệu chỉnh các kỳ vọng (CON2, đoạn 47). Một mặt, tính phù hợp của thông tin tài chính bao gồm hai thành tố là giá trị dự báo (predictive value) và giá trị phản hồi (feedback value), bởi vì không nhận thức được quá khứ thì không đủ cơ sở để dự báo, không có lợi ích trong tương lai thì nhận thức về quá khứ cũng vô dụng (CON2, đoạn 51), điều này thể hiện rất rõ trong các báo cáo giữa niên độ để thể hiện thành quả quá khứ lẫn dự báo thu thập thường niên trước khi kết thúc niên độ; mặt khác, tính kịp thời cũng được xem một khía cạnh lệ thuộc của tính phù hợp bởi nếu thông tin không sẵn có khi cần hoặc chỉ có sau khi các sự kiện đã được báo cáo rất lâu thì thông tin sẽ thiếu tính phù hợp và ít được sử dụng.

Tính tin cậy (reliability) cũng như tính phù hợp rất quan trọng để làm sáng tỏ thực chất của các yêu cầu để có được số liệu kế toán được mô tả một cách xác thực (CON2, đoạn 58). Thông tin kế toán đáng tin cậy khi người sử dụng thông tin có thể đặt niềm tin vào đó để ra quyết định, dựa trên hai đặc trưng quan trọng là trình bày trung thực (representational faithfulness) và có thể kiểm tra (verifiability), ngoài ra tính trung thực (neutrality) của thông tin cũng có quan hệ tương tác với hai đặc trưng trên để tác động lên tính hữu ích của thông tin (CON2, đoạn 62)

Thông tin tài chính của doanh nghiệp sẽ mang lại sự hữu ích to lớn nếu được so sánh với những thông tin tương tự về các doanh nghiệp khác hoặc so sánh với các thông tin qua các thời kì, thời điểm tại cùng một doanh nghiệp. Điều này càng được thể hiện rõ trong các quyết định cho vay, đầu tư bởi chúng được dựa trên sự ước lượng các cơ hội thay thế. Tuy nhiên, việc so sánh gặp nhiều khó khăn bởi có nhiều phương pháp kế toán khác nhau được chấp thuận trong nhiều năm, đây là nguyên nhân mang tính nguyên tắc để phát triển các chuẩn mực kế toán (CON2, đoạn 112)

Và quan điểm của Hội đồng Chuẩn mực kế toán tài chính Quốc tế (IASB)

Khuôn mẫu lý thuyết (framework) (được IASC phê chuẩn năm 1989 và tiếp tục được IASB kế thừa từ năm 2001), tại đoạn 24 đã xác định 4 đặc tính chủ yếu làm cho thông tin trên BCTC trở nên hữu ích đối với nhà đầu tư, cho vay và các đối tượng khác gồm: tính có thể hiểu, tính phù hợp, tính đáng tin cậy và tính có thể so sánh. Chúng được đặt trong ngữ cảnh ba cấp độ khuôn mẫu về khái niệm cho việc soạn thảo.

Nhìn chung, các tính chất của thông tin tài chính theo Framework cũng khá tương đồng với quan điểm của FASB, chẳng hạn diễn giải về tính có thể hiểu nêu trong Framework tại đoạn 25: thông tin phải được trình bày theo cách thức sao cho những người có trình độ nhận thức tương đối về kinh doanh, hoạt động kinh tế, kế toán và những người để tâm nghiên cứu thông tin có thể dễ dàng hiểu được, nội dung này không khác gì so với đoạn 34 của CON1. Và những nội dung liên quan đến các tính chất khác cũng được Framework đề cập một cách tương tự với FASB CON1 và CON2. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý một số điểm khác biệt giữa IASB và FASB liên quan đến các tính chất làm cho thông tin kế toán trở nên hữu ích, qua 3 quan điểm mấu chốt sau:

- Thứ nhất, mặc dù cả hai đều đề cập đến các đặc tính có thể hiểu, phù hợp, đáng tin cậy và có thể so sánh, nhưng Framework xem đó đều là những tính chất sơ cấp trong khi CON2 đưa ra một thứ bậc rõ ràng với mức độ sơ cấp dành cho tính đáng tin cậy và phù hợp, thứ cấp dành cho tính có thể so sánh, còn tính dễ hiểu đứng tách biệt với các tính chất khác và gắn với đặc thù của người sử dụng thông tin.

- Thứ hai, tính đáng tin cậy của thông tin trong Framework được dựa trên việc đảm bảo các yêu cầu về trình bày trung thực, nội dung hơn hình thức, khách quan, thận trọng và đầy đủ (các đoạn từ 33 đến 38), trong khi theo CON2 thì tính đáng tin cậy bao gồm ba thành phần là trình bày trung thực, có thể kiểm tra và trung lập (Hình 1-1)

- Thứ ba, tính phù hợp của thông tin trình bày trong Framework chủ yếu liên quan đến tính trọng yếu và kịp thời, chịu ảnh hưởng bởi bản chất và tính trọng yếu (đoạn 29), và sự chậm trễ trong báo cáo thông tin có thể làm mất đi tính phù hợp của thông tin (đoạn 43); trong khi đó CON2 cho rằng ngoài tính kịp thời, tính phù hợp còn bao gồm hai thành phần khác là giá trị dự báo và giá trị phản hồi (hình 1-1)

Cho đến nay, IASB và FASB đã có nhiều nỗ lực trong việc tìm kiếm sự hoà hợp trong quan điểm về các khái niệm, lý thuyết và thực hành kế toán, trong lúc đó, cả hai hiện vẫn đang là nguồn cung cấp tài liệu quan tham khảo, đối chiếu quan trọng nhất trong lĩnh vực kế toán trên thế giới.

