Thanh Tra Thuế Các Công Ty Xây Dựng Cần Thơ



*Đơn vị kiểm tra:

– Chi Cục Thuế Quận Ninh Kiều

– Cục Thuế Cần Thơ



*Vấn đề 1 Hóa đơn xuất nghiệm thu không đúng thời điểm đối với các công trình nhà nước: Các công trình thi công nghiệm thu hoàn thành nhiều năm nhưng vẫn chưa xuất hóa đơn


–Một kế toán củ không tư vấn chủ doanh nghiệp được hay


–Hai chủ doanh nghiệp luôn nghĩ khi nào lấy được tiền thì mới xuất hóa đơn, mà nhà nước thì cù nhây công trình hoàn thành đến mấy năm sau thì mới có vốn ngân sách rót xuống để thanh toán,mà thanh toán thì mới xuất hóa đơn thì quá trễ


–Ba xuất ra sợ phải nộp thuế GTGT nên cũng không xuất đợi khi nào thuế còn dư nhiều mới xuất


= > Sai sót mang tính chất lịch sử rất khó để có thể sửa chữa chỉ có thể khắc phục được 01 phần giá trị rủi ro


+Theo đó:


*Căn cứ:


–Thông tư 06/2012/TT-BTC hướng dẫn Luật Thuế giá trị gia tăng, Nghị định 123/2008/NĐ-CP và 121/2011/NĐ-CP do Bộ Tài chính ban hành.


–Thông tư 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật thuế GTGT


–Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch về việc Lập hoá đơn


–Thông tư 64/2013/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành ngày 15 tháng 05 năm 2013


– Thông tư 166/2013/TT-BTC quy định chi tiết về xử phạt vi phạm hành chính về thuế


–Thông tư số 61/2007/TT-BTC ngày 14 tháng 6 năm 2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện xử lý vi phạm pháp luật về thuế.


+Về hóa đơn: Thời điểm Nghiệm thu là phải xuất hóa đơn không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền


+Về thuế GTGT: Truy lại thuế VAT đúng thời điểm của tháng nghiệm thu kê khai thuế những sai sót phải trả giá bằng tiền đó là : truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai Thông tư 166/2013/TT-BTC: Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. ...


+Về thuế TNDN:Nếu sai năm truy lại doanh thu tính thuế TNDN cho năm tính thuế đó


*Hậu quả:


– Cơ quan thuế Giúp Khắc phục hậu quả: xuất hóa đơn trước thời điểm ngày có quyết định thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp


– Truy thu thuế GTGT, thuế TNDN, tiền chậm nộp 0.05%/ngày, không phạt đối với hành vi: Thông tư 166/2013/TT-BTC: Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. ...


– Do đó đối với xây dựng là ngành đặc thù nên nghiệm thu thì kế toán tư vấn chủ doanh nghiệp được biết để khắc phục hậu quả



*Vấn đề 2 Hóa đơn xuất tạm ứng khi mới ký hợp đồng 30%: công trình sau khi ký hợp đồng có tạm ứng 30% nhưng trục trặc chủ đầu tư đang thi công ở Hà Nội bị đình chỉ => hợp đồng treo nhiều năm hai bên không tiếp tục làm việc


–Với một số kế toán và quy chế làm việc của 1 số doanh nghiệp thì căn cứ thanh toán là hóa đơn nên quan niệm hóa đơn là chìa khóa vạn năng, thần thánh hóa đơn với họ Hóa đơn mở được mọi cánh cửa, nên cứ ứng phải có hóa đơn mới thanh toán tiền, nên đơn vị thi công thiếu vốn lưu động, hoặc không có nguồn huy động hoặc đã đẩy vốn vào công trình thi công khác nên chưa thể cân bằng …để có tiền bắt buộc phải xuất hóa đơn theo yêu cầu chủ đầu tư


–Về luật thuế GTGT, TNDN,Hóa đơn: việc xuất hóa đơn khi ký hợp đồng tạm ứng đối với xây dựng là sai nguyên tắc => ghi nhận doanh thu thì không có giá vốn, thuế GTGT xem như tạm nộp bỏ qua, theo luật kế toán có thể cho trích trước 335 để tạm tính giá thành cho vào giá vốn, nhưng đối với cơ quan thuế thì lại không chấp nhận việc trích trước này => luôn đối nghịch giữa thuế và kiểm toán, trích vô rùi cũng bi bóc thôi thì cứ trích trước sau đó bổ sung tính giá thành sau vậy


–Việc tạm ghi nhận vào TK 3387 cũng không được chấp nhận (thường ứng như vậy kế toán thường nghĩ đến tk 3387, 337…), cán bộ thuế cũng sẽ quy lại vào tk 511 để ghi nhận doanh thu tính thuế TNDN năm tài chính đó


*Hậu quả:


– Mặc dù đã in công văn, các văn bản luật nhưng cán bộ thuế vẫn không chấp nhận ép phải tính doanh thu 511 để tính thuế TNDN cũng may chỉ có 142 triệu


– Truy thu thuế TNDN, tiền chậm nộp 0.05%/ngày, phạt kê khai sai 20% Thông tư 166/2013/TT-BTC


–Nhưng do đang lỗ nên được giảm lỗ, không bi chế tài khoản này


–Nếu bạn có dính khoản này tốt nhất bằng mọi giá cũng quy về 511 để tính thuế TNDN năm đó tránh: truy thu, phạt 0.05%, phạt 20% Thông tư 166/2013/TT-BTC, không để treo TK 3387 hoặc Tk khác….



*Vấn đề 3 Hóa đơn sai sót 1 vài đồng và vài trăm nghìn


– Lập KHBS điều chỉnh, mặc dù đã ghi chú vào giấy nhưng trong quá trình vận chuyển, lưu trữ nhiều lần thất lạc = > khi giai trình không nhớ ngày tháng năm điều chỉnh phát hiện vào kỳ kê khai thuế nào = > loay hoay soay sở rất mất thời gian mặc dù giá trị của nó chỉ 870.000


–Khi làm điều chỉnh tốt nhất phô tô tất cả hóa đơn bị sai ra 01 tập kẹp với tờ khai điều chỉnh kỳ bị sai và kỳ phát hiện kê khai sai có điều chỉnh chỉ tiêu [37],[38]: không hỏi thì thôi hỏi thì có ngay giải trình


–Nếu hóa đơn chỉ sai vài đồng hoặc vài trăm ví dụ: hóa đơn 2.272.275 nhưng kê khai 2.272.276 do tính nhảy số của HTKK => sai sót 1 đồng tốt nhất để kệ sai sót không trọng yếu, ko làm tổn thất DN nhiều bỏ qua, đừng chú trọng việc nhỏ, việc mọn hãy lo cần đối lương lẩu, soát giá thành công trình NVL, NC, SXC theo định mức, hồ sơ khác quan trọng hơn rất nhiều, đa số kế toán hay để ý việc cỏn con không phân được việc nào nặng việc nào nhẹ để giải quyết vấn đề trước: sửa được cái việc cỏn con thì vớt được bao nhiêu đồng bạc phạt so với những cái sai to tướng thì chẳng biết phải khắc phục vào đâu sai sót tốn bạc trăm, bạc tỉ của doanh nghiệp, những công việc nhỏ con con đó để có người khác làm hộ các bạn rùi



*Vấn đề 4 Hóa đơn có giá trị lớn nhưng vẫn treo công nợ nhiều năm không thanh toán


– Hóa đơn trực tiếp, hay hóa đơn thuế GTGT nếu có giá trị lớn từ > 20 triệu trở lên nếu đến thời điểm thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp mà vẫn treo công nợ tk 331 thì lập sẵn các chứng từ liên quan: hợp đồng trả chậm, giao nhận….để chuẩn bị giải trình


–Đối với ngành xây dựng vốn lưu động là huyết mạch sống còn, mà công nợ phải thu vào thì lâu lâu mới được nhận => thiếu vốn hay nói cách khác đói nghiêm trọng do không cần bằng được dòng tiền, nhận nhiều công trình thi công lớn nhưng không cân đối được tiền lưu động => việc treo nợ lâu năm không trả, không thanh toán chây ì với bên Bán mới dẫn đến tình trạng trên là chuyện bình thường




*Vấn đề 5 Một công trình mà có hai đơn vị thanh toán


–Công trình có sử dụng 1 phần vốn ngân sách nhà nước do nhà nước chi trả qua kho bạc, còn một phần được ngân hàng tài trợ


= > Treo công nợ đối với ngân hàng bên Có tk 131, treo Bên nợ đối với chủ đầu tư


*Khác phục Hậu quả:


–Điều chỉnh lại công nợ cho đúng đối tượng sai sót không nghiêm trọng yếu không làm tổn thất cho doanh nghiệp



*Vấn đề 6 công trình đã nghiệm thu đã thu tiền nhưng vẫn không xuất hóa đơn


Các công trình nhà nước thi công nghiệm thu hoàn thành nhiều năm nhưng vẫn chưa xuất hóa đơn, đặc điểm đới các đơn vị Chủ đầu tư nhà nước là hồ sơ thanh toán đối với họ: Biên bản nghiệm thu, xác nhận khối lượng, Phụ lục 03.a, Phụ lục 04 và các biên bản bàn giao mặt bằng….không căn cứ hóa đơn (hóa đơn chỉ có tác dụng thần thánh đối với tư nhân mà thôi)


Đối lập với tư nhân hóa đơn mới là chìa khóa vạn năng mở mọi cửa đi và vào


+ Đối với công trình nhà nước:


–Một không thấy chủ đầu tư yêu cầu nên cũng chẳng thèm xuất


–Hai chủ đầu từ khi nào cần đến và đòi thì mới xuất không thì để đó để không phải nộp thuế GTGT


–Ba xuất ra sợ phải nộp thuế GTGT nên cũng không xuất đợi khi nào thuế còn dư nhiều mới xuất


= > Sai sót mang tính chất lịch sử rất khó để có thể sửa chữa chỉ cố thể khắc phục được 01 phần giá trị rủi ro


Số tiền nhận tạm ứng treo ở TK Có 131: một trong những tài khoản chiến lược đối với cơ quan thuế trong việc tìm ra điểm sai sót, điểm yếu để phạt và truy thu thuế đối với doanh nghiệp


*Hậu quả:


– Cơ quan thuế Giúp Khắc phục hậu quả: xuất hóa đơn trước thời điểm ngày có quyết định thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp


– Truy thu thuế GTGT, thuế TNDN, tiền chậm nộp 0.05%/ngày, không phạt đối với hành vi: Thông tư 166/2013/TT-BTC: Đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 1 đến 3 lần số tiền thuế trốn đối với hành vi trốn thuế, gian lận thuế. ...

Trung tâm kế toán thực hành Tại hà nam


+ Đối với công trình tư nhân:


–Đã nhận tiền tạm ứng nhiều đợt, nhưng vẫn chưa có hợp đồng, không có hồ sơ chứng từ liên quan nào đến chủ đầu tư , công nợ treo TK Có 131


–Xuất hóa đơn bù và bổ sung hợp đồng cho các khoản tạm ứng, trên hợp đồng ghi rõ các lần tạm ứng không cần xuất hóa đơn, chỉ xuất hóa đơn khi hai bên nghiệm thu hoàn thành bàn giao đưa vào sử dụng



*Vấn đề 7 đối chiếu vật liệu dự toán với xuất kho


+Cán bộ thuế sẽ yêu cầu xuất tổng hợp vật tư đã xuất cho công trình/ căn cứ vào đây cán bộ sẽ đối chiếu với dự toán:


– Vật liệu nào không có trong dự toán sẽ Xuất Toán


–Vật liệu nào vượt định mức về khối lượng sẽ quy ra giá trị vượt sẽ Xuất Toán


= > Nên khi lập sổ sách tính giá thành kế toán nên đối chiếu kỹ và thẽo sát vật tư với dự toán, nếu vượt hoặc không đúng vật tư theo dự toán thì phải có biện pháp xử lý kịp thời




*Vấn đề 8 chứng từ ngân hàng


– Dọn và di chuyển nhiều lần UNC mất khá => phải làm công văn lên ngân hàng xin sao y trích lục, tốn khá tiền phí, ngân hàng béo bụng được ăn theo


–Phần do kế toán trước đó làm không theo dõi ngân hàng TK 112 trên sổ sách và báo cáo tài chính, tất cả đều bỏ hết hạch toán vào tk 111, nên doanh nghiệp cũng chủ quan nghĩ chẳng cần, cái nào còn thì còn ko còn thì quăng luôn khỏi lưu


–Đối với UNC bị mất có thể sử dụng Giấy báo nợ, sao kê chi tiết tạm làm căn cứ giải trình, và cung cấp chứng từ bổ sung sau




*Vấn đề 9 các vấn đề linh tinh khác


+Lao động tiền lương: Với kế toán trước đó không cần CMND chỉ cần hợp đồng lao động, bảng lương, chấm công là được tính vào chi phí hợp lý, doanh thu 50 tỷ 1 năm nhưng gom cả lương văn phòng + công nhân lại cũng chỉ 1.5 tỷ, nên toàn bộ chi phí lãi lỗ được cần đối bằng NVL


