Thuế thu nhập cá nhân từ trúng thưởng



–Một người trúng thưởng từ chương trình khuyến mãi, giá trị phần thưởng lớn, thì có phải đóng thuế thu nhập cá nhân (TNCN) không thường xuyên không?


–Nếu giá trị phần thưởng quá cao, người trúng thưởng không có khả năng tài chính đóng thuế TNCN cho phần thưởng đó thì sẽ được giải quyết như thế nào?



***Căn cứ:


–Theo quy định tại khoản 6, Điều 3, Luật Thuế TNCN và khoản 6, Điều 3 Nghị định 100/2008/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Thuế TNCN, được hướng dẫn cụ thể tại điểm 6, Mục II, Phần A, Thông tư 84/2008/TT-BTC ngày 30/9/2008 của Bộ Tài chính,


–Tại Khoản 6, Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013



+++ Thu nhập từ trúng thưởng là các khoản tiền hoặc hiện vật mà cá nhân nhận được dưới các hình thức sau đây là thu nhập phải chịu thuế:


–Trúng thưởng xổ số do các công ty xổ số phát hành thực hiện

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình


–Trúng thưởng trong các hình thức khuyến mại khi tham gia mua bán hàng hoá, dịch vụ


–Trúng thưởng trong các hình thức cá cược, đặt cược được pháp luật cho phép


–Trúng thưởng trong các casino được pháp luật cho phép hoạt động


–Trúng thưởng trong các trò chơi, cuộc thi có thưởng và các hình thức trúng thưởng khác do các tổ chức kinh tế, cơ quan hành chính, sự nghiệp, các đoàn thể và các tổ chức, cá nhân khác tổ chức.


Tại Điều 15, Luật Thuế TNCN quy định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là phần giá trị giải thưởng vượt trên 10 triệu đồng mà đối tượng nộp thuế nhận được theo từng lần trúng thưởng. Thời điểm xác định thu nhập chịu thuế từ trúng thưởng là thời điểm tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho đối tượng nộp thuế.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


“Thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ trúng thưởng áp dụng theo Biểu thuế toàn phần với thuế suất là 10%.”


***Trách nhiệm của người trả và người nhận thưởng


– Căn cứ khoản 3, Điều 26 Luật Thuế TNCN quy định trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trả thu nhập và trách nhiệm của đối tượng nộp thuế là cá nhân cư trú như sau:


– Tổ chức, cá nhân trả thu nhập có trách nhiệm kê khai, khấu trừ, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với các loại thu nhập chịu thuế trả cho đối tượng nộp thuế;


– Cá nhân có thu nhập chịu thuế có trách nhiệm kê khai, nộp thuế vào ngân sách nhà nước và quyết toán thuế đối với mọi khoản thu nhập theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


***Theo đó:


–Nếu giá trị phần thưởng lớn hơn 10 triệu đồng, thì người trúng thưởng có trách nhiệm kê khai, nộp thuế TNCN. Người trả thưởng khuyến mại có trách nhiệm kê khai, khấu trừ phần thưởng, nộp thuế vào ngân sách nhà nước.


–Trường hợp phần thưởng có giá trị lớn, người trúng thưởng không đủ khả năng tài chính nộp thuế thu nhập khi nhận phần thưởng đó, thì người trúng thưởng cần đề nghị người trả thưởng, khấu trừ tiền thuế từ giá trị của phần thưởng, để nộp thuế vào ngân sách nhà nước.


–Nếu giá trị phần thưởng bằng tiền thì khấu trừ thuế bằng tiền. Nếu phần thưởng bằng hiện vật thì trả thưởng bằng hiện vật có giá trị thấp hơn (theo giá trị còn lại của hiện vật trúng thưởng, sau khi khấu trừ thuế); hoặc bán hiện vật trúng thưởng, khấu trừ thuế, trả bằng tiền cho người nhận thưởng.


***Chi tiết tại: Thông tư 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Thuê nhà có bắt buộc công chứng hay chứng thực không?



– Khi thanh kiểm tra thuế cơ quan thuế luôn yêu cầu nộp hợp đồng thuê nhà có công chứng nhằm quản lý nghĩa vụ đóng thuế từ việc cho thuê nhà.


– Vậy việc cho thuê nhà thì hợp đồng này có cần phải công chứng không?




Trung tâm kế toán thực hành Tại tphcm

*Căn cứ: tại điểm 28 Mục III Nghị quyết 52/NQ-CP ngày 10/12/2010 về việc đơn giản hóa thủ tục hành chính đã bãi bỏ quy định phải công chứng hợp đồng thuê nhà. Nghị quyết này quy định: “Bãi bỏ quy định bắt buộc công chứng các hợp đồng nói trên, quy định việc công chứng các hợp đồng nói trên được thực hiện theo nhu cầu của các bên tham gia hợp đồng” bao gồm hợp đồng thuê nhà, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất…




*Căn cứ: Theo Điều 492, Bộ luật Dân sự năm 2005 quy định: Hợp đồng thuê nhà ở phải được lập thành văn bản, nếu thời hạn thuê từ 6 tháng trở lên thì phải có công chứng hoặc chứng thực và phải đăng ký, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng




*Căn cứ: tại Khoản 2 Điều 122 Luật Nhà ở 2014 quy định: "Đối với trường hợp tổ chức tặng, cho nhà tình nghĩa, nhà tình thương; mua bán, cho thuê mua nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước; mua bán, cho thuê mua nhà ở xã hội, nhà ở phục vụ tái định cư; góp vốn bằng nhà ở mà có một bên là tổ chức; cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ, ủy quyền quản lý nhà ở, thì không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên có nhu cầu".




*Căn cứ: tại Khoản 2 Điều 17 Luật Kinh doanh bất động sản 2014 cũng quy định: "Hợp đồng kinh doanh bất động sản phải được lập thành văn bản. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng do các bên thỏa thuận, trừ hợp đồng mua bán, thuê mua nhà, công trình xây dựng, hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất mà các bên là hộ gia đình, cá nhân quy định tại khoản 2 Điều 10 của luật này thì phải công chứng hoặc chứng thực".

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng




*Do đó: từ ngày 1-7-2015 hợp đồng cho thuê nhà ở dù dưới 6 tháng hay trên 6 tháng không thực hiện công chứng, chứng thực vẫn có hiệu lực pháp luật


–Trong trường hợp các bên không tin tưởng nhau trong giao dịch thuê nhà ở, thì có thể thỏa thuận công chứng hoặc chứng thực hợp đồng cho thuê nhà ở để yên tâm và đảm bảo hơn quyền lợi của các bên khi có tranh chấp phát sinh.




*Như vậy: đối với trường hợp các hợp đồng cho thuê nhà ở được ký kết từ ngày Luật Nhà ở năm 2014 có hiệu lực (từ ngày 1/7/2015) không bắt buộc phải công chứng, chứng thực hợp đồng, trừ trường hợp các bên giao kết hợp đồng có nhu cầu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
[Read More...]


Gộp báo cáo tài chính



–Những doanh nghiệp nào không phải nộp báo cáo tài chính?


–Trường hợp nào được phép xin gộp Báo cáo tài chính? Thuế TNDN, TNCN hay không?


–Thủ tục gồm những gì? Và Nộp ở đâu?



*Căn cứ:


– Tại khoản 4 điều 12 Luật Kế toán số 88/2015/QH13 ngày 20/11/2015: Kỳ kế toán


+Nội dung: “Trường hợp kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng có thời gian ngắn hơn 90 ngày thì được phép cộng + với kỳ kế toán năm tiếp theo hoặc cộng + với kỳ kế toán năm trước đó để tính thành một kỳ kế toán năm; kỳ kế toán năm đầu tiên hoặc kỳ kế toán năm cuối cùng phải ngắn hơn 15 tháng”.



Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

– Tại Khoản 3 điều 3 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính


+Nội dung:"Trường hợp kỳ tính thuế năm đầu tiên của doanh nghiệp mới thành lậpkể từ khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc Giấy chứng nhận đầu tư và kỳ tính thuế năm cuối cùng đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản có thời gian ngắn hơn 03 tháng thì được cộng với kỳ tính thuế năm tiếp theo (đối với doanh nghiệp mới thành lập) hoặc kỳ tính thuế năm trước đó (đối với doanh nghiệp chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi hình thức sở hữu, hợp nhất, sáp nhập, chia, tách, giải thể, phá sản) để hình thành một kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm đầu tiên hoặc kỳ tính thuế thu nhập doanh nghiệp năm cuối cùng không vượt quá 15 tháng.

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3


– TạiĐiều 10. Khoản 1 điểm đ)Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính


+Nội dung:"


+ Người nộp thuế trong thời gian tạm ngừng kinh doanh và không phát sinh nghĩa vụ thuế thì không phải nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh.


+ Trường hợp người nộp thuế nghỉ kinh doanh không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì vẫn phải nộp hồ sơ quyết toán thuế năm.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


*Theo đó:


– Doanh nghiệp đang trong thời hạn tạm ngừng kinh doanh nguyên năm tài từ 01/01-31/12 năm tài chính hiện tại thì không phải nộp báo cáo tài chính


– Nếu doanh nghiệp mới thành lập trong năm 2016, và tính từ ngày thành lập đến hết ngày 31/12/2016 dưới <90 ngàythì doanh nghiệp được gộpBáo cáo tài chính, Quyết toán thuế TNDN, TNCNvào năm 2017 .


*Điều kiện:


– Công văn xin gộp báo cáo tài chínhgửi Cơ quan thuế trước ngày 31/03/2017.


–Công văn Gộp BCTC lập thành 02 bản nộp tại bộ phận 01 cửa của chi cục thuế quản lý, cơ quan thuế giữ 1 bản, doanh nghiệp giữ 01 bản lưu trữ

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Mức phạt khi không góp đủ vốn điều lệ



– Khi thành viên cổ đông của doanh nghiệp không góp đủ vốn điều lệ có bị phạt không?mức phạt là bao nhiêu?

– Quy định ở văn bản chế tài nào?



***Căn cứ:


– Điều 17 khoản 5 Luật doạnh nghiệp số 68/2014/QH13 Ngày 26/11/2014.


“ Kê khai khống vốn điều lệ, không góp đủ số vốn điều lệ như đã đăng ký; cố ý định giá tài sản góp vốn không đúng giá trị.”


– Điều 48 & 74. Thực hiện góp vốn thành lập công ty


1. Vốn điều lệ của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tại thời điểm đăng ký doanh nghiệp là tổng giá trị tài sản do chủ sở hữu cam kết góp và ghi trong Điều lệ công ty.


2. Chủ sở hữu phải góp đủ và đúng loại tài sản như đã cam kết khi đăng ký thành lập doanh nghiệp trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.


3. Trường hợp không góp đủ vốn điều lệ trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này, chủ sở hữu công ty phải đăng ký điều chỉnh vốn điều lệ bằng giá trị số vốn thực góp trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày cuối cùng phải góp đủ vốn điều lệ. Trường hợp này, chủ sở hữu phải chịu trách nhiệm tương ứng với phần vốn góp đã cam kết đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty phát sinh trong thời gian trước khi công ty đăng ký thay đổi vốn điều lệ.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc


4. Chủ sở hữu chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với các nghĩa vụ tài chính của công ty, thiệt hại xảy ra do không góp, không góp đủ, không góp đúng hạn vốn điều lệ.


+Mức phạt khi góp thiếu Vốn Điều Lệ


** Trước: ngày 15 tháng 7 năm 2016


– Theo Nghi định 155/2013/NĐ-CP Ngày 11/11/2013 điều 23 về các vấn đề vi phạm như sau:


Điều 23. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp


1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau:


a) Tiếp tục hoạt động khi đã kết thúc thời hạn hoạt động ghi trong Điều lệ mà không được gia hạn;


b) Không góp đúng hạn số vốn đã đăng ký.


2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không góp đủ số vốn như đã đăng ký.


** Từ: ngày 15 tháng 7 năm 2016


– Nghị định số 50/2016/NĐ-CP ngày 01/6/2016 của Chính phủ Quy định về sử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư


+ Điều 28. Vi phạm các quy định về thành lập doanh nghiệp

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng


3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi không đăng ký thay đổi với cơ quan đăng ký kinh doanh khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký.


+ Biện pháp khắc phục hậu quả:


a) Buộc đăng ký gia hạn hoạt động đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này;


b) Buộc đăng ký giảm vốn điều lệ theo quy định đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên hoặc buộc góp đủ số vốn như đã đăng ký đối với các loại hình doanh nghiệp khác có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 2 Điều này;


c) Buộc định giá lại tài sản góp vốn đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm a Khoản 3 Điều này;


d) Buộc đăng ký thành lập doanh nghiệp đối với hành vi vi phạm quy định tại Điểm c Khoản 3 Điều này


+++ Như vậy:


Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

– Không bị xử phạt:Doanh nghiệp sẽ không bị xử phạt nếu thực hiện điều chỉnh vốn điều lệ theo quy định tại luật doanh nghiệp.


– Chế tài xử phạt:Sẽ bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng khi không góp đủ vốn Điều lệ như đã đăng ký, mà không đăng ký thay đổi vốn với cơ quan đăng ký kinh doanh.


– Các đơn vị cơ quan phạt doanh nnghiệp:


1. Thanh tra Kế hoạch và Đầu tư,


2. Ủy ban nhân dân các cấp,


3. Các cơ quan Công an,


4. Hải quan, ,Cơ quan Thuế,Cơ quan Quản lý thị trường


5. Thanh tra chuyên ngành và các cơ quan khác trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định
[Read More...]


Mua xe ô tô cũ của cá nhân



–Mua xe ô tô cũ đã qua sử dụng của cá nhân không có hoá đơn thì chi phí khấu hao có được cho vào chi phí hợp lý khi quyết toán thuế TNDN không?

–Để là chi phí hợp lý cần chứng từ hồ sơ thủ tục gì?



*Vấn đề 01: về thuế GTGT

–*Căn cứ: Theo điều 5 Thông tư 219/2013/TT-BTC: Các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT gồm:

– Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

*Ví dụ: Ông Chu Đình Xinh là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông Chu Tiến Đạt với giá là 800 triệu đồng thì ông Chu Đình Xinh không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.

*Ví dụ: Ông Chu Đình Xinh là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho Công Ty TNHH Chu Tiến Đạt với giá là 800 triệu đồng thì ông Chu Đình Xinh không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được.

Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc

*Theo đó:

– Cá nhân có tài sản sử dụng không kinh doanh không có nhu cầu bán lại cho cá nhân khác hoặc bán lại cho tổ chức doanh nghiệp khác thì không thuộc đối tượng phải kê khai thuế và nộp thuế GTGT

*Vấn đề 02: về hóa đơn

*Căn cứ: Theo điều 13 Thông tư 39/2014/TT-BTC:

– Trường hợp tổ chức không phải là DN, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế GTGT thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.