Một số luận điểm khác liên quan đến tính hữu ích của thông tin.

Nhóm tác giả Collins, Maydaw và Weiss (1997) trên cơ sở đánh giá hồi quy trong giai đoạn từ 1953 đén 1993 nhận thấy: sự kết hợp giữa giá trị phù hợp của lợi nhuận và giá trị ghi sổ của TS không bị suy giảm trong 40 năm qua, thậm chí còn tăng lên một ít, hơn nữa các tác giả Fransis và Schipper (1996), Eley và Waymire (1996) nói chung đều đồng tình rằng mối liên hệ giữa các biến số của thông tin vốn và các dữ liệu tài chính cũng nhận được sự quan tâm đáng kể.

Nhóm tác giả Baruch Lev và Paul Zarowin (1998) của Đại học Newyork thì có quan điểm ngược lại. Theo đó, liên kết chéo giữa cổ tức và lợi nhuận báo cáo và liên quan đến sự hữu ích của thông tin về lợi nhuận đối với các nhà đầu tư đã suy giảm trong hơn hai mươi năm qua và tính nhất quán giữa thông tin được chuyển tải trong lợi nhuận báo cáo và thông tin phù hợp với các nhà đầu tư đã sụt giảm, bất chấp chất lượng của các dự báo của các nhà phân tích. Thậm chí, cho dù theo Collins thì sự liên kết giữa giá trị thị trường và lợi nhuận cùng gía trị ghi sổ có thể ổn định trong bốn mươi năm qua, nhưng những bằng chứng thu thập được cho thấy sự liên kết ấy bị giảm sút trong nửa giai đoạn sau. Lý giải về sự việc trên, Lev và Zarowin cho rằng hệ thống đo lường và báo cáo kế toán không đối phó tốt với sự thay đổi đang tác động sâu sắc đến hoạt động kinh doanh và giá trị thông tin của doanh nghiệp và chính tốc độ thay đổi quá nhanh của doanh nghiệp cùng với sự kiém hiệu quả của hệ thống kế toán trong xử lý các hậu quả của sự thay đổi là những nguyên nhân chính được viện dẫn cho sự suy giảm về tính hữu ích của thông tin tài chính [2, trang 13]. Lev và Zarowin đặt ra vấn đề là làm sao để ngăn chạn sự suy giảm về tính hữu ích của thông tin tài chính và từ đó đưa ra hai đề xuất để nâng cao tính hữu ích của thông tin tài chính, gồm vốn hoá các khoản đầu tư vô hình và trình bày lại một cách có hệ thống các BCTC hiện hành.

Ở một giác độ khác liên quan đến tính hữu ích của thông tin là sự cần thiết của hoạt động kiểm toán độc lập đối với BCTC, bởi lẽ có quá nhiều vấn đề nảy sinh trong quá trình soạn lập, cung cấp thông tin kế toán cho người sử dụng (như mâu thuẫn về lợi ích, khác biệt về nhu cầu sử dụng thông tin, quy trình thông tin - kế toán phức tạp, khả năng kiểm tra thấp) khiến cho thông tin kế toán trở nên thiếu độ tin cậy, không khách quan, chứa đựng nhiều rủi ro về sai sót, gian lận và do vậy, cần phải có sự kiểm tra độc lập, đủ trình độ chuyên môn của bên thứ ba.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Tuy nhiên, việc xem xét vai trò của kiểm toán độc lập đối với BCTC được tiếp cận theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trên quan điểm lợi ích của người sử dụng thông tin, các nhà nghiên cứu như Campbell (1985), Shaw (1980) cho rằng kế toán là phương thức mang lại sự tin cậy cho BCTC. Luận điểm này dựa trên giả thiết là BCTC sẽ hữu ích hơn cho những nhóm người sử dụng khác nhau khi chúng được kiểm toán viên độc lập kiểm tra và báo cáo và sự hữu ích tăng thêm này xuất phát từ việc hạn chế bớt rủi ro do việc BCTC chứa đựng những gian lận trọng yếu. Trong khi đó, đứng từ phía người quản lý, Chow và Rice (1982) cho rằng người quản lý tự nguyện chấp nhận kiểm toán vì nhờ đó, làm tăng độ tin cậy của thông tin trên BCTC, cải thiện lợi thế so với trường hợp không kiểm toán. Hơn nữa những lợi ích mang lại theo Campbell sẽ vượt quá chi phí cho cuộc kiểm toán [1, trang 12]. Việc báo cáo (tài chính) là một trách nhiệm phải thực hiện của người quản lý đối với chủ doanh nghiệp và cũng là trách nhiệm của chủ doanh nghiệp đối với các bên liên quan trong xã hội. Do vậy, lợi ích của xã hội sẽ được đảm bảo hợp lý từ việc kiểm toán được xem như là một phần của hệ thống kiểm soát của xã hội đối với thông tin trên BCTC. Nói tóm lại, kiểm toán độc lập là một phương thức đảm bảo ở mức độ hợp lý nhất định độ tin cậy của thông tin (…) để bảo vệ quyền lợi chung của xã hội và các bên liên quan trong nền kinh tế thị trường mà thông tin là cơ sở cho việc ra quyết định kinh tế.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại quận đống đa
Có thể nói, tính hữu ích của BCTC, đo lường, ghi nhận và trình bày các yếu tố của BCTC tính hữu ích có thể bị suy giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau. Do vậy, có thể nâng cao tính hữu ích của BCTC như ngăn chặn sự suy giảm tính hữu ích và hoàn thiện cách thức mang lại lợi ích cho người sử dụng thông tin trên nền tảng kế toán hiện có.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Theo tapchiketoan