–Đã làm bảng lương, chấm công, chứng minh thư và quyết toán thuế TNCN bổ sung thêm rất nhiều khoản này lúc đầu sợ nhưng khi quyết toán qua được nên thấy hên và may mắn, vì trước đó hỏi nhiều người đều nói sẽ bị loại hết nên cũng thấy ko yên lòng

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định


+Tài sản cố định, ccdc: chỉnh sửa từ phân bổ 1 lần vào chi phí sang phân bổ đúng theo luật TT203 và TT45, cái này cán bộ chỉ yêu cầu bảng phân bổ không có yêu cầu hay loại chi phí gì thêm vì cũng chẳng có gì để loại


+Khi quyết toán thuế văn phòng làm việc ở đâu thì bạn mời cán bộ thuế đến tại đó kiểm tra để tiện tìm kiếm chứng từ khi giải trình, nhiều công ty nơi đặt trụ sở là 1 nơi khác, nơi làm việc là 1 nơi khác, với cán bộ thuế đặt đâu không quan trọng, nếu chứng từ để đâu thì kiểm tra ở chỗ đó cho tiện, tiện cho cả 2 bên, việc in ấn và bổ sung chứng từ giải trình được nhanh chóng


+Nếu quyết toán thuế tốt nhất có ít nhất 02 người phụ công việc tìm kiếm cho bạn, nếu chỉ có 1 mình thì bạn chuẩn bị sẵn 1 sắp giấy và cây viết để 3 cán bộ kiểm cần gì ghi ra giấy: thắc mắc, thiếu hụt….bổ sung gì thì cuối ngày bạn xem lại rùi sáng ngày mai cung cấp giải trình, chứ không phải ngồi đấy trực chờ như người hầu gái hỏi gì cái là tìm tìm tìm, tìm chưa ra lại có có người khác hỏi yêu cầu tìm…kết quả bạn bị rối trí chẳng làm nên tích sự gì đâu’


+Nguyên vật liệu đầu vào: Thường NVL đầu vào lấy hóa đơn không khớp với dự toán, có những NVL mà lấy hóa đơn về không có tên và địa chỉ trong dự toán công trình, thường khi mua NVL nhưng đến mấy tháng sau mới thanh toán cho bên bán nên khi nhận được tiền họ mới xuất hóa đơn mà vật tư đó trên sổ sách họ cũng không còn nên xuất ra những vật tư khác với NVL đã lấy => không khớp NVL dự toán, phần doanh nghiệp không để ý, kế toán cũng ko có ý kiến hoặc kế toán dịch vụ thuê ngoài cuối kỳ đến làm sổ sách khai báo thuế 1 lần nên mọi việc diễn ra suôn sẽ


–Công trình đã nghiệm thu từ thủa nào vật liệu hóa đơn mới lẽo đẽo theo sau

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định


–Đối với xây dựng đây vẫn luôn là bài toàn đau đầu suy nghĩ để xử lý vấn đề để sau này không gây hậu quả



+Hậu quả sau thanh kiểm tra quyết toán thuế:


– Truy VAT, phạt chậm nộp 0.05%, phạt kê khai sai 20%


– Thuế TNDN truy và phạt 1 phần và 1 phần giảm lỗ





“Vâng Đối với xây dựng không sai thi thôi đã sai thì tiền tỉ, chỉ mong mỗi lần thanh kiểm tra thuế kế toán vẫn còn được làm việc không bị đuổi là đủ và trong mắt chủ doanh nghiệp không coi thường hay kì thị kế toán vậy là an”


“Vâng thanh kiểm tra dọn dẹp sổ sách kế toán công ty xây dựng luôn có những kết cục không mấy làm tốt lành chúc các bạn luôn may mắn và thực hiện tốt công việc”


*Nguồn: Chu Đình Xinh

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


DN được sử dụng hóa đơn sau bao nhiêu ngày gửi thông báo phát hành hóa đơn?



 Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn GTGT đặt in:



Văn bản pháp luật:


- Nghị định 51/2010/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của chính phủ quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;


- Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 hướng dẫn thi hành nghị định 51/2010/NĐ-CP quy định về hoá đơn bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ;


- Thông tư 26/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 39/2014/TT-BTC.

- Hồ sơ bao gồm:


+ Mẫu TB01/AC ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.Kết xuất dạng XML để nộp tờ khai qua mạng


Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

+ Hoá đơn mẫu: 03 liên gửi qua mạng (Thực hiện đính kèm mẫu hoá đơn ( file word), ký và nộp phụ lục)


- Thời hạn: Thông báo phát hành hóa đơn và hoá đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp chậm nhất năm (05) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa đơn và trong thời hạn mười (10) ngày, kể từ ngày ký thông báo phát hành.



+ Về Hóa đơn tìm hiểu thêm ở Phụ lục 1 HƯỚNG DẪN KÝ HIỆU VÀ GHI THÔNG TIN BẮT BUỘC TRÊN HÓA ĐƠN (Ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31 tháng 3 năm 2014 của Bộ Tài chính)


-NV/11P: trong đó NV: là ký hiệu hóa đơn; 11: hóa đơn tạo năm 2011; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.


Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng

-NV/16P: trong đó NV: là ký hiệu hóa đơn; 16: hóa đơn tạo năm 2016; P: là ký hiệu hóa đơn đặt in.


-Ký hiệu 01GTKT3/001 được hiểu là: Mẫu thứ nhất của loại hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên.


-Ký hiệu 01GTKT3/002 được hiểu là: Mẫu thứ hai của loại hóa đơn giá trị gia tăng 3 liên.



Thủ tục thông báo phát hành hóa đơn đặt in lần 2 trở đi:


Trường hợp 01:


- Nếu không có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì không cần phải gửi kèm hóa đơn mẫu.


- Mà chỉ cần gửi mẫu TB01/AC chậm nhất 5 ngày trước khi sử dụng.


Trường hợp 02:


- Nếu có sự thay đổi về nội dung và hình thức hóa đơn phát hành thì phải gửi kèm hóa đơn mẫu.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa


+ Mẫu TB01/AC ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC.Kết xuất dạng XML để nộp tờ khai qua mạng chậm nhất 5 ngày trước khi sử dụng.


+ Hoá đơn mẫu: 03 liên gửi qua mạng (Thực hiện đính kèm mẫu hoá đơn ( file word), ký và nộp phụ lục)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
[Read More...]


Thời điểm xuất hóa đơn đối với công ty xây dựng



-Nghiệm thu có cân xuất hóa đơn đúng thời điểm khi cả hai bên chủ đầu tư và đơn vị thi công chưa làm quyết toán công trình



-Nếu xuất hóa đơn sai thời điểm sẽ bị phạt hay không?


-Hậu quả của việc xuất hóa đơn sai thời điểm?




+Thời điểm xuất hóa đơn GTGT:


Căn cứ theo: Thông tư 39/2014/TT-BTC hướng dẫn 51/2010/NĐ-CP 04/2014/NĐ-CP hóa đơn bán hàng hóa dịch


Điều 16. Lập hoá đơn


2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hoá đơn


a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn


Ngày lập hóa đơn đối với xây dựng, lắp đặt là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.


Trường hợp giao hàng nhiều lần hoặc bàn giao từng hạng mục, công đoạn dịch vụ thì mỗi lần giao hàng hoặc bàn giao đều phải lập hoá đơn cho khối lượng, giá trị hàng hoá, dịch vụ được giao tương ứng.


= > Nghiệm thu là phải xuất hóa đơn không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiềnkhông phụ thuộc vào quyết toán công trình hay chưa quyết toán


= > Thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định xuất hóa đơn GTGT nếu:


-Xuất sai thời điểm có thể phạt theo: phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166


-Nếu xuất hóa đơn mà sau này khi quyết toán bị giảm giá trị công trình tất cả cụ thể tại:


-Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:


-" Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập



-3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”


-Tại khoản 2.10 Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:


-“Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.”


-Ví dụ: trong tháng 6/2011 Công ty TNHH Xây dựng Công trình ngầm Việt Nam (bên bán) đã xuất hóa đơn theo biên bản thanh lý hợp đồng với Ban quản lý dự án thủy điện 7 (bên mua). Đến tháng 5/2014, sau khi kiểm toán và phê duyệt quyết toán thì giá trị giảm 18.000.000đồng. Trong trường hợp này Công ty TNHH Xây dựng Công trình ngầm Việt Nam phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị công trình (18.000.000đồng) cho Ban quản lý dự án thủy điện 7 theo qui định khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC.





+Thời điểm tính thuế GTGT:


Căn cứ: THÔNG TƯ Số: 219/2013/TT- BTC Hà Nội, ngày 31 tháng 12 năm 2013 Hướng dẫn thi hành Luật Thuế giá trị gia tăng và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP ngày 18/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều Luật Thuế giá trị gia tăng


Điều 8. Thời điểm xác định thuế GTGT


5. Đối với xây dựng, lắp đặt, bao gồm cả đóng tàu, là thời điểm nghiệm thu, bàn giao công trình, hạng mục công trình, khối lượng xây dựng, lắp đặt hoàn thành, không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền.


= > Thời điểm nghiệm thu là thời điểm xác định tính thuế GTGT nếu:


-Kê khai thuế theo tháng mà tháng đó nghiệm thu mà chưa xuất hóa đơn để sau này mới xuất hóa đơn = > truy lại thuế VAT đúng thời điểm của tháng nghiệm thu kê khai thuế những sai sót phải trả giá bằng tiền đó là : truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166



-Kê khai thuế theo quý mà quý đó nghiệm thu mà chưa xuất hóa đơn để sau này mới xuất hóa đơn = > truy lại thuế VAT đúng thời điểm của quý nghiệm thu của kê khai theo quý những sai sót phải trả giá bằng tiền đó là : truy VAT + phạt chậm nộp 0.05%/ngày + phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166



-Hóa đơn sai ngày trong tháng/ quý không khớp ngày nghiệm thu thì chỉ bị phạt: phạt xuất hóa đơn sai thời điểm theo TT10 + phạt vi phạm hành chính hành vi kê khai sai TT166




Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

-Khi thanh kiểm tra thuế tại doanh nghiệp nếu DN sổ sách chứng từ sạch sành sanh từ chân đến đầu thì những lỗi này là lỗi moi ra để phạt, nếu Quý công ty làm sai từa lưa hột dưa những sai sót trọng yếu mà tiền truy thu thuế GTGT, TNDN và phạt VI PHẠM đủ mang chỉ tiêu về cho đội kiểm tra thuế thì những sai sót này sẽ được bỏ qua => dĩ nhiên các bạn sẽ ko biết mình đang làm sai và tự cho mình chân lý đúng cứ việc xuất hóa đơn sai và xuất chậm thoải mái





+Thời điểm tính Thuế TNDN:


Căn cứ:Thông tư 96/2015/TT-BTC Hướng dẫn về thuế TNDN tại Nghị định 12/2015/NĐ-CP


Điều 3. Sửa đổi, bổ sung Khoản 2 Điều 5 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:



Căn cứ: Thông tư Số: 78/2014/TT-BTC Hà Nội, ngày 18 tháng 6 năm 2014 Hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp


Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng

Điều 5. Doanh thu


2.Thời điểm xác định doanh thu để tính thu nhập chịu thuế được xác định như sau:


m) Đối với hoạt động xây dựng, lắp đặt là giá trị công trình, giá trị hạng mục công trình hoặc giá trị khối lượng công trình xây dựng, lắp đặt nghiệm thu.


-Trường hợp xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiêt bị là sô tiên từ hoạt động xây dựng, lăp đặt bao gôm cả giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.


-Trường hợp xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị là số tiền từ hoạt động xây dựng, lắp đặt không bao gồm giá trị nguyên vật liệu, máy móc, thiết bị.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang



= > Thời điểm xác định doanh thu là thời điểm nghiệm thu hoàn thành không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền


-Việc ghi nhận doanh thu sai thời điểm nếu xuất trong cùng năm thì chỉ truy lại thuế GTGT trong năm


-Nếu sai năm truy lại doanh thu tính thuế TNDN cho năm đó


-Ví dụ: nghiệm thu tháng 1/2016 xuất hóa đơn tháng 8/2016 thì chỉ bị truy lại vat đúng thời điểm, còn thuế TNDN vì trong cùng năm không xét đến, nhưng nếu để đến tháng 2/2017 thì sẽ truy lại thuế TNDN đúng năm tài chính là năm 2016

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
[Read More...]


Khấu trừ khấu trừ thuế thu nhập cá nhân đối với lao động thời vụ



Tại điểm i Khoản 1 Điều 25 Thông tư số 111/2013/TT-BTC ngày 15 tháng 8 năm 2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn:


“Điều 25. Khấu trừ thuế và chứng từ khấu trừ thuế


1. Khấu trừ thuế


Khấu trừ thuế là việc tổ chức, cá nhân trả thu nhập thực hiện tính trừ số thuế phải nộp vào thu nhập của người nộp thuế trước khi trả thu nhập, cụ thể như sau:



Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

i) Khấu trừ thuế đối với một số trường hợp khác


Các tổ chức, cá nhân trả tiền công, tiền thù lao, tiền chi khác cho cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động (theo hướng dẫn tại điểm c, d, khoản 2, Điều 2 Thông tư này) hoặc ký hợp đồng lao động dưới ba (03) tháng có tổng mức trả thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thì phải khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập trước khi trả cho cá nhân.


