Hướng dẫn kế toán hạch toán chi phí quảng cáo Google, Facebook mới nhất



Cùng với sự phát triển của xã hội, việc đầu tư vào marketing đặc biệt là chi phí cho quảng cáo Google, Facebook trở thành khoản chi phí thường xuyên tại nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là 2 đơn vị hoạt động xuyên quốc gia, chỉ chấp nhận thanh toán qua 2 loại thẻ là Visa/mastercard và không xuất hóa đơn GTGT. Vậy đối với các khoản chi phí này thì kế toán cần thực hiện hạch toán như thế nào?

>> Hướng dẫn kế toán hạch toán chi phí lãi vay phải trả
>> Hướng dẫn hạch toán chi phí công tác bằng máy bay tại các doanh nghiệp
>> Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như thế nào?
>> Hướng dẫn hạch toán chi phí thuê máy thi công

1. Doanh nghiệp ký kết hợp đồng quảng cáo đối với các đơn vị quảng cáo trong nước

Đối với các đơn vị quảng cáo trong nước cần các hồ sơ, chứng từ sau:
Hợp đồng cung cấp dịch vụ
Hóa đơn (doanh nghiệp cung cấp dịch vụ quảng cáo phải xuất hóa đơn, nếu sử dụng hóa đơn VAT thì thuế suất VAT là 10%)
Biên bản nghiệm thu hợp đồng quảng cáo
Chứng từ thanh toán
Cách hạch toán:
Nợ TK 641 (TT200)
Nợ TK 6421 (TT133)
Nợ TK 1331
Có TK 111, 112, 131

hạch toán chi phí quảng cáo
2. Doanh nghiệp ký kết hợp đồng quảng cáo đối với các đơn vị quảng cáo nước ngoài

Thông thường, các nhà mạng/nhà quảng cáo quốc tế (không đăng ký thuế tại Việt Nam) không có Hợp đồng dạng văn bản giấy và Hoá đơn của Việt Nam mà thường có các điều khoản giao kết ngay trên trang quảng cáo.

Theo đó, nếu khách hàng có nhu cầu quảng cáo và chấp nhận các quy định về thời gian, phương thức, mức tiền chấp nhận thanh toán qua thẻ tín dụng hoặc tài khoản ngân hàng,… thì sẽ tiến hành thực hiện (mua) dịch vụ của nhà cung cấp. Do đó, bộ chứng từ cần thiết để doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ bao gồm:

Quy chế của doanh nghiệp về việc mua các dịch vụ qua mạng, trong đó có quảng cáo phù hợp với các Luật
Tờ trình nhu cầu chạy quảng cáo của bộ phận kinh doanh cần quảng cáo với cấp trên, kèm theo bản in các điều khoản mà nhà mạng/trang quảng cáo đó đưa ra (giá cả, phương thức quảng cáo, cách trả tiền, thời gian chạy quảng cáo,…) được lãnh đạo DN phê duyệt
Biên bản báo cáo nghiệm thu của bộ phận phụ trách hoặc bằng chứng chứng minh quảng cáo của doanh nghiệp hoàn thành theo hợp đồng trên
Chứng từ thanh toán: Sao kê ngân hàng kèm uỷ nhiệm chi, séc của DN chứng minh việc DN thanh toán tiền trả cho trang quảng cáo
Tờ khai hải quan và chứng từ nộp thuế nhà thầu nước ngoài theo quy định tại Thông tư số 78/2014 và số 103/2014.
Sau khi khai và nộp hộ thuế GTGT nhà thầu nước ngoài, doanh nghiệp được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào đối với khoản thuế GTGT nộp thay cho nhà thầu nước ngoài và tiến hành hạch toán như sau:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Cách hạch toán:
Khi phát sinh chi phí quảng cáo với bên nhà mạng/ trang quảng cáo nước ngoài:
Nợ TK 641,642
Nợ TK 1331
Có TK 331
Hạch toán thuế nhà thầu phải nộp thay:
Nợ TK 331
Có TK 3338
Khi nộp thuế nhà thầu:
Nợ TK 3338
Có TK 111, 112
Khi thanh toán cho nhà cung cấp:
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Nợ TK 331
Có TK 112

Lưu ý:
Vì tất cả các hóa đơn, biên lai do Google hoặc Facebook cung cấp đều chưa có thuế GTGT (VAT) nên khi kê khai thuế nhà thầu, doanh nghiệp phải kê khai đầy đủ 2 chỉ tiêu là: Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu và Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế, đồng thời phải nộp đủ tiền thuế trên tờ khai thì mới được xác nhận là chi phí được trừ khi tính thuế TNDN.

Tỷ lệ % để tính thuế GTGT trên doanh thu đối với ngành kinh doanh dịch vụ là: 5%
Khoản 2a, điều 12, Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014.
Tỷ lệ (%) thuế TNDN tính trên doanh thu tính thuế đối với ngành kinh doanh dịch vụ là: 5%
Khoản 2a, điều 13, Thông tư 103/2014/TT-BTC ngày 06 tháng 08 năm 2014
Đăng ký nhận tài liệu kế toán bổ ích
Mời bạn để lại email để nhận thêm các tài liệu, kiến thức dành cho kế toán từ MISA
Mời bạn nhập email
form-news
>> Hướng dẫn kế toán hạch toán chi phí lãi vay phải trả
>> Hướng dẫn hạch toán chi phí công tác bằng máy bay tại các doanh nghiệp
>> Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như thế nào?
>> Hướng dẫn hạch toán chi phí thuê máy thi công
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Tổng hợp

[Read More...]


Kế toán cần biết: 16 Khoản chi phí không được tính vào Chi phí hợp lý



Theo quy định tại Khoản 2 Điều 6 của Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 2/8/2014. Hiện tại có 16 Khoản chi phí không được tính vào Chi phí hợp lý, kế toán nên biết những khoản chi phí này để hạch toán cho đúng và hợp lý.

>> Kế toán chi phí là gì? Công việc của kế toán chi phí
>> Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì?
>> Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như thế nào?

1. Chi phí khấu hao tài sản cố định

- Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không được sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.

- Chi phí khấu hoa đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp (Trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

- Chi phí khấu hao đối với tài sản cố định không được quản lý, theo dõi, hạch toán trong sổ sách kế toán của doanh nghiệp theo chế độ quản lý tài sản cố định và hạch toán kế toán hiện hành.

- Phần trích khấu hao vượt mức quy định hiện hành của Bộ Tài chính về chế độ quản lý, sử dụng và tríc khấu hap tài sản cố định, các khoản chi phí không được trừ.

- Doanh nghiệp phải thông báo phương pháp trích khấu hao tài sản cố định mà doanh nghiệp lựa chọn áp dụng với cơ quan thuế trực tiếp quản lý trước khi thực hiện trích khấu hao. Doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được trích khấu hao nhanh nhưng đối đa không quá 2 lần mức khấu hao theo phương pháp đường thẳng và phải đảm bảo kinh doanh có lãi.

- Phần trích khấu hao đối với xe ô tô dưới 9 chỗ ngồi đối với Doanh nghiệp không được chuyên kinh doanh vận tải hành khách, du lịch, khách sạn thì chỉ được tính vào chi phí được phần khấu hao tương ứng với phần giá trị 1,6 tỷ đồng.

- Khấu hao đối với tài sản cố định đã khấu hao hết giá trị.

- Trường hợp tài sản cố định thuộc quyền sở hữu của Doanh nghiệp đang dùng cho sản xuất kinh doanh thì trong khoảng thời gian tạm dừng đó, Doanh nghiệp được trích khấu hao và khoản chi phí khấu hao tài sản cố định trong thời gian tạm dừng được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế. Doanh nghiệp phải lưu giữ và cung cấp đầy đủ hồ sơ, lý do của việc tạm dừng tài sản cố định khi cơ quan thuế yêu cầu.

- Quyền sử dụng đất lâu dài không được trích khấu hao và phân bổ vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

chi phí không được tính vào chi phí hợp lý

2. Chi phí phân bổ công cụ dụng cụ

Đối với tài sản là công cụ, dụng cụ, bao bì luân chuyển,… không đáp ứng được đủ điều kiện xác định là tài sản cố định theo quy định thì chi phí mua tài sản nêu trên được phân bổ dần vào chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng tối đa không quá 3 năm.

3. Chi nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa phần vượt mức tiêu hao hợp lý

- Doanh nghiệp tự xây dựng, quản lý định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, hàng hóa sử dụng vào sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản xuất, kinh doanh. Định mức này được xây dựng từ đầu năm hoặc đầu kỳ sản xuất sản phẩm và lưu tại Doanh nghiệp.

- Trường hợp một số nguyên liệu, vật liệu, nhiên liệu, hàng hóa Nhà nước đã ban hành định mức tiêu hao thì thực hiện theo định mức của Nhà nước đã ban hành.

4. Chi phí của Doanh nghiệp mua hành hóa, dịch vụ

(Không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo Mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này). Không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

- Mua hàng hóa là nông sản, hải sản, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra;

- Mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá song, mây rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu được tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công không kinh doanh trực tiếp bán ra;

- Mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt;

- Mua hàng hóa, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân kinh doanh (Không bao gồm các trường hợp nêu trên) có mức doanh thu dưới ngưỡng doanh thu chịu thuế giá trị gia tăng (100 triệu đồng/năm).

5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động

5.1. Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động Doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.

5.2. Các khoản lương, tiền thưởng cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:

- Hợp đồng lao động;

- Thỏa ước lao động tập thể;

- Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn.

- Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định chế tài của Công ty, Tổng công ty.



5.3. Chi tiền lương, tiền công và các khảo phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp Doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề. Mức dự phòng hàng năm do Doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.

- Quỹ tiền lương thực hiện là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng hồ sơ quyết toán theo quy định (Không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương thì Doanh nghiệp phải tính giảm chi phí của năm sau.

5.4. Tiền lương, tiền công của Chủ doanh nghiệp tư vấn, Chỉ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên; Thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị mà những ngày này trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.
6. Chi trang phục

Phần chi trang phục bằng hiện vật cho người lao động không có hóa đơn, chứng từ; phần chi trang phục bằng tiền, bằng hiện vật cho người lao động vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Trường hợp doanh nghiệp có chi trang phục cả bằng tiền và hiện vật cho người lao động thì mức chi tối đa để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế không vượt quá 05 (năm) triệu đồng/người/năm.

Đối với những ngành kinh doanh có tính chất đặc thù thì chi phí này được thực hiện theo quy định cụ thể của Bộ Tài chính.

7. Công tác phí

Phần chi phụ cấp cho người lao động đi công tác trong nước và nước ngoài vượt quá 02 lần mức quy định theo hướng dẫn của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Chi phí đi lại và tiền thuê chỗ ở cho người lao động đi công tác nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp theo quy định được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.

Trường hợp doanh nghiệp có khoán tiền đi lại và tiền ở cho người lao động thì được tính vào chi phí được trừ khoản chi khoán tiền đi lại và tiền ở theo quy định của Bộ Tài chính đối với cán bộ công chức, viên chức Nhà nước.

Trường hợp doanh nghiệp có mua vé máy bay qua website thương mại điện tử cho người lao động đi công tác để phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, thẻ lên máy bay (boarding pass) và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển. Trường hợp doanh nghiệp không thu hồi được thẻ lên máy bay của người lao động thì chứng từ làm căn cứ để tính vào chi phí được trừ là vé máy bay điện tử, giấy điều động đi công tác và chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt của doanh nghiệp có cá nhân tham gia hành trình vận chuyển.

8. Chi phí trích bảo hiểm bắt buộc, kinh phí công đoàn

Phần trích nộp các quỹ bảo hiểm bắt buộc cho người lao động vượt mức quy định; phần trích nộp kinh phí công đoàn cho người lao động vượt mức quy định.

9. Phần chi vượt mức 01 triệu đồng/tháng/người

Trích nộp quỹ hưu trí tự nguyện, quỹ có tính chất an sinh xã hội, mua bảo hiểm hưu trí tự nguyện, bảo hiểm nhân thọ cho người lao động.

10. Khoản chi trả trợ cấp mất việc làm.

11. Chi trả tiền điện, tiền nước

Đối với những hợp đồng điện nước do chủ sở hữu là hộ gia đình, cá nhân cho thuê địa điểm sản xuất, kinh doanh ký trực tiếp với đơn vị cung cấp điện, nước không có đủ chứng từ thuộc một trong các trường hợp sau:

- Trường hợp Doanh nghiệp thuê địa điểm sản xuất kinh doanh trực tiếp thanh toán tiền điện, nước với chủ sở hữu cho thuê địa điểm kinh doanh không có bảng kê (Theo mẫu 02/TTDN ban hành kèm theo Thông tư 78/2014/TT-BTC) kèm theo chứng từ thanh toán tiền điện, nước đối với người cho thuê địa điểm sản xuất kinh doanh phù hợp với số lượng điện, nước thực tế tiêu thụ và hợp đồng thuê địa điểm sản xuất kinh doanh.
12. Chi phí trả lãi tiền vay

- Phần chi phí trả lãi tiền vay vốn sản xuất kinh doanh của đối tượng không phải tổ chức tin dụng hoặc tổ chức kinh tế vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm vay.