[Read More...]


Doanh nghiệp xăng dầu phải tính giá cơ sở theo chu kỳ bình quân 30 ngày



Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính Nguyễn Tiến Thỏa đã ký văn bản số 10691/BTC-QLG gửi các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối về việc điều hành kinh doanh xăng dầu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
Qua kết quả triển khai thực hiện chỉ đạo của liên bộ Tài chính-Công Thương tại các công văn số 8412/BTC-QLG ngày 21-6-2012 của Bộ Tài chính về điều hành kinh doanh xăng dầu theo quy định tại Nghị định số 84/2009/NĐ-CP; công văn số 9794/BTC-QLG của Bộ Tài chính ngày 20-7-2012, công văn số 10235/BTC-QLG của Bộ Tài chính ngày 1-8-2012 về điều hành kinh doanh xăng dầu; Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối khi tính giá cơ sở làm căn cứ để điều hành giá bán xăng dầu trong nước phải thống nhất cách tính giá cơ sở theo đúng quy định tại Thông tư số 234/2009/TT-BTC.

Bộ Tài chính yêu cầu các doanh nghiệp tính giá cơ sở đúng theo công thức, đúng các định mức: thuế, phí, Quỹ Bình ổn giá, chi phí kinh doanh, lợi nhuận định mức và các loại thuế, phí khác theo quy định của pháp luật hiện hành.

Đặc biệt, các doanh nghiệp phải tính giá cơ sở theo chu kỳ bình quân 30 ngày của giá xăng dầu thế giới; việc tính giá cơ sở theo các chu kỳ khác chỉ mang tính chất tham khảo. Khi kiến nghị điều hành, phải dựa trên cơ sở mức giá tính bình quân 30 ngày.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Bộ Tài chính cũng yêu cầu các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu đầu mối phải sử dụng giá xăng dầu thế giới theo công bố của Bản tin Platt’s để tính toán giá cơ sở phù hợp với quy cách về chất lượng với các chủng loại xăng dầu tiêu thụ trong nước và tính cho các sản phẩm. Cụ thể, mặt hàng xăng lấy giá Platt’s xăng RON 92 (Mogas 92), mặt hàng dầu diezen lấy giá Platt’s dầu diezen 0,05S (DO 0,05%S), mặt hàng dầu madut lấy giá Platt’s dầu madut 180 cst 3,5%S (FO 180 cst 3,5%S).

Giá xăng A92 những ngày qua trên thị trường thế giới tiếp tục tăng do nguồn cung hạn chế. Tại thị trường Singapore phiên giao dịch ngày 7-8, giá xăng A92 trong các hợp đồng giao ngay tăng 1,53% so với phiên trước đó, và hiện ở mức 122,45 USD/thùng. Đây là lần đầu tiên giá xăng A92 thế giới vượt mốc 120 USD/ thùng trong gần 3 tháng qua.

Theo tổng hợp của Cục Quản lý giá về giá cả thị trường tháng 7, trên thế giới giá xăng, dầu tháng 7-2012 đã diễn biến theo xu hướng tăng. Theo số liệu công bố của Platt’s, nếu so sánh bình quân tháng 7-2012, giá xăng, dầu thế giới tăng so với bình quân tháng 6-2012 từ 3,94% - 8,93%, trong đó dầu thô WTI tăng 6,61%.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức
Minh Anh
Theo Báo Hải Quan

[Read More...]


Sắp buộc công ty chứng khoán quản lý tách bạch tài khoản



Để giảm thiểu tình trạng CTCK lạm dụng tiền của khách hàng, UBCK vừa đề xuất Bộ Tài chính cho phép áp dụng cơ chế buộc CTCK phải quản lý tách bạch tài khoản.

2 phương thức tách bạch

Tràng An, Golden Bridge Việt Nam đang là những CTCK điển hình cho tình trạng lạm dụng, thậm chí “ăn cắp” tiền trong tài khoản của NĐT. Tình trạng này khiến NĐT mất niềm tin vào thị trường. Ngoài lý do đạo đức hành nghề đang bị bỏ qua một cách đáng báo động, dưới góc nhìn của công chúng đầu tư, việc cơ quan quản lý chưa mạnh tay buộc CTCK quản lý tách bạch tài khoản của họ với tài khoản của khách hàng, đang tạo kẽ hở cho CTCK lạm dụng tài khoản của NĐT.


