TP.HCM: Ô tô nguyên chiếc NK tăng mạnh



Theo Cục Hải quan TP.HCM, kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2014 tại các cửa khẩu TP.HCM giảm hơn so với cùng kì năm 2013, nhưng một số mặt hàng nhập khẩu lại có kim ngạch tăng cao, trong đó có mặt hàng ô tô nguyên chiếc.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Công chức Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn KV1 làm thủ tục cho ô tô NK. Ảnh: T.Hòa
Kim ngạch nhập khẩu trong 4 tháng đầu năm 2014 đạt 11.439 triệu USD, giảm 390 triệu USD (tương đương 3,3%) so với cùng kì năm 2013. Tuy nhiên, có 1 số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu tăng cao, như: xe máy nguyên chiếc đạt 3,5 triệu USD, tăng 138%; ô tô nguyên chiếc đạt 102 triệu USD, tăng 75%; xăng dầu đạt 1.106 triệu USD, tăng 23,8%, so với cùng kì năm trước.
Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Theo phân tích của Cục Hải quan TP.HCM, xe ô tô nguyên chiếc nhập khẩu tăng cao chủ yếu là nguồn xe nhập khẩu kinh doanh của các công ty kinh doanh xe ô tô, còn số xe ô tô nhập khẩu theo diện tài sản di chuyển của Việt kiều hồi hương lại rất ít. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Hoàng Mai
[Read More...]


Tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng 3 tháng tăng 10,2% so cùng kỳ 21/05/201479



Tổng mức hàng hóa bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 3 ước tính đạt 233,1 nghìn tỷ đồng, tăng 2% so với tháng trước và tăng 10,1% so với cùng kỳ năm trước.

Tính chung ba tháng đầu năm, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước tính đạt 701,4 nghìn tỷ đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ năm trước, loại trừ yếu tố giá tăng 5,1%, tuy cao hơn mức tăng của cùng kỳ hai năm trước nhưng vẫn ở mức thấp. Mức tăng quý I so với cùng kỳ năm trước của các năm 2011, 2012 và 2013 lần lượt là 7,5%, 5,0% và 4,5%.
Trong đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng của khu vực kinh tế Nhà nước đạt 68 nghìn tỷ đồng, chiếm 9,7% tổng mức và tăng 6,9%; kinh tế ngoài Nhà nước đạt 607,9 nghìn tỷ đồng, chiếm 86,7%, tăng 10%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 25,5 nghìn tỷ đồng, chiếm 3,6%, tăng 25%.
Trung tâm kế toán thực hành Tại hải phòng Trong tổng mức hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ba tháng, kinh doanh thương nghiệp đạt 530,1 nghìn tỷ đồng, chiếm 75,5% tổng mức và tăng 8,1%; khách sạn nhà hàng đạt 85,2 nghìn tỷ đồng, chiếm 12,2% và tăng 12,1%; dịch vụ đạt 79 nghìn tỷ đồng, chiếm 11,3% và tăng 23,5%; du lịch đạt 7 nghìn tỷ đồng, chiếm 1% và tăng 20,3%.
Ở đầu từ kinh tế phía Bắc – Hà Nội, khó khăn kinh tế đã khiến sức mua của người dân ở Hà Nội tăng ở mức rất thấp so với cùng kỳ các năm trước. Tháng 3/2014, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 1,4% so tháng trước và tăng 9,6% so cùng kỳ năm trước; trong đó bán lẻ tăng 1,6% so với tháng 2 và tăng 9,3% so với tháng 3/2013. Dự kiến quý I/2014, tổng mức bán hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng xã hội tăng 10,2% so cùng kỳ năm trước, trong đó, bán lẻ tăng 9,2%.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Tình hình khả quan hơn ở đầu TP. Hồ Chí Minh khi mà tăng trưởng của khu vực này càng được củng cố khi chỉ tiêu tổng mức bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn thành phố trong tháng 3 ước đạt 49.778 tỷ đồng, tăng 15,2% so với tháng trước, tăng 12,6% so với cùng kỳ. Ước tính quý I/2014, tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ đạt 152.656 tỷ đồng, tăng 12,1% so với quý I/2013. Nếu loại trừ yếu tố biến động giá, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ quý I/2014 tăng 7,2% so với cùng kỳ năm trước.
Tổng sản phẩm (GRDP) quý I/2014 của TP. Hồ Chí Minh theo giá thực tế đạt 184.277 tỷ đồng, tăng 7,7% so với quý I/2013. Trong đó, khu vực dịch vụ tăng 8,8%, đóng góp 5,16 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 6,1%, đóng góp 2,51 điểm phần trăm trong mức tăng trưởng chung; khu vực nông lâm thủy sản tăng 5%. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Bắc Ninh
[Read More...]


Cần tăng tổng cầu ở mức hợp lý



Tình hình kinh tế – xã hội những tháng đầu năm mặc dù có một số tín hiệu tích cực cho thấy sự ổn định của nền kinh tế nhưng theo các thành viên của Ủy ban Thường vụ QH, cần có thêm nhiều giải pháp mang tính đột phá, nhằm mang lại sự hồi phục của nền kinh tế, sự ổn định của tình hình xã hội.