Trường hợp cá nhân chỉ có duy nhất thu nhập thuộc đối tượng phải khấu trừ thuế theo tỷ lệ nêu trên nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết (theo mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa khấu trừ thuế thu nhập cá nhân.


Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3

Căn cứ vào cam kết của người nhận thu nhập, tổ chức trả thu nhập không khấu trừ thuế. Kết thúc năm tính thuế, tổ chức trả thu nhập vẫn phải tổng hợp danh sách và thu nhập của những cá nhân chưa đến mức khấu trừ thuế (vào mẫu ban hành kèm theo văn bản hướng dẫn về quản lý thuế) và nộp cho cơ quan thuế. Cá nhân làm cam kết phải chịu trách nhiệm về bản cam kết của mình, trường hợp phát hiện có sự gian lận sẽ bị xử lý theo quy định của Luật quản lý thuế.


Cá nhân làm cam kết theo hướng dẫn tại điểm này phải đăng ký thuế và có mã số thuế tại thời điểm cam kết.”


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định

Căn cứ vào hướng dẫn nêu trên, thì tổ chức, cá nhân trả thu nhập cho các cá nhân cư trú không ký hợp đồng lao động hoặc ký hợp đồng lao động dưới 03 (ba) tháng có tổng mức thu nhập từ hai triệu (2.000.000) đồng/lần trở lên thực hiện khấu trừ thuế theo mức 10% trên thu nhập. Trường hợp những cá nhân này đã đăng ký thuế và có mã số thuế, chỉ có duy nhất thu nhập, nhưng ước tính tổng mức thu nhập chịu thuế của cá nhân sau khi trừ gia cảnh chưa đến mức phải nộp thuế thì cá nhân có thu nhập làm cam kết theo mẫu số 23/CK-TNCN (Ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06 tháng 11 năm 2013 của Bộ Tài chính) gửi tổ chức trả thu nhập để tổ chức trả thu nhập làm căn cứ tạm thời chưa thực hiện khấu trừ 10% thuế thu nhập cá nhân.



Chi tiết tại :

Công văn 1423/TCT-TNCN năm 2014 về khấu trừ thuế thu nhập cá nhân do Tổng cục Thuế ban hành

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Hợp đồng kinh tế + báo giá hợp đồng



- Thanh lý hợp đồng



- Sản phẩn hoàn thành biên bản bàn giao hoặc phiếu xuất kho


- Phiếu nhập kho thành phẩm


+Mỗi đơn hàng là một mã 154 riêng biệt Ví dụ từ tháng 1-tháng 4 có 3 đơn hàng sản xuất cùng một lúc: đặt thành 3 mã 15401,15402,15403 để theo dõi giá thành riêng của mỗi đơn hàng sản xuất


Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình


Vật liệu:


- Hóa đơn đầu vào:


+ vỏ tủ điện 400x600

+ ắc quy

+ nguồn điện 24VDC

+ bo linh kiện điện tử

+ cầu đấu

+ dây diện

+ vật tư: dây thít, ốc vít....


+Qua kho: Phiếu nhập kho + hóa đơn + phiếu giao hàng or xuất kho bên bán + hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có => ghim lại thành bộ


Nếu nhập kho: Nợ 152,1331/ có 111,112,331


Xuất kho: phiếu xuất kho, phiếu yêu cầu vật tư


Nợ 621/ có 152


Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

=> Cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621



+Xuất thẳng không qua kho: Nợ 621,1331/ có 111,112,331 => hóa đơn + phiếu giao hàng or xuất kho bên bán + hợp đồng và thanh lý hợp đồng phô tô nếu có => ghim lại thành bộ


=> Cuối kỳ kết chuyển: Nợ 154/ có 621



+Nhân công:


Nợ 622,627/ có 334


Chi trả: Nợ 334/ có 111,112


Để là chi phí hợp lý được trừ và xuất toán khi tính thuế TNDN bạn phải có đầy đủ các thủ tục sau


+ Hợp đồng lao động


+ Bảng chấm công hàng tháng


+ Bảng lương đi kèm bảng chấm công tháng đó


+ Tạm ứng, thưởng, tăng ca thêm giờ nếu có ....


+ Phiếu chi thanh toán lương, hoặc chứng từ ngân hàng nếu doanh nghiệp thanh toán bằng tiền gửi


+ Tất cả có ký tá đầy đủ


= > thiếu 1 trong các cái trên cơ quan thuế sẽ loại trừ ra vì cho rằng bạn đang đưa chi phí khống vào, và bị xuất toán khi quyết toán thuế TNDN

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình




+ Chi chi phí sản xuất chung:


Nợ 627,1331


Có 111,112,331,142,242….


=> Hàng kỳ kết chuyển chi phí dỡ dang để tính giá thanh


Nợ 154/ có 621,622,623,627


Nếu đơn hàng chưa kết thúc kéo dài nhiều tháng thì cứ treo trên 154 cho đến khi hoàn thành:


- Phiếu nhập kho thành phẩm


- Phiếu giao hàng


- Thẻo tính giá thành


- Hoặc bảng tính giá thành



Doanh thu: Nợ 111,112,131/ có 511,33311


Giá vốn : Nợ 632/ có 154

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


HĐ bán lẻ thì kê khai ntn???



Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

Trên phương diện tinh thần xây dựng đất nước phát triền phồn vinh vì một thế giới ngày mai bạn là người được tuyên dương đầu tiên vì hóa đơn lẽ cũng kê khai đất nước cần có bạn


Trên phương diện doanh nghiệp họ sẽ tống cổ bạn càng nhanh càng tốt một cục nợ

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

Đại đa số hầu hết các đơn vị bán hàng khi khách mua hàng họ sẽ hỏi bạn 1 câu lấy hóa đơn đỏ hay phiếu bán lẻ, nếu hóa đơn đỏ tính thêm 10% còn phiếu bán lẻ đương nhiên giá thấp hơn vì ko có thuế và khách hàng sẽ lựa chọn phương án nào bạn biết rồi đó rất đơn giản khách hàng của họ chỉ là những hộ cá thể cần hóa đơn Vat để làm gì tự dưng đi đóng 10% để lấy tờ giấy đỏ về làm giấy vệ sinh hay làm giấy lau bàn ghế

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

Vì thế mới nói các doanh nghiệp tồn tại hai hệ thống sổ sách kế toán : cái hóa đơn VAT đó để đối phó với thuế trên sổ sách giấy tờ chỉ là làm cho có báo cáo và người ta cố gắng hạn chế sao cho đỡ phải xuất hóa đơn VAT càng ít càng tốt bởi 1 tờ VAT = 25% thuế TNDN + 10% VAT phải đóng = 35% bạn là kế toán cái đó phải thấy dõ mới phải

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình

Còn cái hóa đơn lẻ kia mới là lời nhuận đích thực mới là cái ăn nên làm gia cho các ông chủ đi xe hơi, tậu đất, ở nhà lầu, ăn nhà hàng sang trọng…. cái đó mới là mạch máu sống của người ta làm làm thật ăn thật, dĩ nhiên cái này ghi chép vào sổ sách nội bộ doanh nghiệp , ko phải kê khai gì với thuế má ở đây cả , tiền đó ông chủ bạn bỏ túi ngon lành và hợp pháp mà thuế ko tài nào sờ gáy được, và cũng ko bắt bẻ bạn được, và dĩ nhiên bạn sẽ được ông chủ tuyên dương cuối tháng lương phát thêm cho bạn 500 đồng lẻ để bạn mua kem ăn cho mát mẻ ngày hè nóng nực xin chúc mừng bạn

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Rộng đường cho doanh nghiệp “khai sinh”



Thủ tục thành lập DN hiện nay ở nước ta đã được cải thiện nhiều so với trước đây. Tuy vậy, trước yêu cầu mới, việc “khai sinh” DN sẽ được sửa đổi theo hướng thông thoáng hơn để tạo điều kiện cho DN nắm bắt cơ hội đầu tư và tiệm cận với


Thời gian thành lập DN sẽ được rút ngắn đáng kể. 

“Được kinh doanh những gì pháp luật không cấm”

Theo ông Nguyễn Văn Giàu, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội: Để thành lập được DN cần phải hoàn thành 11 thủ tục và để xử lý 11 thủ tục này nhanh nhất cũng phải mất 3-4 ngày. Còn theo một tính toán của Ngân hàng Thế giới năm 2013, thủ tục khởi sự kinh doanh ở nước ta gồm 10 bước với tổng thời gian vào khoảng 34 ngày, xếp hạng 109/189 quốc gia và nền kinh tế. Thủ tục khởi sự ở nước ta được đánh giá khó khăn hơn nhiều so với một số nước xung quanh như: Malaysia (xếp hạng 16), Thái Lan (xếp hạng 91), Singapore (xếp hạng 1)…

Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang chấp bút xây dựng dự thảo Luật DN (sửa đổi) với mục tiêu thời gian thành lập DN xuống còn 20 ngày, và nâng xếp hạng thủ tục khởi sự kinh doanh lên khoảng bậc 50. Theo đó, dự thảo Luật DN (sửa đổi) thay đổi theo hướng kết hợp đồng thời thủ tục đăng kí DN với các thủ tục về thuế, đăng kí lao động và bảo hiểm xã hội. Giấy chứng nhận đăng kí DN không ghi ngành nghề, trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Trong hồ sơ đăng kí thành lập DN tự ghi, mã hóa là trách nhiệm của cơ quan nhà nước (nếu cần).

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

Ông Trần Kim Hào, Tổng biên tập Tạp chí Quản lí kinh tế cho rằng: Việc bỏ ghi ngành nghề kinh doanh trong giấy chứng nhận đăng kí DN về tinh thần của pháp luật nói chung là được, nhưng sẽ gây khó khăn cho công tác quản lí do không quản lí được các hoạt động kinh doanh của DN. DN hoạt động lung tung, gây cạnh tranh không lành mạnh, lãng phí nguồn lực xã hội.

Tuy nhiên, TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lí Kinh tế Trung ương cho rằng: Việc không ghi ngành nghề kinh doanh về bản chất là chuyển sang tư duy DN được kinh doanh những gì pháp luật không cấm, thay vì chỉ được kinh doanh những gì đã đăng kí. Thay đổi trong dự thảo Luật giúp DN không phải đăng kí khi thay đổi ngành nghề kinh doanh, nhằm giảm rủi ro cho DN, cả về rủi ro kinh doanh và rủi ro quản lí Nhà nước. Đồng thời giảm chi phí cho hoạt động kinh doanh của DN, giúp họ nắm bắt nhanh nhất cơ hội kinh doanh.

Đồng tình với thay đổi này, ông Đinh Nhật Quang, Văn phòng Luật sư Leadco kiến nghị: “Để hiện thực hóa việc sửa đổi này, dự thảo Luật DN cần có quy định để Chính phủ ban hành chi tiết ngành, nghề kinh doanh có điều kiện kèm mã số các ngành đó. Như vậy, theo về hệ thống mã ngành kinh tế như hiện nay, Chính phủ sẽ ban hành hệ thống mã ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Hệ thống này sẽ được cập nhật, sửa đổi thường xuyên để phù hợp với môi trường kinh doanh trong từng giai đoạn cụ thể”.

Có “bùng nổ” số lượng DN?

Dự thảo Luật DN kỳ vọng tạo ra môi trường thông thoáng, cởi mở hơn cho DN khai sinh, nhưng có những quy định về thành lập DN vẫn gây e ngại. Chẳng hạn dự thảo (lần 3) Luật DN sửa đổi tách bạch việc đăng kí thành lập DN và việc xin giấy phép kinh doanh đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo hướng bãi bỏ các yêu cầu về điều kiện kinh doanh tại thời điểm đăng kí thành lập DN như chứng chỉ hành nghề, vốn pháp định…

Cơ quan soạn thảo cho biết: Luật DN 2005 yêu cầu DN khi thành lập phải có một số điều kiện kinh doanh như bản sao chứng chỉ hành nghề của người quản lí và xác nhận về vốn pháp định tại thời điểm đăng kí thành lập DN. Thực tế thi hành Luật DN cho thấy quy định nói trên đã tỏ ra không hợp lí và không có hiệu lực quản lí Nhà nước, nhưng lại gây ra khó khăn, tốn kém không cần thiết cho nhà đầu tư và thành lập DN mới.

Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng

Luật sư Đinh Nhật Quang phân tích: Nếu thực hiện sửa đổi Luật DN theo hướng này, bất kì nhà đầu tư nào cũng sẽ được thỏa mãn ngay “cơn khát” thành lập DN. Một pháp nhân mới nhanh chóng ra đời và tiến hành nộp thuế môn bài ngay sau khi đăng kí hoàn tất. Cơ quan Nhà nước ghi nhận số lượng đăng kí DN tăng lên nhanh chóng, nhưng mọi việc có phải suôn sẻ hay không? Đối với các ngành nghề kinh doanh có điều kiện, sau khi nhà đầu tư đã phải bỏ chi phí soạn thảo hồ sơ và đăng kí thành lập DN, nộp thuế môn bài, nếu họ chưa hoặc không thỏa mãn được các điều kiện tiếp theo để kinh doanh ngành nghề có điều kiện thì sao? Nhà đầu tư được làm thủ tục xóa tên DN một cách đơn giản hay làm thủ tục giải thể DN phức tạp và mất thời gian của nhà đầu tư?… Vì vậy Dự thảo Luật DN sửa đổi không nên tách bạch giữa thành lập DN và giấy phép kinh doanh, điều kiện kinh doanh. Bởi các điều kiện kinh doanh sẽ là cái sàng lọc các nhà đầu tư, để loại bỏ các nhà đầu tư thiếu năng lực khi tiến hành công việc kinh doanh trong các lĩnh vực kinh doanh có điều kiện.

Mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau, song những thay đổi cơ bản trong dự thảo Luật DN (sửa đổi) hứa hẹn đưa DN trở thành một công cụ kinh doanh rẻ hơn, an toàn hơn và hấp dẫn hơn cho các nhà đầu tư. Qua đó, tăng cường thu hút và huy động hơn nữa mọi nguồn lực và vốn đầu tư vào sản xuất.

TS Trần Du Lịch, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội:

Tôi không cho rằng, ghi ngành nghề kinh doanh trong Giấy chứng nhận đăng ký DN là phiền hà, vì phiền hà hay nhiêu khê là do con người, cụ thể là do bộ máy công chức Nhà nước. Dù chúng ta bỏ tất cả yêu cầu về khai báo, đăng ký, giấy phép… mà bộ máy công chức không thay đổi cách làm thì sẽ có hàng nghìn lí do gây khó dễ cho DN. Do đó, với đề xuất không ghi ngành nghề (trừ ngành nghề kinh doanh có điều kiện) trong Giấy chứng nhận đăng ký DN, chúng ta không nên chuyển 180 độ, từ thái cực “không quản được thì cấm” sang thái cực “muốn làm gì cũng được”.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình

TS Đậu Anh Tuấn, Trưởng ban Pháp chế – Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam:

Dự thảo Luật DN sửa đổi đã tách bạch giữa thành lập DN và các giấy phép kinh doanh, áp dụng các thủ tục thành lập DN, mua cổ phần, góp vốn giống nhau giữa DN trong nước và nhà đầu tư nước ngoài; đơn giản hóa hơn nữa hồ sơ thủ tục thành lập DN. Nếu được thông qua, các quy định này sẽ tạo thuận lợi hơn cho các nhà đầu tư khi thành lập DN, giảm phiền hà trong thành lập DN cho các nhà đầu tư nước ngoài – điều mà nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn phàn nàn. Đặc biệt là tăng cường năng lực cạnh tranh của Việt Nam để thu hút thêm các nguồn vốn đầu tư.

Luật sư Trương Thanh Đức, Chủ tịch Công ty Luật BASICO:

Dự thảo Luật DN sửa đổi quy định “DN chỉ được giải thể khi bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác”. Cần phải xem lại quy định này theo hướng mở rộng các trường hợp được phép giải thể DN. Cụ thể là được phép giải thể trong trường hợp không bảo đảm thanh toán hết các khoản nợ, nhưng được các chủ nợ đồng ý cho giải thể. Nếu không mở rộng cơ chế giải thể, thì sẽ tiếp tục dẫn đến tình trạng DN đã “chết nhưng không được chôn” vì rất khó thực hiện được việc phá sản theo Luật Phá sản. Luật Phá sản năm 1993 và năm 2004 cũng như Dự thảo Luật Phá sản (sửa đổi) năm 2014 đều quy định một cách chặt chẽ điều kiện và thủ tục phá sản DN. Điều này là hợp lí với thực trạng của DN và môi trường pháp lí như hiện nay, để tránh bị lợi dụng phá sản để trục lợi, lừa đảo, gian lận.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


TP.HCM kiến nghị Thủ tướng gỡ vướng cho doanh nghiệp chế xuất



Trước vướng mắc của DN chế xuất khi thực hiện Nghị định 164/2013/NĐ-CP ngày 12-11-2013 của Chính phủ, Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Thị Hồng vừa có văn bản đề xuất Thủ tướng Chính phủ gỡ vướng cho DN.


Hải quan KCX Linh Trung làm thủ tục cho DN. 

Nghị định 164/2013/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 29/2008/NĐ-CP ngày 14-3-2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất (KCX) và khu kinh tế, có hiệu lực thi hành từ 1-1-2014. Theo phản ánh của các DN, sau gần 4 tháng triển khai đã phát sinh nhiều vướng mắc, ảnh hưởng đến hoạt động của các DN.

Theo UBND TP.HCM, hiện nay thành phố có 12 KCN và 3 KCX đã đi vào hoạt động, trong đó có KCX Tân Thuận và KCX Linh Trung 1, KCX Linh Trung 2. Các KCX này đều có hàng rào quản lý hải quan ngăn cách riêng biệt với nội địa. Việc vận hành các cơ chế đối với KCX và DN ổn định hơn 22 năm qua, phát huy được thế mạnh sản xuất hàng XK của các DN. Kim ngạch XK của 3 KCX nêu trên đạt trên 3 tỷ USD/năm.

Với ưu thế trên, từ năm 2002, các DN chế xuất tại KCX Tân Thuận được Thủ tướng cho phép thực hiện thí điểm chức năng mua bán hàng hóa. Và đến năm 2007, sau khi Việt Nam gia nhập WTO thì một số hoạt động thương mại (quyền kinh doanh, XK, NK, phân phối) tương tự như các chức năng cho phép thí điểm bắt đầu được áp dụng rộng rãi cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài. Việc kiểm soát hoạt động mua bán hàng hóa của các DN tại các KCX đã được các chi cục hải quan tại KCX thực hiện hiệu quả do các KCX này có hàng rào hải quan ngăn cách với bên ngoài.

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

Từ 1-1-2014, khi Nghị định 164 có hiệu lực quy định “DN chế xuất được cấp Giấy phép kinh doanh hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa tại Việt Nam phải thành lập chi nhánh riêng nằm ngoài DN chế xuất, KCX để thực hiện hoạt động này.

Theo UBND TP.HCM, quy định trên là nội dung mới, nhưng đến nay vẫn chưa có thông tư hướng dẫn. Trong quá trình triển khai các DN gặp vướng mắc, khó khăn như: hầu hết các hoạt động mua bán hàng hóa của các DN là hoạt động phụ trợ kèm theo và gắn liền với hoạt động sản xuất chính của DN chế xuất. Các mặt hàng thuộc hoạt động mua bán hàng hóa sẽ được bán kèm với sản phẩm chính do DN sản xuất. Hoạt động này nhằm tạo cho DN có thêm đơn hàng XK cho sản phẩm chính và chỉ chiếm một phần nhỏ trong doanh thu.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

Việc mở thêm chi nhánh bên ngoài KCX, tức là tách hoạt động mua bán hàng hóa ra khỏi quá trình sản xuất của các DN chế xuất, sẽ tăng thêm chi phí cho DN, tăng thêm thủ tục XNK vì phải XK kèm sản phẩm do DN sản xuất, nên phải làm thủ tục chuyển từ chi nhánh vào KCX.

Từ thực tế trên, UBND TP.HCM cho rằng, việc áp dụng các quy định trước đây liên quan đến kiểm soát hàng hóa XNK của DN chế xuất có hoạt động mua bán hàng hóa vẫn đạt hiệu quả cao, thời gian và thủ tục nhanh gọn, tiết kiệm chi phí cho DN… Do đó, UBND TP.HCM kiến nghị Chính phủ, trên cơ sở các KCX tại TP.HCM đã có hàng rào hải quan kiểm soát chặt chẽ hàng hóa ra, vào KCX và tại từng KCX có chi cục hải quan riêng để phục vụ hoạt động XNK của các DN tại đây, nên việc yêu cầu các DN chế xuất thành lập chi nhánh riêng cho hoạt động mua bán hàng hóa là chưa cần thiết.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

Chính phủ xem xét cho phép TP.HCM có quy chế đặc thù đối với DN chế xuất hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa. Cụ thể, DN chế xuất được tiếp tục thực hiện thủ tục thông quan hàng hóa như trước đây. Việc lập chi nhánh ngoài KCX được xem là quyền của các DN chứ không phải nghĩa vụ bắt buộc như tinh thần của Nghị định 164 và chỉ lập chi nhánh khi thấy cần thiết.

Được biết, trước khó khăn vướng mắc của các DN chế xuất, Chính phủ đã đồng ý cho DN chế xuất được tiếp tục thực hiện việc mua bán hàng hóa theo quy định tại Nghị định 29/2008/NĐ-CP đến hết ngày 30-6-2014, theo đề nghị của Bộ Tài chính. 


Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng
[Read More...]


Ban Kinh tế Trung ương làm việc với thành ủy Hải Phòng



Tiếp tục chuyến công tác sơ kết 05 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 khóa X về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, ngày 21/4 tại Thành ủy Hải Phòng, GS., TS. Vương Đình Huệ, Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Trưởng Ban chỉ đạo làm trưởng đoàn công tác Trung ương đã có buổi làm việc với Thành ủy Hải Phòng.


GS., TS. Vương Đình Huệ, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương phát biểu tại buổi Sơ kết. Nguồn: kinhtetrunguong.vn 

Tham dự sơ kết có các đồng chí: Phùng Quốc Hiển, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách của Quốc hội; Nguyễn Văn Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hải Phòng; Nguyễn Ngọc Bảo, Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương; Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng; các đồng chí Vụ trưởng, Phó Vụ trưởng thuộc Ban Kinh tế Trung ương; Văn phòng Chính phủ và các bộ: Bộ Lao động, Thương binh và xã hội, Bộ Tài chính, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Y tế, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Công thương, Bộ Tư pháp. 

Thể chế hóa Nghị quyết

Báo cáo của Thường vụ TP. Hải Phòng về thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương khóa X “Về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” cho thấy, Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng đã ban hành Chương trình hành động số 19-CTr/TU ngày 07/7/2008. 

Sau 3 năm thực hiện, Ban Thường vụ Thành ủy đã tiến hành sơ kết và ra Thông báo kết luận số 39-TB/TU ngày 05/10/2011. Ủy ban nhân dân Thành phố đã ban hành Quyết định số 1123/QĐ-UBND ngày 19/7/2012 về Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 19-CTr/TU. Trên cơ sở Chương trình hành động của Thành ủy, Kế hoạch của Ủy ban nhân dân TP., một số sở, ngành, quận, huyện đã xây dựng kế hoạch triển khai phù hợp với địa phương, ngành, đơn vị.

Bí thư Thành ủy Hải Phòng Nguyễn Văn Thành nhấn mạnh, qua 5 năm thực hiện Nghị quyết, cho đến thời điểm này các thành phần kinh tế, các loại hình doanh nghiệp và tổ chức sản xuất kinh doanh được Hải Phòng quan tâm tạo điều kiện phát triển mạnh, đa dạng, góp phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội. 

Các loại thị trường cơ bản đã được hình thành, phát triển khá nhanh theo hướng ngày càng đồng bộ, một số thị trường có sự phát triển mới. Thực hiện có hiệu quả việc gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, các lĩnh vực văn hóa –xã hội phát triển về quy mô, nâng cao về chất lượng; an sinh xã hội được tăng cường và đảm bảo; bảo vệ môi trường đạt kết quả rõ nét. 

Phương thức lãnh đạo của Thành uỷ và các cấp uỷ tiếp tục được đổi mới, tiến bộ rõ trên nhiều mặt, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động các cấp uỷ. Chính quyền các cấp được củng cố, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động; thực hiện cải cách hành chính đạt kết quả khá toàn diện và rõ nét. Dân chủ xã hội chủ nghĩa và sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tiếp tục được củng cố, mở rộng, phát huy; hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội có đổi mới, chất lượng và hiệu quả được nâng lên.

Đạt được nhiều thành tựu về kinh tế

Quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết, TP. Hải Phòng đã thực hiện đầy đủ thể chế về sở hữu: Về sở hữu đất đai, bất động sản, Hải Phòng là một trong 10 tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương có tỷ lệ cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cao so với cả nước (90,3%); các tài nguyên khoáng sản hầu hết đều xác định được chủ quản lý, các tổ chức có hoạt động khai thác khoáng sản đều được cấp phép, quản lý, hoạt động sản xuất kinh doanh, nộp các loại thuế, phí như thuế tài nguyên, phí bảo vệ môi trường…

Hải Phòng đang đứng thứ 6 cả nước với 2.412 văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp, Thành phố đã thành lập và đưa vào vận hành Sàn giao dịch công nghệ và thiết bị, thu hút được hàng chục nghìn lượt khách đến tham quan, trao đổi; Hải Phòng có 27 doanh nghiệp tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán với tổng vốn điều lệ lên tới 5.242 tỷ đồng. Tổng giá trị giao dịch trên thị trường tại Hải Phòng chỉ đứng sau TP. Hồ Chí Minh và TP. Hà Nội; lực lượng lao động của Thành phố năm 2013 đạt 1.118.690 người, tăng 10,2% so với năm 2008. Số lao động được tạo việc làm hàng năm cũng tăng dần, từ 45.120 lượt người năm 2008 lên 51.160 lượt người năm 2013; về chủ thể sở hữu, tách chức năng chủ sở hữu tài sản, vốn của Nhà nước với chức năng quản trị, kinh doanh của doanh nghiệp nhà nước. Sở hữu tư nhân đối với tư liệu sản xuất có ở hầu hết các loại hình, ngành nghề, lĩnh vực kinh tế – xã hội. Sở hữu nước ngoài phát triển nhanh, chiếm vai trò lớn trong sản xuất công nghiệp, thương mại bán lẻ.