Tách bạch tài khoản, giao dịch sẽ chậm, phiền hà trong in sao kê, nhưng tài sản được an toàn hơn

Đại diện UBCK cho hay, việc buộc CTCK quản lý tách bạch tài khoản của họ với tài khoản của khách hàng đã được quy định trong dự thảo Thông tư thay thế Quyết định 27/2007/QĐ-BTC về ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động CTCK. Lẽ ra, văn bản này đã được ban hành giữa năm nay, nhưng vì lý do kỹ thuật, nên dự thảo lần cuối vừa được UBCK hoàn chỉnh và trình Bộ Tài chính xem xét ban hành trong năm nay. Để giảm thiểu nguy cơ CTCK nhập nhèm tài khoản của NĐT, dự thảo Thông tư quy định: CTCK phải xây dựng hệ thống để đáp ứng cả hai phương thức quản lý tiền cho khách hàng lựa chọn.

Thứ nhất, CTCK mở tài khoản chuyên dụng tại ngân hàng thương mại (NHTM) để quản lý tiền của khách hàng. Tiền trên tài khoản chuyên dụng không thuộc sở hữu của CTCK, mà thuộc sở hữu của khách hàng. Tài khoản này phải mở riêng biệt và tách bạch với các tài khoản khác của CTCK. CTCK và NHTM mở tài khoản chuyên dụng có nghĩa vụ quản lý tài khoản này chỉ phục vụ cho giao dịch của khách hàng.

Thứ hai, khách hàng mở tài khoản trực tiếp tại NHTM do CTCK lựa chọn, để quản lý tiền giao dịch chứng khoán. Với phương thức này, CTCK và NHTM có thỏa thuận về cách thức xác nhận, phong tỏa số dư tiền và chuyển tiền thanh toán giao dịch của khách hàng. CTCK phải mở tài khoản trung chuyển chuyên dùng tại NHTM do CTCK chọn để phục vụ cho giao dịch của khách hàng.

Tại sao cơ quan quản lý không buộc CTCK thực hiện thống nhất một mô hình quản lý tiền của NĐT theo phương thức hai, để tiết kiệm chi phí, cũng như thời gian triển khai hệ thống, mà lại buộc họ thiết lập hai phương thức? Điều này có tạo “cửa lùi” cho CTCK, khi phương thức thứ nhất vẫn là mô hình tài khoản tổng, vốn đang tiềm ẩn nhiều rủi ro cho NĐT?

Từ kinh nghiệm thực tế của khoảng 20 CTCK đã tách bạch tài khoản, thì trước lúc đặt lệnh mua chứng khoán cho NĐT, CTCK phải kiểm tra số dư tiền trên tài khoản của khách hàng tại ngân hàng. Tiếp đó, CTCK thống nhất với ngân hàng phong tỏa số dư tiền phục vụ thanh toán, đảm bảo số dư đủ 100%. Nếu không phong tỏa, thì sau khi khớp lệnh mà NĐT vẫn rút được tiền, sẽ khiến hoạt động thanh toán bù trừ bị thiếu hụt, gây mất an toàn hệ thống.

Quy trình khá phức tạp này có thể ảnh hưởng đến tốc độ đặt lệnh của NĐT, bởi việc kiểm tra số dư tiền không phải lúc nào cũng thực hiện được tức thời. Có ý kiến cho rằng, nên trao quyền cho NĐT yêu cầu ngân hàng thực hiện chuyển tiền, chứ không phải CTCK, để thanh toán bù trừ, nhằm giảm thiểu rủi ro. Tuy nhiên, cách làm này không ổn, vì nếu sau khi kết thúc giao dịch mà thấy giá chứng khoán diễn biến theo chiều hướng bất lợi, NĐT không thực hiện lệnh chuyển tiền để thanh toán, thì rất nguy hiểm cho an toàn hệ thống.

Đại diện UBCK cho biết, mô hình tài khoản tổng đang được đa số thị trường sử dụng. Trên thế giới, hiện chỉ có hai nước chọn mô hình tách bạch tài khoản. Mỗi mô hình đều có điểm mạnh, điểm yếu, nên trước mắt cơ quan quản lý đưa ra hai phương thức nêu trên để NĐT lựa chọn. Với giải pháp tách bạch tài khoản, NĐT có thể phải chấp nhận các hạn chế: giao dịch chậm, gặp phiền hà trong in sao kê tài khoản…, nhưng đổi lại, tài sản được an toàn hơn. Ngược lại, NĐT không chấp nhận những hạn chế của phương thức này, thì chọn phương án mở tài khoản tổng, để các giao dịch diễn ra thuận lợi hơn, nhưng rủi ro hơn về an toàn tài sản.

“Trên cơ sở triển khai hai phương thức, nếu mô hình tách bạch tài khoản được triển khai tốt: kết nối nhanh, kiểm tra số dư chuẩn xác, mở ra nhiều kênh kết nối linh hoạt với các ngân hàng, thì cơ quan quản lý sẽ có một văn bản chấm dứt triển khai mô hình tài khoản tổng, để chuyển đồng loạt sang mô hình tách bạch tài khoản. Đây là bước quá độ để giảm thiểu tác động tiêu cực cho cả NĐT lẫn CTCK”, lãnh đạo UBCK nói.