*Như vậy:Cá nhân (không kinh doanh) khi bán ô tô sẽ không phải nộp thuế GTGT và cơ quan thuế sẽ không cấp hoá đơn cho cá nhân đó.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


*Vấn đề 03: về thuế TNDN

*Căn cứ: Theo khoản 2.4 điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC & khoản 2.4 điều 4 Thông tư 96/2015/TTBTCquy định các khoản chi được trừ khi tính thuế TNDN &Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ

–Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư 78) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra


*Theo đó:Khi DN mua tài sản là xe ô tô của cá nhân (không kinh doanh) thuộc đối tượng không phải kê khai nộp thuế GTGT và cấp hóa đơn thì DN cần chuẩn bị những giấy tờ sau để được đưa vào chi phí hợp lý:


1.Bảng kê mua vào không có hoá đơn mẫu 01/TNDN ban hành kèm theo TT

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình

2.Chứng từ thanh toán: Tiền mặt hoặc chuyển khoản đều được

3.Hợp đồng mua bán xe công chứng4. Biên bản bàn giao xe ô tô.5. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sở hữu, sử dụng xe ô tô6. Phải đi nộp lệ phí trước bạ và làm thủ tục chuyển quyền sở hữu sang tên Công ty.

*Chi tiết tại: Công văn Số 8626/CT-TTHT ngày 25/10/2013 của Cục thuế TP. Hồ Chí Minh, và Công văn 1023/CT-TTHT ngày 13/6/2013 của Cục Thuế tỉnh Lào Cai

–Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


–Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ


–Điều 14 Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
[Read More...]


Xuất hóa đơn bổ sung sau khi thanh tra kiểm tra thuế



– Xử lý số liệu khi cơ quan thuế có quyết định thanh kiểm tra doanh nghiệp vầ yêu cầu xuất hóa đơn bổ sung cho năm quyết toán thuế như thế nào?



+++ Tình huống:


–Công ty xây dựng thường đã nghiệm thu công trình nhưng vì lý do nào đó bên thi công vẫn chưa xuất hóa đơn cho bên chủ đầu tư - -> khi Thanh kiểm tra quyết toán thuế đoàn kiểm tra yêu cầu xuất hóa đơn bổ sung đồng thời truy thu thuế: GTGT10%, TNDN 20% , kê khai sai 20%, tiền chậm nộp 0.05;0.07%;0.03%/ ngày tùy theo thời điểm bị truy thu


–Đối với nhà hàng hoặc xăng dầu, sản xuất …. Khi kiểm tra quyết toán đoàn phát hiện doanh nghiệp có dấu hiệu trốn doanh thu và tiền thuế nên yêu cầu xuất hóa đơn bổ sung và truy thu thuế


+++ Căn cứ pháp lý:


–Công văn 3254/TCT-CS về xuất hóa đơn bổ sung sau khi thanh tra, kiểm tra thuế


–Tại Khoản 5 Điều 10 & Điểm b Khoản 4 Điều 12 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2015 quy định về khai bổ sung hồ sơ khai thuế


= > Theo đó:


1.Trường hợp báo cáo thuế & báo cáo tài chính của Công ty có sai sót thì được khai bổ sung: Làm lại Báo cáo tài chính & sổ sách đúng


2.Làm lại KHBS quyết toán thuế TNDN bổ sung các kỳ/năm phát hiện sai sót (mẫu số 01/KHBS kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) bổ sung, điều chỉnh số liệu trên báo cáo thuế & Tờ khai quyết toán thuế TNDN của năm có sai sót (mẫu số 03/TNDN kèm theo thông tư số 156/2013/TT-BTC) kèm theo Báo cáo tài chính đã được bổ sung, sửa đổi.

– Nộp lại báo cáo thuế & báo cáo tài chính điều chỉnh

– Nếu việc làm lại phát sinh nghĩa vụ thuế phải nộp ngân sách nhà nước thì: nộp bổ sung tiền thuế + tiền phạt nộp chậm (số tiền x 0.03%/ngày)


3.Làm sẵn văn bản giải trình khi được cơ quan thuế kiểm tra

– Doanh nghiệp được nộp thay thế bổ sung mọi tờ khai trước khi có quyết định thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp:


+ Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.


+ Trường hợp, Báo cáo tài chính có sai sót nhưng không ảnh hưởng đến số thuế TNDN phải nộp thì đơn vị được phép khai bổ sung số liệu trên Báo cáo tài chính và nộp lại cho cơ quan thuế, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.


+++ Như vậy:


– Người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ phải lập hóa đơn giao cho khách hàng ngay khi bán hàng hóa, dịch vụ. Các trường hợp không lập hóa đơn, lập hóa đơn chưa đủ, lập hóa đơn chưa đúng nếu phát hiện trước khi cơ quan thuế công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người bán thì được điều chỉnh và lập hóa đơn, chứng từ và khai thuế bổ sung.


– Trường hợp người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có phát sinh doanh thu nhưng khi cơ quan thuế kiểm tra phát hiện người bán không xuất hóa đơn (hoặc mới chỉ xuất hóa đơn ghi nhận một phần doanh thu), không ghi chép trên sổ sách kế toán, không kê khai thuế và người bán bị cơ quan thuế ra quyết định truy thu, xử phạt thì người nộp thuế không được lập hóa đơn điều chỉnh cho phần doanh thu bị cơ quan thuế xử lý truy thu, phạt.


– Người mua hàng có nghĩa vụ phải yêu cầu lấy hóa đơn đã lập khi mua hàng. Các hóa đơn được lập không có hàng hóa thực tế là hóa đơn khống, không được dùng để khấu trừ thuế GTGT và tính trừ chi phí khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.


+++ Về hạch toán:các khoản truy thu theo quyết định kiểm tra quyết toán


Nợ TK 4211,811/ có TK 3334=tiền truy thuế TNDN

Nợ TK 4211,811/ có TK 3339=tiền phạt

Nợ TK 4211,811/ có TK 33311=tiền truy thuế GTGT

Nợ TK 4211,811/ có TK 3335=tiền truy thuế TNCN

+ Khi nộp: các khoản thuế và phạt


Nợ TK 3334,3339,33311,3335/ Có TK 111,112.

= > Nếu hạch toán vào TK 811 thì phải Kết Chuyển Nợ TK 911/ có TK 811 và tính vào lợi nhuận chưa phân phối năm nay 4212 cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm xuât toán khoản này vào B4 của tờ khai quyết toán thuế TNDN làm tăng thu nhập tính thuế ( Căn cứ: Điều 4 khoản 2.36. Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 Hướng dẫn về thuế TNDN:


Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính bao gồm: vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê, vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.)


= > Nếu hạch toán vào TK 4211 thì cuối năm không cần phải xuất toán B4 khi quyết toán thuế TNDN năm


++ Hạch toán doanh thu truy thu & xuất hóa đơn


–Xuất hóa đơn GTGT bổ sung


+ Hóa đơn đã bị tính thuế GTGT truy thu nên không phải kê khai thuế GTGT (không làm KHBS cho kỳ phát sinh truy thu & cũng không kê khai VAT cho hóa đơn này ở kỳ hiện tại -- > Vì đây là hóa đơn xuất bù đã truy thu VAT nên không phải kê khai)


+ Chỉ báo cáo sử dụng hóa đơn BC26/AC cho hóa đơn này mà thôi

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà nam


+ Điều chỉnh KHBS của kỳ giảm thuế VAT được khấu trừ và đồng thời ở thời điểm kỳ hiện tại nhập vào chỉ tiêu [37]= ? của tờ khai kỳ hiện tại khi có quyết định thanh tra thuế


+ Hạch toán khoản giảm VAT này của Tk 1331 này như sau: Nợ TK 811 or 4211 /Có TK 1331 =?


+ Về Xử phạt xuất hóa đơn sai thời điểm


*** Căn cứ:


– Điều 11 TT 10/2014/TT-BTC ngày 17/01/2014 hướng dẫn xử lý vi phạm hành chính về hóa đơn quy định hành vi vi phạm quy định về việc sử dụng hóa đơn khi bán Hàng Hóa và Dịch Vụ


– Thông tư 176/2016/TT-BTC hướng dẫn sửa đổi 10/2014/TT-BTC xử phạt vi phạm hành chính hóa

Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc


Phạt tiền từ 4.000.000 VNĐ – 8.000.000 VNĐ với 1 trong các hành vi bên dưới:

a. Lập hóa đơn không đúng thời điểm:

– Lập Hóa Đơn không đúng thời điểm quy định.