Nhà nước cần có cơ chế cụ thể về đóng góp kinh tế bảo vệ biển đảo và hỗ trợ phương tiện đánh bắt xa bờ cho ngư dân. Ảnh: S.T
Khó khăn ở phía trước
Theo báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, kết quả nổi bật trong 4 tháng đầu năm là tăng trưởng GDP quý I cao hơn cùng kỳ hai năm trước, tỷ lệ lạm phát duy trì ở mức thấp, thu ngân sách đạt khá so với dự toán, thanh khoản của các ngân hàng thương mại tương đối dồi dào… Một số chỉ tiêu quan trọng như GDP quý I-2014 tăng gần 5% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn mức tăng 4,76% của quý I-2013 và 4,75% của quý II-2012; chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4-2014 tăng 0,88% so với tháng 12-2013, tăng 4,45% so với cùng kỳ năm trước. Tính bình quân 4 tháng đầu năm CPI tăng 4,73% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ngoài nhận định về những tín hiệu tốt của nền kinh tế, Ủy ban Kinh tế của QH cũng chỉ ra rằng, những mặt còn tồn tại của nền kinh tế sau 4 tháng đầu năm là tổng cầu của nền kinh tế chưa được cải thiện, DN vẫn gặp nhiều khó khăn trong sản xuất kinh doanh. Tính đến hết quý I, số DN thành lập mới tăng cả về số lượng lẫn số vốn đăng ký, số DN quay trở lại hoạt động tăng nhưng đồng thời số DN gặp khó khăn phải giải thể hoặc thực tế đã dừng, tạm dừng hoạt động vẫn tăng 9,6% so với cùng kỳ năm trước.
Bên cạnh những vấn đề kinh tế, tình hình xã hội trong những tháng đầu năm còn nổi lên vấn đề bảo vệ toàn vẹn chủ quyền quốc gia, công tác đảm bảo trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ môi trường còn nhiều khó khăn. Ngoài ra, việc nghiên cứu đề xuất một số chủ trương thiếu thuyết phục đã gây những ảnh hưởng tâm lý trong xã hội như việc đăng cai Đại hội thể thao châu Á (Asiad) lần thứ 8, Đề án đổi mới chương trình sách giáo khoa giáo dục phổ thông… Thời gian qua dịch bệnh xuất hiện, diễn biến phức tạp nhưng công tác truyền thông, hướng dẫn và cách thức xử lý dịch bệnh lúng túng cũng chưa đáp ứng được sự mong mỏi của người dân.
Cần chính sách tốt giúp ngư dân bám biển
Trước yêu cầu, thách thức hoàn thành kế hoạch của cả năm, đặc biệt là trước những khó khăn mới do tác động của vấn đề Biển Đông, những giải pháp đề ra cho nhiệm vụ những tháng còn lại của năm là vô cùng nặng nề. Theo nhận định của Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, do tác động của vấn đề Biển Đông, tình hình kinh tế của đất nước những tháng còn lại của năm sẽ không tích cực như thời gian vừa qua.
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của QH Nguyễn Văn Giàu cho rằng, giải pháp cho thời gian tới là cần tập trung các giải pháp để tăng tổng cầu ở mức hợp lý đảm bảo mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô, tăng trưởng hợp lý đồng thời tạo điều kiện thuận lợi, tháo gỡ khó khăn cho DN nhất là tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng, tín dụng đầu tư phát triển Nhà nước. Đặc biệt nhân rộng mô hình kết nối DN và ngân hàng đang triển khai hiệu quả ở TP.HCM. Bên cạnh đó là thường xuyên tổ chức gặp gỡ đối thoại giữa các tổ chức tín dụng và hiệp hội, các DN trên địa bàn.
Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Khắc phục những khó khăn cho DN cũng là đề nghị của Trưởng ban Dân nguyện của QH Nguyễn Đức Hiền. Ông Hiền cho rằng, cần đánh giá chi tiết hơn những khó khăn của DN, phân tích cụ thể, thấu đáo để có biện pháp tháo gỡ, đặc biệt là giải pháp tháo gỡ cho DN cần dựa trên những phân tích thực tế. Ví dụ cần biết được DN trong lĩnh vực, ngành nghề nào tạm dừng hoạt động nhiều, từ đó mới có giải pháp tháo gỡ đúng và trúng vào đối tượng cũng như lĩnh vực.
Đối với tình hình xã hội, Chủ nhiệm Ủy ban các vấn đề xã hội của QH Trương Thị Mai cho rằng, không chỉ là bàn về nhiệm vụ hay kế hoạch của những tháng còn lại của năm mà từng vấn đề cần được đặt trong kế hoạch vài năm để những giải pháp, nhiệm vụ có sự thực hiện nhịp nhàng. Bà Mai đơn cử như vấn đề tăng năng suất lao động kèm theo chính sách tăng tiền lương tối thiểu, chính sách giảm nghèo… đã được nêu ra từ nhiều năm nay nhưng vẫn chưa có giải pháp căn cơ.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Liên quan đến những diễn biến xã hội do tác động của vấn đề Biển Đông trong thời gian gần đây, Phó Chủ tịch QH Uông Chu Lưu cho rằng, ngoài những thái độ tiêu cực, quá khích trong một số cuộc biểu tình gần đây, việc bài trừ hàng Trung Quốc, không bán hàng, cung cấp dịch vụ cho khách Trung Quốc cũng là một cách phản ứng thái quá, theo hướng phủ định sạch trơn cần phải được nhìn nhận lại. Còn theo Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện của QH Nguyễn Đức Hiền, trong những chính sách về kinh tế và giảm nghèo trong thời gian tới đặc biệt lưu ý tới vấn đề đảm bảo an sinh xã hội cho ngư dân bám biển, nâng cao đời sống của ngư dân của 28 tỉnh, thành phố có đường bờ biển, cần có cơ chế cụ thể về đóng góp kinh tế bảo vệ biển đảo và hỗ trợ phương tiện đánh bắt xa bờ cho ngư dân, có giải pháp quyết liệt hơn đảm bảo kết cấu hạ tầng vùng biển đảo, giúp ngư dân yên tâm bám biểm góp phần bảo vệ chủ quyền an ninh quốc gia. dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh
[Read More...]