Đồng chí Dương Anh Điền, Chủ tịch UBND TP. Hải Phòng nhấn mạnh, từ năm 2008 đến hết 2013, tổng sản phẩm trong nước (GDP) Hải Phòng tăng khá, ước bình quân giai đoạn 2008 – 2013 tăng 9,66%/năm; duy trì vị trí thứ hai ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc bộ; so với năm 2008, GDP năm 2013 tăng gấp 1,54 lần. Tỷ trọng GDP Hải Phòng trong GDP cả nước tăng dần từ 4,1% năm 2008 lên 4,7% năm 2012. Sản lượng hàng hóa qua cảng có sự tăng trưởng vượt bậc, từ 28,57 triệu tấn năm 2008 lên 53 triệu tấn năm 2013, gấp hơn 1,8 lần, tăng bình quân 15%/năm. 

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định

Giai đoạn 2011 – 2013 Thành phố đã có những bước đột phá mạnh mẽ về thu hút FDI với lượng vốn thu hút được hơn 4.8 tỷ USD, bằng gần 50% tổng số vốn thu hút từ trước tới nay; năm 2013 đạt trên 2,6 tỷ USD đứng thứ 3 toàn quốc, GDP bình quân đầu người năm 2013 gấp 1,48 lần năm 2008. Tỷ lệ hộ nghèo giảm mạnh, bình quân mỗi năm giảm trên 1%, quốc phòng an ninh, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Nghị quyết có tác động rất lớn 

Với vị trí, vai trò là Thành phố trực thuộc Trung ương, các đại biểu của đoàn công tác Trung ương quan tâm đến kinh nghiệm của TP. Hải Phòng trong quá trình thực hiện Nghị quyết; thực tiễn cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa có sự điều tiết của Nhà nước ở Hải Phòng trong 5 năm qua đạt được những thành tựu, hạn chế như thế nào; có cơ chế vận hành, vấn đề phân cấp, thực hiện các chính sách pháp luật; quyền sử dụng đất đai, các chế độ sở hữu; chiến lược thu hút đầu tư, phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế, quan hệ giữa công nghiệp hóa – đô thị, kinh tế với đô thị; quy hoạch phát triển kinh tế cảng biển…

Tại buổi sơ kết, các đại biểu dự sơ kết đều khẳng định mô hình kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của chúng ta là hoàn toàn đúng đắn, các địa biểu đều cho rằng Nghị quyết Trung ương 6 (khóa X) về tiếp tục hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa đã có tác động rất lớn đối với phát triển kinh tế – xã hội tại TP. Hải Phòng nói riêng và đất nước nói chung, đưa đất nước ta từ nước nghèo trở thành nước có kinh tế thị trường, hội nhập với quốc tế. 

Tuy nhiên các đại biểu cũng thấy rõ thêm những vấn đề mới đặt ra cần được tiếp tục nghiên cứu, giải đáp để khắc phục cơ bản những hạn chế, yếu kém trong quá trình hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn ở Hải Phòng cho thấy, muốn bứt phá được, theo các đại biểu cần xây cơ sở pháp lý phù hợp hơn với thời kỳ mới, Nhà nước đưa khung pháp lý chung còn nên ủy quyền, phân cấp cho địa phương được chủ động, phải tạo được tính năng động, sáng tạo, bảo đảm tính liên kết vùng có vai trò điều tiết của Nhà nước

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

Phát biểu kết luận buổi sơ kết,Trưởng Ban Kinh tế Trung ương đánh giá cao những ý kiến phát biểu của các sở, ngành rất thẳng thắn, trách nhiệm, có lý luận, thực tiễn cao. Là Thành phố trực thuộc Trung ương, đồng chí đánh giá Thành ủy Hải Phòng đã nghiêm túc triển khai Nghị quyết, tổ chức quán triệt, có chương trình hành động, kế hoạch hết sức cụ thể, sau 3 năm có sơ kết, có lẽ Hải Phòng mới làm được việc này. 

Qua báo cáo 5 năm triển khai, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương cho rằng, sự tác động của Nghị quyết đối với phát triển kinh tế – xã hội của Hải Phòng trong thời gian qua là rất rõ rệt, nhất là thu hút vốn FDI, phát triển khu công nghiệp, khu kinh tế, vận tải, cảng biển, quan tâm đến công tác giảm nghèo, an sinh xã hội, tính liên kết vùng, bảo đảm nhiệm vụ quốc phòng, an ninh gắn với phát triển kinh tế. 

Đồng chí Vương Đình Huệ, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng buổi làm việc đã thu được nhiều kết quả quan trọng, đúc rút được nhiều vấn đề đóng góp cho việc xây dựng dự thảo Văn kiện Đại hội XII của Đảng và phương hướng chiến lược phát triển kinh tế – xã hội thời kỳ 2011-2020.

Hải Phòng kiến nghị Trung ương 4 vấn đề lớn

Tại buổi sơ kết, Thành ủy Hải Phòng kiến nghị với Trung ương một số nội dung cụ thể: 

Một là, sớm triển khai thực hiện chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013, trong đó cho phép TP. Hải Phòng được để lại tỷ lệ điều tiết hợp lý nguồn thu ngân sách từ xuất nhập khẩu trên địa bàn để thực hiện các dự án, chương trình theo đúng chỉ đạo của Bộ Chính trị tại Kết luận số 72-KL/TW ngày 10/10/2013.

Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc

Hai là, sửa đổi, ban hành một số cơ chế, chính sách theo hướng cải cách, đơn giản hóa thủ tục hành chính, thúc đẩy thu hút đầu tư và đảm bảo đồng bộ. Có các cơ chế, chính sách phát triển cho từng vùng và liên vùng trong thu hút đầu tư, phát triển các ngành kinh tế, giải quyết các vấn đề môi trường…

Ba là, đề nghị Chính phủ xem xét bố trí nguồn vốn trung ương cho Thành phố để thực hiện Dự án đầu tư xây dựng mở rộng Khu bay – Cảng Hàng không quốc tế Cát Bi, vốn cho việc xây dựng Khu tái định cư Nghĩa Lộ của Dự án đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng. 

Bốn là, các bộ, ngành, địa phương và các đơn vị liên quan đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư kết cấu hạ tầng có ý nghĩa quan trọng đến sự phát triển của cả vùng như: đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; đường ô tô Tân Vũ – Lạch Huyện; Khu dịch vụ hàng không Cảng hàng không quốc tế Cát Bi…

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình
[Read More...]


8 giải pháp trọng tâm giúp hoàn thành dự toán



Số liệu thống kê cho thấy, trong quý I/2014, tổng sản phẩm trong tỉnh Nghệ An (GDP) tăng 6% so với cùng kỳ – mức tăng trưởng cao nhất trong 3 năm gần đây (quý I/2012 tăng 4,35%, quý I/2013 tăng 4,81%). Tổng thu ngân sách toàn tỉnh đạt khoảng 1.675,8 tỷ đồng, trong đó số thu do ngành Thuế quản lý có mức tăng trưởng khá. Mới đây, Cục Thuế Nghệ An đã tiếp tục đưa ra nhiều giải pháp trong tâm nhằm giúp hoàn thành dự toán và các chỉ tiêu khác đề ra trong năm 2014.


Cục Thuế Nghệ An đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đi đôi thực hiện cải cách thủ tục hành chính… Nguồn: internet

Những kết quả khả quan

Báo cáo của Cục Thuế Nghệ An cho thấy, số thu nội địa tính cân đối quý I/2014 đạt 1.498,7 tỷ đồng, bằng 27% dự toán Pháp lệnh, 24% dự toán phấn đấu và tăng 42% so với cùng kỳ. Số thu trừ tiền sử dụng đất đạt 1.375,8 tỷ đồng, bằng 27% dự toán pháp lệnh, 25% dự toán phấn đấu và tăng 37% so với cùng kỳ.

Nghệ An là một trong những tỉnh có tỷ lệ đạt dự toán cũng như mức tăng trưởng cao hơn bình quân chung cả nước (thu nội địa cả nước đạt 133.680 tỷ đồng bằng 24,8% dự toán, tăng trưởng 16,5% so cùng kỳ). Trong đó, thu từ DNNN Trung ương đạt 226,9 tỷ đồng, bằng 23% dự toán và tăng 30% so với cùng kỳ; thu từ DNNN địa phương đạt 70,4 tỷ đồng, bằng 23% dự toán tăng 57% so với cùng kỳ; thu từ doanh nghiệp có vốn FDI đạt 98,5 tỷ đồng, bằng 49% dự toán, tăng 137% so với cùng kỳ; thu từ Công Thương nghiệp dịch vụ ngoài quốc doanh đạt 694,7 tỷ đồng, bằng 28% dự toán, tăng 27% so với cùng kỳ; tiền sử dụng đất đạt 122,9 tỷ đồng, bằng 26% dự toán, tăng 136% so với cùng kỳ; thu lệ phí trước bạ đạt 96,2 tỷ đồng, bằng 26% dự toán và tăng 3% so với cùng kỳ.

Đóng góp vào nguồn thu 3 tháng đầu năm 2014 gồm nhiều khoản thu tăng trưởng cao như tiền sử dụng đất, thu khác ngân sách, thu từ doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Cụ thể, do thuế Thu nhập doanh nghiệp đến hạn của Công ty mía đường Tate&Lyle và thuế các nhà thầu nước ngoài năm trước nộp vào quý I. Ba tháng đầu năm có 241 doanh nghiệp và 941 hộ cá thể đóng mã số thuế; gần 500 doanh nghiệp ngừng, tạm nghỉ kinh doanh và mỗi tháng có gần 15% số doanh nghiệp khai thuế không có doanh thu, chi phí. Ngoài ra, một số doanh nghiệp có thuế gia hạn đến hạn nộp hoặc tiền nợ phát sinh tăng nhưng không nộp vào ngân sách kịp thời vì vậy làm tăng nợ thuế 11,8% so với tháng 12/2013, ảnh hưởng rất lớn đến nguồn thu.

Đánh giá về kết quả tích cực trong quý I/2014, Cục Thuế Nghệ An cho biết đó là nhờ ngay từ đầu năm, ngành Thuế tỉnh đã làm tốt công tác dự báo, phân tích nguồn thu; tranh thủ sự lãnh đạo của các cấp ủy, chính quyền và phối hợp chặt chẽ của các ngành chức năng. Bên cạnh đó, toàn ngành đã tích cực triển khai các biện pháp quản lý thu, khai thác nguồn thu, chống thất thu và tăng cường công tác xử lý thu hồi nợ đọng; công tác lập bộ, duyệt bộ, công khai bộ thuế hộ khoán và thu thuế môn bài được thực hiện ngay trong tháng 1/2014, đồng thời đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế đi đôi thực hiện cải cách thủ tục hành chính…

8 giải pháp trọng tâm

Theo Cục Thuế Nghệ An, trong những tháng còn lại của năm 2014, với chỉ tiêu phải đạt trên 4.320 tỷ đồng đang là thách thức của ngành Thuế tỉnh. Mới đây, tại hội nghị sơ kết quý I/2014, Cục Thuế Nghệ An đã đưa ra một số giải pháp nhằm giúp hoàn thành dự toán và các chỉ tiêu khác năm 2014, cụ thể:

Một là, thường xuyên theo dõi diễn biến tình hình kinh tế, nguồn thu, chú trọng công tác phân tích, đánh giá và dự báo phục vụ công tác chỉ đạo điều hành có hiệu quả;

Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình

Hai là, tích cực khai thác nguồn thu để bù đắp số hụt thu. Quản lý chặt chẽ các nhà thầu vãng lai ngoại tỉnh, nhà thầu nước ngoài thi công công trình xây dựng cơ bản trên địa bàn, đặc biệt lưu ý đối với công trình do các tổ chức, cá nhân đầu tư không thanh toán qua Kho bạc Nhà nước. Thực hiện nghiêm túc các chương trình chống thất thu thuế;

Ba là, đẩy nhanh tiến độ thực hiện thanh tra, kiểm tra tại các đơn vị hoàn thuế xuất khẩu qua Lào, Trung Quốc đồng thời triển khai quyết liệt kế hoạch thanh tra, kiểm tra tại doanh nghiệp năm 2014 đã được phê duyệt. Có biện pháp phòng ngừa, phát hiện sai phạm chấn chỉnh kịp thời những tồn tại yếu kém trong công tác quản lý thuế ở mọi lĩnh vực;

Bốn là, triển khai quyết liệt các biện pháp thu nợ và cưỡng chế nợ thuế theo đúng quy định của Pháp luật. Tham mưu xử lý nợ ảo, xóa nợ thuế theo quy định để giảm nợ thuế (kể cả áp dụng các biện pháp mạnh);

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

Năm là, tăng cường và đổi mới hình thức công tác tuyên truyền và hỗ trợ cho người nộp thuế, triển khai quy chế phối hợp tốt với Đài Truyền hình Nghệ An trong công tác tuyên truyền về thuế.