- Chi trả lãi tiền vay vốn tương ứng phần điều lệ (Đối với Doanh nghiệp tư nhân là vốn đầu tư) đã đăng ký còn thiếu theo tiến độ góp vốn ghi trong điều lệ của Doanh nghiệp kể cả trường hợp doanh nghiệp đã đi vào sản xuất kinh doanh.

13. Lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái

Do đánh giá lại các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế bao gồm chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư cuối năm là: Tiền mặt, tiền gửi, tiền đang chuyển, các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ (Trừ lỗ chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại các khoản nợ phải trả có gốc ngoại tệ cuối kỳ tính thuế).

chi phí không được tính vào chi phí hợp lý

14. Chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới...

Ngoài ra, có chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng. Vượt quá 15% tổng số chi được trừ. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế nêu trên. Đối với hoạt ộng thương mại, tổng số chi phi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hóa bán ra.

Các khoản chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới bị khống chế nêu trên không bao gồm:

– Khoản hoa hồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật về kinh doanh bảo hiểm; hoa hồng trả cho các đại lý bán hàng hóa, dịch vụ đúng giá.

– Khoản hoa hồng trả cho nhà phân phối của các doanh nghiệp bán hàng đa cấp. Đối với tổ chức nhận được khoản hoa hồng thì phải kê khai tính vào thu nhập chịu thuế, đối với cá nhân nhận được hoa hồng thì phải khấu trừ thuế thu nhập cá nhân trước khi chi trả thu nhập.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thái bình – Các khoản chi phát sinh trong nước hoặc ngoài nước (nếu có) như:

-Chi phí nghiên cứu thị trường: thăm dò, khảo sát, phỏng vấn, thu thập, phân tích và đánh giá thông tin; chi phí phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường; chi phí thuê tư vấn thực hiện công việc nghiên cứu, phát triển và hỗ trợ nghiên cứu thị trường;

– Chi phí trưng bày, giới thiệu sản phẩm và tổ chức hội chợ, triển lãm thương mại: chi phí mở phòng hoặc gian hàng trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí thuê không gian để trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vật liệu, công cụ hỗ trợ trưng bày, giới thiệu sản phẩm; chi phí vận chuyển sản phẩm trưng bày, giới thiệu.

15. Các khoản tiền phạt về vi phạm hành chính

– Vi phạm luật giao thông, vi phạm chế độ đăng ký kinh doanh, vi phạm chế độ kế toán thống kê.

– Vi phạm pháp luật về thuế bao gồm cả tiền chậm nộp thuế theo quy định của Luật Quản lý thuế và các khoản phạt về vi phạm hành chính khác theo quy định của pháp luật.

16. Thuế giá trị gia tăng đầu vào đã được khấu trừ hoặc hoàn thuế

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Ngoài ra, còn thuế giá trị gia tăng đầu vào của tài sản cố định là ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống không được, thuế GTGT không được khấu trừ đối với hóa đơn có tổng thanh toán từ 20tr trở lên mà không chuyển khoản. Còn lại số thuế GTGT đầu vào không được khấu trừ DN được hạch toán vào chi phí để tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoặc tính vào nguyên giá của tài sản cố định ( Theo điểm 9, khoản 4 của điều 14 TT 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về thuế GTGT).

– Thuế thu nhập doanh nghiệp trừ trường hợp doanh nghiệp nộp thay thuế thu nhập doanh nghiệp của nhà thầu nước ngoài mà theo thỏa thuận tại hợp đồng nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài, doanh thu nhà thầu, nhà thầu phụ nước ngoài nhận được không bao gồm thuế thu nhập doanh nghiệp; thuế thu nhập cá nhân trừ trường hợp doanh nghiệp ký hợp đồng lao động quy định tiền lương, tiền công trả cho người lao động không bao gồm thuế thu nhập cá nhân.
form-news
>> Kế toán chi phí là gì? Công việc của kế toán chi phí
>> Chi phí quản lý doanh nghiệp gồm những gì?
>> Hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm như thế nào?

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng MISA Tổng hợp

[Read More...]


Nhiều chính sách mới liên quan đến tiền lương có hiệu lực từ tháng 09/2019



Bên cạnh nhiều chính sách mới được áp dụng tại các lĩnh vực khác thì dưới đây là 5 chính sách mới liên quan đến tiền lương sẽ có hiệu lực vào tháng 09/2019.

>> Cập nhật cách tính lương làm thêm giờ mới nhất 2019
>> Giấy xác nhận lương là gì? Mẫu giấy xác nhận lương mới nhất 2019
>> Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công
>> Từ 01/07/2020, miễn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương cho nhiều đối tượng

1. Lương giáo viên giáo dục nghề nghiệp cao nhất 11,92 triệu đồng

Đây là điểm nổi bật nêu tại Thông tư 12/2019/TT-BLĐTBXH hướng dẫn chuyển xếp lương viên chức ngành giáo dục nghề nghiệp.

Theo đó, sẽ căn cứ vào vị trí việc làm, chức trách, nhiệm vụ, năng lực và chuyên môn nghiệp vụ đang đảm nhận để bổ nhiệm và xếp lương cho đối tượng viên chức giáo dục nghề nghiệp. Một số mức lương cụ thể của đối tượng này như sau:

Giảng viên giáo dục nghề nghiệp cao cấp có mức lương cao nhất là 11,92 triệu đồng/tháng;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp chính có mức lương cao nhất là 10,1022 triệu đồng/tháng;
Giảng viên giáo dục nghề nghiệp lý thuyết có mức lương cao nhất là 7,4202 triệu đồng/tháng…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 26/9/2019.

2. Thù lao giáo viên dạy nghề sơ cấp tối đa 02 triệu đồng/người/buổi

Đây là nội dung được sửa đổi tại Thông tư 40/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 28/6/2019.

Theo đó, mức thù lao cho giáo viên dạy nghề sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng được quy định cụ thể như sau:

Giáo viên cơ hữu đang làm việc tại các cơ sở đào tạo của Nhà nước áp dụng mức tiền lương, phụ cấp theo lương của giảng viên, giáo viên hiện nay;
Người dạy không phải giáo viên cơ hữu thì được trả thù lao tối đa không quá 02 triệu đồng/người/buổi.
Giáo viên, người dạy nghề, cán bộ quản lý đạo tạo thường xuyên xuống thôn, bản, phum, sóc có điều kiện đặc biệt khó khăn từ 15 ngày trở lên trong tháng thì được hưởng phụ cấp lưu động là 298.000 đồng…
Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 01/9/2019.

chính sách tiền lương có hiệu lực từ tháng 9/2019

3. Mức trợ cấp cao nhất cho quân nhân xuất ngũ là 2,235 đồng/tháng

Ngày 24/7/2019, Bộ Quốc phòng ban hành Thông tư 106/2019/TT-BQP hướng dẫn điều chỉnh trợ cấp hàng tháng với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc.

Theo đó, cùng với việc tăng mức lương cơ sở thì mức trợ cấp hàng tháng cho quân nhân, người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân đã phục viên, xuất ngũ, thôi việc từ ngày 01/7/2019 như sau:

Từ đủ 15 năm đến dưới 16 năm: 1,891 triệu đồng/tháng
Từ đủ 16 năm đến dưới 17 năm: 1,977 triệu đồng/tháng
Từ đủ 17 năm đến dưới 18 năm: 2,064 triệu đồng/tháng
Từ đủ 18 năm đến dưới 19 năm: 2,150 triệu đồng/tháng
Từ đủ 19 năm đến dưới 20 năm: 2,235 triệu đồng/tháng
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 08/9/2019.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức 4. Nguồn kinh phí để tăng lương năm 2019 tại các đơn vị sự nghiệp

Để thực hiện việc tăng lương cơ sở lên 1,49 triệu đồng/tháng trong năm 2019 cho các đơn vị sự nghiệp công lập, nguồn kinh phí được xác định theo quy định tại Thông tư 46/2019/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành ngày 23/7/2019 như sau:

Nguồn thực hiện cải cách tiền lương đến hết năm 2018 chưa sử dụng hết chuyển sang năm 2019 (nếu có);
Tối thiểu 40% số thu được để lại theo chế độ năm 2019 (phần còn lại sau khi đã sử dụng để thực hiện đến mức lương cơ sở 1,39 triệu đồng/tháng);
Với số thu từ dịch vụ khám chữa bệnh, y tế dự phòng… của cơ sở y tế công lập thì sử dụng tối thiểu 35%;
Nguồn tiết kiệm 10% chi thường xuyên dự toán năm 2019 tăng thêm so với năm 2018 được cấp có thẩm quyền giao…
Thông tư này có hiệu lực từ ngày 06/9/2019.

5. Công chức ngạch Văn thư có hệ số lương cao nhất là 6,78

Có 03 đối tượng công chức văn thư được hướng dẫn xếp lương theo quy định tại Thông tư 10/2019/TT-BNV:

Ngạch văn thư chính (mã số 02.006) áp dụng bảng lương công chức loại A2 (nhóm 1);
Ngạch văn thư (mã số 02.007) áp dụng bảng lương công chức loại Al;
Ngạch văn thư trung cấp (mã số 02.008) áp dụng bảng lương công chức loại B.
Trong đó, mức lương cao nhất là hơn 10 triệu đồng/tháng với hệ số 6,78; thấp nhất là hơn 2,7 triệu đồng/tháng với hệ số 1,86…

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng Thông tư này có hiệu lực từ ngày 20/9/2019.
Đăng ký nhận tài liệu kế toán bổ ích
Mời bạn để lại email để nhận thêm các tài liệu, kiến thức dành cho kế toán từ MISA
Mời bạn nhập email
form-news
>> Cập nhật cách tính lương làm thêm giờ mới nhất 2019
>> Giấy xác nhận lương là gì? Mẫu giấy xác nhận lương mới nhất 2019
>> Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công
>> Từ 01/07/2020, miễn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương cho nhiều đối tượng
>> Cập nhật cách tính lương làm thêm giờ mới nhất 2019
>> Giấy xác nhận lương là gì? Mẫu giấy xác nhận lương mới nhất 2019
>> Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công
>> Từ 01/07/2020, miễn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương cho nhiều đối tượng

>> Cập nhật cách tính lương làm thêm giờ mới nhất 2019
>> Giấy xác nhận lương là gì? Mẫu giấy xác nhận lương mới nhất 2019
>> Hướng dẫn cách tính tiền lương theo ngày công
>> Từ 01/07/2020, miễn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương cho nhiều đối tượng

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Tổng hợp

[Read More...]


Kế toán thực hiện hạch toán chi phí quà tặng bánh trung thu như thế nào?



Dịp trung thu là thời điểm nhiều doanh nghiệp mua bánh trung thu để tặng khách hàng, đối tác hay nhân viên của mình nhằm tạo dựng mối quan hệ tốt đẹp. Vậy chi phí mua bánh trung thu được tính vào đâu, kế toán các doanh nghiệp cần hạch toán như thế nào và có được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp ứng các điều kiện đặt ra?

>> Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng mới nhất
>> Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất hàng hóa cho, biếu tặng
>> Hướng dẫn hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán

1. Quy định về thuế GTGT đầu vào của hàng dùng để biếu, tặng

Được quy định tại Khoản 5, Điều 14, Thông tư 219/2013/TT-BTC, “Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ“.


2. Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng ghi nhận thế nào?

Giá tính thuế GTGT đối với hàng hóa dùng để biếu, tặng được quy định tại Điều 3, Khoản 7, Thông tư 219/2013/TT-BTC như sau: “Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này“.

Tóm lại, đối với hàng hóa được dùng biếu, tặng, giá tính thuế được tính theo giá của hàng hóa cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh trên thị trường.

hạch toán chi phí mua bánh trung thu
3. Các khoản chi được trừ khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp

Chi phí mua bánh trung thu tặng khách hàng, đối tác
Theo Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư 151/2014/TT-BTC), các khoản chi được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:

- Trừ các khoản chi không được trừ theo khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ 03 điều kiện sau:

+ Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.

+ Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

+ Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Kế toán cần nắm rõ quy định này để tính khoản chi phí quà tặng sao cho hợp lý để tính giảm trừ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp.

Mua bánh trung thu tặng nhân viên
Theo khoản 4 Điều 3 Thông tư 25/2018/TT-BTC sửa đổi điểm 2.30 khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC) và Công văn 4003/TCT-CS ngày 17/10/2018 của Tổng cục Thuế thì chi phí mua bánh trung thu tặng nhân viên là khoản chi có tính chất phúc lợi và được xem là khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí mua bánh trung thu + các khoản chi có tính chất phúc lợi khác không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp (được trừ nhưng bị giới hạn).

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức 4. Cách hạch toán chi phí quà tặng bánh trung thu

Nếu chi phí quà tặng bánh trung thu để biếu, tặng doanh nghiệp, khách hàng được tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh:
Nợ TK 641, 6421 – Chi phí bán hàng (chi phí SX sản phẩm, giá vốn hàng hoá)
Có các TK 152, 153, 155, 156.
Nếu phải kê khai thuế GTGT đầu ra, ghi:
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Nếu chi phí mua bánh trung thu để tặng công nhân viên được tính vào quỹ khen thưởng, phúc lợi:
Nợ TK 353 – Quỹ khen thưởng, phúc lợi (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3331 – Thuế GTGT phải nộp (33311).

Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán đối với giá trị sản phẩm, hàng hoá, NVL dùng để biếu, tặng công nhân viên và người lao động:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có các TK 152, 153, 155, 156
Đăng ký nhận tài liệu kế toán bổ ích
Mời bạn để lại email để nhận thêm các tài liệu, kiến thức dành cho kế toán từ MISA
Mời bạn nhập email
form-news
>> Cách hạch toán hàng hóa cho, biếu tặng mới nhất
>> Doanh nghiệp cần lưu ý khi xuất hàng hóa cho, biếu tặng
>> Hướng dẫn hạch toán tiền thuế truy thu sau quyết toán
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Tổng hợp

[Read More...]


Danh mục 11 khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế thu nhập cá nhân



Đối với thuế thu nhập cá nhân sẽ có nhiều khoản thu nhập không bị tính vào thu nhập chịu thuế. Dưới đây là danh mục 11 khoản phụ cấp, trợ cấp không chịu thuế thu nhập cá nhân, doanh nghiệp cần lưu ý.

>> Từ 01/07/2020, miễn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương cho nhiều đối tượng
>> Hướng dẫn tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019
>> Tiền đóng BHYT bắt buộc sẽ được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
>> Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân 2019

Theo điểm b khoản 2 Điều 2 Thông tư 111/2013/TT-BTC, các khoản phụ cấp, trợ cấp sẽ tính vào thu nhập chịu thuế, trừ các khoản phụ cấp, trợ cấp sau:

1. Trợ cấp, phụ cấp ưu đãi hàng tháng và trợ cấp một lần theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công.

- Người có công với cách mạng gồm:

+ Người hoạt động cách mạng trước ngày 01/01/1945;

+ Người hoạt động cách mạng từ ngày 01/01/1945 đến ngày khởi nghĩa tháng Tám;

+ Liệt sĩ;

+ Bà mẹ Việt Nam anh hùng;

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân;

+ Anh hùng Lao động trong thời kỳ kháng chiến;

+ Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh;

+ Bệnh binh…

- Mức trợ cấp, phụ cấp

2. Trợ cấp hàng tháng, trợ cấp một lần đối với các đối tượng tham gia kháng chiến, bảo vệ tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, thanh niên xung phong đã hoàn thành nhiệm vụ.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng 3. Phụ cấp quốc phòng, an ninh; các khoản trợ cấp đối với lực lượng vũ trang.

4. Phụ cấp độc hại, nguy hiểm đối với những ngành, nghề hoặc công việc ở nơi làm việc có yếu tố độc hại, nguy hiểm.

5. Phụ cấp thu hút, phụ cấp khu vực.

6. Trợ cấp khó khăn đột xuất, trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi, mức hưởng chế độ thai sản, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khoẻ sau thai sản, trợ cấp do suy giảm khả năng lao động, trợ cấp hưu trí một lần, tiền tuất hàng tháng, trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, trợ cấp thất nghiệp và các khoản trợ cấp khác theo quy định của Bộ luật Lao động và Luật Bảo hiểm xã hội.

7. Trợ cấp đối với các đối tượng được bảo trợ xã hội theo quy định của pháp luật.

8. Phụ cấp phục vụ đối với lãnh đạo cấp cao.

9. Trợ cấp một lần đối với cá nhân khi chuyển công tác đến vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn, hỗ trợ một lần đối với cán bộ công chức làm công tác về chủ quyền biển đảo theo quy định của pháp luật. Trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài, người Việt Nam cư trú dài hạn ở nước ngoài về Việt Nam làm việc.

10. Phụ cấp đối với nhân viên y tế thôn, bản.

11. Phụ cấp đặc thù ngành nghề.

khoản phụ cấp không chịu thuế TNCN

Lưu ý:

- 11 khoản phụ cấp, trợ cấp và mức phụ cấp, trợ cấp trên đây không tính vào thu nhập chịu thuế phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quy định.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông - Trường hợp các văn bản hướng dẫn về các khoản phụ cấp, trợ cấp, mức phụ cấp, trợ cấp áp dụng đối với khu vực Nhà nước thì các thành phần kinh tế khác, các cơ sở kinh doanh khác được căn cứ vào danh mục và mức phụ cấp, trợ cấp hướng dẫn đối với khu vực Nhà nước để tính trừ.

- Trường hợp khoản phụ cấp, trợ cấp nhận được cao hơn mức phụ cấp, trợ cấp theo hướng dẫn nêu trên thì phần vượt phải tính vào thu nhập chịu thuế.

- Riêng trợ cấp chuyển vùng một lần đối với người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam, người Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài được trừ theo mức ghi tại Hợp đồng lao động hoặc thỏa ước lao động tập thể.

>> Từ 01/07/2020, miễn thuế thu nhập cá nhân từ tiền lương cho nhiều đối tượng
>> Hướng dẫn tự quyết toán thuế thu nhập cá nhân năm 2019
>> Tiền đóng BHYT bắt buộc sẽ được giảm trừ khi tính thuế thu nhập cá nhân
>> Các khoản thu nhập không chịu thuế thu nhập cá nhân 2019
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại thủ đức Theo luatvietnam.vn

[Read More...]


Nghiệp vụ cơ bản kế toán nguyên vật liệu công ty may mặc



Trong các công ty may mặc, kế toán nguyên liệu vật liệu là một khâu quan trọng vì chi phí nguyên liệu vật liệu thường chiếm một tỷ lệ lớn trong chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm. Sự thay đổi nguyên liệu vật liệu sẽ ảnh hưởng rất lớn quá trình sản xuất sản phẩm, ảnh hưởng trực tiếp đến sản phẩm sản xuất ra. Vì vậy, thực hiện tốt công tác kế toán nguyên liệu vật liệu sẽ làm cho công tác quản lý và sử dụng nguyên liệu vật liệu về mặt hiện vật và giá trị đạt hiệu quả cao.

Vậy nguyên vật liệu gồm những gì, nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu công ty may mặc ra sao, cách hạch toán nguyên vật liệu tại công ty này thế nào? Hãy cùng tìm hiểu tại bài viết dưới đây!

>> Kế toán bán hàng là gì? Nghiệp vụ kế toán bán hàng trong doanh nghiệp.

>> Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp bất động sản.

>> Các nghiệp vụ kế toán giá thành sản xuất bao bì.

>> Nghiệp vụ kế toán doanh nghiệp sản xuất.


Nguyên vật liệu công ty may mặc bao gồm những gì?

Để quản lý nguyên vật liệu, công ty may mặc phân loại nguyên vật liệu như sau:
Nguyên liệu vật liệu chính của công ty may mặc là vải với nhiều loại với nhiều mã khác nhau như: Vải micrô, vải CR kẻ ka rô, vải màu.....
Nguyên liệu vật liệu phụ gồm các loại nguyên liệu vật liệu phụ làm tăng chất lượng sản phẩm như: Cúc, chỉ, khoá, dây rút, nhãn, mác, mếch.…
Nguyên liệu vật liệu phụ phục vụ cho sản xuất và công tác quản lý như: Kim máy, phấn, bìa phác màu, bút chì....
Phụ tùng: gồm các chi tiết phụ tùng dùng cho máy may như ổ chao, suất, vòng bi, dây cu doa.... Ngoài ra còn có xăng dầu, dầu nhờn....
Nghiệp vụ kế toán nguyên vật liệu công ty may mặc

Người làm kế toán nguyên vật liệu công ty may mặc nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung cần thực hiện tốt những nhiệm vụ sau đây:

Hàng ngày căn cứ vào phiếu nhập kho, phiếu xuất kho vật liệu, công cụ dụng cụ để vào sổ kế toán chi tiết vật tư.
Cuối tháng tổng hợp lên sổ tổng hợp nhập xuất, lập bảng kê, bảng tính giá thực tế vật liệu và công cụ dụng cụ, bảng phân bổ vật liệu và công cụ dụng cụ từ các hóa đơn (hoặc hóa đơn kiêm phiếu xuất kho) của bên bán để vào sổ kế toán chi tiết thanh toán với người bán lên Nhật ký chứng từ.
Tổ chức ghi chép, phản ánh số liệu về số lượng, hiện trạng và giá trị TSCĐ, tình hình mua bán và thanh lý TSCĐ. + Kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành: Căn cứ vào bảng phân bổ vật liệu, công cụ dụng cụ, bảng tổng hợp vật liệu xuất dùng, bảng phân bổ lương ….
Các nhật ký chứng từ có liê quan để ghi vào sổ tổng hợp chi phí sản xuất (có chi tiết cho từng phân xưởng) phân bổ chi phí sản xuất và tính giá thành cho từng mặt hàng cụ thể.
Nghiệp vụ cơ bản kế toán nguyên vật liệu công ty may mặc
Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu công ty may mặc

Kế toán tổng hợp nguyên liệu vật liệu

Công ty may mặc thường áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên với hệ thống sổ kế toán tổng hợp theo hình thức Nhật ký chứng từ, để theo dõi tình hình biến động về nguyên liệu vật liệu kế toán sử dụng các tài khoản sau:

TK 152: Nguyên liệu vật liệu.
TK 1521 Nguyên liệu vật liệu chính (Vải chính, vải nỉ, ....).
TK 1522: Nguyên liệu vật liệu phụ (Kim, chỉ, khoá, mếch....).
TK 153: Công cụ dụng cụ.
TK 111: Tiền mặt.
TK 112: Tiền gửi ngân hàng.
TK 331: Phải trả cho người bán.
TK 621: Chi phí nguyên liệu vật liệu trực tiếp.
Ngoài ra kế toán còn sử dụng các tài khoản khác có liên quan như TK 141, TK131, TK133, TK627, TK642..... 1.4.1. Kế toán tổng hợp nhập nguyên liệu vật liệu.

Đối với nguyên liệu vật liệu Công ty nhận gia công do bên đặt hàng cung cấp kế toán chỉ theo dõi về mặt số lượng không theo dõi giá trị do chỉ làm dịch vụ gia công. Bên thuê gia công cung cấp nguyên liệu vật liệu đồng thời bao tiêu luôn cả sản phẩm theo hợp đồng đã ký kết. Tuy nhiên trong quá trình quản lý và sử dụng nguyên vật liệu phải được luân chuyển theo một trình tự hợp lý, chặt chẽ đảm bảo định mức của đơn hàng và tránh tình trạng lãng phí.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đà nẵng Đối với nguyên vật liệu mua ở trong nước

Khi có nhu cầu mua vật liệu, phòng vật tư có nhiệm vụ thu mua đảm bảo quá trình sản xuất được liên tục. Việc thanh toán thường bằng tiền mặt, một số đơn vị có thể thanh toán bằng chuyển khoản khi nhận được phiếu nhập kho kế toán tiến hành định khoản ngay trên phiếu nhập kho, căn cứ vào chứng từ nhâp xuất vào sổ chi tiết.

Phương pháp hạch toán kế toán nguyên vật liệu công ty may mặc

Trường hợp mua nguyên vật liệu chưa trả tiền

Kế toán căn cứ vào biên bản kiểm nhận hàng hóa nguyên liệu vật liệu, hóa đơn giá trị gia tăng, phiếu nhập kho để định khoản nghiệp vụ kinh tế phát sinh rồi ghi vào sổ chi tiết tài khoản 331.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy Kế toán tổng hợp xuất nguyên liệu vật liệu

Vật liệu của công ty dùng chủ yếu cho nhu cầu sản xuất sản phẩm, bên cạnh đó có thể xuất cho chế thử xuất mẫu xuất bán phế liệu thu hồi. Căn cứ vào các chứng từ kế toán về xuất vật liệu kế toán định khoản ngay trên phiếu xuất kho theo từng điều kiện cụ thể đồng thời phân loại chứng từ xuất theo từng phân xưởng. Giá trị thực tế vật liệu xuất kho cho từng đối tượng được phản ánh trên bảng phân bổ số 2 – Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu.
     
Bảng phân bổ nguyên liệu vật liệu phản ánh tình hình xuất dùng vật tư cho từng đối tượng sử dụng . Giá trị thực tế của nguyên liệu vật liệu xuất kho chi tiết theo từng đối tượng tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh. Trên cơ sở số liệu để ghi vào bảng các phiếu xuất kho mục đích sử dụng diễn ra trong tháng. Bảng này thường lập vào cuối quý.

dùng thử phần mềm
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Tổng hợp
[Read More...]


Các tài khoản liên quan kế toán kho cần nắm rõ



Kế toán kho là vị trí kế toán phần hành không thể thiếu trong các doanh nghiệp hiện nay. Vậy kế toán kho là gì? Công việc kế toán kho như thế nào? Những tài khoản hàng liên quan đến kế toán tồn kho gồm những gì? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây!