– Bị phạt cảnh cáo nếu việc lập Hóa đơn không đúng thời điểm mà không bị dẫn đến chậm thực hiện nghĩa vụ về thuế và có những tình tiết giảm nhẹ. Trong trường hợp mà không có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị phạt Tiền ở mức tối thiểu nhất của khung hình phạt.


Ví dụ: Công ty C giao hàng cho khách hàng vào ngày 01/3/2014 (căn cứ vào phiếu xuất kho của Công ty C), nhưng đến ngày 03/3/2014 Công ty C mới lập hóa đơn để giao cho khách hàng. Việc lập hoá đơn như trên là không đúng thời điểm nhưng Công ty C đã kê khai, nộp thuế trong kỳ tính thuế của tháng 3/2014 nên Công ty C bị xử phạt ở mức 4.000.000 đồng (do không có tình tiết giảm nhẹ).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương


–Hạch toán ghi nhận doanh thu: Nợ TK 131/ Có TK 511,33311 (Nợ TK 4211,811/ có TK 33311=tiền truy thuế GTGT đã bị truy thu tương ứng, Nếu khách đã chuyển khoản trước - -> Công Nợ Dư Có 131- Dư Nợ 131 = 0)


–Hạch toán ghi nhận giá vốn tương ứng: Nợ 632/ có 155,156


–Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN năm tại tờ khai quyết toán:


+ Nhập giá vốn vào:chỉ tiêu [B3] =632 Chi phí của phần doanh thu điều chỉnh giảm


+ Nhập khoản doanh thu vào chỉ tiêu [B9]=511 Giảm trừ các khoản doanh thu đã tính thuế năm trước


*** Nguồn: Chu Đình Xinh - 01/07/2018

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
[Read More...]


Khoản chi tiếp khách, hội nghị, quảng cáo



– Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh Kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2015có còn khống chế mức phần trăm nữa không?


– Cần những hồ sơ chứng từ gì để hợp thức hóa chi phí tịnh thuế TNDN?


– Các hồ sơ thủ tục gì để giải trình?




*Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm: các khoản sau đây không bị khống chế


– Hoa hồng môi giới bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm;


– Hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng đúng giá;


– Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) bao gồm:


– Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin;


– Chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;


– Chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;


– Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm;


– Chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm;


– Chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm;


– Chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.



+++Các hóa đơn đầu vào thường là:


–Mua rượu, rượu ngoại, bia…


–Trà, hoa quả…


–Hóa đơn ăn uống, hội nghị, phòng nghĩ…


–Các vật dụng công cụ khác: màn sáo, bộ ly tách…


= > Lâu nay chúng ta thường nghĩ cứ có hóa đơn thôi là đủ được tính vào chi phí hợp lý hợp lệ và được khấu trừ thuế, một quan niệm sai lầm bởi để hợp lệ cần phải có tính hợp lý hợp lệ phục vụ sẩn xuất kinh doanh chứ không thể hiểu đơn thuần là có hóa đơn là đủ, hóa đơn không phải là bùa hộ thân chỉ là 01 phần trong bộ hồ sơ chứng từ mà thôi


Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc

+++Kể từ ngày 01/ 01/ 2015


*Vấn đề 01.Quy định liên quan về chi phí tiếp khách và định mức chi phí tiếp khách:

– Căn cứ Khoản 4, Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 của Quốc hội khóa XIII sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 32/2013/QH13 quy định:

“Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9”.*Cụ thể:m) Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;

*Theo đó:


– Chi phí tiếp khách không bị khống chế về định mức chi phí.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


– Các khoản chi phí: Chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới, tiếp tân, khánh tiết, hội nghị, hỗ trợ tiếp thị, hỗ trợ chi phí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh có hóa đơn, hồ sơ chứng từ đầy đủ thì được tính vào chi phí hợp lý, hợp lệ.


*Vấn đề 02.Điều kiện để chi phí tiếp khách được chấp nhận là chi phí hợp lý

Khoản chi phí tiếp khách hoặc hội nghị khách hàng được chấp nhận là chi phí hợp lý được trừ cho mục đích tính thuế TNDN thì:


– Phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.


– Có hồ sơ chứng từ hợp lý


*Hồ sơ thanh toán chi phí tiếp khách hợp lý: việc tiếp khách không phải đơn thuần chỉ là hóa đơn chứng từ thôi là đủ mà phải đủ các yếu tố

– Mời ai? Cho hợp đồng kinh tế bán ra nào, đơn hàng nào?


–Kế hoạch/ đơn đề xuất và quyết định duyệt chi của hội đồng/ giám đốc


–Thư mời, Giấy mời khách hàng tham dự, xác nhận của bên được mời? ai làm đại diện


–Danh sách mời những ai? Tổ chức ở đâu?


–Booking đặt phòng cho khách đoàn, kèm theo danh sách?


= > Các thủ tục giấy tờ bổ sung:


Bill thanh toán + oder đi kèm (dưới dạng không có hợp đồng kinh tế hoặc phiếu đặt dịch vụ) hoặc Bảng kê chi tiết món ăn

Hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng thông thường

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định

Phiếu xác nhận dịch vụ (booking), hoặc hợp đồng kinh tế nếu khách đặt trước

Hợp đồng, Biên bản thanh lý hợp đồng

Phiếu thu tiền nếu thanh toán ngay tiền mặt, cà thẻ (khách đưa thẻ quẹt qua khe đọc thẻ, nhập mã số cá nhân và số tiền cần thanh toán, máy sẽ in ra hóa đơn và khách hàng ký vào, hoàn tất quy trình thanh toán)

*Vấn đề 03.Hạch toán chi phí tiếp khách.

+Theo thông tư 200 thay thế QĐ15


Nợ TK 642*,641* (TT200, QĐ15)


Nợ TK 1331


Có TK 111,112,331


+ Theo TT133 thay QĐ 48:


Nợ TK 6421,6422 (TT133,QĐ 48)


Nợ TK 1331


Có TK 111,112,331



*Tham khảo tại:


– Thông tư như 78/2014/TT-BTC, thông tư 119/2014/TT-BTC, Thông tư 151/2014/TT-BTC, Thông tư 26/2015/TT-BTC và gần đây Thông tư 96/2015/TT-BTC


– Luật số 32/2013/QH13 ngày 19/6/2013 của Quốc Hội sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp


– Tại Khoản 1 và Khoản 5 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt



Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình

–Doanh nghiệp Nộp tiền mặt vào tài khoản bên bán để thanh toán hóa đơn trên 20 triệu thì có được khâu trừ thuế GTGT?

–Có được tính vào chi phí được trừ?



***Căn cứ:


Thuế GTGT


–Khoản 2, Điều 15, Thông tư 06/2012/TT-BTC


–Khoản 2, Khoản 3, Điều 15, Thông tư 219/2013/TT-BTC


Thuế TNDN:


1.Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


2.Điểm 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC quy định những khoản chi không được trừ



+++Theo đó:


Trường hợp doanh nghiệp thanh toán tiền hàng cho bên bán theo hình thức:


++Về thuế GTGT: Nộp tiền mặt vào một số ngân hàng để thực hiện thanh toán vào tài khoản của công ty bên bán thì chứng từ nộp tiền mặt này không đáp ứng điều kiện chứng từ thanh toán qua ngân hàng theo quy định về pháp luật thuế GTGT.

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà nam


= > Doanh nghiệp không được kê khai, khấu trừ GTGT đầu vào các khoản thanh toán này.