Sáu là, kiểm soát chặt chẽ việc kê khai, nộp thuế, hoàn thuế của các tổ chức, cá nhân người nộp thuế. Thường xuyên rà soát, đối chiếu số thu NSNN trên địa bàn với Kho bạc nhà nước, tổng hợp đầy đủ các khoản ghi thu – ghi chi để xác định chính xác số thu nộp NSNN;

Bảy là, tham mưu chính quyền các cấp chỉ đạo cơ quan chức năng rà soát, thống kê chi tiết tình hình sử dụng đất ở, đất thuộc các dự án, đất dùng làm mặt bằng sản xuất kinh doanh nhưng chưa nộp tiền sử dụng đất; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm và thực hiện nhanh các thủ tục giao đất theo quy định của pháp luật;

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang

Tám là, phối hợp với các ngành Kho bạc, Hải quan, Tài chính, Ngân hàng để trao đổi thông tin quản lý và thu nộp thuế qua Ngân hàng… nhằm nâng cao chất lượng quản lý thuế, tập trung số thu kịp thời vào NSNN.

 Tính theo địa bàn thu, khối văn phòng quản lý đạt 928,4 tỷ đồng, bằng 25% dự toán và tăng 45% so với cùng kỳ. Khối các huyện, đạt 558,8 tỷ đồng, bằng 27% dự toán, tăng 35% so với cùng kỳ. Có một số Chi cục Thuế có số thu giảm so với cùng kỳ như Quỳ Hợp giảm 16%, Kỳ Sơn giảm 35%, Quế Phong giảm 53%…

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình
[Read More...]


Hoàn thiện Báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước 2012 trình Quốc hội



Năm 2012 quyết toán thu, chi ngân sách nhà nước (NSNN) cơ bản đạt và vượt dự toán được giao.

Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội Phùng Quốc Hiển trình bày báo cáo thẩm tra Báo cáo của Bộ Tài chính. Nguồn: chinhphu.vn

Ngày 17/4, dưới sự chủ trì của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã họp cho ý kiến về quyết toán NSNN năm 2012, kết quả kiểm toán quyết toán NSNN 2012.

Theo Báo cáo do Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng trình bày, năm 2012 quyết toán thu, chi NSNN cơ bản đạt và vượt dự toán được giao, trong điều kiện tiếp tục phải điều chỉnh giảm thuế theo cam kết hội nhập, thực hiện chính sách miễn, giảm, giãn nộp thuế để hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua khó khăn.

Tăng chi đầu tư phát triển hợp lý, tiếp tục thực hiện cơ chế khuyến khích đối với các vùng kinh tế trọng điểm, ưu tiên đối với nông nghiệp, nông thôn, các địa phương miền núi, Tây Nguyên, thực hiện nhiệm vụ xóa đói giảm nghèo, phòng chống, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh; bổ sung kinh phí quốc phòng, an ninh, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an ninh tài chính quốc gia.

Bên cạnh đó, báo cáo cũng chỉ ra công tác quản lý NSNN ở một số đơn vị, địa phương chưa đáp ứng yêu cầu, từ đó, đòi hỏi phải có những giải pháp hiệu quả, sự nỗ lực của các ngành, các cấp để góp phần thực hiện tốt các nhiệm vụ phát triển kinh tế-xã hội các năm sau.

Kết quả xử lý các kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước liên quan thu, chi NSNN là 4.767 tỉ đồng, đã thực hiện 3.528 tỉ đồng, đạt 74% số kiến nghị. Một số kiến nghị chưa thực hiện được hết chủ yếu do một số nguyên nhân như: Một số đơn vị đang gặp khó khăn về tài chính, các kiến nghị liên quan đến xuất toán, thu hồi nộp ngân sách chưa thực hiện triệt để do phải trừ dần vào thu nhập của đơn vị, cá nhân theo quy định…

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3

Theo đánh giá chung tại phiên họp, về cơ bản các bộ, ngành, địa phương, đơn vị đã thực hiện tốt công tác hạch toán, kế toán thu, chi NSNN, thực hiện khoá sổ và lập báo cáo quyết toán, thẩm định, phê duyệt quyết toán theo đúng quy định của Luật NSNN. Báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 đã được Bộ Tài chính lập trên cơ sở thẩm định và tổng hợp từ quyết toán ngân sách đầy đủ từ các địa phương, các ngành, lĩnh vực, được cơ quan kiểm toán Nhà nước kiểm toán, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp, nhiều kiến nghị của kiểm toán Nhà nước đã được các cơ quan của Chính phủ xem xét tiếp thu và thực hiện theo quy định.

Bên cạnh đó, các ý kiến của Thường vụ Quốc hội cũng chỉ ra một số vấn đề tồn tại của công tác ngân sách năm 2012 như: Một số đơn vị dự toán chưa đầy đủ, thuyết minh quyết toán chưa rõ ràng; công tác thẩm định của cơ quan tài chính chưa chặt chẽ, kịp thời, công tác tổng hợp, báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 của một số địa phương còn chậm theo quy định…

Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng

Về tổng thể, thu NSNN năm 2012 một số khoản thu quan trọng không đạt dự toán được giao, nguồn thu chưa ổn định, vững chắc. Công tác quản lý thu thuế vẫn có mặt hạn chế, chưa có giải pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng trốn thuế, thất thu và nợ đọng thuế còn lớn.

Tương tự, trong chi NSNN, một số khoản chi thường xuyên vẫn còn chưa chặt chẽ, một số khoản chi quan trọng không đạt dự toán. Nợ đọng khối lượng xây dựng cơ bản đã hoàn thành lớn, số dự án đầu tư hoàn thành chưa quyết toán tồn đọng nhiều. Chi chuyển nguồn và kết dư ngân sách địa phương lớn, làm giảm hiệu quả sử dụng NSNN.

Tổng kết lại những vấn đề để cơ quan soạn thảo Báo cáo quyết toán tiếp thu, hoàn thiện, Phó Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, mặc dù còn một số hạn chế nêu trên, song Báo cáo quyết toán NSNN năm 2012 của Chính phủ đã cơ bản chấp hành trình tự, thủ tục quyết toán, đủ điều kiện để trình Quốc hội xem xét, phê chuẩn tại kỳ họp thứ 7 theo quy định của Luật NSNN.

 

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa

Dự thảo Báo cáo của Chính phủ trình Quốc hội xem xét phê chuẩn quyết toán thu, chi NSNN năm 2012 (được sự thống nhất của Báo cáo thẩm tra của Ủy ban Tài chính – ngân sách của Quốc hội):

– Tổng số thu cân đối NSNN là 1.058.140 tỉ đồng (bao gồm cả nguồn năm 2011 chuyển sang năm 2012, thu kết dư ngân sách địa phương năm 2011, thu huy động đầu tư của ngân sách địa phương và thu từ quỹ dự trữ tài chính theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước).

– Tổng số chi cân đối NSNN là 1.170.924 tỉ đồng (bao gồm cả chuyển nguồn từ năm 2012 sang năm 2013);

– Bội chi NSNN 154.126 tỉ đồng, bằng 4,75% GDP (không bao gồm kết dư ngân sách địa phương 41.342 tỉ đồng).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
[Read More...]


Đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức cho chiến lược phát triển Kho bạc Nhà nước



Toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế đang tác động mạnh mẽ đến tốc độ phát triển của các quốc gia. Việt Nam không nằm ngoài tiến trình đó. Là một hệ thống trong ngành Tài chính, Kho bạc Nhà nước (KBNN) đã có những bước chuyển mình mạnh mẽ, để tiếp tục thực hiện Chiến lược phát triển hệ thống KBNN đến năm 2020 theo Quyết định số 138/2007/QĐTG ngày 21/8/2007 của Thủ tướng Chính phủ.


Cán bộ công chức KBNN tỉnh Bắc Ninh.

Với nhận thức, nguồn nhân lực là yếu tố then chốt, bởi con người là nhân tố cơ bản, có tính quyết định trực tiếp đến việc thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của KBNN, thực hiện tiến trình hiện đại hoá công nghệ hoạt động nghiệp vụ KBNN, tiến tới xây dựng KBNN trở thành Kho bạc điện tử, vì vậy, phát triển nguồn nhân lực là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cần thiết có chiến lược và kế hoạch dài hạn đáp ứng yêu cầu phát triển. 

Trước thực trạng về chất lượng nguồn nhân lực hiện nay của hệ thống KBNN và yêu cầu cấp thiết phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực để thực hiện chiến lược phát triển hệ thống KBNN phù hợp với công cuộc cải cách hành chính Nhà nước nói chung và của toàn ngành Tài chính nói riêng thì công tác ĐTBD (ĐTBD) công chức, viên chức (CCVC) hệ thống KBNN cần được đổi mới một cách cơ bản cả về nội dung và phương pháp; phải gắn ĐTBD với quy hoạch và sử dụng công chức theo những yêu cầu và tiêu chuẩn mới, tạo nên sự phát triển đồng bộ về chất lượng lao động của toàn thể đội ngũ CCVC hệ thống KBNN đó là nhiệm vụ hết sức quan trọng đối với hệ thống KBNN trong giai đoạn hiện nay.

Trong thời gian qua, công tác ĐTBD ở KBNN đã hình thành được ý thức, phong trào học tập nâng cao trình độ trong đội ngũ CCVC; đại đa số CCVC tích cực tham gia các khoá ĐTBD do Bộ, KBNN tổ chức vì vậy trình độ năng lực công chức trong hệ thống được nâng lên một bước, hàng năm có hàng trăm lượt CCVC dự thi nâng ngạch, đủ điều kiện để được bổ nhiệm vào các vị trí công tác mới. 

Việc ĐTBD đã dần đi vào nề nếp với nhiều nội dung, loại hình theo đúng mục tiêu, yêu cầu và tiến trình phát triển của Hệ thống KBNN. Giáo trình, tài liệu giảng dạy không ngừng được biên soạn, bổ sung, nhằm đáp ứng ngày một tốt hơn yêu cầu quản lý kinh tế tài chính, ngân sách và KBNN. Việc phân công, phân cấp trong ĐTBD ngày càng được quy định rõ ràng, cụ thể hơn; sự phối hợp giữa các cơ sở ĐTBD trong và ngoài ngành ngày càng hiệu quả và thiết thực.

Trong giai đoạn từ 2011-2015, công tác ĐTBD KBNN đã đạt được những kết quả quan trọng, tạo tiền đề cho giai đoạn tiếp theo: Về Lý luận chính trị (LLCT) – hành chính: LLCT – hành chính cao cấp, cử nhân: 928 lượt người; lý luận chính trị trung cấp: 327 lượt người. Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch: 3.616 lượt người (trong đó: ngạch chuyên viên cao cấp: 47 người; ngạch chuyên viên chính và tương đương: 1.039 người; Ngạch chuyên viên và tương đương: 1.638 người; bồi dưỡng CCVC tập sự: 1.283 người).

Bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý: 1.014 lượt người (cấp cục và tương đương: 16 người; cấp chi cục và tương đương: 333 người; cấp phòng và tương đương: 665 người); bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành: 19.779 lượt người; ngoại ngữ, tiếng dân tộc: 590 lượt người; tin học: 8543 lượt người; ĐTBD khác: 3.537 lượt người; Cao đẳng, Đại học: 1.352 lượt người; Thạc sỹ: 265 lượt người; Tiến sỹ: 14 lượt người.

Trong quá trình thực hiện ĐTBD còn gặp một số khó khăn về một số lĩnh vực: Phân cấp quản lý đào tạo và hình thức ĐTBD để việc tổ chức ĐTBD đáp ứng được yêu cầu và điều kiện đặc thù nhiệm vụ của hệ thống; công tác kiện toàn chức năng nhiệm vụ và tổ chức bộ máy Trường Nghiệp vụ Kho bạc; giáo trình và tài liệu chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, chưa được cập nhật, bổ sung về nội dung và khối lượng; nâng cao trình độ sư phạm cho đội ngũ giảng viên kiêm chức; cơ sở vật chất phục vụ cho ĐTBD ; lực lượng giáo viên cơ hữu chưa có, lực lượng giảng viên kiêm chức còn ít, phương pháp giảng dạy chưa có tính chuyên nghiệp cao.

Những khó khăn trên do một số hạn chế về đặc thù công việc, một số công chức lãnh đạo các cấp thuộc hệ thống KBNN chưa được ĐTBD hoàn chỉnh tiêu chuẩn chức vụ, ĐTBD về kỹ năng lãnh đạo, quản lý, nhất là kỹ năng kiểm tra, giám sát hoạt động của công chức; phương pháp tổ chức, thực hiện nhiệm vụ, phân tích, tổng kết đánh giá kết quả thực hiện công việc, kiến thức quản lý điều hành chưa được kịp thời đã ảnh hưởng đến công tác Quản lý ĐTBD tại địa phương. 