Trông chờ sự “mạnh tay” của cơ quan công an

Việc tách bạch tài khoản là để ngăn chặn CTCK lạm dụng tiền của NĐT. Tuy nhiên, đại diện UBCK cho hay, ngay cả khi triển khai mô hình này, nhưng một khi CTCK, nhân viên CTCK cố tình vi phạm, cũng như các biện pháp xử lý thiếu tính răn đe, thì vẫn không đảm bảo tiền của NĐT được an toàn. Lý do là khi CTCK yêu cầu ngân hàng chuyển tiền để thanh toán bù trừ, thì ngân hàng sẽ thực hiện, trong khi ngân hàng rất khó kiểm soát có đúng NĐT mua bán chứng khoán thực hay không.

Theo lãnh đạo UBCK, việc quản lý tiền của NĐT, dù chọn mô hình nào đi nữa, thì điều quan trọng nhất để đảm bảo an toàn tài sản cho khách hàng, là luôn đòi hỏi tính tự giác tuân thủ pháp luật của các CTCK và người hành nghề chứng khoán. Kèm theo đó là cơ quan chức năng áp dụng các biện pháp xử lý mạnh tay, nhằm tăng tính răn đe, bởi đây là hành vi vi phạm có dấu hiệu hình sự, chứ không dừng lại ở vi phạm hành chính.

“Với các vụ NĐT kiện CTCK vì có hành vi ‘lấy trộm’ tiền của khách hàng, UBCK đều chuyển hồ sơ sang cơ quan công an để xem xét xử lý. Việc áp dụng các biện pháp xử lý hình sự hữu hiệu hơn đối với hành vi lấy cắp tiền của NĐT, sẽ góp phần quan trọng đẩy lùi hành vi tiêu cực này”, đại diện UBCK nói.

“Cần sớm buộc CTCK tách bạch tài khoản”
Ông Nguyễn Thanh Kỳ, Tổng thư ký Hiệp hội Kinh doanh chứng khoán Việt Nam (VASB)

Trong nhiều lần bàn thảo với UBCK, VASB đều kiến nghị cần sớm buộc CTCK thực hiện quản lý tách bạch tài khoản của họ với tài khoản của khách hàng. Cũng cần xử lý thật nặng các đối tượng “ăn cắp” tiền của NĐT.

Thực tế, gặp bối cảnh TTCK khó khăn kéo dài như hiện tại, không ít CTCK thua lỗ, mất vốn, trong khi ý thức tuân thủ pháp luật còn kém, nên dễ nảy sinh tình trạng CTCK lạm dụng tiền của khách hàng.

Đáng lo ngại là tình trạng này rơi vào các CTCK quản trị yếu kém, làm ăn thua lỗ, mất thanh khoản, nên NĐT rất khó đòi được tiền. Nếu tình trạng này không sớm được khắc phục, thì sẽ khiến NĐT càng thêm mất niềm tin vào thị trường.

Để đảm bảo tính khả thi cho Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp áp dụng đối với người hành nghề chứng khoán, VASB đang bàn thảo với nhà tư vấn quốc tế sửa đổi văn bản này. Nếu thuận lợi, Bộ quy tắc đạo đức mới sẽ được áp dụng từ năm 2013, qua đó cùng với Bộ Tài chính, UBCK chấn chỉnh tình trạng CTCK nhập nhèm trong quản lý tài khoản, đồng thời góp phần đào thải nhân sự thường xuyên vi phạm đạo đức kinh doanh.

"Tách bạch tài khoản sẽ giảm thiểu rủi ro"
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó tổng giám đốc CTCK Maybank Kim Eng (MBKE)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình Từ thực tế tách bạch tài khoản của MBKE cho thấy, việc này không quá phức tạp và tốn kém. Hơn nữa, hệ thống kết nối dữ liệu giữa MBKE với các ngân hàng được thiết lập chặt chẽ, nên cho phép cập nhật online về số dư tiền trên tài khoản của khách hàng.

Điều này cho phép các giao dịch của NĐT diễn ra thông suốt, vẫn đảm bảo diễn ra nhanh chóng, chứ không chậm như một số ý kiến quan ngại. Tuy nhiên, việc tách bạch tài khoản khiến một số giao dịch của khách hàng không được thuận lợi. Chẳng hạn, muốn in sao kê tài khoản tiền, thì thay vì được phục vụ ngay tại CTCK, NĐT phải sang thực hiện tại ngân hàng.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Đặc biệt, khi quản lý tách bạch tài khoản, CTCK phải chấp nhận ít nhất hai thiệt thòi.

Thứ nhất, phải đầu tư thêm để xây dựng hệ thống kết nối với các ngân hàng.

Thứ hai, CTCK không được hưởng chênh lệch lãi suất từ khoản tiền mà NĐT để tại CTCK. MBKE chấp nhận những thiệt thòi này, không chỉ vì nghiêm túc tuân thủ quy định của Luật Chứng khoán, mà còn thực hiện tôn chỉ đặt quyền lợi của khách hàng lên trên hết.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Theo Tinnhanhchungkhoan

[Read More...]