–Nếu doanh nghiệp chuyển tiền từ tài khoản của doanh nghiệp sang tài khoản của bên bán theo đúng quy định của Luật thuế GTGT và đáp ứng các điều kiện khác về khấu trừ GTGT theo quy định thì doanh nghiệp được kê khai, khấu trừ GTGT đầu vào đối với các khoản thanh toán này.


++Về thuế TNDN: Bị xuất toán không được xem là chi phí hợp lý.


–Kể từ ngày 1/1/2014 tất cả chứng từ hóa đơn đầu vào Có giá trị > 20.000.000 thì phải thanh tóan qua ngân hàng thì mới được khấu trừ thuế đồng thời mới được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp.

Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc


–Về thuế TNDN nếu không chuyển khoản thanh toán qua ngân hàng sẽ không là chi phí được trừ khi quyết toán thuế TNDN năm


= > Cuối năm khi quyết toán thuế TNDN 201x phải loại trừ phần chi phí này ra, ở tờ khai quyết toán TNDN nó nằm ở mục B4= xxxx của tờ khai quyết toán năm trên phần mềm HTKK chi phí không được trừ khi tính thuế TNDN làm tăng thu thập tính thuế x 20%.


Các trường hợp chuyển khoản giữa bên Mua và bên Bán như sau:


–Bên Mua Nộp thẳng tiền vào tài khoản bên Bán = Giấy nộp tiền => Không hợp lệ


–Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ


–Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản giám đốc hoặc cá nhân Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại vĩnh phúc

–Bên Mua Dùng tài khoản giám đốc cty thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Không hợp lệ


–Bên Mua Dùng Ủy nhiệm chi thanh toán từ tài khoản cty Bên Mua thanh toán sang tài khoản Công Ty bên Bán = > Hơp lệ



*Nguồn tham khảo: Công văn 5339/TCT-KK ngày 11/12/2015 về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đối với các hóa đơn giá trị gia tăng không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng do Tổng cục Thuế ban hành

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
[Read More...]


Xuất hóa đơn nhảy quyển?



Ví dụ :



1.Doanh nghiệp A đặt in 10 cuốn hóa đơn GTGT nhưng do sơ xuất kế toán lại viết từ cuốn thứ 6 mà bỏ qua 5 cuốn chưa viết?


2.Hướng xử lý ra sao? Mức phạt bao nhiêu ? căn cứ văn bản pháp lý nào?

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa



*Căn cứ: Tại điểm d khoản 1 điều 16thông tư 39/2014/TT-BTCcủa Bộ tài chính quy định


_ điểm d) Hóa đơn được lập theo thứ tự liên tục từ số nhỏ đến số lớn: hoá đơn phải được viết liên tục từ số nhỏ tới số lớn, từ quyển nhỏ tới quyển lớn, trừ những trường hợp doanh nghiệp có nhiều đơn vị trực thuộc, nhiều cửa hàng cùng dùng một mẫu hoá đơn


*Cách 01: nếu việc thu hồi hóa đơn đã xuất cho khách hàng dễ liên hệ và thỏa thuận các công ty đã xuất hóa đơn thì


– Lập biên bản thu hồi hóa đơn đã xuất ký tá đóng dấu các bên

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


–Xuất hóa đơn lại từ quyển 01


– Những hóa đơn thu hồi lại gấp lại tại cuống gạch chéo các liên: sau này khi báo cáo sử dụng hóa đơn ghi mục xóa bỏ chỉ tiêu [15]



*Cách 02: chịu phạt và doanh nghiệp vẫn sử dụng hóa đơn viết cách nhảy


– Doanh nghiệp chấp nhận chịu phạt và tiếp tục sử dụng hóa đơn xuất nhảy cuốn


– Xuất hóa đơn cho hết quyển thứ 06 sau đó quay lại dung tiếp các hóa đơn số 01 nhưng bình thường


*Căn cứ:Tại Điểm b2, Khoản 3, Điều 11, Thông tư 10/2014/TT-BTC quy định về mức phạt đối với trường hợp ghi cách số như sau: “Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi khác lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.”


– Thông tư số 176/2016/TT-BTC ngày 31/10/2016 của Bộ Tài Chính huớng dẫn sửa đổi, bổ sung Thông tư số 10/2014/TT-BTC hướng dẫn về xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn



*Cách 03: lập thủ tục hủy hóa đơn


*Hồ sơ thủ tục huỷ hoá đơn


Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

Tại điều 29 thông tư 39/2014/TT-BTC của Bộ tài chính qui định hồ sơ huỷ hoá đơn như sau:


“d) Hồ sơ hủy hóa đơn gồm:


– Quyết định thành lập Hội đồng hủy hóa đơn, trừ trường hợp hộ, cá nhân kinh doanh;


– Bảng kiểm kê hóa đơn cần hủy ghi chi tiết: tên hóa đơn, ký hiệu mẫu số hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, số lượng hóa đơn hủy (từ số… đến số… hoặc kê chi tiết từng số hóa đơn nếu số hóa đơn cần hủy không liên tục);


– Biên bản hủy hóa đơn;

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình


– Thông báo kết quả hủy hóa đơn phải có nội dung: loại, ký hiệu, số lượng hóa đơn hủy từ số… đến số, lý do hủy, ngày giờ hủy, phương pháp hủy (mẫu số 3.11 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này).


Hồ sơ hủy hóa đơn được lưu tại tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh sử dụng hóa đơn. Riêng Thông báo kết quả hủy hóa đơn được lập thành hai (02) bản, một bản lưu, một bản gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất không quá năm (05) ngày kể từ ngày thực hiện hủy hóa đơn.”


*Phương án 01: Nếu doanh nghiệp vẫn tiếp tục dùng quyển hoá đơn viết cách, tiến hành huỷ quyển hoá đơn chưa dùng, thủ tục như trên


– Lập thủ tục hủy hóa đơn


– Khi báo cáo sử dụng sử dụng hóa đơn kê mục hủy chỉ tiêu [19]: 05 cuốn chưa dùng đến


*Phương án 02: Nếu doanh nghiệp không tiếp tục dùng quyển hoá đơn viết cách quyển 06, tiến hành huỷ quyển hoá đơn viết nhảy quyển 06 và dùng lại quyển số 01, thủ tục hủy như trên


– Lập biên bản thu hồi hóa đơn


– Lập thủ tục hủy hóa đơn


– Khi báo cáo sử dụng sử dụng hóa đơn kê mục hủy chỉ tiêu [19]: 01 cuốn hủy cuốn số 06



*Mức phạt: Theo điểm b, b1 khoản 3 điều 11 thông tư 10/2014/TT-BTC của Bộ tại chính quy định mức phạt như sau:


“b) Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.


Hóa đơn được lập liên tục từ số nhỏ đến số lớn thực hiện theo hướng dẫn tại Thông tư của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.


b.1) Phạt cảnh cáo nếu việc lập hóa đơn thực hiện liên tục từ số nhỏ đến số lớn nhưng khác quyển (quyển có số thứ tự lớn hơn dùng trước), tổ chức, cá nhân sau khi phát hiện ra đã hủy (không dùng) quyển có số thứ tự bé hơn.


Ví dụ: Công ty X có nhiều cơ sở bán hàng. Công ty X phân chia các quyển hoá đơn đặt in cho các cơ sở bán hàng. Cửa hàng Y thuộc Công ty X được nhận 2 quyển hoá đơn (quyển thứ 1 từ số 501 đến số 550 và quyển thứ 2 từ số 551 đến số 600). Nhân viên bán hàng của cửa hàng Y đã sử dụng quyển thứ 2 trước (hoá đơn được lập liên tục từ số nhỏ đến số lớn). Sau khi sử dụng một số hoá đơn mới phát hiện ra, cửa hàng Y tiếp tục sử dụng quyển hoá đơn thứ 2 cho đến hết và huỷ (không dùng) quyển thứ nhất.