CNTT ngành Tài chính: Tăng tốc vươn lên vị trí hàng đầu



Trong năm 2012, Cục Tin học và Thống kê tài chính (TH&TKTC) đã triển khai và hoàn thành 151 nhiệm vụ quan trọng trên cả 2 lĩnh vực quản lý nhà nước và triển khai ứng dụng CNTT – TK. Có thể nói năm 2012, Cục TH&TKTC đã hoàn thành hầu hết các nhiệm vụ và đáp ứng được yêu cầu đặt ra. Theo ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục TH&TKTC, Bộ Tài chính, bước sang năm 2013 với nhiều thử thách, Cục TH&TKTC đặt ra mục tiêu sẽ mở rộng dịch vụ công tài chính điện tử trên phạm vi toàn quốc, vươn lên vị trí hàng đầu về CNTT trong khối cơ quan Chính phủ.

2012 – Năm vượt khó của CNTT
Cụ thể, trong năm 2012, Cục TH&TKTC đã tập trung nguồn lực về nhân sự rất lớn để xây dựng cơ chế chính sách, các quy định, quy chế liên quan đến việc ứng dụng và triển khai các dự án công nghệ thông tin (CNTT) trong phạm vi toàn ngành Tài chính, đặc biệt là triển khai Quyết định số 2699/QĐ-BTC hướng dẫn triển khai Nghị định số 102/NĐ-CP về Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính. Nhờ đó, toàn bộ việc mua sắm trang thiết bị CNTT bị trì hoãn từ năm 2011 (do ảnh hưởng của Nghị định 102) đã được tổ chức thực hiện. Có thể nói, đến thời điểm hiện tại, công tác xây dựng cơ chế chính sách, công tác phối hợp với các hệ thống để thúc đẩy quá trình ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính đã có cải tiến đáng kể, cơ bản đã đáp ứng được yêu cầu triển khai trong giai đoạn mới.
Tiếp đó, công tác triển khai, đảm bảo hạ tầng kỹ thuật và an ninh thông tin điện tử ngành Tài chính đã được đẩy mạnh, thể hiện qua việc Bộ Tài chính ban hành Quyết định số 2615/QĐ-BTC về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính và ngay sau đó Bộ Tài chính đã ký Quy chế phối hợp với Bộ Công an về việc đảm bảo an toàn thông tin trên môi trường máy tính và mạng máy tính. Đồng thời rà soát tổng thể các hệ thống CNTT của Bộ Tài chính và triển khai các giải pháp phù hợp để tăng cường an toàn an ninh cho hệ thống.
Có thể nói, trong bối cảnh tình hình an ninh mạng đang ngày càng xuất hiện những diễn biến hết sức phức tạp thì việc phối hợp giữa hai Bộ Tài chính và Bộ Công an góp phần quan trọng trong công tác bảo mật và an toàn thông tin, đặc biệt là những thông tin có liên quan đến các chính sách tài chính – ngân hàng có ảnh hưởng sâu rộng đến mọi mặt đời sống xã hội của nhân dân.
Để hiện thực hóa mục tiêu này, Cục TH&TKTC đã từng bước hoàn chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách kế hoạch chi tiết trong lĩnh vực bảo mật và an ninh thông tin, triển khai áp dụng chính sách mật khẩu phức tạp, phát hiện và xử lý mã độc ăn trộm thông tin, chiếm quyền điều khiển từ mạng nội bộ của Bộ Tài chính; tổ chức triển khai thống nhất trong toàn ngành Tài chính về kế hoạch ứng phó tấn công từ Internet, nâng cấp hệ thống tường lửa và bảo mật trong ngành.
Từ đó, góp phần làm hạn chế các cuộc tấn công gây ảnh hưởng tới sự hoạt động của hệ thống ứng dụng Công nghệ thông tin ngành Tài chính, tạo lập môi trường an toàn, bảo mật hệ thống thông tin điện tử của ngành Tài chính. Đây là được cho là mục tiêu sống còn trong năm 2012 vừa qua, vì tình hình an ninh thông tin các năm gần đây rất phức tạp do các cuộc tấn công từ bên ngoài.
Cũng trong năm 2012, hàng loạt các dự án CNTT đã được triển khai nhằm đáp ứng yêu cầu triển khai ứng dụng CNTT trong giai đoạn mới, trong đó, nhiệm vụ quan trọng không thể không kể đến là công tác xây dựng và triển khai các giải pháp, sản phẩm (phần cứng, phần mềm, nội dung, thông tin số) mang tính tổng quát toàn ngành Tài chính, đáp ứng xu hướng phát triển về hệ thống ứng dụng của ngành trong giai đoạn mới.
Theo đó, trên cơ sở chỉ đạo của Bộ Tài chính về định hướng đẩy mạnh ứng dụng CNTT phục vụ công tác chuyên môn, quản lý điều hành của ngành Tài chính, trong năm 2012; Cục TH&TKTC đã hoàn thành nâng cấp công nghệ, đưa cơ sở dữ liệu (CSDL) vận hành trên máy chủ exadata đảm bảo cung cấp dữ liệu thông tin – hình thành Danh mục dùng chung toàn ngành.
Đồng thời, Cục đã hoàn thành nâng cấp phần mềm quản lý ngân sách Nhà nước (bao gồm 2 chương trình QLNS/Fox và QLNS/Oracle) lên phiên bản 8; Triển khai giai đoạn 2 dự án hiện đại hoá quy trình thu nộp thuế giữa cơ quan thuế, Kho bạc Nhà nước, hải quan và tài chính: Nâng cấp phần mềm đáp ứng áp dụng chữ ký số vào bảng kê…
Bên cạnh đó, Cục TH&TKTC cũng xây dựng, đề xuất các yêu cầu tư vấn cập nhật dự án và thông tin trong cơ sở dữ liệu (CSDL) quốc gia tài chính ngân sách giai đoạn 2011-2015, đáp ứng yêu cầu triển khai các dự án toàn ngành như TABMIS, hải quan điện tử…phục vụ công tác tra cứu của các cán bộ trong ngành.
Ngoài ra, Cục đã hoàn thành rà soát, cập nhật đầy đủ thông tin trong cơ sở dữ liệu mã số đơn vị có quan hệ với ngân sách, rà soát và chuẩn hóa CSDL thu chi ngân sách, CSDL văn bản pháp quy; cập nhật số quyết toán năm 2008, 2009 vào CSDL thu chi ngân sách; hoàn thành đào tạo cấp mã trực tuyến cho các Bộ, ngành tại trung ương góp phần triển khai ứng dụng cấp mã số trở thành một trong những dịch vụ công trực tuyến của Bộ Tài chính.
Đáng chú ý, trong năm 2012, Cục TH&TKTC đã hoàn thành dự thảo về định hướng triển khai, lấy ý kiến các đơn vị liên quan trong việc xây dựng hệ thống chỉ đạo và điều hành phục vụ Lãnh đạo Bộ và trước mắt tập trung nghiên cứu giải pháp đáp ứng nhu cầu tra cứu thông tin phục vụ công tác chỉ đạo điều hành của Lãnh đạo Bộ. Đến thời điểm hiện tại, hệ thống đã tương đối hoàn thiện và sẵn sàng triển khai, đồng thời đang thực hiện mở rộng chức năng để phục vụ nhu cầu quản lý và điều hành cho Lãnh đạo các đơn vị thuộc Bộ.
Song song với đó, Cục TH&TKTC cũng triển khai chương trình văn bản điều hành cho các đơn vị tại trụ sở Bộ và đơn vị hệ thống. Hiện Cục đã khảo sát, phân tích thiết kế, hoàn thiện quy trình triển khai theo các yêu cầu đặc thù cho 24 vụ/cục tại trụ sở cơ quan Bộ Tài chính, 15 đơn vị của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và 9 đơn vị thuộc Tổng cục Dự trữ Nhà nước.
Tuy nhiên, nền kinh tế thế giới năm 2012 cũng như trong nước khó khăn đã đặt ra thách thức không nhỏ đối với ngành Tài chính, trong đó có CNTT. Đây cũng là năm đầu tiên thực hiện quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP của Chính phủ. Nghị định 102 ra đời kèm theo đó là nhiều quy định yêu cầu việc đầu tư cần tuân thủ theo quy trình như bước chuẩn bị đầu tư thực hiện, nghiệm thu và đưa vào sử dụng… khiến khối lượng công việc đã nhiều nay lại càng tăng lên so với năm trước. Chính vì thế, công tác giải ngân đầu tư ứng dụng CNTT còn chậm trong những tháng đầu năm, tuy nhiên tính đến 31/01/2013, toàn ngành đạt tỷ lệ giải ngân khá cao là 83,3%.
Đặc biệt, trong bối cảnh khó khăn chung của toàn ngành song tính đến 31/12/2012, Cục TH&TKTC đã giải ngân đạt 80,9% và ước tính đến hết 31/1/2013 giải ngân được 198,7 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 96% kinh phí được giao không tự chủ, vượt cam kết giải ngân từ đầu năm 2012 (95%). So sánh với các đơn vị hệ thống (Kho bạc Nhà nước, Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Dự trữ NN, Ủy ban Chứng khoán NN), tính đến hết 31/1/2013, chỉ có Cục TH&TKTC, Tổng cục Dự trữ NN, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có tỷ lệ giải ngân vượt cam kết, 3 hệ thống còn lại đều không đạt tỷ lệ cam kết hồi đầu năm 2012. Nếu như năm 2012, các đơn vị có thể “đổ” tại Bộ giao dự toán muộn khiến đơn vị mình giải ngân chậm, thì năm nay, có một thuận lợi là ngay từ tháng 12/2012, Bộ đã phê duyệt kế hoạch, danh mục dự toán triển khai ứng dụng CNTT của tất cả các đơn vị, hệ thống. Điều này sẽ tạo điều kiện cho toàn ngành triển khai công tác ứng dụng CNTT nhanh, giải ngân kịp tiến độ.