Đến lượt ngân hàng giảm lợi nhuận



Lợi nhuận trung bình của hệ thống ngân hàng giảm. Sự phân hoá về hiệu quả kinh doanh giữa các ngân hàng ngày càng mạnh.

Dư nợ tín dụng giảm là một trong những nguyên nhân khiến lợi nhuận của hầu hết các ngân hàng giảm. Song, khoản lỗ lớn kéo lùi kết quả kinh doanh chung của ngân hàng phần lớn đến từ các hoạt động đầu tư, trong đó điển hình là ACB với khoản lỗ kinh doanh vàng trong 9 tháng đầu năm lên tới 1.251,2 tỉ đồng.

Tín dụng giảm là thủ phạm chính

Trong số các ngân hàng báo lãi, Vietinbank vẫn dẫn đầu hệ thống với con số 2.711,9 tỉ đồng trong quý 3 năm nay, tăng 71,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Ngân hàng Quân đội (MB) cũng thu về 651,9 tỉ đồng lợi nhuận, tăng 26,3% so với cùng kỳ năm ngoái.

Tuy nhiên, Vietinbank và MB chỉ là “hàng hiếm” trong trong bức tranh chung của ngành ngân hàng. Các ngân hàng còn lại, lợi nhuận đều thu hẹp so với cùng kỳ năm ngoái và các kỳ trước. Như Vietcombank, lợi nhuận trước thuế quý 3 đạt 1.477 tỉ đồng, tăng 5% so với cùng kỳ năm trước, song luỹ kế chín tháng đạt 4.394 tỉ đồng, giảm 5% so với cùng kỳ năm 2011. Trong đó, quý 3, thu nhập từ tín dụng giảm tới 25% so với quý 3/2011, lũy kế chín tháng cũng giảm 7% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân, tăng trưởng tín dụng chững lại, trong khi mặt bằng lãi suất cho vay giảm mạnh, chi phí dự phòng rủi ro tăng cao. Trong chín tháng qua, VCB đã trích lập dự phòng rủi ro 2.575 tỉ đồng, tăng 50% so với cùng kỳ năm 2011. Huy động vốn của VCB cuối quý 3 tăng 15,46% so với đầu năm trong khi dư nợ cho vay là chỉ tăng 8,55% so với đầu năm cũng làm chi phí của ngân hàng đội lên.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Đây cũng là nguyên nhân chính làm giảm lợi nhuận của các ngân hàng nói chung. Như ngân hàng Eximbank, tổng dư nợ tín dụng chín tháng qua giảm tới 14,6% so với cuối năm 2011; tổng thu nhập hoạt động trong chín tháng tăng 3%, trong khi chi phí hoạt động tăng 29% và chi phí dự phòng tăng 21,8%. Ngoài ra, kinh doanh vàng và kinh doanh chứng khoán không hiệu quả cũng góp phần kéo lùi lợi nhuận của ngân hàng.

Thống kê tình hình kinh doanh hợp nhất của 12 ngân hàng TMCP cho thấy, lợi nhuận bình quân của các nhà băng này đã giảm 42,9% trong quý 3 vừa qua so với cùng kỳ năm ngoái. Nhờ nửa năm đầu làm ăn tốt hơn, nên mức giảm lợi nhuận này trong chín tháng đầu năm chỉ dừng ở 11,1%.

Hay như Sacombank, lợi nhuận quý 3 cũng giảm 6,4% so với cùng kỳ, trong đó hoạt động kinh doanh chứng khoán, góp vốn mua cổ phần đã làm lỗ của ngân hàng xấp xỉ 200 tỉ đồng. So với cùng kỳ năm ngoái, lợi nhuận quý 3 của ngân hàng Bảo Việt giảm tới 84,8%, còn vỏn vẹn 5,2 tỉ đồng; ngân hàng Liên Việt giảm 81% còn 67,7 tỉ đồng; ngân hàng Nam Việt (Navibank) giảm tới hơn 87% (năm nay chỉ đạt hơn 6,5 tỉ đồng trong khi năm ngoái đạt gần 52 tỉ đồng). Đáng chú ý, hồi tháng 2 vừa qua, khi phải trích lập dự phòng rủi ro bổ sung theo yêu cầu của cơ quan thanh tra, giám sát NHNN do nợ xấu gia tăng, tài sản đảm bảo chưa hoàn tất thủ tục pháp lý..., vốn chủ sở hữu thực của Navibank chỉ còn lại 2.513 tỉ đồng, thấp hơn mức vốn pháp định tối thiểu theo quy định là 3.000 tỉ đồng. Mặc dù diễn ra từ hồi đầu năm, song đến nay, Navibank mới công khai thông tin, vì sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội yêu cầu giải trình...

Lỗ lớn vì kinh doanh vàng

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại bắc ninh Báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2012 của ngân hàng ACB ghi nhận khoản lỗ hơn 520,67 tỉ đồng, kéo lùi lợi nhuận sau thuế của ngân hàng chín tháng đầu năm chỉ còn 1.086,9 tỉ đồng. Trong khi cùng kỳ năm ngoái, ACB thu về 658,6 tỉ đồng lợi nhuận, luỹ kế chín tháng là hơn 1.858,4 tỉ đồng. Dù các hoạt động kinh doanh khác vẫn cho thu nhập tương đương cùng kỳ năm ngoái (thu nhập lãi thuần, thu nhập từ dịch vụ...), song vẫn không gánh nổi khoản lỗ lớn từ vàng. Do phải mua vàng thời điểm giá cao để chấm dứt huy động – cho vay vàng theo yêu cầu của ngân hàng Nhà nước, trong quý 3 hoạt động kinh doanh vàng của ACB lỗ 1.144,4 tỉ đồng.