[Read More...]


Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn GTGT đặt in:



*Văn bản pháp luật:



– Nghị định 51/2010/NĐ–CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;


– Thông tư 39/2014/TT–BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ–CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;


– Thông tư 26/2015/TT–BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ–CP và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT–BTC.

– Thông tư 37/2017/TT–BTC ngày 12/6/2017 sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC


– Hồ sơ bao gồm:


+ Mẫu TB01/AC ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT–BTC.Kết xuất dạng XML để nộp tờ khai qua mạng


+ Hoá đơn mẫu: 03 liên gửi qua mạng (Thực hiện đính kèm mẫu hoá đơn ( file word), ký và nộp phụ lục)

– Thời hạn: Thông báo phát hành hóa đơn và hoá đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.


= > Từ ngày 12/6/2017: gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng theo Thông tư 37/2017/TT–BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC


+ Về Hóa đơn tìm hiểu thêm ở Phụ lục 1 HƯỚNG DẪN KÝ HIỆU VÀ GHI THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN HÓA ĐƠN (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT–BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính)


– NV/11P: trong đó NV: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn tạo năm 2011; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.


– NV/16P: trong đó NV: là ký hiệu hóa đơn; 16: hóa đơn tạo năm 2016; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.


– Ký hiệu 01GTKT3/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên.


– Ký hiệu 01GTKT3/002 được hiểu là: Mẫu thứ hai của loại hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên.


= > Nếu trong cùng 01 năm tài chính không có thay đổi mẫu hóa đơn thì việc đặt in tiếp theo sẽ được đánh số hóa đơn tăng


Ví dụ:


Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc

– Ngày 01/01/2017 doanh nghiệp đặt in hóa đơn: 01GTKT3/001 ký hiệu TD/17P từ số 01 đến số 200 = 04 cuốn (50 số / cuốn)


– Ngày 01/05/2017 doanh nghiệp sử dụng hết nên tiếp tục đặt in thêm 04 cuốn hóa đơn thì số sẽ đánh tiếp là 201 đến số 400 ký hiệu TD/17P


– Nếu ngày 01/05/2017 doanh nghiệp đổi mẫu hóa đơn 01GTKT3/002 thì số thứ tự hóa dơn được đánh mới là 01 đến số 200 ký hiệu TD/17P


– Nếu doanh nghiệp năm 2017 sử dung hết: 01GTKT3/001 ký hiệu TD/17P từ số 01 đến số 200 = 04 cuốn (50 số / cuốn) không thay đổi mẫu và đầu năm 2018 doanh nghiệp đặt in 200 số hóa đơn mẫu không đổi thì: 01GTKT3/001 ký hiệu TD/18P từ số 01 đến số 200 = 04 cuốn (50 số / cuốn)


(Chỉ cần thay đổi ký hiệu năm in và số thứ tự đánh lại từ đầu)

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình


*Do đó:


1. Cùng năm tài chính không đổi mẫu hóa đơn thì đánh theo số thứ tự tăng dần


2. Cùng năm tài chính nếu khác mẫu số thứ tự đánh lại từ đầu


3. Khác năm tài chính thì đánh lại số từ đầu chỉ khác ký hiệu hóa đơn năm tạo in



Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn đặt in lần 2 trở đi:


*Trường hợp 01:


– Nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.


– Mà chỉ cần gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 5 ngày trước khi sử dụng.


= > Từ ngày 12/6/2017: gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng theo Thông tư 37/2017/TT–BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


*Trường hợp 02:


– Nếu có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì phải gửi kèm hóa đơn mẫu.


+ Mẫu TB01/AC ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT–BTC.Kết xuất dạng XML để nộp tờ khai qua mạng chậm nhất 5 ngày trước khi sử dụng.


= > Từ ngày 12/6/2017: gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 02 ngày trước khi sử dụng theo Thông tư 37/2017/TT–BTC sửa đổi Thông tư 39/2014/TT–BTC 206/2015/TT–BTC


+ Hoá đơn mẫu: 03 liên gửi qua mạng (Thực hiện đính kèm mẫu hoá đơn ( file word), ký và nộp phụ lục)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Thanh kiểm tra thuế công ty xây dựng



Kiểm tra kỳ 2012-2016

Chi cục thuế: Phước Long



1. Kiểm toàn bộ hóa đơn NVL, Quản lý....ko chừa cái nào?

– Hóa đơn gốc phải kẹp tờ khai

– Nếu hàng về trước hóa đơn về sau của công trình khi làm phô tô ở các tháng thì nhớ ghi chú lại ở sau hóa đơn ngày tháng kê khai thuế và hóa đơn gốc nằm ở tờ khai thuế GTGT nào? Nếu hàng về trước hóa đơn về sau thì phải có phiếu Xuất kho hoặc giao hàng của bên Bán để chứng minh còn nếu không có bị xuất toán toàn bộ không chấp nhập chi phí hợp lý

– Vì là hóa đơn phô tô nên có thể ghi chú nhỏ dưới cùng của hóa đơn cho dễ tìm kiếm sau này

2. Kiểm toàn bộ báo cáo tài chính: 2012-2016

– In toàn bộ BCTC các năm để sẵn lữu trữ lúc kiểm tra thì mang ra 1 bộ seri BCTC luôn

– Nhớ lưu trữ bản lần đầu và các lần nộp đi kèm

– Khi kiểm tr thì bản sau cùng mới là bản chính để lấy số liệu kiểm tra sau cùng

– Có sai sót sửa đổi gì thì ghi chú ra giấy để hỏi trả lời nóng luôn cho những năm có thay đổi số liệu BCTC

3. Kiểm toàn bộ Sổ Cái các TK nếu thấy nghi ngờ

– Sổ cái in theo năm để khi kiểm sẽ kiểm số liệu tổng nguyên năm: nếu đã in theo tháng thì phải tiếp tục in theo năm để kiểm tra

– Các tài khoản nào có tính rủi ro cao thì tốt nhất tìm phương án giải trình trước khi kiểm tra chuẩn bị đầy đủ hồ sơ

– Nếu đã in theo tháng hoặc quý thì in tiếp 01 sổ theo năm để kiểm tra

4. Lục và hỏi toàn bộ hợp đồng thi công công trình

– Mỗi công trình là một bộ hồ sơ: hợp đồng, nghiệm thu giai đoạn, và nghiệm thu tổng cuối cùng, xác nhận khối lượng ...

– Trong mỗi tập hồ sơ có ghi chú tên công trình ngày thi công, kết thúc.......để tiện việc tìm kiếm tra cứu

– Lấy hô sơ hợp đồng: đóng thùng mỗi công trình 1 tập hoặc quyển hoặc thùng lưu trữ hỏi có ngay ngoài bìa ghi chú rõ ràng lấy xong giải trình xong thì đóng lại nguyên trạng tránh bị lộn xộn


5. Kiểm toán bộ sổ cái chi tiết TK 642* tất cả các năm

+Chi phí tiền thuê nhà:

– Hợp đồng thuê nhà của chi phí phát sinh, bảng kê 01/TNDN

– Chứng từ thanh toán, kèm chứng minh nhân dân của chủ nhà cho thuê và chứng từ chứng minh nộp thuế môn bài đối với hoạt động cho thuê nhà dưới 100tr/năm

6. Kiểm toàn bộ TK giá thành chi tiết tất cả các năm 154*

– Chi tiết giá thành cho từng công trình thi công

– Lãi lỗ từng công trình thi công

– Bảng tổng hợp hợp đồng thi công excel chi tiết từng công trình thi công, thời gian thi công, kết thúc, xuất hóa đơn ngày tháng năm bao nhiêu

– Kiểm toàn bộ TK loại 6 tính giá thành 621,622,623,627.