>> Kinh nghiệm quản lý kho hiệu quả dành cho quản lý cửa hàng, thủ kho, kế toán kho
>> Phần mềm kế toán MISA SME.NET đáp ứng rất tốt nghiệp vụ kế toán kho cho doanh nghiệp

Kế toán kho là gì? Công việc của kế toán kho

Kế toán kho hay còn gọi là kế toán kho là một trong những vị trí kế toán viên từng phần hành, làm việc tại kho chứa hàng hóa, nguyên vật liệu trong các công ty; chịu trách nhiệm chính trong việc lập hóa đơn chứng từ và theo dõi chi tiết hàng hóa trong kho, bao gồm cả tình hình hàng nhập - xuất - tồn; đối chiếu các hóa đơn, chứng từ sổ sách với số liệu thực tế do thủ kho trình lên, giúp hạn chế tối đa những rủi ro, thất thoát cho doanh nghiệp.

Nhiệm vụ của kế toán kho bao gồm:

Kiểm tra tính hợp lệ của các hóa đơn, chứng từ liên quan trước khi thực hiện Nhập/ xuất kho.
Hạch toán việc nhập xuất kho, vật tư, đảm bảo sự chính xác và phù hợp của các khoản mục chi phí và vụ việc công trình.
Phối hợp với kế toán công nợ đối chiếu số liệu phát sinh hàng ngày.
Xác nhận kết quả kiểm, đếm, giao nhận hóa đơn, chứng từ và ghi chép sổ sách theo quy định.
Lập chứng từ nhập xuất, hóa đơn bán hàng.
Lập báo cáo tồn kho, báo cáo nhập xuất tồn.
Kiểm soát nhập xuất tồn kho.
Thường xuyên: kiểm tra việc ghi chép vào thẻ kho của thủ kho, hàng hóa vật tư trong kho được sắp xếp hợp lý chưa, kiểm tra thủ kho có tuân thủ các qui định của công ty. Đối chiếu số liệu nhập xuất của thủ kho và kế toán.
Trực tiếp tham gia kiểm kê đếm số lượng hàng nhập xuất kho cùng thủ kho, bên giao, bên nhận.
Tham gia công tác kiểm kê định kỳ ( hoặc đột xuất).
Chịu trách nhiệm biên bản kiểm kê, biên bản đề xuất xử lý nếu có chênh lệch giữa sổ sách và thực tế.
Nộp chứng từ và báo cáo kế toán theo quy định.
​Kế toán kho là gì? Công việc của kế toán kho

Các tài khoản liên quan đến kế toán kho

Nhóm tài khoản hàng tồn kho thuộc loại tài khoản tài sản ngắn hạn, bao gồm tài khoản được cập nhật mới nhất theo Thông tư 200/2014/TT-BTC và Thông tư 53/2016/TT-BTC. như sau:

Tài khoản 151 - Hàng mua đang đi đường

Hàng hóa, vật tư được coi là thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng chưa nhập kho, bao gồm:

Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã thanh toán tiền hoặc đã chấp nhận thanh toán nhưng còn để ở kho người bán, ở bến cảng, bến bãi hoặc đang trên đường vận chuyển.
Hàng hóa, vật tư mua ngoài đã về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nghiệm, kiểm nhận nhập kho.
Hàng ngày, khi nhận được hóa đơn mua hàng, nhưng hàng chưa về nhập kho, kế toán chưa ghi sổ mà tiến hành đối chiếu với hợp đồng kinh tế và lưu hóa đơn vào tập hồ sơ riêng: “Hàng mua đang đi đường”.
Trong tháng, nếu hàng về nhập kho, kế toán căn cứ vào phiếu nhập kho và hóa đơn mua hàng ghi sổ trực tiếp vào các Tài khoản 152 “Nguyên liệu, vật liệu”, Tài khoản 153 “Công cụ, dụng cụ”, Tài khoản 156 “Hàng hóa”.

Nếu cuối tháng hàng vẫn chưa về thì căn cứ hóa đơn mua hàng ghi vào Tài khoản 151 “Hàng mua đang đi đường”.
Hạch toán nghiệp vụ hàng đang đi trên đường.

Khi mua hàng hoá mà hàng hoá đó đã thuộc sở hữu của Cty nhưng trong tháng hàng chưa về đến kho. Kế toán tiến hành lưu hồ sơ là Hàng đang đi trên đường. Đến cuối tháng nếu hàng vẫn chưa về đến kho Kế toán dựa vào các chứng từ chứng minh hàng hoá đó thuộc sở hữu của Cty (gồm hoá đơn GTGT, biên bảng giao nhận hàng hoá ).Tiến hành hạch toán

Nợ 151 (Hàng mua đang đi đường).
Nợ 133 (nếu có).
Có 111,112 hoặc 331.

Đến cuối tháng Khi hàng về đến kho, tiến hành thủ tục nhập kho, kế toán dựa vào phiếu nhập kho cùng các chứng từ có liên quan, hạch toán như sau:

Nợ 156 (Hàng hóa ),152 (Nguyên vật liệu) ,153 (Công cụ, dụng cụ).
Có 151 (Hàng đang đi trên đường).
Hàng tồn kho trình bày trên bảng cân đối kế toán gồm có 2 mục:

Hàng tồn kho.
Dự phòng giảm giá hàng tồn kho.
Tài khoản 152 - Nguyên liệu, vật liệu

a. Bên Nợ TK 152

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu nhập kho do mua ngoài, tự chế, thuê ngoài gia công, chế biến, nhận góp vốn hoặc từ các nguồn khác.
Trị giá nguyên liệu, vật liệu thừa phát hiện khi kiểm kê.
Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

b. Bên Có TK 152

Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu xuất kho dùng vào sản xuất, kinh doanh, để bán, thuê ngoài gia công chế biến, hoặc đưa đi góp vốn.
Trị giá nguyên liệu, vật liệu trả lại người bán hoặc được giảm giá hàng mua.
Chiết khấu thương mại nguyên liệu, vật liệu khi mua được hưởng.
Trị giá nguyên liệu, vật liệu hao hụt, mất mát phát hiện khi kiểm kê.
Kết chuyển trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp kế toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Trị giá thực tế của nguyên liệu, vật liệu tồn kho cuối kỳ.
Tài khoản 153 - Công cụ, dụng cụ
a. Bên nợ 153

TH1 : Mua trong nước. Mua công cụ dụng cụ về nhập kho, dựa vào hoá đơn tài chính (HĐ GTGT hoặc hóa đơn bán hàng) của bên bán hoặc hoá đơn bán lẻ, kế toán hạch toán như sau:

Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ).
Nợ 133 (Thuế VAT đầu vào) (nếu có).
Có 111 (Tiền mặt), hoặc 112 (Tiền gửi ngân hàng), hoặc 331 (Phải trả người bán)
(Nếu có phát sinh những khoản chi phí vận chuyển liên quan đến công cụ dụng cụ thì hạch toán vào giá gốc của CCDC tức bên nợ 153)

TH2: Nhập khẩu

Kế toán dựa vào Tờ Khai hải quan, tiến hành hạch toán 2 nghiệp vụ sau:

Nghiệp vụ 1:

Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ).
Có 331 (Phải trả người bán).
Nghiệp vụ 2: Thuế Nhập khẩu và thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có).

Nợ 153 (Công cụ, dụng cụ).
Có 3332 (Thuế tiêu thụ đặc biệt).
Có 3333 (Thuế nhập khẩu).
b. Bên có 153

Xuất Công cụ, dụng cụ (Phiếu xuất kho) ra để phục vụ cho bộ phận sản xuất hoặc bộ phận bán hàng hoặc bộ phận quản lý và phân bổ nhiều kỳ kế toán.

Nợ 142 (Chi phí trả trước ngắn hạn dưới 1 năm), hoặc Nợ 242 (Chi phí trả trước dài hạn trên 1 năm).
Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ).
Có 153 (Công cụ, dụng cụ).
Đồng thời, cuối tháng dựa vào bảng phân bổ chi phí trả trước ngắn hạn và dài hạn để hạch toán cho từng bộ phận có liên quan:

Nợ 627 (Chi phí sản xuất chung) hoặc 641 (Chi phí bán hàng), hoặc 642 (Chi phí quản lý doanh nghiệp).
Có 142, hoặc 242 (bằng trị giá xuất kho/thời gian phân bổ)
(Theo quy định của thuế TNDN (TT123) hiện hành thì thời gian phân bổ của CCDC không quá 2 năm ).
Tài khoản 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang

Các tài khoản kế toán kho cần nắm rõ

Tài khoản 155 - Thành phẩm
a. Bên nợ 155

Nhập kho: Khi nhập kho thành phẩm, kế toán dựa vào phiếu tính giá thành và phiếu báo thành phẩm hoàn thành tức là phiếu nhập kho thành phẩm để tiến hành hạch toán như sau:

Nợ 155 (Thành phẩm).
Có 154 (Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang).
b. Bên có 155

Bán thành phẩm ra bên ngoài cho khách hàng, kế toán sẽ xuất hóa đơn tài chính. Kế toán sẽ dựa vào phiếu xuất kho và hóa đơn tài chính để tính giá xuất kho của hàng tồn kho theo 1 trong 4 phương pháp. Cách hạch toán và cách làm cũng tương tự như bên có của 156. Các bạn em bên có của 156 để làm tương tự cho 155 nhé.

Về xuất thành phẩm hoặc hàng hoá ra để tiêu dùng nội bộ. Tiêu dùng nội bộ tức là xuất thành phẩm ra cho các bộ phận trong công ty sử dụng

Ví dụ: Cty sản xuất quạt, xuất quạt ra cho bộ phận kinh doanh sử dụng), kế toán dựa vào bộ chứng từ xuất kho (gồm phiếu xuất kho, hoá đơn tài chính), tiến hành hạch toán 3 bút toán như sau:

Bút toán 1:
Nợ 641 (Chi phí bán hàng).
Có 512 (Doanh thu tiêu thụ nội bộ, ghi theo giá bán). Nghiệp vụ này dựa vào hóa đơn tài chính mà Cty xuất theo giá bán thị trường. Tên người mua và tên người bán đều đứng tên công ty.
Bút toán 2:

Nợ 632 (Giá vốn hàng bán, ghi theo giá vốn).
Có 155 (Thành phẩm). Nghiệp vụ này được ghi nhận là tính giá xuất kho của hàng tồn kho théo trong 4 phương pháp.
Bút toán 3:

 Nợ 133 (Thuế GTGT được khấu trừ)
Có 3331 (Thuế GTGT đầu ra phải nộp).
Nghiệp vụ này được ghi nhận dựa vào hóa đơn tài chính để ghi nhận vào. Và Cty không phải nộp thuế vì đầu vào bằng đầu ra.

Tài khoản 156 - Hàng hóa

a. Bên Nợ TK 156

Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ.
Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ.
Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
b. Bên Có TK 156

Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho, chuyển đi bán, tiêu dùng nội bộ ngay hoặc sử dụng ngay vào hoạt động XDCB.
Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho doanh nghiệp nhận thầu chính xây lắp (cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ.
Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng.
Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho.
Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với doanh nghiệp sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc doanh nghiệp có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).
Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang đầu kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).
Số dư bên Nợ: Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dở dang cuối kỳ.
Tài khoản 157 - Hàng gửi đi bán
Chỉ phản ánh vào Tài khoản 157 “Hàng gửi đi bán” trị giá của hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi cho khách hàng, gửi bán đại lý, ký gửi, gửi cho các đơn vị cấp dưới hạch toán phụ thuộc để bán, dịch vụ đã hoàn thành bàn giao cho khách hàng theo hợp đồng kinh tế hoặc đơn đặt hàng, nhưng chưa được xác định là đã bán (Chưa được tính là doanh thu bán hàng trong kỳ đối với số hàng hóa, thành phẩm đã gửi đi, dịch vụ đã cung cấp cho khách hàng).

Hàng hóa, thành phẩm phản ánh trên tài khoản này vẫn thuộc quyền sở hữu của đơn vị, kế toán phải mở sổ chi tiết theo dõi từng loại hàng hoá, thành phẩm, từng lần gửi hàng từ khi gửi đi cho đến khi được xác định là đã bán.

a. Bên nợ 157

Xuất hàng hoá hoặc thành phẩm xuống cho khách hàng, cho đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng hoặc cho đơn vị trực thuộc của Công ty mà sử dụng chung hóa đơn của Cty , kế toán sử dụng phiếu xuất kho hàng gửi đi bán đại lý hoặc phiếu xuất kho kiêm vận chuyển nội bộ (đối với chi nhánh hoặc cửa hàng) hoặc phiếu xuất kho đối với khách hàng.

Kế toán hạch toán như sau:

Nợ 157 (Hàng gừi đi bán).
Có 156 (Hàng hóa); 155 (Thành phẩm).
b. Bên có 157

Khi đại lý bán hàng hoá được, tiến hành lập bảng kê hóa đơn mà đại lý bán được gửi về công ty thì công ty tiến hành xuất hoá đơn hàng hoá đã bán ra cho đại lý và hạch toán như sau

Nợ 1111,112,131 (Phải thu của đại lý).
Có 511 (Doanh thu bán hàng hoá).
Có 3331 (Thuế VAT đầu ra phải nộp).
Đồng thời hạch toán giá vốn hàng đã bán.
Nợ 632 (Giá vốn hàng bán).
Có 157 (Hàng gửi đi bán).
Số tiền hoa hồng phải trả cho đơn vị nhận bán hàng đại lý hưởng hoa hồng, ghi:

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (Hoa hồng đại lý chưa có thuế GTGT).
Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (1331).
Có các TK 111, 112, 131, …
Tài khoản 158 - Hàng hoá kho bảo thuế
a. Bên Nợ TK 158

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá nhập Kho bảo thuế trong kỳ.

b. Bên Có TK 158

Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá xuất Kho bảo thuế trong kỳ.
Số dư bên Nợ: Trị giá nguyên liệu, vật liệu, thành phẩm, hàng hoá còn lại cuối kỳ tại Kho bảo thuế.