Ngân hàng SHB cũng có khoản lợi nhuận âm khá lớn: 1.105 tỉ đồng trong chín tháng đầu năm. Nguyên do là họ phải gánh những khoản lỗ lên tới 1.715 tỉ đồng từ các đơn vị kinh doanh của ngân hàng Habubank vừa mới sáp nhập, đồng thời phải trích lập dự phòng rủi ro lên tới 2.103 tỉ đồng. Tính đến 1.11.2012, ngân hàng này cũng đã thu hồi được 1.200 tỉ đồng nợ xấu, nợ quá hạn và đặt mục tiêu giảm nợ xấu của các đơn vị thuộc Habubank xuống dưới 10% vào cuối năm nay.

Còn nhiều báo cáo tài chính chưa được các ngân hàng công bố. Theo một chuyên gia tài chính, nếu các ngân hàng công khai đầy đủ, trung thực, danh sách báo cáo tài chính có lợi nhuận âm sẽ không dừng lại ở hai ngân hàng kể trên.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Theo SGTT

[Read More...]


Âm mưu bí ẩn vụ mua doanh nghiệp 1 USD



Đã xuất hiện những câu chuyện kỳ lạ về việc mua DN với 1 USD tại Việt Nam. Tuy nhiên, đằng sau những thương vụ đó là những âm mưu bí ẩn nhằm trục lợi mà rất ít người hiểu được.

"Mua DN với giá 1 USD nhưng không xây dựng phương án kinh doanh mới, không quan tâm đến người lao động, không đề cập đến nghĩa vụ trả nợ, chỉ nhằm vào những tài sản có giá trị còn lại thì mục đích của vụ mua bán này là không bình thường", ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty cổ phần Thanh Bình (Đồng Nai), người đầu tiên tại Việt Nam mua DN giá 1 USD, chia sẻ.

Không ngon ăn

Theo ông Bình, việc mua lại DN với giá 1 USD không bao giờ được cho là béo bở, bởi khi đã phải bán với mức giá 1 USD thì những DN này đều đang thua lỗ nặng và nợ nần chồng chất. Mua tức là phải lãnh trách nhiệm thay người khác gánh một món nợ lớn. Mua và vực dậy DN không phải là chuyện dễ dàng nếu như không nhìn thấy những cơ hội trong đó.

Ông Bình cho biết, tháng 7/2006, trên cương vị là Tổng giám đốc Công ty cổ phần DN trẻ Đồng Nai (Dona Corp), ông đã tiến hành mua lại Công ty Cheerfield Vina 100% vốn Thái Lan, được thành lập với vốn đầu tư 3,6 triệu USD, chuyên sản xuất đế giày. Sau 3 năm hoạt động không hiệu quả, Cheerfield Vina đã đồng ý chuyển nhượng lại cho Dona Corp với giá 1 USD.

Khi đó, Cheerfield Vina đang có tổng số nợ lên tới 34 tỷ đồng. Trên thực tế, Cheerfield Vina đã được rao bán khá lâu nhưng chưa ai dám mua. Dona Corp mua được cho là khá táo bạo vào thời điểm đó.

Khi tiếp nhận Cheerfield Vina, Dona Corp phải gánh cả 4 khoản nợ: Nợ BHXH, nợ thuế, nợ ngân hàng, nợ tiền thuê đất và các khoản mua hàng. Vì vậy trước khi thực hiện vụ mua bán này, Dona Corp đã thoả thuận được với các chủ nợ lớn về vấn đề nợ.

Ông Bình cho biết: "Khi đó chúng tôi đã đàm phán được số nợ giảm xuống còn 14 tỷ đồng và thực tế là chúng tôi phải trả 14 tỷ đồng để mua lại DN này".

Mua lại DN này là để kinh doanh, ông Bình khẳng định với vốn điều lệ 60 tỷ đồng và với sức trẻ năng động của các thành viên Dona Corp nên hoàn toàn tin vào khả năng vực dậy Cheerfield Vina và đưa DN niêm yết trên thị trường chứng khoán TP.HCM sau 2 năm.

Tuy nhiên, sau khi mua lại DN này thì rắc rối không ít. Sau khi ký kết hợp đồng, nhiều tháng trôi qua, mặc dù phía Dona Corp cố gắng nhanh chóng hoàn tất các thủ tục để sớm đưa Cheerfield Vina đi vào hoạt động nhưng không được.

Phía cơ quan chức năng cho rằng, hợp đồng ký kết giữa ông Hakiki Suryo, Chủ tịch HĐQT Công ty Cheerfield Vina, với ông Phạm Đức Bình, Tổng giám đốc Công ty Dona Corp, là không hợp lệ. Theo quy định phải Hội đồng quản trị đứng ra ký hợp đồng bán thì mới có hiệu lực, còn 2 cá nhân ký thì không có giá trị.