Không những thế, hiện nguồn lực trong nước nói chung chưa đáp ứng và theo kịp với trình độ phát triển CNTT trên thế giới. Có nhiều đề án lớn, phạm vi rộng, các công ty CNTT trong nước không đủ năng lực để triển khai, mà phải hợp tác với các đối tác tại nước ngoài hoặc phải thông qua đấu thầu quốc tế… Bên cạnh đó là sự đa dạng, phong phú của các giải pháp trong ứng dụng CNTT, để không ngừng nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong ngành Tài chính, cần phải có sự cân nhắc, lựa chọn một cách kỹ lưỡng các giải pháp vừa đảm bảo đồng bộ với hệ thống hiện thời đồng thời đảm bảo phù hợp với thực tế triển khai tại Việt Nam.
Năm 2013 – Bộn bề lo toan
Năm 2013 là năm tiếp tục khó khăn đối với nền kinh tế trong nước, điều này cũng ảnh hưởng không nhỏ đến công tác triển khai nhiệm vụ của Bộ Tài chính. Đặc biệt khi mà 2013 là năm bản lề, tạo đà cho việc thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ mà Bộ giao trong kế hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011-2015, định hướng tới năm 2020.
Hơn nữa đây cũng là năm giữa của kế hoạch 5 năm 2011-2015 với khối lượng nhiệm vụ lớn của 3 năm còn lại đòi hỏi cần được tổ chức thực hiện quyết liệt và cấp bách ngay từ đầu năm.
Ông Đặng Đức Mai, Cục trưởng Cục TH&TKTC cho rằng: Đây là mặt thuận lợi bởi chúng ta đang có đà từ năm 2012 khi công việc đã đi vào guồng với các dự án được nối từ năm trước sang năm 2013 và không mất thời gian để khởi động dự án. Trong bối cảnh khó khăn về kinh tế, xã hội đã được dự báo trước, các hệ thống CNTT ngành Tài chính đang có sự điều chỉnh lớn về tính tập trung, thống nhất, đòi hỏi cần có sự chuẩn hoá, tích hợp và phối hợp đồng bộ giữa các đơn vị CNTT trong toàn ngành. Để thực hiện được mục tiêu nói trên, Cục cùng các đơn vị trong Bộ đã chủ động rà soát dự toán CNTT 2013 từ sớm và trình bộ ban hành dự toán trong tháng 12/2012.
Bên cạnh đó, dự kiến Cục TH&TKTC sẽ xây dựng và trình Bộ ban hành 03 quy định, quy chế là: Quy chế quản lý hoạt động của cổng thông tin điện tử trong quý I/2013; Cập nhật, bổ sung quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật hạ tầng CNTT cho phù hợp với khả năng đáp ứng của hãng cung cấp trong tháng 7/2013; Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT thay thế quy chế 2699… để tạo cơ chế chính sách và hành lang pháp lý tổ chức và triển khai thực hiện thống nhất, từng bước đồng bộ, hoàn thiện đáp ứng cá yêu cầu quản lý và tổ chức triển khai ứng dụng CNTT và thống kê trong ngành Tài chính.
Đặc biệt, hình thức họp trực tuyến sẽ được Cục TH&TKTC tiếp tục hoàn thiện hệ thống điện tử đa phương tiện hỗ trợ chỉ đạo điều hành. Dự kiến trong năm 2013 và 2014 sẽ mở rộng lên khoảng 190 điểm cầu của các đơn vị hệ thống tại các tỉnh. Theo đánh giá của đại biểu tham gia Hội nghị tại 8 điểm cầu hiện nay, việc đổi mới hình thức tổ chức hội nghị trực tuyến là một bước đột phá về ứng dụng CNTT trong việc cải cách thủ tục hành chính.
Hình thức này đã giúp tiết giảm chi phí, thời gian cho đại biểu. Đồng thời, các thông tin chỉ đạo điều hành của lãnh đạo Bộ, ý kiến của thủ trưởng, lãnh đạo các đơn vị cũng được truyền tải công khai, minh bạch và trực tiếp tới các cấp, từ đó tăng cường tính hiệu quả trong công tác thực thi các nhiệm vụ. Bên cạnh việc tiết giảm về chi phí, việc họp giao ban trực tuyến còn mang lại những lợi ích to lớn khác như: rút ngắn khoảng cách giữa các đơn vị trong ngành Tài chính; nhiều cán bộ được tham gia hơn, họ có thể nhận được chỉ đạo trực tiếp, rõ ràng từ lãnh đạo Bộ, từ đó nâng cao chất lượng cuộc họp.
Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của năm 2013 vẫn sẽ là đẩy mạnh hạ tầng kỹ thuật về an ninh bảo mật, Data center, máy chủ…Theo đó, Dự án an toàn bảo mật hệ thống thông tin tài chính sẽ được tổ chức thực hiện lập dự án khả thi, trình Bộ phê duyệt trong quý II/2013. Cùng với đó, dự án hệ thống thông tin dự phòng thảm hoạ sẽ được Cục TH&TKTC phối hợp đơn vị tư vấn lập dự án đảm bảo đáp ứng mục tiêu, yêu cầu, trình Bộ phê duyệt đầu tư dự án trong tháng 6/2013.
Nhiệm vụ của Cục còn nhiều bộn bề khi mà hàng loạt dự án cũng đồng thời được triển khai như: Dự án nâng cấp, mở rộng hạ tầng truyền thông thống nhất ngành Tài chính yêu cầu phải hoàn thành tư vấn lập dự án, trình Bộ phê duyệt đầu tư dự án trong tháng 4/2013 và đưa mô hình, giải pháp mới vào vận hành từ 01/01/2014. Ngay trong năm 2013, sẽ phải trình Bộ phương án thuê kênh truyền (từ năm 2014) đảm bảo về dung lượng, chất lượng đáp ứng yêu cầu trao đổi dữ liệu, khai thác các ứng dụng, các dịch vụ mạng; Dự án đồng bộ cho cơ quan tài chính địa phương đáp ứng yêu cầu ứng dụng CNTT phục vụ công tác quản lý tài chính tại cơ quan tài chính địa phương; Dự án cơ sở dữ liệu quốc gia về tài chính…
Đáng chú ý, một mục tiêu mới cần thực hiện trong nhiệm vụ năm 2013 là hoàn thiện quy trình quản lý nội bộ trong quý I/2013, ổn định tổ chức, bộ máy, nhân sự sự của Cục theo chức năng nhiệm vụ mới được giao, trình bộ đề án tuyển dụng để bổ sung thêm nguồn lực về số lượng cũng như củng cố chất lượng, từng bước hình thành nguồn lực có đủ năng lực tiếp nhận quản trị, vận hành các hệ thống lớn đảm bảo an ninh, an toàn thông tin.
Hiện nay, theo đánh giá, chất lượng cán bộ, công chức tại các đơn vị chưa đồng đều, một số cán bộ có trình độ phải kiêm nhiệm nhiều công việc dẫn đến quá tải, trong khi đó, cán bộ mới được tuyển dụng chưa thể nắm bắt, đáp ứng ngay được yêu cầu đối với các công việc được giao dẫn đến không đảm bảo tiến độ cũng như chất lượng công việc.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại nam định Chính vì thế, thời gian tới Cục sẽ nghiên cứu quy hoạch đào tạo theo chuẩn, trong đó tập trung các nội dung đào tạo chuyên sâu đội ngũ cán bộ CNTT của Cục, các đơn vị hệ thống đảm bảo cho quản trị vận hành các hệ thống lớn của Bộ, đảm bảo cung cấp đội ngũ lành nghề đáp ứng được yêu cầu của hệ thống tài chính trong tương lai, có được sự sẵn sàng của nguồn nhân lực CNTT để triển khai, vận hành và bảo trì các ứng dụng, hạ tầng của ngành Tài chính theo xu hướng phát triển CNTT trên thế giới.
Nguồn nhân lực hiện đại, công nghệ hiện đại sẽ là nền tảng để ngành Tài chính tăng tốc từ đầu năm, mở rộng dịch vụ công tài chính điện tử trên phạm vi toàn quốc, vươn lên vị trí hàng đầu về CNTT trong khối cơ quan Chính phủ.
Tuy năm 2012, công tác ứng dụng CNTT toàn ngành Tài chính vẫn còn những điểm cần hoàn thiện, song Thứ trưởng Bộ Tài chính Phạm Sỹ Danh đánh giá Cục TH&TKTC cùng các đơn vị hệ thống đã có sự phối hợp rất tốt trong triển khai nhiệm vụ ứng dụng CNTT trên tất cả lĩnh vực: Vừa làm nhiệm vụ quản lý nhà nước về CNTT đối với ngành Tài chính, vừa trực tiếp triển khai ứng dụng CNTT, đồng thời, đã từng bước thực hiện chức năng thống kê tài chính; Vừa chăm lo hạ tầng kỹ thuật, đồng thời phát triển ứng dụng; Quan tâm thực hiện nhiệm vụ chính trị mà đã chăm lo kiện toàn tổ chức bộ máy tổ chức và cán bộ. Nhìn chung, các lĩnh vực công tác của Cục và đơn vị hệ thống đã bắt đầu có chuyển biến tích cực, thể hiện rõ nét nhất trong công tác phối hợp giải ngân đầu tư CNTT.