Chứng từ sử dụng trong kế toán hàng tồn kho

Chứng từ sử dụng trong kế toán hàng tồn kho bao gồm các biểu mẫu:

Phiếu nhập kho: Mẫu số 01-VT.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại cầu giấy Phiếu xuất kho: Mẫu số 02-VT.
Biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu số 03-VT.
Phiếu báo vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu số 04-VT.
Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa: Mẫu số 05-VT.
Bảng kê mua hàng: Mẫu số 06-VT.
Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ: Mẫu số 07-VT.
Để hạn chế sai sót, nhầm lẫn tài khoản hay chứng từ khi thực hiện công việc, kế toán kho cần tìm đến các công cụ, phần mềm hỗ trợ.
MISA SME.NET là phần mềm được lựa chọn nhiều nhất hiện nay khi đáp ứng mọi nghiệp vụ kế toán kho bao gồm: quản lý hàng hóa theo số lô, hạn dùng, nhiều đơn vị tính, nhiều đặc tính; hạch toán kế toán các nghiệp vụ nhập kho, xuất kho, chuyển kho; quản lý các lệnh sản xuất, lắp ráp, tháo dỡ; tính giá xuất kho, kiểm kê kho…

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông dùng thử phần mềm


Tổng hợp
[Read More...]


Thông tin thực về doanh thu: khó để nắm bắt!



Trong kinh doanh, doanh thu là mục tiêu quan trọng nhất của bất cứ công ty nào. Thế nhưng để quản lý và ra quyết định về doanh thu, không phải Giám đốc Điều hành nào cũng làm đúng...

Tình trạng chung

Doanh thu là một trong những thước đo thiếu rõ ràng, khó quản lý và không phải lúc nào cũng như trong kinh doanh. Vì vậy, khi ra các quyết định về doanh thu, các Giám đốc Điều hành vẫn thường dựa vào cảm giác nhiều hơn là dựa vào số liệu thực tế trên giấy tờ. Chính quá trình đó đã làm hỏng giá trị thực sự của doanh thu.

Tình trạng này xảy ra rất nhiều ở những công ty mà chúng tôi đã tìm hiểu.

Hãy thử xem xét doanh thu trong khoảng thời gian ngắn trên bản báo cáo tài chính. Ta có thể thấy được kết quả rất rời rạc. Bản báo cáo tài chính hàng tháng, hàng tuần, bao gồm rất nhiều con số liên quan đến chi phí, tài sản và công nợ nhiều khi làm lấn át số liệu doanh thu.

Hơn nữa, một điều khá phổ biến là trong các báo cáo thường chỉ có những lời giải thích mập mờ về doanh thu, như là “thái độ tiêu cực của người tiêu dùng về lĩnh vực của chúng ta” hoặc “việc hỗ trợ bán lẻ thật đáng thất vọng” hay “gia tăng hoạt động của đối thủ cạnh tranh”…

Những lời giải thích kiểu như vậy chung chung đến nỗi làm mất khá nhiều thời gian giải quyết chúng, các nhà quản lý có thể bỏ lỡ những nguồn lực tạo ra thay đổi thực sự về doanh thu và kết thúc bằng việc tập trung đầu tư vào một nguồn doanh thu khác.

Một chiến dịch quảng cáo với mục tiêu xoá bỏ thái độ tiêu cực của khách hàng, nhưng do quá trình xác lập yêu cầu sai lầm, lại dẫn tới kì vọng của khách hàng tăng và sự hài lòng càng giảm sút.

Một chiến dịch khuyến mại giá với mục đích “hỗ trợ bán lẻ” nhưng lại huỷ hoại vị trí của thương hiệu và làm mất đi lợi nhuận.

Chiến dịch quảng cáo sai lầm cũng có thể ảnh hưởng tới doanh thu.Việc mở rộng dòng sản phẩm hoặc thiết kế lại bao bì sản phẩm, để phản ứng lại “động thái của đối thủ cạnh tranh” cuối cùng chỉ làm cho chi phí tăng lên và gây tổn hại đến nguồn doanh thu bán hàng của những dòng sản phẩm hiện tại.

Thực tế

Có thể bạn nghĩ rằng, chí ít thì công ty của mình cũng nắm được những vấn đề doanh thu cơ bản. Nhưng hãy tự hỏi:

Công ty sẽ phải chi trả bao nhiêu để tăng mức doanh thu lên 1%?

Những nhân tố nào trong các nhân tố: Quảng cáo, khuyến mại hàng bán, tiếp thị trực tiếp và đổi mới sản phẩm, có ảnh hưởng lớn nhất đến việc tăng doanh thu?

Nếu không thể trả lời chi tiết các câu hỏi trên, thì công ty bạn đang thiếu hụt những thông số tính toán doanh thu cơ bản.

Để hiểu và quản lý doanh thu, các công ty cần có sự hiểu biết chắc chắn, sâu rộng về ba loại con số doanh thu:

* Các con số doanh thu cho nhà quản lý biết về nguồn gốc và quy mô doanh thu của mỗi sản phẩm, mỗi khách hàng và mỗi nhóm kinh doanh.

*Các dữ liệu doanh thu mô tả doanh thu tăng hoặc giảm bao nhiêu tương ứng với sự thay đổi của các nhân tố như giá cả, đặc tính sản phẩm hoặc các show quảng cáo.

*Các dữ liệu giới hạn sẽ xác định ranh giới, giới hạn nhu cầu của sản phẩm khi nhu cầu của người tiêu dùng đã được đáp ứng đầy đủ, khi xu hướng thay đổi hoặc khi khả năng tiêu thụ của người tiêu dùng có vẻ bị hạn chế.

Các công ty thường cho rằng đội ngũ kế toán và những công nghệ phức tạp mà họ áp dụng trong tính toán chi phí cũng có thể giúp tăng doanh thu cho công ty. Tuy nhiên, về cơ bản, doanh thu và chi phí biến đổi hoàn toàn khác nhau:

Chi phí là yếu tố chủ động, chúng có thể trực tiếp gây ra những ảnh hưởng trong tương lai. Mối quan hệ giữa số lượng hàng hoá và chi phí hàng hoá thường là quan hệ một chiều (tuyến tính) và hầu hết các kế toán quản trị có xu hướng sử dụng phương trình tuyến tính để tính toán mối quan hệ giữa chi phí - khối lượng doanh thu.

Quan niệm sai lầm đối với số liệu kế toán

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải dương Ngược lại, doanh thu lại là kết quả thụ động của những hoạt động trong quá khứ (và thường là gián tiếp). Vì vậy, để hiểu chúng thì chúng ta phải xem xét những sự kiện trong quá khứ có ảnh hưởng đến việc kinh doanh hiện tại và mối quan hệ phi tuyến tính (không theo đường thẳng) chi phối chúng.

Ví dụ: Sự tăng 10% đầu tiên chi cho việc tiếp thị có thể dẫn tới 1% doanh thu nhưng sự tăng 10% tiếp theo cho chi phí marketing có thể không dẫn tới 1% doanh thu.

Khi lợi nhuận giảm, trạng thái phi tuyến tính của đồ thị doanh thu so với với đầu tư - đường cong bão hoà – rất quan trọng đối với việc quyết định số chi phí phù hợp để tạo ra những nguồn lợi nhuận tối đa.

Lời khuyên của các chuyên gia
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại bắc ninh
Để hiểu một cách đầy đủ về doanh thu, các công ty nên thuê những chuyên gia giỏi, dày dạn kinh nghiệm trong lĩnh vực toán kinh tế và mô hình hoá tài chính. Thường thì trong công ty không có sẵn nguồn nhân lực có những năng lực như vậy.

Không nên giao việc phân tích đó cho những người thiếu kinh nghiệm kế toán doanh thu và dự kiến trả lương cao cho những kinh nghiệm thực tế của các chuyên gia (chẳng hạn, một mức lương sáu con số). Một điều quan trọng không kém khác như: “Đào tạo, hướng dẫn các thành viên Hội đồng Quản trị, cũng như các nhà quản lý cấp trung và cấp cao về những khái niệm cơ bản về các thước đo giá trị doanh thu.
Các chuyên gia mô hình hoá mới mà bạn thuê về có thể cung cấp các báo cáo doanh thu chi tiết, còn những người lập chiến lược phải biết cách sử dụng những báo cáo và thông số mà báo cáo đó cung cấp.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại long biên Theo VASC

[Read More...]


Quyết định 48: Sơ đồ hạch toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay



Ngày 14 tháng 9 năm 2006 Bộ Tài chính ban hành Quyết định 48/2006/QĐ-BTC áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp có quy mô nhỏ và vừa thuộc mọi lĩnh vực

mọi thành phần kinh tế trong cả nước là công ty trách nhiệm hữu hạn (TNHH), công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân và hợp tác xã. Bài viết dưới đây là Sơ đồ hạch toán tiền mặt, tiền gửi, tiền vay theo quyết định 48.

Sơ đồ hạch toán tiền mặt VNĐ (tk 1111)



Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh
Sơ đồ hạch toán tiền mặt ngoại tệ (tk 1112)



Sơ đồ hạch toán tiền gửi VNĐ (tk 1121)



Sơ đồ hạch toán tiền gửi ngoại tệ (tk 1122)


dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên
Sơ đồ hạch toán kế toán tiền vay ngắn hạn (tk 311)



Sơ đồ hạch toán kế toán tiền vay dài hạn (tk 3411)

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh
MISA

[Read More...]


Hạch toán chuyên sâu tài khoản 311 - Vay ngắn hạn



TÀI KHOẢN 311 - VAY NGẮN HẠN

Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản tiền vay ngắn hạn và tình hình trả nợ tiền vay của doanh nghiệp, bao gồm các khoản tiền vay Ngân hàng, vay của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài doanh nghiệp.

Vay ngắn hạn là các khoản vay có thời hạn trả trong vòng một chu kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường hoặc trong vòng một năm tài chính.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Kế toán tiền vay ngắn hạn phải theo dõi chi tiết số tiền đã vay, lãi vay, số tiền vay đã trả (gốc và lãi vay), số tiền còn phải trả theo từng đối tượng cho vay, theo từng khế ước vay.

2. Trường hợp vay bằng ngoại tệ, hoặc trả nợ vay bằng ngoại tệ phải theo dõi chi tiết gốc ngoại tệ riêng và quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân trên thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm phát sinh giao dịch hoặc theo tỷ giá trên sổ kế toán (Bên Nợ TK 311 được quy đổi ngoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá ghi trên sổ kế toán, bên Có TK 311 được quy đổi nghoại tệ ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng). Các khoản chênh lệch tỷ giá ở thời điểm vay và thời điểm trả nợ vay phát sinh trong kỳ và chênh lệch tỷ giá hối đoái đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ cuối năm tài chính (Giai đoạn SXKD) của các khoản mục tiền tệ có gốc ngoại tệ được ghi nhận ngay vào chi phí tài chính, hoặc doanh thu hoạt động tài chính trong năm.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 311 - VAY NGẮN HẠN

Bên Nợ:

- Số tiền đã trả về các khoản vay ngắn hạn;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái giảm (Do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).

Bên Có:

- Số tiền vay ngắn hạn;

- Số chênh lệch tỷ giá hối đoái tăng (Do đánh giá lại nợ vay bằng ngoại tệ).

Số dư bên Có:

Số tiền còn nợ về các khoản vay ngắn hạn chưa trả.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Vay tiền để mua vật tư, hàng hoá, ghi:

- Nếu vật tư, hàng hoá mua về để dùng cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 156 - Hàng hoá (Giá chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1331)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

- Nếu vật tư, hàng hoá mua về để dùng cho sản xuất, kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ không thuộc đối tượng chịu thuế GTGT hoặc thuộc đối tượng chịu thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, thì giá trị vật tư, hàng hoá mua vào gồm cả thuế GTGT (Tổng giá thanh toán), ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 153 - Công cụ, dụng cụ (Tổng giá thanh toán)

Nợ TK 156 - Hàng hoá (Tổng giá thanh toán)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Tổng giá thanh toán).