Tuy nhiên, kể từ sau khi chuyển nhượng, hai chủ đầu tư có chân trong Hội đồng quản trị của Cheerfield Vina là Cheerfield International Limit và Rama Shoes Industries đã biến mất. Sự việc hết sức rắc rối, Ban quản lý Khu công nghiệp không thể nào thu hồi giấy phép hoạt động của Cheerfield Vina với Hội đồng quản trị cũ và như vậy người mua không thể tiếp nhận DN.

Mặc dù đã chạy ngược, chạy xuôi, ra cả Bộ Kế hoạch Đầu tư nhưng cuối cùng cũng chẳng giải quyết được việc gì.

Sự việc kéo dài tới tận 2011vẫn không thể giải quyết xong, Công ty Đầu tư phát triển hạ tầng Khu công nghiệp Long Bình (Loteco) bên cho Cheerfield Vina thuê 11.212m2 đất để đặt trụ sở và nhà xưởng sản xuất đã cưỡng chế, tháo dỡ nhà xưởng, máy móc thiết bị, cho DN khác thuê lại khu đất này. Dona Corp chỉ có thể mua được toàn bộ máy móc thiết bị với giá 3,7 tỷ đồng. Các ngân hàng thì thu hồi được một số tài sản trên đất trị giá khoảng 200.000 USD, còn lại các chủ nợ mất sạch, chẳng được gì.

Những âm mưu sâu xa

So sánh với vụ Công ty Trường Sa mua lại Công ty Thái Sơn (Hải Phòng) với giá 1 USD vừa diễn ra, ông Bình cho biết, nếu như Hội đồng quản trị Công ty Thái Sơn đồng ý bán và ký hợp đồng chuyển nhượng cho Công ty Trường Sa thì không có vướng mắc gì về pháp lý và các thành viên của Trường Sa hoàn toàn có thể tiếp quản Thái Sơn.

Tuy nhiên, một DN có vốn chưa tới 5 tỷ đồng mà dám mua lại DN có số nợ lên tới 1.300 tỷ đồng trong khi không có phương án tái cấu trúc và khôi phục DN, cũng như không có khả năng trả nợ thì cần phải đặt vấn đề về việc chối bỏ trách nhiệm nợ nần.

Khi mua lại Cheerfield Vina, Dona Corp có vốn lên tới 60 tỷ đồng và có DN mạnh như Trường Hải với vốn 450 tỷ đồng hậu thuẫn, có phương án kinh doanh rõ ràng, xác nhận và đàm phán với các chủ nợ hẳn hoi.

"Liệu đấy có phải là cách thoát nợ không?", ông Bình đặt câu hỏi. Người bán thì đẩy trách nhiệm trả nợ sang cho người mua, người mua thì tìm cách chối bỏ coi như không biết, nhưng lại nắm toàn bộ số tại sản hiện có để kiếm lời.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Nếu bên mua chỉ quan tâm đến mấy chiếc xe Lexus cùng những tài sản có giá trị còn khai thác được, không đề cập đến nghĩa vụ trả nợ, cũng chẳng thèm quan tâm đến quyền lợi của các cổ đông thì không phải là biết cách tận dụng thời cơ để thay đổi, để phát triển DN, ông Bình nhận định.

Theo ông Bình, vụ việc trên chưa có đủ cơ sở để kết luận điều gì. Tuy nhiên, rủi ro sẽ thuộc về các cổ đông cũ và các chủ nợ. Cổ đông thì mất quyền lợi, còn ngân hàng sẽ rất khó thu hồi nợ trong những trường hợp sang tên đổi chủ như thế này. Bởi với tư cách chủ mới, các cổ đông của Trường Sa có quyền "hô biến" tài sản nhưng lại không có nghĩa vụ cá nhân trong việc phải thanh toán các món nợ cũ.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Trên thế giới, có đã từng có nhiều vụ mua bán DN với giá 1 USD và từ đó, không ít DN đã hồi sinh mạnh mẽ từ đây. Điển hình nhất có thể kể đến vụ mua lại hãng hàng không giá rẻ Air Asia của Tony Fernandes (Malaysia). Tony Fernandes đã ấp ủ giấc mơ điều hành một hãng hàng không giá rẻ ngay từ khi còn là sinh viên ngành kế toán của trường Epson College ở Anh. Năm 2001, Tony Fernandes đã mua lại hãng Air Asia bị thua lỗ từ tập đoàn DRB-Hicom của Malaysia với giá tượng trưng 0,33 USD cùng khoản nợ trị giá 13 triệu USD.

Mặc dù vậy, Tony Fernandes đã hồi sinh DN này từ hai chiếc máy bay Boeing cũ cùng một tuyến bay và 250 nhân viên thành một hãng hàng không khu vực hoạt động với 375 máy bay, 65 điểm đến và gần 7.000 nhân viên hiện nay. Mới đây, Air Asia đã trở thành khách hàng lớn nhất của hãng sản xuất máy bay Airbus khi bỏ ra 18 tỷ USD để mua 200 máy bay chở khách. Tạp chí Forbes ước tính giá trị tài sản của Tony Fernandes hiện lên tới 470 triệu USD
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Theo Vef

[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page