Trung tâm kế toán thực hành Tại nam định “Với kết quả như vậy, tôi hoan nghênh, đồng thời, cám ơn các cán bộ làm việc trong lĩnh vực CNTT toàn hệ thống đã giúp Bộ triển khai, phát triển ứng dụng CNTT năm 2012, góp phần thực hiện các mục tiêu kinh tế – xã hội mà Chính phủ đặt ra. Mặt khác, trước mắt năm 2013 nền kinh tế nói chung và ngành Tài chính còn gặp nhiều khó khăn đòi hỏi các đơn vị cần triển khai công việc đã đăng ký ngay trong tháng đầu năm này. Cụ thể, năm 2013 có nhiệm vụ quan trọng là Bộ sẽ tiếp nhận “siêu” dự án TABMIS và các dự án lớn khác của Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước với quy mô rộng và trình độ công nghệ cao. Do đó, Cục TH&TKTC cần chuẩn bị kế hoạch tổng thể để tham mưu giúp Bộ quản trị, giám sát, vận hành hiệu quả các Dự án lớn này. Bên cạnh đó, ngoài việc hoàn thành Kế hoạch 5 năm 2011-2015, các đơn vị cần rà soát cơ chế chính sách quản lý, đầu tư ứng dụng CNTT sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước theo Nghị định 102/2009/NĐ-CP để có nền tảng triển khai việc đầu tư trong khi chờ sửa đổi Nghị định. Đồng thời, lên phương án tiếp cận hướng sửa đổi Quyết định 2699/QĐ-BTC của Bộ Tài chính về việc ban hành Quy chế quản lý đầu tư ứng dụng CNTT tại các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ Tài chính để ngay khi NĐ 102 được sửa đổi sẽ ban hành. Tuyệt đối không để có thời gian chết cho ứng dụng CNTT bởi CNTT là huyết mạch của ngành Tài chính” – Thứ trưởng Phạm Sỹ Danh nhấn mạnh.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại bắc ninh
[Read More...]