Việc bồi dưỡng cập nhật kiến thức thường xuyên và nâng cao còn ít, ĐTBD những CCVC mới được tuyển dụng về các nội dung về nghiệp vụ KBNN, kiến thức QLNN theo tiêu chuẩn ngạch chưa được kịp thời nên đã có những nội dung quá tải. Trong giai đoạn 2016 – 2020, KBNN tiếp tục thực hiện theo ĐTBD thực hiện Chiến lược phát triển KBNN và Đào tạo, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức với mục 2 mục tiêu lớn: 

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định

Thứ nhất, ĐTBD công chức, viên chức đáp ứng yêu cầu Chiến lược phát triển hệ thống KBNN: Đào tạo chuyển đổi đối với công chức ngạch kiểm ngân, thủ kho, để đáp ứng yêu cầu hiện đại hoá hoạt động nghiệp vụ KBNN. ĐTBD nâng cao trình độ tin học để áp dụng các công nghệ tin học tiên tiến, thực hiện tin học hoá các hoạt động nghiệp vụ KBNN, ĐTBD chuyên sâu về chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học, kinh tế quốc tế, kiến thức hội nhập, kỹ năng quản lý, chỉ đạo điều hành cho đội ngũ công chức tham gia xây dựng, hoạch định cơ chế chính sách, xây dựng và tiếp nhận, ứng dụng các công nghệ thông tin tiên tiến vào hoạt động nghiệp vụ KBNN.

ĐTBD để cập nhật cơ chế chính sách mới theo Chiến lược phát triển KBNN cho công chức làm chuyên môn nghiệp vụ trong hệ thống KBNN, nâng cao kỹ năng lãnh đạo quản lý đối với công chức lãnh đạo quản lý để các đề án chính sách mới được triển khai thống nhất, kịp thời vào quá trình hoạt động nghiệp vụ của KBNN.

Trung tâm kế toán thực hành Tại quận 3

Thứ hai, bồi dưỡng để hoàn chỉnh tiêu chuẩn chức danh lãnh đạo và tiêu chuẩn ngạch công chức: Đối với công chức lãnh đạo và qui hoạch các chức danh lãnh đạo phải được ĐTBD đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định khi xem xét để bổ nhiệm và bổ nhiệm lại. Đối với công chức làm chuyên môn nghiệp vụ (không giữ chức vụ lãnh đạo): đến năm 2020, mọi công chức phải đạt tiêu chuẩn ngạch công chức theo qui định.

Giải pháp thực hiện

Bám sát chiến lược, định hướng ĐTBD CCVC ngành Tài chính và sự chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Tài chính trong việc triển khai thực hiện công tác ĐTBD CCVC ngành Tài chính, để cụ thể hoá vào kế hoạch ĐTBD hàng năm của hệ thống KBNN. Phát huy tối đa năng lực theo chức năng, nhiệm vụ của Trường nghiệp vụ Kho bạc, chủ động trong việc tổ chức và quản lý các khoá ĐTBD . 

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định

Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính, đặc biệt là Vụ tổ chức cán bộ – Bộ Tài chính và Trường bồi dưỡng cán bộ tài chính trong việc xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch ĐTBD hàng năm. Chủ động liên hệ và phối hợp với các Trường, Học viện và các cơ sở đào tạo để tổ chức các lớp ĐTBD theo kế hoạch. 

Huy động các nguồn lực tài chính, đảm bảo nguồn kinh phí để triển khai thực hiện thành công kế hoạch tổng thể ĐTBD CCVC hệ thống KBNN đến năm 2020. Để tiếp tục phát hiện và tạo nguồn lực về con người KBNN thực hiện đồng bộ các giải pháp về ĐTBD và tạo điều kiện tối đã để mỗi công chức có thể tự đào tạo, sau khi kết thúc khóa học KBNN tổ chức sát hạch để có căn cứ hỗ trợ tối đa về kinh phí đào tạo cho các cá nhân theo các mức phù hợp với sự cố gắng và chất lượng đầu ra. 

Với những kết quả đã đạt được, tin tưởng KBNN sẽ đạt được mục tiêu đã đề ra trong Chiến lược ĐTBD công chức, đáp ứng Chiến lược phát triển KBNN đến năm 2020.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Khai báo trên VNACCS với trường hợp hàng hoá nhiều hợp đồng/đơn hàng



Tổng cục Hải quan vừa có Công văn số 4608/TCHQ-GSQL hướng dẫn xử lý vướng mắc liên quan đến việc khai hải quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu của nhiều hợp đồng/đơn hàng, có nhiều hóa đơn của cùng người mua, người bán…
Trung tâm kế toán thực hành Tại hà nam

Hoạt động nghiệp vụ hải quan có nhiều thay đổi theo hướng hiện đại khi áp dụng VNACCS/VCIS. Nguồn: internet
Theo đó, cách thức khai báo trên hệ thống VNACCS đối với trường hợp này trên một tờ khai hải quan như sau:
Trung tâm kế toán thực hành Tại đà nẵng
Người khai hải quan tự lập hoá đơn tổng (theo mẫu) gửi bằng nghiệp vụ file đính kèm trên hệ thống VNACCS và khai số đính kèm khai báo điện tử trên tờ khai. Người khai hải quan tự lập danh sách các hợp đồng, thông tin ngày tháng năm gửi bằng nghiệp vụ file đính kèm (HYS) đến Hệ thống VNACCS.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại quảng ninh
Khai báo trên hệ thống VNACCS: Đối với chỉ tiêu “phân loại hình thức hoá đơn”, người khai hải quan nhập mã B – chứng từ thay thế hoá đơn; Chỉ tiêu “Số hoá đơn”: Nhập số của hoá đơn tổng; Chỉ tiêu “ngày phát hành” (hoá đơn): Nhập ngày lập hoá đơn tổng; Chỉ tiêu “Tổng trị giá hoá đơn”: Nhập tổng trị giá của hoá đơn (bằng tổng trị giá của tất cả các hoá đơn có trong hoá đơn tổng); Chỉ tiêu “Tổng hệ số phân bổ trị giá”: Nhập tổng trị giá của hoá đơn tổng; Chỉ tiêu “Số đính kèm khai báo điện tử”: Nhập số đính kèm khai báo điện tử được hệ thống cấp khi người khai hải quan thực hiện nghiệp vụ HYS.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang
[Read More...]


Nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh



Nhất trí với sự cần thiết ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm từng bước khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp (DN) thời gian qua. Song nhiều ý kiến cho rằng, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định về chế tài xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm tăng tính răn đe, hạn chế tình trạng lãng phí, thất thoát vốn nhà nước.

Cần bổ sung các quy định về chế tài xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự. 
Sau khi Luật DN Nhà nước (DNNN) hết hiệu lực từ ngày 1/7/2010, việc thành lập và hoạt động của DNNN thực hiện theo quy định của Luật DN năm 2005. Mô hình tổ chức và hoạt động của DNNN cơ bản đã được điều chỉnh theo khung pháp luật chung cùng với các DN thuộc thành phần kinh tế khác, nhưng việc quản lý và giám sát việc sử dụng vốn, tài sản của DN mới chỉ được quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật dưới Luật. 
Các quy định này đã trao quyền cho DN chủ động tìm kiếm cơ hội kinh doanh, mở rộng quy mô sản xuất, tìm kiếm thị trường; tạo điều kiện thuận lợi để đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của Nhà nước; tăng thu ngân sách và tạo việc làm cho người lao động. Cụ thể, vốn nhà nước đầu tư vào DN được bảo toàn và phát triển, tăng từ 136.000 tỷ đồng trước năm 2006 lên trên 921.000 tỷ đồng năm 2012 và tập trung chủ yếu ở các tập đoàn, tổng công ty. 
Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc
Phần lớn các DNNN hoạt động có lãi, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu trung bình của DNNN trong giai đoạn 2007 – 2012 tuy gặp khó khăn, nhưng vẫn đạt trung bình khoảng 16%/năm. Số DN thua lỗ và hòa vốn giảm mạnh, từ 60% xuống còn 20% năm 2012. Nộp ngân sách tăng bình quân 10 – 30%.
Tuy nhiên, cơ chế chính sách cho DNNN và hoạt động của DNNN cũng đã bộc lộ hạn chế, bất cập. Cụ thể, các quy định pháp lý điều chỉnh các nhóm nội dung liên quan đến DNNN chưa được luật hóa kể từ thời điểm Luật DNNN hết hiệu lực. Trong khi đó, Luật DN năm 2005 chỉ tập trung điều chỉnh việc thành lập, mô hình tổ chức của các DN thuộc mọi thành phần kinh tế, bao gồm cả DNNN; nhưng vẫn chưa thực sự giải quyết được các vấn đề đặc thù của DNNN như việc quản lý, sử dụng vốn, tài sản; phân công, phân cấp thực hiện quyền và trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với DNNN; cơ chế giám sát, công khai, minh bạch hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN.
Trung tâm kế toán thực hành Tại thái bình
Tại Phiên họp thẩm tra của Ủy ban Kinh tế, nhiều ý kiến nhất trí với việc ban hành Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh nhằm từng bước khắc phục các hạn chế, tồn tại phát sinh trong thực tiễn đầu tư, quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN thời gian qua; nâng tầm pháp lý về quản lý nhà nước đối với hoạt động đầu tư và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào DN, trên cơ sở kế thừa những văn bản quy phạm pháp luật liên quan đang thực hiện ổn định, có hiệu quả, bổ sung một số vấn đề đang diễn ra trong thực tiễn cần có sự quản lý của Nhà nước. Đồng thời, khắc phục việc đầu tư vốn nhà nước vào DN và việc DN sử dụng vốn, tài sản để đầu tư vào sản xuất kinh doanh không đúng mục tiêu, chiến lược, đầu tư dàn trải, gây thất thoát lãng phí.
Dự thảo Luật đã có những quy định về quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu Nhà nước đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và vốn nhà nước đầu tư tại DN tại Chương IV. Song, một số đại biểu cho rằng, những quy định này còn thiếu chặt chẽ và thiếu tính răn đe; thiếu quy định về trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu của DN. Nội dung của nhiều quy định chủ yếu tập trung đề cập đến quyền hạn của đại diện chủ sở hữu và chỉ phải chịu trách nhiệm về vật chất, dân sự nếu xảy ra sai phạm mà chưa gắn với trách nhiệm pháp lý. 
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
Các đại biểu đề nghị, dự thảo Luật cần quy định rõ chủ sở hữu là ai? Trách nhiệm của cơ quan đại diện chủ sở hữu, trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào? Đồng thời, cần bổ sung các quy định về chế tài xử lý, truy cứu trách nhiệm hình sự nhằm tăng tính răn đe, hạn chế tình trạng khi xảy ra sai phạm không xác định được người chịu trách nhiệm, gây lãng phí, thất thoát vốn nhà nước. Từ đó, nâng cao hiệu quả công tác quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào DN, đáp ứng yêu cầu quản lý Nhà nước đối với DNNN trong định hướng, tổ chức lại, nâng cao và phân định rõ vai trò quản lý nhà nước.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
[Read More...]


Nâng cao trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu, góp phần đẩy mạnh tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước



Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với doanh nghiệp nhà nước (DNNN) có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn, phát huy hiệu quả nguồn lực nhà nước tại doanh nghiệp (DN). Đặc biệt, trong bối cảnh Đề án tái cơ cấu DNNN đang bước vào chặng nước rút thì việc thực hiện tốt vấn đề trên còn là động lực quan trọng để chúng ta hoàn thành kế hoạch đặt ra…

Thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc bảo toàn, phát huy hiệu quả nguồn lực nhà nước. 
Đổi mới chính sách quy định trách nhiệm, nghĩa vụ chủ sở hữu
Kể từ khi Luật DN 2005 đi vào cuộc sống đến năm 2012, cơ chế thực hiện quyền chủ sở hữu của Nhà nước đối với tài sản đầu tư vào kinh doanh tại DN vẫn chưa tách bạch rõ ràng giữa quản lý của chủ sở hữu với quản lý Nhà nước với tư cách là cơ quan công quyền quản lý chung đối với các loại hình DN. Các tập đoàn kinh tế nhà nước, chưa có một đầu mối thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nhà nước. Tình trạng các bộ, ngành và địa phương được giao làm chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại DN là nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của DN. 
Bên cạnh đó, cơ chế công khai thông tin trong DNNN còn mang tính hình thức, chưa được tuân thủ nghiêm. Việc giao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm cho DNNN là cần thiết, nhưng cơ chế về kiểm tra, thanh tra, giám sát, kiểm toán còn chưa tương xứng, kém hiệu quả. Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động của các DNNN còn bị phân tán cho các bộ quản lý ngành, Bộ Tài chính, Bộ Nội vụ… dẫn đến không có một cơ quan nào có đầy đủ quyền và chịu trách nhiệm toàn bộ về hoạt động của các DNNN. 
Ngoài ra, trong giai đoạn chuyển đổi từ hoạt động theo Luật DNNN 2003 sang hoạt động theo Luật DN 2005 đã bộc lộ lỗ hổng pháp lý điều chỉnh việc quản lý và sử dụng tài sản nhà nước trong các DNNN. Các công ty nhà nước chuyển đổi thành công ty TNHH một thành viên đã không còn chịu sự điều chỉnh của Luật DNNN, nhưng lại chưa có văn bản thay thế kịp thời, dẫn đến lúng túng trong việc thực hiện.
Để giải quyết những tồn tại này, ngày 15/11/2012 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 99/2012/NĐ-CP về phân công, phân cấp thực hiện các quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN và vốn nhà nước đầu tư vào DN. Nghị định đã quy định rõ hơn việc phân công, phân cấp cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, bộ quản lý ngành, UBND cấp tỉnh, bộ tổng hợp, hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, người đại diện phần vốn nhà nước; thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo 3 nhóm DN. Cụ thể, Chính phủ có trách nhiệm ban hành các quy định tạo khung pháp lý thực hiện quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, gồm quy định về: thành lập và tổ chức lại công ty; bổ nhiệm các chức danh quản lý; quy chế quản lý tài chính; quy định chế độ tuyển dụng, tiền lương; quy định thực hiện các sản phẩm, dịch vụ thiết yếu của nền kinh tế; quy định chế độ giám sát, kiểm tra, thanh tra; quy định tiêu chí đánh giá kết quả, hiệu quả sản xuất – kinh doanh… 
Thủ tướng Chính phủ trực tiếp thực hiện 4 quyền quan trọng của chủ sở hữu, chủ yếu liên quan đến những quyết sách mang tính chiến lược phát triển dài hạn trong hoạt động của DN gồm: quyết định thành lập, tổ chức lại; mức vốn điều lệ và thay đổi vốn điều lệ; bổ nhiệm nhân sự; phê duyệt chiến lược, kế hoạch sản xuất và kế hoạch đầu tư 5 năm…
Bộ quản lý ngành là cấp trên trực tiếp của chủ sở hữu tại tập đoàn, tổng công ty nhà nước đặc biệt quan trọng; thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ theo 2 nhóm quyền, trách nhiệm được phân công gồm: trình Chính phủ về điều lệ; đề nghị hoặc thẩm định để trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đối với 4 nội dung thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ; trực tiếp thực hiện các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ còn lại (bổ nhiệm kiểm soát viên chuyên ngành; phê duyệt chủ trương góp vốn, vay, cho vay, mua bán tài sản; quyết định lương; danh mục đầu tư nhóm A và B…). Đối với DN và phần vốn nhà nước thuộc bộ quản lý, bộ thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu. UBND cấp tỉnh được phân cấp thực hiện đầy đủ các quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với DNNN và phần vốn nhà nước tại DN được giao quản lý.
 Yêu cầu hiện nay là phải xác định đúng vị trí, chỗ đứng của DNNN trong nền kinh tế xã hội Việt Nam. Nhà nước phải chủ động điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu DNNN, bao gồm cơ cấu số lượng, cơ cấu quy mô, cơ cấu loại hình pháp lý, cơ cấu sở hữu, cơ cấu ngành nghề… tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế.
Hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty là chủ sở hữu trực tiếp tại công ty, thực hiện 2 nhóm quyền, trách nhiệm được phân công gồm: trực tiếp triển khai thực hiện các nội dung đã được chủ sở hữu quyết định hoặc phê duyệt; trực tiếp thực hiện một số quyền theo phân cấp. Ngoài ra, Nghị định đã bổ sung các quy định về trách nhiệm của bộ quản lý ngành, bộ tổng hợp trong việc tổ chức thực hiện công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của các DNNN, sử dụng vốn nhà nước tại DN.
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, sau hơn một năm thực hiện Nghị định 99/2012/NĐ-CP, kết quả ban đầu cho thấy, từ Chính phủ đến các địa phương, bộ, ngành và các tập đoàn, tổng công ty đều có nhiều chuyển biến tích cực. Điểm nổi bật là các ngành, địa phương cũng như các tập đoàn, tổng công ty bước đầu đã tập trung công tác quán triệt triển khai thực hiện các quy định, hoàn thiện các quy chế phân công thực hiện quyền, nghĩa vụ được giao. Với những quy định chi tiết tại Nghị định đã giúp cho các cơ quan chủ sở hữu và DNNN nhận thức được đầy đủ hơn về quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của mình trong quá trình quản lý DN; tăng cường trách nhiệm kiểm tra, giám sát của các cơ quan chủ sở hữu.
Đặc biệt, trong năm 2013, Chính phủ đã ban hành Nghị định 61/2013/NĐ-CP về ban hành quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước; Nghị định số 71/2013/NĐ-CP về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ… 
Cùng với đó, Chính phủ đã ký ban hành 8 Nghị định về Điều lệ tổ chức hoạt động của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước; Ban hành các Nghị định quy định về lao động, tiền lương như: Nghị định 49/2013/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lao động và tiền lương; Nghị đinh 50/2013/NĐ-CP về quản lý lao động tiền lương và tiền thưởng đối với người lao động làm trong công ty TNHH một thành viên; Nghị định 51/2013/ NĐ-CP quy định về chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng đối với thành viên hội đồng thành viên hoặc chủ tịch công ty, kiểm soát viên, tổng giám đốc hoặc giám đốc, phó tổng giám đốc, phó giám đốc, kế toán trưởng công ty TNHH một thành viên do nhà nước làm chủ sở hữu.
Đề xuất một số giải pháp
Với sự quyết tâm vào cuộc mạnh mẽ của các cấp, các ngành, đặc biệt là việc ban hành các văn bản pháp lý đã góp phần hoàn thiện hệ thống chính sách về DNNN, xác định rõ quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước, từ đó định hướng cho hoạt động quản lý, giám sát chủ sở hữu đối với DNNN. Tuy nhiên, vẫn còn những vướng mắc do một số cơ chế chính sách chưa được hoàn thiện và ban hành kịp thời như: Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại DN giai đoạn 2013-2015; Thông tư hướng dẫn Nghị định 49/2013/ NĐ-CP về lao động tiền lương; quy định về trích lập, chi trả quỹ tiền lương, tiền thưởng, thù lao và đánh giá việc xếp hạng đối với kiểm soát viên; nghiên cứu xây dựng tiêu chí đánh giá hoạt động của DNNN một cách toàn diện; quy chế hoạt động của người đại diện…
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định
Ngoài ra, việc phát triển, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN còn nhiều khó khăn do nguồn lực đầu tư phát triển của một số địa phương, bộ, ngành còn hạn chế. Việc thực hiện chế độ thông tin báo cáo của các DN không kịp thời, còn thiếu các chương trình đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ quản lý, kiểm soát viên tại DNNN…
Để nâng cao việc thực hiện quyền, trách nhiệm, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước tại DNNN, trong thời gian tới, cần tập trung vào một số vấn đề sau:
Một là, quản lý của chủ sở hữu nhà nước phải được coi là một hình thức quản lý đầu tư công. Do vai trò, phạm vi của DNNN mang đủ các đặc điểm kinh tế, chính trị, xã hội nêu trên, việc quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN sẽ có những đặc thù riêng khác với các DN thuộc thành phần kinh tế khác. Theo quy định của pháp luật, vốn và tài sản của Nhà nước đầu tư vào DN là thuộc sở hữu toàn dân. Nhà nước là người đại diện thực hiện quyền chủ sở hữu đối với số vốn và tài sản này, thực hiện việc quản lý và sử dụng theo mục tiêu và nhiệm vụ của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu và lợi ích chung của quốc gia và xã hội. Xét trên giác độ đó, hành động đầu tư này mang bản chất của đầu tư công, do đó đòi hỏi hoạt động quản lý, giám sát vốn và tài sản nhà nước đầu tư tại các DN cũng phải là quản lý đầu tư công, giám sát công.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại biên hòa
Trong khi đó, đối với DN thuộc sở hữu tư nhân, vốn và tài sản đầu tư vào DN thuộc sở hữu trực tiếp của người đầu tư, hoàn toàn mang tính chất đầu tư vì lợi ích kinh tế của tư nhân. Quyền chủ động của DNNN trong thực tế sẽ không ngang bằng được như đối với DN thuộc khu vực tư nhân. Trong điều kiện của cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa của Việt Nam hiện nay, khi thiết kế xây dựng các quy định pháp lý về quản lý của chủ sở hữu nhà nước đối với DNNN, cần cố gắng đảm bảo quyền chủ động trong sản xuất kinh doanh của DN ở chừng mực đủ để có thể phát huy hiệu quả sản xuất kinh doanh, đồng thời chú trọng xây dựng cơ chế can thiệp của Nhà nước hợp lý cả về nội dung quản lý, phương thức can thiệp và sự giám sát có tính đặc biệt.
Hai là, quản lý của chủ sở hữu nhà nước có sự phân biệt đối với từng loại DN. Căn cứ vào tiêu chí là DN hoạt động cạnh tranh, DN công ích hay DN độc quyền để thiết lập phương thức quản lý khác nhau. Các DN hoạt động kinh doanh, hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh có quyền tự chủ cao hơn các DN không hoạt động trong lĩnh vực cạnh tranh hoặc các DN hoạt động công ích, DN độc quyền.
Ba là, quản lý của chủ sở hữu nhà nước phải gắn liền với quá trình sắp xếp, đổi mới DNNN. Thể chế kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) đòi hỏi thay đổi và điều chỉnh lại vị trí của kinh tế nhà nước, vai trò của DNNN và quan hệ giữa Nhà nước với DNNN. Cơ chế thị trường tạo điều kiện cạnh tranh bình đẳng giữa các DN, giữa các thành phần kinh tế, dẫn đến xu thế thu hẹp khu vực kinh tế nhà nước đang khá lớn. Vì thế, yêu cầu hiện nay là phải xác định đúng vị trí, chỗ đứng của DNNN trong nền kinh tế xã hội Việt Nam. Nhà nước phải chủ động điều chỉnh, sắp xếp lại cơ cấu DNNN, bao gồm cơ cấu số lượng, cơ cấu quy mô, cơ cấu loại hình pháp lý, cơ cấu sở hữu, cơ cấu ngành nghề… tập trung vào những ngành, lĩnh vực then chốt nhất của nền kinh tế; thu hẹp tối đa số DN thuộc diện Nhà nước đầu tư 100% vốn, đồng thời chuyển các DN này sang vận hành theo mô hình quản trị hiện đại, minh bạch.
Bên cạnh đó, để góp phần đẩy nhanh tiến trình tái cơ cấu, nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, trước mắt cần thực hiện một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tiếp tục hoàn thiện, ban hành một số văn bản pháp lý về sắp xếp, đổi mới, giám sát, đánh giá DNNN, bao gồm: Nghị quyết của Chính phủ về đẩy mạnh thoái vốn nhà nước tại DN năm 2013-2015; Quy chế hoạt động của người đại diện; Nghị định về giám sát, đánh giá việc thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, kế hoạch, chiến lược của DNNN; Nghị định hướng dẫn công tác bổ nhiệm, đánh giá cán bộ quản lý, người đại diện phần vốn nhà nước tại DNNN; văn bản hướng dẫn trích lập, chi trả quỹ tiền lương, tiền thưởng, thù lao và đánh giá xếp loại đối với Kiểm soát viên.
Thứ hai, nghiên cứu, khai thác các chương trình đào tạo đối với đội ngũ cán bộ quản lý của DNNN sau chuyển đổi, kiểm soát viên tại công ty TNHH một thành viên; đào tạo về chính sách lao động tiền lương tại DNNN.
Trung tâm kế toán thực hành Tại hà nam
Thứ ba, đối với các cơ quan chủ sở hữu ở cấp bộ, địa phương cần tiếp tục hoàn thiện bộ máy, tổ chức thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà nước theo hướng phân định rõ đầu mối, chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận/đơn vị liên quan. Khẩn trương triển khai thực hiện các nhiệm vụ về bổ nhiệm kiểm soát viên, phê duyệt danh mục dự án đầu tư nhóm A,B hàng năm cho các công ty TNHH một thành viên do mình quản lý; thực hiện giám sát chặt chẽ hoạt động và tình hình tài chính và đầu tư tài chính của các DNNN; nâng cao chất lượng nguời đại diện vốn nhà nước, đảm bảo hiệu quả giám sát, quản lý vốn nhà nước đầu tư tại DN.
Thứ tư, các tập đoàn, tổng công ty, công ty TNHH một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu đẩy mạnh thực hiện sắp xếp, tái cơ cấu, thoái vốn đầu tư ngoài ngành; đồng thời chủ động triển khai các quyền, nghĩa vụ trong phạm vi thẩm quyền; thực hiện nghiêm túc, chính xác chế độ báo cáo bộ quản lý ngành và các bộ tổng hợp về tình hình hoạt động của DN để phục vụ công tác giám sát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN.

Tài liệu tham khảo:
1. Bộ Tài chính – Tình hình triển khai Đề án tái cơ cấu DNNN;

2. Luật DN 2005; Nghị định 99/2012/NĐ-CP;

3. Văn phòng Chính phủ – Kỷ yếu Hội nghị triển khai nhiệm vụ tái cơ cấu DNNN;

4. Quyết liệt tái cơ cấu DNNN và các ngân hàng thương mại – Chủ đề số 12/2012/ Tạp chí Tài chính;

5. Tái cơ cấu DNNN: Quyết tâm trong chặng nước rút – Tạp chí Tài chính số 1/2014.
Trung tâm kế toán thực hành Tại vĩnh phúc
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page