2. Khi có hợp đồng mua, bán thanh toán bằng hình thức thư tín dụng, doanh nghiệp vay tiền ngân hàng để mở thư tín dụng, ghi:

Nợ TK 144 - Cầm cố, ký quỹ, ký cược ngắn hạn

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

3. Vay tiền để trả nợ người bán, trả nợ dài hạn, trả nợ tiền vay dài hạn, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả

Nợ TK 341 - Vay dài hạn

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

4. Vay ngoại tệ để trả nợ người bán, trả nợ khách hàng, trả nợ dài hạn, trả nợ vay dài hạn, phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng tại ngày giao dịch:

a. Trường hợp tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng nhỏ hơn tỷ giá ghi sổ kế toán).

b. Trường hợp tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 315 - Nợ dài hạn đến hạn trả (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 341 - Vay dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 342 - Nợ dài hạn (Theo tỷ giá ghi sổ kế toán)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Số chênh lệch giữa tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng lớn hơn tỷ giá ghi sổ kế toán)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

5. Vay tiền về nhập quỹ tiền mặt hoặc chuyển vào tài khoản tiền gửi ngân hàng, ghi:

Nợ các TK 111, 112

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

6. Khi vay ngắn hạn bằng ngoại tệ để mua nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá nhập kho hoặc sử dụng ngay hoặc trả tiền thuê dịch vụ, ghi:

Nợ các TK 152, 156, 627, 641, 642 (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng)

Có TK 311 - Vay ngắn hạn (Theo tỷ giá thực tế giao dịch hoặc tỷ giá bình quân liên ngân hàng).

7. Khi doanh nghiệp trả nợ tiền vay ngắn hạn bằng tiền mặt, tiền gửi Ngân hàng, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

Có các TK 111, 112.

8. Khi thanh toán nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ trong giai đoạn sản xuất, kinh doanh:

a. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

b. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ phải trả, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Lãi tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

9. Khi thanh toán nợ vay ngắn hạn bằng tiền mặt hoặc tiền gửi bằng ngoại tệ của hoạt động đầu tư XDCB (giai đoạn trước hoạt động):

a. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ vay ngắn hạn, ghi:

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

b. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái trong giao dịch thanh toán nợ vay ngắn hạn, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 311)

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái (4131) (Lỗ tỷ giá hối đoái)

Có các TK 111 (1112), 112 (1122) (Tỷ giá hối đoái ghi sổ kế toán của TK 1112, 1122).

10. Cuối niên độ kế toán, số dư nợ vay ngắn hạn có gốc ngoại tệ được đánh giá theo tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm cuối năm tài chính:

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hải phòng a. Nếu phát sinh lãi tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 311 - Vay ngắn hạn

Có TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái.

b. Nếu phát sinh lỗ tỷ giá hối đoái, ghi:

Nợ TK 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái

Có TK 311 - Vay ngắn hạn.

lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Theo Nice Accounting

[Read More...]


Hạch toán chuyên sâu tài khoản 217 - Bất đông sản đầu tư



TÀI KHOẢN 217 - BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm bất động sản (BĐS) đầu tư của doanh nghiệp theo nguyên giá.

Bất động sản đầu tư: Là BĐS, gồm: quyền sử dụng đất, nhà, hoặc một phần của nhà hoặc cả nhà và đất, cơ sở hạ tầng do người chủ sở hữu hoặc người đi thuê tài sản theo hợp đồng thủ tài chính nắm giữ nhằm mục đích thu lợi từ việc cho thuê hoặc chờ tăng giá mà không phải để:

a. Sử dụng trong sản xuất, cung cấp hàng hoá, dịch vụ hoặc sử dụng cho các mục đích quản lý; hoặc

b. Bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh thông thường.

>> Hướng dẫn cách hạch toán kế toán công ty bất động sản
>> Tất cả lưu ý về thuế TNDN hoạt động kinh doanh Bất động sản kế toán cần biết
>> 36 kế trong kinh doanh bất động sản

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Tài khoản này dùng để phản ánh giá trị BĐS đủ tiêu chuần ghi nhận là BĐS đầu tư. Không phản ánh vào tài khoản này giá trị BĐS mua về để bán trong kỳ hoạt động kinh doanh bình thường hoặc xây dựng để bán trong tương lai gần BĐS chủ sở hữu sử dụng, BĐS trong quá trình xây dựng chưa hoàn thành với mục đích để sử dụng trong tương lai dưới dạng BĐS đầu tư.

Một BĐS đầu tư được ghi nhận là tài sản phải thoả mãn đồng thời hai điều kiện sau:

a) Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai; và

b) Nguyên giá của BĐS đầu tư phải được xác định một cách đáng tin cậy.

2. BĐS đầu tư được ghi nhận trên tài khoản này theo nguyên giá. Nguyên giá của BĐS đầu tư: Là toàn bộ các chi phí (tiền hoặc tương đương tiền) mà doanh nghiệp bỏ ra hoặc giá trị hợp lý của các khoản khác đưa ra trao đổi để có được BĐS đầu tư tính đến thời điểm mua hoặc xây dựng hoàn thành BĐS đầu tư đó.

a) Tuỳ thuộc vào từng trường hợp, nguyên giá của BĐS đầu tư được xác định như sau:

- Nguyên giá của BĐS đầu tư được mua bao gồm giá mua và các chi phí liên quan trực tiếp đến việc mua, như: Phí dịch vụ tư vấn, lệ phí trước bạ và chi phí giao dịch liên quan khác,. . .

- Trường hợp mua BĐS đầu tư thanh thoán hteo phương thức trả chậm, nguyên giá của BĐS đầu tư được phản ánh theo giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí tài chính theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số chênh lệch đó được tính vào nguyên giá BĐS đầu tư theo quy định của Chuẩn mực kế toán sổ 16 “Chi phí đi vay”;

- Nguyên giá của BĐS đầu tư tự xây dựng là giá thành thực tế và các chi phí liên quan trực tiếp của BĐS đầu tư tính đến ngày hoàn thành công việc xây dựng;

- Trường hợp BĐS thuê tài chính với mục đích để cho thuê hoạt động thoả mãn tiêu chuẩn ghi nhận là BĐS đầu tư thì nguyên giá của BĐS đầu tư đó tại thời điểm khởi đầu thuê được thực hiện theo quy định của Chuẩn mực kế toán số 06 “Thuê tài sản”.

b) Các chi phí sau không được tính vào nguyên giá của BĐS đầu tư:

- Chi phi phát sinh ban đầu (Trừ truờng hợp các chi phí này là cần thiết để đưa BĐS đầu tư vào trạng thái sẵn sàng sử dụng);

- Các chi phí khi mới đưa BĐS đầu tư vào hoạt động lần đầu trước khi BĐS đầu tư đạt tới trạng thái hoạt động bình thường theo dự kiến;

- Các chi phí không bình thường về nguyên liệu, vật liệu, lao động hoặc các nguồn lực khác trong quá trình xây dựng BĐS đầu tư.

3. Các chi pí liên quan đến BĐS đầu tư phát sinh sau ghi nhận ban đầu phải đuợc ghi nhận là chi phí sản xuất, kinh doanh trong kỳ, trừ khi chi phí này có khả năng chắc chắn làm cho BĐS đầu tư tạo ra lợi ích kinh tế trong tương lai nhiều hơn mức hoạt động được đánh giá ban đầu thì đươc ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư.

4. Trong quá trình nắm giữ chờ tăng giá, hoặc cho thuê hoạt động phải tiến hành trích khấu hao BĐS đầu tư. Khấu hao BĐS đầu tư được ghi nhận vào chi phí kinh doanh trong kỳ. Doanh nghiệp có thể dựa vào các BĐS chủ sở hữu sử dụng cùng loại để ước tính thời gian trích khấu hao và xác định phương pháp khấu hao BĐS đầu tư.

5. Đối với những BĐS đầu tư được mua vào nhưng phải tiến hành dây dựng, cải tạo, nâng cấp trước khi sử dụng cho mục đích đầu tư thì giá trị BĐS, chi phí mua sắm và chi phí cho quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp BĐS đầu tư được phản ánh trên TK 241 “Xây dựng cơ bản dỡ dang”. Khi quá trình xây dựng, cải tạo, nâng cấp hoàn thành phải xác định nguyên giá BĐS đầu tư hoàn thành để kết vào TK 217 “BĐS đầu tư”.

6. Việc chuyển từ BĐS chủ sở hữu sử dụng thành BĐS đầu tư hoặc từ BĐS đầu tư sang BĐS chủ sở hữu sử dụng hay hàng tồn kho chỉ khi có sự thay đổi về mục đích sử dụng như các trường hợp sau:

a. BĐS đầu tư chuyển thành BĐS chủ sở hữu sử dụng khi chủ sở hữu bắt đầu sử dụng tài sản này;

b. BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu bắt đầu triển khai cho mục đích bán;

c. BĐS chủ sở hữu sử dụng chuyển thành BĐS đầu tư khi chủ sở hữu kết thúc sử dụng tài sản đó và khi bên khác thuê hoạt động;

d. Hàng tồn kho chuyển thành BĐS đầu tư khi chủ sở hữu bắt đầu cho bên khác thuê hoạt động;

e. BĐS xây dựng chuyển thành BĐS đầu tư khi kết thúc giai đoạn xây dựng, bàn giao đưa vào đầu tư (Trong giai đoạn xây dựng phải kế toán theo Chuẩn mực kế toán số 03 “Tài sản cố định hữu hình”).

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng giữa BĐS đầu tư với BĐS chủ sở hữu sử dụng hoặc hàng tồn kho không làm thay đổi giá trị ghi sổ của tài sản được chuyển đổi và không làm thay đổi nguyên giá của BĐS trong việc xác định giá trị hay để lập báo cáo tài chính.

7. Khi một doanh nghiệp quyết định bán một BĐS đầu tư mà không có giai đoạn sửa chữa, cải tạo nâng cấp thì doanh nghiệp vẫn tiếp tục ghi nhận là BĐS đầu tư trên TK 217 “BĐS đầu tư” cho đến khi BĐS đầu tư đó được bán mà không chuyển thành hàng tồn kho.

8. Doanh thu từ việc bán BĐS đầu tư được ghi nhận là toàn bộ giá bán (Giá bán chưa có thuế GTGT đối với trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế).

Trường hợp bán theo phương thức trả chậm, thì doanh thu được xác định ban đầu theo giá bán trả tiền ngay (Giá bán chưa có thuế GTGT đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế). Khoản chênh lệch giữa tổng số tiền thanh toán và giá bán trả tiền ngay được ghi nhận là doanh thu tiền lãi chưa thực hiện theo quy định Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác”.

9. Ghi giảm BĐS đầu tư trong các trường hợp sau:

- Chuyển đổi mục đích sử dụng từ BĐS đầu tư sang hàng tồn kho hoặc BĐS chủ sở hữu sử dụng;

- Bán BĐS đầu tư;

- Thanh lý BĐS đầu tư;

- Hết thời hạn thuê tài chính trả lại BĐS đầu tư cho ngươi cho thuê.

10. BĐS đầu tư được theo dõi chi tiết theo từng đối tượng ghi BĐS đầu tư trong “Sổ theo dõi BĐS đầu tư” tương tự như TSCĐ.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 217 - BẤT ĐỘNG SẢN ĐẦU TƯ

Bên Nợ:

Nguyên giá BĐS đầu tư tăng trong kỳ.

Bên Có:

Nguyên giá BĐS đầu tư giảm trong kỳ.

Số dư bên Nợ:

Nguyên giá BĐS đầu tư hiện có.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU

1. Hạch toán các nghiệp vụ mua BĐS đầu tư theo phương thức trả tiền ngay:

- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, 331,. . .

- Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư

Có các TK 111, 112, 331,. . .

2. Hạch toán nghiệp vụ mua BĐS đầu tư theo phương thức trả chậm:

2.1. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư (Nguyên giá - theo giá mua trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm tính bằng số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay và thuê GTGT đầu vào)

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

2.2. Trường hợp doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư (Nguyên giá - theo giá mua trả tiền ngay chưa có thuế GTGT)

Nợ TK 242 - Chi phí trả trước dài hạn (Phần lãi trả chậm tính bằng số chênh lệch giữa Tổng số tiền phải thanh toán trừ (-) Giá mua trả tiền ngay và thuê GTGT đầu vào)

Có TK 331 - Phải trả cho người bán.

2.3. Hàng kỳ, tính và phân bổ số lãi phải trả về việc mua BĐS đầu tư theo phương thức trả chậm, ghi:

Nợ TK 635 - Chi phí tài chính

Có TK 242 - Chi phí cho người bán.

2.4. Khi thanh toán tiền cho người bán, ghi:

Nợ TK 331 - Phải trả cho người bán

Có TK 515 - Doanh thu hoạt động tài chính (Phần chiết khấu thanh toán được hưởng do thanh toán trước thời hạn - Nếu có)

Có các TK 111, 112,. . .

3. Trường hợp BĐS đầu tư hình thành do xây dựng cơ bản hoàn thành bàn giao:

3.1. Khi phát sinh chi phí xây dựng BĐS đầu tư, căn cứ vào các tài liệu và chứng từ có liên quan, kế toán tập hợp chi phí vào bên Nợ TK 241 “XDCB dỡ dang” (Tương tự như xây dựng TSCĐ hữu hình, xem giải thích Tài khoản 211 “TSCĐ hữu hình”).

3.2. Khi giai đoạn đầu tư XDCB hoàn thành bàn giao chuyển tài sản đầu tư thành BĐS đầu tư, kế toán căn cứ vào hồ sơ bàn giao, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư

Có TK 241 - XDCB dỡ dang.