73% nhân viên Việt Nam kỳ vọng doanh nghiệp hỗ trợ làm việc di động



Khảo sát của VMware cho thấy 73% nhân viên tại Việt Nam kỳ vọng doanh nghiệp của mình hỗ trợ làm việc di động bằng cách cho phép truy xuất tới ứng dụng cần dùng trên thiết bị cá nhân.
Nghiên cứu MeConomy được Công ty tư vấn nghiên cứu và marketing Acorn thực hiện với xấp xỉ 2.455 người tham gia trong độ tuổi từ 18 tới 64 làm việc trong các tổ chức có hơn 1.000 nhân viên, và có ít nhất 15 giờ làm việc mỗi tuần.

97% người đang đi làm được khảo sát cho biết từng làm việc di động và làm việc bên ngoài văn phòng

Nghiên cứu được thực hiện với 14 thị trường khu vực châu Á, Thái Bình Dương và Nhật Bản (bao gồm: Úc, Trung Quốc, Hong Kong, Ấn Độ, Indonesia, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Philippines, Singapore, Hàn Quốc, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam). Nghiên cứu VMware MeConomy 2014 đã tiến hành khảo sát hàng nghìn nhân lực, những người thường được gọi là Người lao động thế hệ mới, về thái độ cũng như thông tin liên quan về nhân viên hiện đại trong xã hội di động.

Tại Việt Nam, nghiên cứu này cho thấy 97% người đang đi làm được khảo sát cho biết từng làm việc di động và làm việc bên ngoài văn phòng. Hơn 80% tin rằng họ có thể duy trì được hiệu quả công việc khi làm việc ở ngoài văn phòng ít nhất là 50% tổng số thời gian. Thú vị hơn, 58% người đang đi làm cảm nhận công việc chính là “thứ được thực hiện ở bất cứ đâu mà bạn đang hiện diện”. Điều này phản ánh một thực tế mới khi ngày càng có nhiều nhân viên muốn được làm việc bên ngoài văn phòng ở bất cứ thời gian và trên bất cứ thiết bị làm việc nào.

“Như chúng ta thấy, di động đang thay đổi cách thức chúng ta làm việc cũng như khiến các doanh nghiệp phải nhanh chóng thích ứng theo. Các công ty sẽ đối mặt với một thời kỳ khó khăn trong kỷ nguyên điện toán đám mây và di động mới này khi các kỳ vọng kinh doanh về công nghệ thông tin (CNTT) tăng theo cấp số nhân với sự gia tăng nhanh chóng người dùng di động mới trong tổng số lực lượng lao động hiện có cùng hàng triệu ứng dụng, dịch vụ mới mặc cho ngân sách CNTT đang hạn hẹp” - ông Huỳnh Phúc Yêm Quán, Tổng giám đốc VMware Việt Nam cho biết.