– Lọc sổ cái tài khoản 152 đối chiếu với dự toán

= > Lọc Toàn bộ vật tư xuất ra cho công trình nào từ lúc bắt đầu đến lúc kết thúc để đối chiếu kiểm tra khớp dự toán yêu cầu hay không?

– Mỗi công trình là bảng tổng hợp hoặc in chung

– Căn cứ bảng này sẽ đối chiếu với Bảng tổng hợp nguyên vật liệu của dự toán nếu vượt sẽ bị xuất toàn, thiếu không sao DN lãi sẽ phải nộp thuế

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

– Lọc luôn vật tư của từng giao đoạn thi công, nhân công, sản xuất chung, máy thi công chi tiết

– Phần vượt sẽ xuất toán toàn bộ giá vốn của phần vượt truy lại thuế TNDN, Phạt chậm nộp 20% và tiền chậm nộp 0.05%/ngày

7. Đối chiếu nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước

– Các khoản thuế TNDN, GTGT, TNCN, Tài Nguyên...

– Đối chiếu kiểm tra lại những kỳ kê khai có thuế Vãng Lai ngoại tỉnh: Nếu là cùng tỉnh có phát sinh thuế vãng lai ở các cấp cùng thị xã đã trừ 2% và kho bạc tại địa phương đó đã chuyển về kho bạc Chi Cục Thuế quản lý thì chỉ được cấn trừ công nợ không được kê khai thuế vãng lai ngoại tỉnh, nếu kê khai thì bị truy lại

– Hàng kỳ tháng hoặc Quý/ năm liên hệ chi cục thuế quản lý để xin bảng đối chiếu nghĩa vụ thuế đối với ngân sách nhà nước để đối chiếu rà soát kiểm tra

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3

8. Nhân công:

– Phân bổ theo đúng giá trị dự toán: so sánh sự tương quan phù hợp

– Kết hợp với phòng kỹ thuật đối chiếu cập nhật hợp đồng với dự toán và ngày bắt đầu thi công tránh tình trạng ngày hợp đồng thi công khác ngày trên bảng lương chấm công ví dụ hợp đồng ký tháng 8 mà tháng 7 đã chấm công

– Chứ ký cố gắng ký cho đúng chữ ký , làm lương gửi công trường ký tá xác nhận, tránh 1 người ký chữ ký và nét ký quá giống nhau, giống nhau đến mức nhìn thấy ngay 1 người ký

– Tất cả ký tá đầy đủ , văn phòng cũng phải có bảng lương chấm công đầy đủ

9. Hóa đơn mua xe:

– Do mua xe trả góp nên chứng từ thanh toán đều qua ngân hàng: cung cấp chứng từ ngân hàng và hợp đồng, hồ sơ mua xe

– Chứng từ thanh toán lãi vay hàng kỳ và tiền gốc phải trả

– Các chứng từ và hồ sơ vay ngân hàng chuẩn bị sẵn thành 1 bộ hồ sơ để giải trình

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

10. Kê khai thuế điều chỉnh bổ sung

– Sai kỳ kê khai nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó, phô tô sẵn hóa đơn chứng từ giải trình của KHBS điều chỉnh

– Ghi sẵn ra giấy trắng lưu tại tờ khai để khi hỏi có giải trình cặn kẻ và chi tiết luôn

11. Phần kết quả:

– Phạt kê khai sai

– Phạt vi phạm hành chính

– Phạt xuất hóa đơn không đúng thời điểm

– Phạt và truy thuế Vãng lai do kê khai trùng 02 lần

Tránh được 2 lỗi nặng

– Bỏ qua xuất hóa đơn không đúng thời điểm

– Vật liệu lấy vào không đúng thời điểm và thủ tục bỏ qua


Nguồn: Chu Đình Xinh

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
[Read More...]


Tài sản cố định trên đất đi thuê, mượn



1.Doanh nghiệp Xây dựng tài sản cố định trên đất đi thuê, mượn thì có được tính chi phí khấu hao đối với tài sản trên đất hay không?



2.Doanh nghiệp cần thủ tục và chứng từ gì để là chi phí hợp lý hợp lệ?


3.Việc tính và trích chi phí khấu hao như thế nào?



*Căn cứ:


–ĐiểugĐiều 6Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày18/6/2014của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế


–ĐiểmeĐiều 4 Thông tư 96/2015/ TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTCquy định những khoản chi không được trừ


–Điều 3. củaThông tư 45/2013/TT-BCTvà các phương pháp trích hấu hao TSCĐ này được hướng dẫn cụ thể và chi tiết tạiPhụ lục 2 của TT 45/2013/TT-BCT.



+Về Thuế TNDN:


–Trường hợp doanh nghiệp có công trình trên đất như trụ sở văn phòng, nhà xưởng, cửa hàng phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thi doanh nghiệp được trích khấu hao tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo đúng mức trích khấu hao và thời gian sử dụng tài sản cố định quy định hiện hành của Bộ Tài chính đối với các công trình này nếu đáp ứng các điều kiện như sau:


–Có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên doanh nghiệp (trong trường hợp đất thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp) hoặc cóhợp đồng thuê đất,mượn đất giữa doanh nghiệp với đơn vị, cá nhân có đất và đại diện doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác của họp đồng (trong trường hợp đất đi thuê hoặc đi mượn).


Trung tâm kế toán thực hành Tại hà nam

–Hóa đơn thanh toán khối lượng công trình xây dựng bàn giao kèm theo họp đồng xây dựng công tình, thanh lý họp đồng, quyết toán giá trị công trình xây dựng mang tên, địa chỉ và mã số thuế của doanh nghiệp .


–Công trình trên đất được quản lý, theo dõi hạch toán theo quy định hiện hành về quản lý tài sản cố định.



+Về khấu hao TSCĐ:


*Tiêu chuẩn và nhận biết tài sản cố định:

1. Tư liệu lao động là những tài sản hữu hìnhcó kết cấu độc lập, hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện một hay một số chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được, nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình


a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó;


b) Có thời gian sử dụng trên 1 năm trở lên;


c) Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách tin cậy và có giá trị từ 30.000.000 đồng (Ba mươi triệu đồng) trở lên.


– Trường hợp một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, trong đó mỗi bộ phận cấu thành có thời gian sử dụng khác nhau và nếu thiếu một bộ phận nào đó mà cả hệ thống vẫn thực hiện được chức năng hoạt động chính của nó nhưng do yêu cầu quản lý, sử dụng tài sản cố định đòi hỏi phải quản lý riêng từng bộ phận tài sản thì mỗi bộ phận tài sản đó nếu cùng thoả mãn đồng thời ba tiêu chuẩn của tài sản cố định được coi là một tài sản cố định hữu hình độc lập.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang


– Những tài sản không đủ các điều kiện trên được xem là công cụ dụng cụ và được phân bổ dần vào chi phí


– Thông tư số 203/2009/TT-BTC nay không đủ tiêu chuẩn về nguyên giá tài sản cố định theo quy định tại Điều 3 của Thông tư này thì giá trị còn lại của các tài sản này được phân bổ vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,thời gian phân bổ không quá 3 nămkể từ ngày có hiệu lực thi hành của Thông tư này

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
[Read More...]


Khấu trừ thuế thu nhập cá nhân thời vụ



– Lạo động dưới 03 tháng có tổng thu nhập từ tiền lương tiền công chi trả nhiều lần mà cộng dồn > 2.000.000 có phải khấu trừ thuế TNCN 10% hay không?