4. Khi chuyển từ BĐS chủ sở hữu sử dụng thành BĐS đầu tư, căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình, hoặc

Có TK 213 - TSCĐ vô hình.

Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế, ghi:

Nợ TK 2141, hoặc 2143

Có TK 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư.

5. Khi chuyển hàng tồn kho thành BĐS đầu tư, căn cứ vào hồ sơ chuyển đổi mục đích sử dụng, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư

Có TK 156 - Hàng hoá (1567 - Hàng hoá BĐS).

6. Khi thuê tài chính với mục đích để cho thuê theo một hoặc nhiều hợp đồng thuê hoạt động, nếu tài sản thuê đó thoả mãn tiêu chuẩn là BĐS đầu tư, căn cứ vào hợp đồng thuê tài chính và các chứng từ liên quan, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư

Có các TK 111, 112, 315, 342,. . .

(Kế toán thanh toán tiền thuê khi nhận Hoá đơn thuê tài cính được thực hiện theo quy định tại Tài khoản 212 “TSCĐ thuê tài chính”).

7. Khi phát sinh chi phí sau ghi nhận ban đầu của BĐS đầu tư, nếu thoả mãn các điều kiện được vốn hoá hoặc bao gồm trong nghĩa vụ của doanh nghiệp phải chịu các chi phí cần thiết sẽ phát sinh để đưa BĐS đầu tư tới trạng thái sẵn sàng hoạt động thì được ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư:

7.1. Tập hợp chi phí phát sinh sau ghi nhận ban đầu (Năng cấp, cải tạo BĐS đầu tư) thực tế phát sinh, ghi:

Nợ TK 241 - XDCB dỡ dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (1332)

Có các TK 111, 112, 152, 331,. . .

7.2 Khi kết thúc hoạt động nâng cấp, cải tạo,. . . BĐS đầu tư, bàn giao ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư

Có TK 214 - XDCB dỡ dang.

8. Khi hết hạn thuê tài chinh:

8.1. Nếu trả lại BĐS đầu tư thuê tài chính đang phân loại là BĐS đầu tư, ghi:

Nợ TK 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Số chênh lệch giữa nguyên giá BĐS đầu tư thuê và giá trị hao mòn luỹ kế)

Có TK 217 - BĐS đầu tư (Nguyên giá).

8.2. Nếu mua lại BĐS đầu tư thuê tài chính đang phân loại là BĐS đầu tư để tiếp tục đầu tư, ghi tăng nguyên giá BĐS đầu tư số tiền phải trả thêm, ghi:

Nợ TK 217 - BĐS đầu tư

Có các TK 111, 112,. . .

8.3. Nếu mua lại BĐS đầu tư thuê tài chính đang phân loại là BĐS đầu tư để sử dụng cho hoạt động sản xuất, kinh doanh hoặc quản lý của doanh nghiệp thì phải phân loại lại thành BĐS chủ sở hữu sử dụng, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình, hoặc

Nợ TK 213 - TSCĐ vô hình

Có TK 217 - BĐS đầu tư

Có các TK 111, 112 (Số tiền phải trả thêm).

Đồng thời kết chuyển số hao mòn luỹ kế, ghi:

Nợ TK 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư

Có TK 2141 hoặc 2143.

9. Kế toán bán, thanh lý BĐS đầu tư:

9.1. Ghi nhận doanh thu bán, thanh lý BĐS đầu tư:

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp khấu trừ thuế, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư) (Giá bán, thanh lý chưa có thuế GTGT)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311).

- Đối với doanh nghiệp nộp thuế GTGT tính theo phương pháp trực tiếp, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131 (Tổng giá thanh toán)

Có TK 511 - Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (5117 - Doanh thu kinh doanh BĐS đầu tư) (Tổng giá thanh toán).

9.2. Kế toán ghi giảm nguyên giá và giá trị còn lại của BĐS đầu tư đã được bán, thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147 - Hao mòn BĐS đầu tư)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

Có TK 217 - BĐS đầu tư (Nguyên giá của BĐS đầu tư).

10. Kế toán chuyển BĐS đầu tư thành hàng tồn kho hoặc thành BĐS chủ sở hữu sử dụng:

10.1. Trường hợp BĐS đầu tư chuyển thành hàng tồn kho khi chủ sở hữu có quyết định sửa chữa, cải tạo nâng cấp để bán:

- Khi có quyết định sửa chữa, cải tạo, nâng cấp BĐS đầu tư để bán, kế toán tiến hành kết chuyển giá trị còn lại của BĐS đầu tư vào TK 156 “Hàng hoá”, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá (TK 1567 - Giá trị còn lại của BĐS đầu tư)

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ (2147) (Số hao mòn luỹ kế)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc ninh Có TK 217 - BĐS đầu tư (Nguyên giá).

- Khi phát sinh các chi phí sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (Nếu có)

Có các TK 111, 112, 152, 334, 331, . . .

- Khi kết thúc giai đoạn sửa chữa, cải tạo, nâng cấp triển khai cho mục đích bán, kết chuyển toàn bộ chi phí tăng giá gốc hàng hoá BĐS chờ bán, ghi:

Nợ TK 156 - Hàng hoá (1567)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

10.2. Trường hợp chuyển BĐS đầu tư thành BĐS chủ sở hữu sử dụng, ghi:

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên Nợ các TK 211, 213

Có TK 217 - BĐS đầu tư.

Đồng thời, ghi:

Nợ TK 2147 - Hao mòn BĐS đầu tư

Có các TK 2141, 2143.
form-news
>> Hướng dẫn cách hạch toán kế toán công ty bất động sản
>> Tất cả lưu ý về thuế TNDN hoạt động kinh doanh Bất động sản kế toán cần biết
>> 36 kế trong kinh doanh bất động sản
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại biên hòa đồng nai Theo Nice accounting

[Read More...]


Hạch toán chuyên sâu tài khoản 154 - Sản xuất kinh doanh dở dang



TÀI KHOẢN 154 CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH DỞ DANG

Tài khoản này dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm công nghiệp, xây lắp, nuôi, trồng, chế biến sản phẩm nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ ở doanh nghiệp áp dụng phương pháp kê khai thường xuyên trong hạch toán hàng tồn kho.

Ở những doanh nghiệp áp dụng phương pháp kiểm kê định kỳ trong hạch toán hàng tồn kho, Tài khoản 154 chỉ phản ánh giá trị thực tế của sản phẩm, dịch vụ dỡ dang cuối kỳ.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU

1. Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” phản ánh chi phí sản xuất kinh doanh phát sinh trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh của khối lượng sản phẩm, dịch vụ hoàn thành trong kỳ; chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ, cuối kỳ của các hoạt động sản xuất, kinh doanh chính, phụ và thuê ngoài gia công chế biến ở các đơn vị sản xuất (Công nghiệp, xây lắp, nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,. . .), hoặc ở các đơn vị kinh doanh dịch vụ (Vận tải, bưu điện, du lịch, khách sạn,. . .). Tài khoản 154 cũng phản ánh chi phí sản xuất, kinh doanh của các hoạt động sản xuất, gia công chế biến, hoặc cung cấp dịch vụ của các doanh nghiệp thương mại, nếu có tổ chức các loại hình hoạt động này.

2. Chi phí sản xuất, kinh doanh hạch toán trên Tài khoản 154 phải được chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất, đội sản xuất, công trường,. . .); theo loại, nhóm sản phẩm, hoặc chi tiết, bộ phận sản phẩm; theo từng loại dịch vụ hoặc từng công đoạn của lao vụ, dịch vụ.

3. Chi phí sản xuất, kinh doanh phản ánh trên Tài khoản 154 gồm những chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp;

- Chi phí nhân công trực tiếp;

- Chi phí sử dụng máy thi công (Đối với hoạt động xây lắp);

- Chi phí sản xuất chung.

4. Chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

5. Cuối kỳ, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường (Có TK 627, Nợ TK 154). Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phẩn bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ (Có TK 627, Nợ TK 632).

Chi phí sản chung biến đổi được phân bổ kết chuyển hết vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo chi phí thực tế phát sinh.

6. Đối với hoạt động sản xuất xây lắp, Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” là tài khoản tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp, với các khoản mục tính giá thành: Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp; Chi phí nhân công trực tiếp; Chi phí sử dụng máy thi công; Chi phí sản xuất chung. Đối với hoạt động sản xuất sản phẩm khác, Tài khoản 154 dùng để phản ánh, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành của các phân xưởng hoặc bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm.

7. Đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp có hoạt động thuê ngoài gia công chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ ra bên ngoài hoặc phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm thì những chi phí của hoạt động này cũng được tập hợp vào Tài khoản 154.

8. Không hạch toán vào Tài khoản 154 những chi phí sau:

- Chi phí bán hàng;

- Chi phí quản lý doanh nghiệp;

- Chi phí tài chính;

- Chi phí khác;

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp;

- Chi sự nghiệp, chi dự án;

- Chi đầu tư xây dựng cơ bản;

- Các khoản chi được trang trải bằng nguồn khác.

KẾT CẤU VÀ NỘI DUNG PHẢN ÁNH CỦA TÀI KHOẢN 154 - CHI PHÍ SẢN XUẤT, KINH DOANH DỠ DANG

Bên Nợ:

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí phân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến sản xuất sản phẩm và chi phí thực hiện dịch vụ;

- Các chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung phát sinh trong kỳ liên quan đến giá thành sản phẩm xây lắp công trình hoặc giá thành xây lắp theo giá khoán nội bộ;

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang cuối kỳ (trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Bên có:

- Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm đã chế tạo xong nhập kho hoặc chuyển đi bán;

- Giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp hoàn thành bàn giao từng phần, hoặc toàn bộ tiêu thụ trong kỳ; hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (Cấp trên hoặc nội bộ); hoặc giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ;

- Chi phí thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành cung cấp cho khách hàng;

- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được;

- Trị giá nguyên liệu, vật liệu, hàng hoá gia công xong nhập lại kho;

- Phản ánh chi phí nguyên vật liệu, chi phí công nhân vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá trị hàng tồn kho mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán. Đối với đơn vị sản xuất theo đơn đặt hàng, hoặc đơn vị có chu kỳ sản xuất sản phẩm dài mà hàng kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí sản xuất chung cố định vào TK 154 đến khi sản phẩm hoàn thành mới xác định được chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào trị giá hàng tồn kho mà phải hạch toán vào giá vốn hàng bán (Có TK 154, Nợ TK 632).

- Kết chuyển chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang đầu kỳ (Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ).

Số dư bên Nợ:

Chi phí sản xuất, kinh doanh còn dỡ dang cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP VẬN DỤNG TÀI KHOẢN 154 TRONG MỘT SỐ NGÀNH CHỦ YẾU
CÔNG NGHIỆP

Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” áp dụng trong ngành công nghiệp dùng để tập hợp, tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các phân xưởng, hoặc bộ phận sản xuất, chế tạo sản phẩm. Đối với các doanh nghiệp sản xuất có thuê ngoài gia công, chế biến, cung cấp lao vụ, dịch vụ cho bên ngoài hoặc phục vụ cho việc sản xuất sản phẩm thì chi phí của những hoạt động này cũng được tập hợp vào Tài khoản 154.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 154

TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP CẦN CHÚ Ý

1. Chỉ được hạch toán vào Tài khoản 154 những nội dung chi phí sau:

- Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm, cung cấp dịch vụ;

- Chi phí nhân công trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm cung cấp dịch vụ;

- Chi phí sản xuất chung phục vụ trực tiếp cho việc sản xuất, chế tạo sản phẩm và cung cấp dịch vụ.

2. Tài khoản 154 ở các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp được hạch toán chi tiết theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, bộ phận sản xuất), theo loại, nhóm sản phẩm, sản phẩm, hoặc chi tiết bộ phận sản phẩm.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG NGÀNH CÔNG NGHIỆP

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trên mức bình thường)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trên mức bình thường)

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

3. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra cao hơn hoặc bằng công suất bình thường thì cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển toàn bộ chi phí sản xuất chung (chi phí sản xuất chung biến đổi và chi phí sản xuất chung cố định ) cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

4. Trường hợp mức sản phẩm thực tế sản xuất ra thấp hơn công suất bình thường thì kế toán phải tính và xác định chi phí sản xuất chung cố định phân bổ vào chi phí chế biến cho mỗi đơn vị sản phẩm theo mức công suất bình thường. Khoản chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không tính vào giá thành sản phẩm số chênh lệch giữa tổng số chi phí sản xuất chung cố định thực tế phát sinh lớn hơn chi phí sản xuất chung cố định tính vào giá thành sản phẩm) được ghi nhận vào giá vốn hàng bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm)

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

5. Trị giá nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

6. Trị giá sản phẩm hỏng không sửa chữa được, người gây ra thiệt hại sản phẩm hỏng phải bồi thường, ghi:

Nợ TK 138 - Phải thu khác (1388)

Nợ TK 334 - Phải trả người lao động

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

7. Đối với đơn vị có chu kỳ sản xuất, kinh doanh dài mà trong kỳ kế toán đã kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung sang TK 154, khi xác định được chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không được tính vào giá thành sản phẩm, kế toán phản ánh chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công vượt trên mức bình thường và chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ (không được tính vào trị giá hàng tồn kho) mà phải tính vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Trường hợp đã kết chuyển chi phí từ TK 621, 622, 627 sang TK 154).