Với nhiều thiết bị có thể truy cập mạng như laptop, máy tính bảng và smartphone, nhân viên di động đang tạo áp lực lên các phòng ban CNTT trong việc cung cấp dịch vụ và truy xuất thông tin cấp độ cao mà không gặp sự cố.

Các nhân viên được khảo sát tại Việt Nam cho biết họ kỳ vọng doanh nghiệp của họ hỗ trợ cho làm việc di động bằng cách cho phép họ truy xuất tới ứng dụng cần dùng trên thiết bị cá nhân (73%), cho phép sử dụng thiết bị cá nhân tại nơi làm việc (67%), và có chính sách làm việc linh hoạt và toàn diện (62%).

Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Đối với hỗ trợ kỹ thuật, các nhân viên muốn được hướng dẫn sử dụng/truy xuất tới hệ thống CNTT doanh nghiệp bằng thiết bị riêng của cá nhân (66%), được truy cập mạng nhanh hơn (62%) và được cung cấp các thiết bị để làm việc, hồi đáp nhanh/theo thời gian thực các yêu cầu hỗ trợ CNTT của họ và có thái độ cũng như hỗ trợ tích cực hơn cho nhân viên di động (52%)

Nhằm giúp bộ phận IT có thể hỗ trợ người dùng di động tốt hơn, gần đây VMware đã giới thiệu VMware Horizon 6, một danh mục các sản phẩm nâng cấp bao gồm nhiều giải pháp điện toán người dùng cuối được thiết kế để đơn giản hóa quá trình sử dụng và quản lý ứng dụng và máy trạm ảo thông qua một nền tảng duy nhất.

VMware Horizon 6 mang lại không gian làm việc hợp nhất, cho phép bộ phận IT có thể cấp phát, bảo vệ và quản lý các ứng dụng và hệ thống Windows cho nhân viên một cách hiệu quả hơn trên các nền tảng thiết bị ảo hóa, vật lý và cá nhân. VMware Horizon 6 không những cho phép bộ phận IT có thể đáp ứng nhu cầu của lực lượng làm việc di động, mà còn giúp họ giảm chi phí và đảm bảo nhân viên có thể làm việc ở bất cứ thời gian, địa điểm và trên bất cứ thiết bị nào.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức
Ông Huỳnh Phúc Yêm Quán cho biết: “Khách hàng muốn chuyển đổi ứng dụng và máy trạm doanh nghiệp sang kỷ nguyên điện toán đám mây và di động để tăng cường khả năng truy cập cho nhân viên từ bất cứ thiết bị nào, từ bất cứ đâu thông qua một giải pháp toàn diện đơn giản, an toàn và chi phí hợp lý. VMware Horizon™ 6 giải quyết những vấn đề này và mang lại những tính năng mới với chi phí gần như không đổi so với nền tảng máy trạm vật lý truyền thống”.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hoàn kiếm Nguồn Diễn Đàn Doanh Nghiệp

[Read More...]


Đẩy nhanh xây dựng cộng dồng ASIAN



Hội nghị cấp cao ASEAN đã bế mạc chiều 11-5 với việc các nhà lãnh đạo thông qua Tuyên bố Nay Pyi Taw về xây dựng cộng đồng ASEAN 2015 và Tuyên bố chủ tịch về kết quả hội nghị.

Các lãnh đạo ASEAN trong phần bắt tay đoàn kết truyền thống - Ảnh: Thanh Tuấn

Tuyên bố Nay Pyi Taw khẳng định việc xây dựng cộng đồng ASEAN vào cuối năm 2015 sẽ chỉ thực hiện được nếu các nước chịu hội nhập sâu rộng hơn và giảm bớt khoảng cách giữa các thành viên ASEAN. Ngoài ra, ASEAN cần nâng cao khả năng để giải quyết các vấn đề hiện tại và các vấn đề đang phát sinh của khối một cách nhanh chóng.

Những thách thức với việc thành lập cộng đồng kinh tế vẫn còn đó. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long tại hội nghị đã kêu gọi ASEAN cần phải đoàn kết và thống nhất trong các vấn đề lợi ích chủ chốt của các thành viên. Ông khẳng định các nhà lãnh đạo phải có ý chí chính trị giải quyết các vấn đề lớn thì mới có thể đạt được tầm nhìn là trở thành cộng đồng kinh tế vào năm tới.

Cho tới nay, ASEAN đã đạt được khoảng 70% đề mục công việc cho việc hình thành cộng đồng kinh tế, nhưng 30% còn lại đều là những vấn đề rất gai góc như hải quan, giao thương dịch vụ và việc gỡ bỏ các hàng rào phi thuế quan.

Trung tâm kế toán thực hành Tại long biên Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) thực tế dự đoán cộng đồng kinh tế của khối (AEC) sẽ chỉ thật sự đi vào hoạt động vào năm 2025, tức mười năm sau mục tiêu của ASEAN, vì những cản trở về phi thuế quan từ các nước thành viên. “Rất khó để ASEAN có thể đạt được toàn bộ mục tiêu vào năm 2015. Điều này là rất rõ. Nhìn trên báo cáo thành tích của ASEAN cũng thấy” - ông Jayant Menon, kinh tế trưởng phụ trách về hội nhập khu vực của ADB, nói với báo giới.

Theo giới quan sát, việc hình thành AEC sẽ biến ASEAN thành một thị trường và dẫn tới giai đoạn mới mà cạnh tranh các ngành trong khu vực sẽ trở thành “phi biên giới”. Nhưng Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cho rằng việc hình thành thị trường chung này sẽ tốt cho người dân và các doanh nghiệp. Ông cũng khẳng định cần phải tăng cường nhận thức cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ để họ ý thức được lợi ích của AEC. “Chúng ta phải dũng cảm và đi trước để cải thiện tương lai cho các nước và người dân” - ông nhấn mạnh.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Với các nước bên ngoài, ông kêu gọi việc đẩy nhanh đàm phán hiệp định thương mại giữa ASEAN với sáu nước đối tác (RCEP) trong đó có Úc và Trung Quốc. “ASEAN phải tiếp tục thể hiện khả năng lãnh đạo và có cách tiếp cận sáng tạo khi cần” - ông nói.