*Căn cứ:

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


– Điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15/8/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNCN


*Theo đó :Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3


– Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng


– Tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

Như vậy: Trường hợp Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Địa ốc FDC có ký hợp đồng lao động dưới ba tháng với ông A với mức lương 5.400.000 đồng/tháng nhưng thanh toán làm 3 lần, mỗi lần là 1.800.000 đồng thì Công ty phải khấu trừ thuế TNCN 10% trên tổng thu nhập chi trả trong tháng (5.400.000 đồng) cho ông A.


*Chi tiết tại: Công văn 9413/CT-TTHT năm 2013 ngày 15 tháng 11 năm 2013 về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Cục thuế thành phố Hồ Chí Minh ban hành

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
[Read More...]


Kết chuyển thuế GTGT cuối tháng/quý thế nào?



Cách làm kết chuyển thuế GTGT hàng tháng/quý tham khảo thêm như sau



* Phương pháp 01: xem trên sổ cái


+Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 và Phát sinh có 33311


Cách cơ bản:


– Nếu Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 > Phát sinh có 33311 = lấy Phát sinh có 33311


NỢ TK 33311 / CÓ TK 1331 = Phát sinh có 33311


Số chênh lệch còn lại là số được khấu trừ kỳ sau


– Nếu Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 < Phát sinh có 33311 = lấy Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331


NỢ TK 33311 / CÓ TK 1331 = Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331


Số chênh lệch là số tiền thuế đầu ra bạn phải đi nộp

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3


*Cách tàu nhanh:


– Nếu Phát sinh nợ 1331 > Phát sinh có 33311 chắc chắn = lấy Phát sinh có 33311


NỢ TK 33311 / CÓ TK 1331 = Phát sinh có 33311


Số chênh lệch Nợ 1331 >< Có 33311 + đầu kỳ 1331 là số được khấu trừ kỳ sau


– Nếu phát sinh Nợ 1331 < Phát sinh có 33311



*Thì có hai trường hợp


– Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 > Phát sinh có 33311 lấy = Phát sinh có 33311


– Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 < Phát sinh có 33311 lấy = Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 trường hợp này số chênh lệch là số thuế gtgt phải nộp




* Phương pháp 2: xem trên bảng cân đối phát sinh


+Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 và Phát sinh có 33311


– Nếu Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 > Phát sinh có 33311 = lấy Phát sinh có 33311


Bên CÓ 1331 sẽ là = Phát sinh có 33311


– Lúc này Số chênh lệch còn lại là số dư Nợ 1331 còn khấu trừ kỳ sau = chỉ tiêu [43] Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43] = [41] - [42]), còn tài khoản 33311 ko có số dư


– Nếu Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331 < Phát sinh có 33311 = lấy Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331


Bên CÓ 1331 = Đầu kỳ Nợ 1331 + phát sinh nợ 1331


– Số chênh lệch là số tiền thuế đầu ra bạn phải đi nộp tài khoản 1331 số dư = 0


– Tài khoản 33311 = Số chênh lệch là số tiền thuế đầu ra bạn phải nộp = chỉ tiêu [40a ] trên tờ khai Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (nếu [40a] = [36] - [22] + [37] - [38] -[39] >0)

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng


*Chú ý:

– Với phương pháp 01 và 02 này số dư trên sổ cái phải khớp tờ khai, những bạn sử dụng phương pháp ghi nhận thuế GTGT do có hóa đơn đầu vào kê khai muộn không cùng kỳ vào tk 1388 thì hữu dụng, bạn nào đang ghi nhận thuế GTGT vào luôn 1331 cho dù kê khai chậm không cùng kỳ trên ngày hóa đơn thì cách này không phù hợp


* Phương pháp 3: xem tở khai trên báo cáo thuế GTGT


– Nếu chỉ tiêu [22] Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang + chỉ tiêu [25]Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này > chỉ tiêu [28] Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% hoặc khác


*Số thuế được khấu trừ = số tiền ô chỉ tiêu [33]


*Số dư cuối kỳ Nợ số cái 1331 = cuối kỳ Nợ cân đối phát sinh = chỉ tiêu [43] Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43] = [41] - [42])


– Tài khoản 33311 cuối kỳ = chỉ tiêu [40a ] trên tờ khai Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (nếu [40a] = [36] - [22] + [37] - [38] -[39] >0) = 0

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa


– Nếu chỉ tiêu [22] Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang + chỉ tiêu [25]Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này < chỉ tiêu [28] Hàng hoá, dịch vụ bán ra chịu thuế suất 10% hoặc khác


– Số thuế được khấu trừ = chỉ tiêu [22] Thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang + chỉ tiêu [25]Tổng số thuế GTGT được khấu trừ kỳ này


*Số dư cuối kỳ nợ 1331 = 0 = chỉ tiêu [43] Thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau ([43] = [41] - [42])


*Số dư cuối kỳ TK có 33311= chỉ tiêu [40a ] trên tờ khai Thuế GTGT phải nộp của hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ (nếu [40a] = [36] - [22] + [37] - [38] -[39] >0)


*Chú ý:

– Làm theo phương pháp này thì cho dù bạn có ghi nhận thuế GTGT của hóa đơn kê khai chậm hay không cùng kỳ kê khai lúc nào cũng luôn luôn đúng mà không sợ sai

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
[Read More...]


Chi phí tiền lương làm sao cho hợp lý??



Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang

Tham khảo:



Lương, thưởng:


Tổng hợp và chuẩn bị khi họ vào hỏi gì có nấy như sau:


+ Hợp đồng lao động+chứng minh thư phô tô


+ Bảng chấm công hàng tháng


+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó


Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi


+ Tất cả có ký tá đầy đủ


+Đăng ký mã số thuế thu nhập cá nhân (danh sách nhân viên được đăng ký MSTTNCN


+Tờ khai:Quyết tóan thuế TNCN cuối năm


+Tờ khai thuế TNCN tháng quý nếu có phát sinh


Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng

+Các chứng từ nộp thuế TNCN nếu có


Công tác kiểm tra:


+Tài khoản 334 : Số dư nợ đầu kỳ sổ cái TK 334 = Số dư nợ đầu kỳ TK 334 trên bảng cân đối phát sinh, Tổng Phát sinh Có trong kỳ = Tổng phát sinh thu nhập được ở Bảng lương trong kỳ (Lương tháng + Phụ cấp + tăng ca), Tổng phát sinh Nợ trong kỳ = Tổng đã thanh toán + các khoản giảm trừ ( bảo hiểm) + tạm ứng; Tổng Số dư Có cuối kỳ = Tổng số dư Có cuối kỳ ở bảng cân đối phát sinh


Chú ý: Kiểm tra xem số liệu trên bảng lương đã khớp với số liệu trên TK Thuế TNCN chưa (Phần Thu Nhập Chịu Thuế)?


- Danh sách, tên tuổi đã khớp giữa bảng lương với tên tuổi trên tờ khai QT Thuế TNCN chưa?


- Kiểm tra hợp đồng lao động đã đầy đủ chưa?


- Các khoản thu nhập + phụ cấp trên bảng lương đã quy định cụ thể trong HDLD chưa? –


- Nếu chưa phải làm phụ lục HDLD đưa hết vào trong HDLD các khoản lương, thưởng & phụ cấp rõ rang


- Lương bao nhiêu đ/tháng? phụ cấp A bn đ/tháng? phụ cấp b đồng/tháng...phải cụ thể số tiền & cụ thể khoản phụ cấp, trợ cấp.


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang

- Hoặc các khoản phụ cấp phải được quy định trong thỏa ước LD, QĐ của HDQT, HĐTV / Các khoản phụ cấp miễn thuế TNCN, các khoản khoán chi cho NLĐ...


= > Doanh nghiệp không tham gia bảo hiểm cho nguời lao động cơ quan thuế không có quyền loại trừ nếu có đầy đủ các thủ tục ở trên

- Cơ quan thúê chỉ có quyền kiến nghị sang bên bảo hiểm vào phạt công ty bạn mà thôi

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page