Tuyên bố của các nhà lãnh đạo cho rằng ASEAN cần tiếp tục cải tiến bộ máy tổ chức, tăng cường hoạt động của Ban thư ký ASEAN nhằm hỗ trợ tốt hơn các mục tiêu của ASEAN trong thời gian tới.
Về định hướng phát triển sau năm 2015, lãnh đạo các nước ASEAN khẳng định cần phát huy vai trò chủ đạo của ASEAN trong xử lý các vấn đề chiến lược ở khu vực, trong các cơ chế hợp tác và mạng lưới liên kết đa tầng nấc, đa lĩnh vực ở Đông Á. dịch vụ làm báo cáo tài chính tại Quận Tây Hồ
[Read More...]


Không đánh giá tác động môi trường bị phạt 247 triệu đồng



Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Huỳnh Văn Quang đã ký quyết định xử phạt Công ty trách nhiệm hữu hạn QL Việt Nam Agroresources (Malaysia) tại xã Mỏ Công, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh 274 triệu đồng về hành vi không lập báo cáo đánh giá tác động môi trường khi đưa vào hoạt động theo quy định.

Theo đề nghị xử phạt của Sở Tài nguyên và Môi trường Tây Ninh, trong 2 ngày 25 và 31-3, Sở đã kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đối với trang trại chăn nuôi gà của công ty trên.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Kết quả kiểm tra cho thấy tuy công ty đã đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải, khí thải nhưng không lập hồ sơ đề nghị ngành chức năng kiểm tra, xác nhận việc đã thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường phục vụ vận hành và gửi cơ quan chức năng phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường để được kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào hoạt động.

Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Công ty có xây dựng 3 kho chứa phân gà, có mái che, tường bao quanh nhưng chưa che chắn kín. Một khối lượng lớn phân gà còn để ngoài trời, mùi hôi thối phát tán ra môi trường.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại hoàng mai Nguồn Báo Hải Quan

[Read More...]


Bắt đầu triển khai gói tín dụng 50.000 tỷ đồng



Tập đoàn Thiên Thanh và Ngân hàng Xây dựng Việt Nam (VNCB) vừa tổ chức Hội nghị triển khai thực hiện “Chuỗi liên kết tài trợ sửa chữa, xây nhà ở trả chậm” trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Chương trình sẽ được áp dụng tiên phong tại địa bàn trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh. Ảnh: TTXVN

Mô hình tín dụng liên kết 4 nhà mà VNCB và Tập đoàn Thiên Thanh đề cập thời gian gần đây kèm theo gói tín dụng hỗ trợ 50.000 tỷ đồng sẽ bắt đầu triển khai từ ngày 18/5 tới tại TP. Hồ Chí Minh.

Ông Phan Thành Mai, Tổng giám đốc VNCB cho biết, chương trình “Chuỗi liên kết tài trợ sửa chữa, xây nhà ở trả chậm” sẽ cung ứng khoảng 10.000 tỷ đồng tín dụng nhằm đáp ứng nhu cầu vốn cho khách hàng để xây dựng mới, xây dựng bổ sung, sửa chữa nhà ở hoặc để kinh doanh như cho thuê, làm địa điểm kinh doanh cũng như bổ sung vốn cho nhà thầu chính để thanh toán tiền mua vật liệu xây dựng, nhân công cho các nhà thầu phụ khi thi công cho khách hàng, với nguyên tắc cấp tín dụng vốn đúng đối tượng và mục đích sử dụng vốn nhằm kiểm soát chặt chẽ dòng tiền giải ngân, thu nợ, từ đó hạn chế tối đa nợ xấu phát sinh.

Tham gia chương trình này, khách hàng được vay 100% giá trị xây/sửa chữa và chỉ chịu lãi đối với khoản vay tính từ thời điểm hoàn thiện nhận bàn giao căn nhà, thời hạn vay tối đa đến 20 năm với lãi suất năm đầu tiên dưới 9%/năm, phương án trả nợ linh hoạt.

Trung tâm kế toán thực hành Tại bắc ninh Mục tiêu của chương trình nhằm khơi thông hàng hóa vật liệu xây dựng thông qua các hình thức trả chậm và đối trừ, giảm lưu thông tiền mặt góp phần giảm lạm phát, hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận tín dụng mới khi còn có các khoản vay cũ v.v.

Điểm ưu việt của chương trình này là tất cả các bên tham gia cùng ký kết một hợp đồng và nhiều ngân hàng thương mại có thể cùng tham gia tài trợ cho các doanh nghiệp trong chuỗi. Với các dự án khả thi, chủ đầu tư được vay mà không nhất thiết cần tài sản đảm bảo, chỉ cần đối ứng bằng vật liệu xây dựng cung ứng cho công trình. Các doanh nghiệp có khoản nợ ở các ngân hàng khác có thể được khoanh nợ và tiếp tục được vay vốn theo mục đích mới của chuỗi liên kết 4 nhà.
Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng
Chương trình sẽ được áp dụng tiên phong tại địa bàn trọng điểm Thành phố Hồ Chí Minh và sau đó sẽ triển khai tiếp tục đến các khu vực Hà Nội, Đà Nẵng và Cần Thơ để tạo cơ hội tiếp cận được hầu hết khách hàng cá nhân, khách hàng doanh nghiệp đang có nhu cầu xây, sửa chữa nhà ở trả chậm với nhiều chính sách ưu đãi về lãi suất và các dịch vụ.
dịch vụ kế toán thuế trọn gói tại tây hồ Nguồn Báo Đầu Tư BDS
[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page