8. Giá thành sản phẩm thực tế nhập kho trong kỳ, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

9. Trường hợp sản phẩm sản xuất xong, không tiến hành nhập kho mà chuyển giao thẳng cho người mua hàng (Sản phẩm điện, nước. . .), ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

1. Cuối kỳ kế toán, căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế xác định trị giá thực tế chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang và thực hiện việc kết chuyển, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có TK 631 - Giá thành sản xuất.

2. Đầu kỳ kế toán, kết chuyển chi phí thực tế sản xuất, kinh doanh dỡ dang, ghi:

Nợ TK 631 - Giá thành sản xuất

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

NÔNG NGHIỆP

Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” áp dụng trong ngành nông nghiệp dùng để tập hợp tổng chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của các hoạt động nuôi trồng hoặc chế biến sản phẩm hoặc dịch vụ nông nghiệp.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 154

TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP CẦN CHÚ Ý

1. Tài khoản này phải được hạch toán chi tiết theo ngành kinh doanh nông nghiệp (Trồng trọt, chăn nuôi, chế biến,. . .), theo địa điểm phát sinh chi phí (Phân xưởng, đội sản xuất) chi tiết theo từng loại cây con và từng loại sản phẩm, từng sản phẩm hoặc dịch vụ.

2. Giá thành sản xuất thực tế của sản phẩm nông nghiệp được xác định vào cuối vụ thu hoạch, hoặc cuối năm. Sản phẩm thu hoạch năm nào thì tính giá thành trong năm đó nghĩa là chi phí chi ra trong năm nay nhưng năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới thu hoạch sản phẩm thì năm sau mới tính giá thành.

3. Đối với ngành trồng trọt, chi phí phải được hạch toán chi tiết theo 3 loại cây:

- Cây ngắn ngày (Lúa, khoai, sắn,. . .);

- Cây trồng một lần thu hoạch nhiều lần (Dứa, chuối,. . .);

- Cây lâu năm (chè, cà phê, cao su, hồ tiêu, cây ăn quả,. . .).

Đối với các loại cây trồng 2, 3 vụ trong một năm, hoặc trồng năm nay, năm sau mới thu hoạch, hoặc loại cây vừa có diện tích trồng mới, vừa có diện tích chăm sóc thu hoạch trong cùng một năm, . . . thì phải căn cứ vào tình hình thực tế để ghi chép, phản ánh rõ ràng chi phí của vụ này với vụ khác, của diện tích này với diện tích khác, của năm trước với năm nay và năm sau,. . .

4. Không phản ánh vào tài khoản này chi phí khai hoang, trồng mới và chăm sóc cây lâu năm đang trong thời kỳ XDCB, chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí hoạt động tài chính, chi phí khác.

5. Về nguyên tắc, chi phí sản xuất ngành trồng trọt được hạch toán chi tiết vào bên Nợ Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” theo từng đối tượng tập hợp chi phí. Đối với một số loại chi phí có liên quan đến nhiều đôi tượng hạch toán, hoặc liên quan đến nhiều vụ, nhiều thời kỳ thì phải phản ánh trên các tài khoản riêng, sau đó phân bổ vào giá thành của các loại sản phẩm liên quan như: Chi phí tưới tiêu nước, chi phí chuẩn bị đất và trồng mới năm đầu của những cây trồng một lần, thu hoạch nhiều lần (Chi phí này không thuộc vốn đầu tư XDCB),. . .

6. Trên cùng một diện tích canh tác, nếu trồng xen từ hai loại cây nông nghiệp ngắn ngày trở lên thì những chi phí phát sinh có liên quan trực tiếp đến loại cây nào thì tập hợp riêng cho loại cây đó (như: Hạt giống, chi phí gieo trồng, thu hoạch,. . .), chi phí phát sinh chung cho nhiều loại cây (Chi phí cày bừa, tưới tiêu nước,. . .) thì được tập hợp riêng và phân bổ cho từng loại cây theo diện tích gieo trồng, hoặc theo một tiêu thức phù hợp.

7. Đối với cây lâu năm quá trình từ khi làm đất, gieo trồng, chăm sóc đến khi bắt đầu có sản phẩm (thu, bói) thì được hạch toán như quá trình đầu tư XDCB để hình thành nên TSCĐ được tập hợp chi phí ở TK 241 “XDCB dỡ dang”.

Chi phí cho vườn cây lâu năm trong quá trình sản xuất, kinh doanh bao gồm các chi phí cho khâu chăm sóc, khâu thu hoạch.

8. Khi hạch toán chi phí ngành chăn nuôi trên Tài khoản 154 cần chú ý một số điểm sau:

- Hạch toán chi phí chăn nuôi phải chi tiết cho từng loại hoạt động chăn nuôi (như chăn nuôi trâu bò, chăn nuôi lợn,. . .), theo từng nhóm hoặc từng loại gia súc, gia cầm;

- Súc vật con của đàn súc vật cơ bản hay nuôi béo đẻ ra sau khi tách mẹ được mở sổ chi tiết theo dõi riêng theo giá thành thực tế;

- Đối với súc vật cơ bản khi đào thải chuyển thành súc vật nuôi lớn, nuôi béo được hạch toán vào Tài khoản 154 theo giá trị còn lại của súc vật cơ bản;

- Đối tượng tính giá thành trong ngành chăn nuôi là: 1 kg sữa tươi, 1 con bò con tiêu chuẩn, giá thành 1 kg thịt tăng, giá thành 1 kg thịt hơi, giá thành 1 ngày/con chăn nuôi,. . .

9. Phần chi phí nguyên vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường, chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG NGÀNH NÔNG NGHIỆP

I. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên.

1. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp theo đối tượng tập hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trên mức bình thường)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

2. Cuối kỳ, kế toán kết chuyển chi phí nhân công trực tiếp theo từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nhân công trên mức bình thường)

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp.

3. Cuối kỳ, kế toán thực hiện việc tính toán, phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho từng đối tượng tập hợp chi phí, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ vào giá thành sản phẩm)

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

4. Trị giá sản phẩm phụ thu hồi (Như: Phân súc vật, rơm, rạ,. . .) ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

5. Trị giá phế liệu thu hồi, nguyên liệu, vật liệu xuất thuê ngoài gia công xong nhập lại kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

6. Trị giá súc vật con và súc vật nuôi béo chuyển sang súc vật làm việc, hoặc súc vật sinh sản, ghi:

Nợ TK 211 - TSCĐ hữu hình (2116)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

7. Giá thành sản xuất thực tế sản phẩm sản xuất xong nhập kho hoặc tiêu thụ ngay, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

II. Trường hợp doanh nghiệp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ.

Phương pháp hạch toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tài khoản 154 trong ngành Nông nghiệp tương tự như đối với ngành Công nghiệp.

KINH DOANH DỊCH VỤ

Tài khoản 154 “Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang” áp dụng trong các đơn vị kinh doanh dịch vụ như: Giao thông vận tải, bưu điện, du lịch, dịch vụ,. . . Tài khoản này dùng để tập hợp tổng chi phí (Nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, nhân công trực tiếp, chi phí sản xuất chung) và tính giá thành sản xuất của khối lượng dịch đã thực hiện.

HẠCH TOÁN TÀI KHOẢN 154

TRONG NGÀNH KINH DOANH DỊCH VỤ CẦN CHÚ Ý

1. Đối với ngành giao thông vận tải, tài khoản này dùng để tập hợp chi phí và tính giá thành về vận tải đường bộ (ô tô, tàu điện, vận tải bằng phương tiện thô sơ khác. . .), vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường hàng không, vận tải đường ống. . .

Tài khoản 154 áp dụng cho ngành giao thông vận tải phải được mở chi tiết cho từng loại hoạt động (Vận tải hành khách, vận tải hàng hoá,. . .) theo từng đơn vị hoặc bộ phận kinh doanh dịch vụ.

Trong quá trình vận tải, săm lốp bị hao mòn với mức độ nhanh hơn mức khấu hao đầu xe nên thường phải thay thế nhiều lần nhưng giá trị săm lốp thay thế không tính vào giá thành vận tải ngay một lúc khi xuất dùng thay thế, mà phải chuyển dần từng tháng. Vì vậy, hàng tháng các đơn vị vận tải ô tô được trích trước chi phí săm lốp vào giá thành vận tải (Chi phí phải trả) theo quy định của chế độ tài chính hiện hành.

2. Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành sản phẩm mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

3. Đối với hoạt động kinh doanh du lịch, tài khoản này được mở chi tiết theo từng loại hoạt động như: Hướng dẫn du lịch, kinh doanh khách sạn, kinh doanh vận tải du lịch,. . .

4. Trong hoạt động kinh doanh khách sạn, Tài khoản 154 phải mở chi tiết theo từng loại dịch vụ như: Hoạt động ăn, uống, dịch vụ buồng nghỉ, dịch vụ vui chơi giải trị, phục vụ khác (Giặt, là, cắt tóc, điện tín, thể thao,. . .).

Phương pháp kế toán một số hoạt động kinh tế chủ yếu ở Tài khoản 154 ở các đơn vị thuộc ngành kinh doanh dịch vụ tương tự như đối với ngành công nghiệp. Ngoài ra cần chú ý: Nghiệp vụ kết chuyển giá thành thực tế của khối lượng dịch vụ đã hoàn thành và đã chuyển giao xác định là đã bán trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

XÂY LẮP

Đối với hoạt động kinh doanh xây lắp quy định chỉ áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kê khai thường xuyên, không áp dụng phương pháp hạch toán hàng tồn kho theo phương pháp kiểm kê định kỳ nên Tài khoản 154 dùng để tổng hợp chi phí sản xuất, kinh doanh, phục vụ cho việc tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp công nghiệp, dịch vụ của doanh nghiệp xây lắp.

Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp vượt trên mức bình thường và phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không được tính vào giá thành công trình xây lặp mà được hạch toán vào giá vốn hàng bán của kỳ kế toán.

Tài khoản này trong ngành Xây lắp có 4 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1541 - Xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp và phản ánh giá trị sản phẩm xây lắp dỡ dang cuối kỳ.

- Tài khoản 1542 - Sản phẩm khác: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành sản xuất sản phẩm khác và phản ánh giá trị sản phẩm khác dỡ đang cuối kỳ (Thành phẩm, cấu kiện xây lắp,. . .).

- Tài khoản 1543 - Dịch vụ: Dùng để tập hợp chi phí, tính giá thành dịch vụ và phản ánh chi phí dịch vụ dỡ dang cuối kỳ.

- Tài khoản 1544 - Chi phí bảo hành xây lắp: Dùng để tập hợp chi phí bảo hành công trình xây dựng, lắp đặt thực tế phát sinh trong kỳ và giá trị công trình bảo hành xây lắp còn dỡ dang cuối kỳ.

PHƯƠNG PHÁP HẠCH TOÁN KẾ TOÁN MỘT SỐ NGHIỆP VỤ KINH TẾ CHỦ YẾU TRONG NGÀNH XÂY LẮP

I. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây lắp (kể cả ở đơn vị nhận khoán nội bộ về sản phẩm xây lắp có tổ chức kế toán riêng).

Việc tập hợp chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm xây lắp phải theo từng công trình, hạng mục công trình và theo khoản mục giá thành quy định trong giá trị dự toán xây lắp, gồm:

- Chi phí vật liệu;

- Chi phí nhân công;

- Chi phí sử dụng máy thi công;

- Chi phí chung.

Riêng chi phí chung được tập hợp bên Nợ Tài khoản 1541 “Xây lắp”: Chỉ bao gồm chi phí chung phát sinh ở đội nhận thầu hoặc công trường xây lắp. Còn chi phí quản lý doanh nghiệp xây lắp (là một bộ phận của chi phí chung) được tập hợp bên Nợ Tài khoản 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”. Chi phí này sẽ được kết chuyển vào bên Nợ Tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh” tham gia vào giá thành tồn bộ sản phẩm xây lắp hoàn thành và bán ra trong kỳ.

1. Phương pháp hạch toán tập hợp chi phí xây lắp (bên Nợ Tài khoản 1541 “Xây lắp”):

1.1. Hạch toán khoản mục nguyên liệu, vật liệu trực tiếp:

Khoản mục chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp bao gồm: Giá trị thực tế của vật liệu chính, vật liệu phụ, các cấu kiện hoặc các bộ phận rời, vật liệu luân chuyển tham gia cấu thành thực thể sản phẩm xây, lắp hoặc giúp cho việc thực hiện và hoàn thành khối lượng xây, lắp (Không kể vật liệu phụ cho máy móc, phương tiện thi công và những vật liệu tính trong chi phí chung).

Nguyên tắc hạch toán khoản mục nguyên liệu, vật liệu trực tiếp: Nguyên liệu, vật liệu sử dụng cho xây dựng hạng mục công trình nào phải tính trực tiếp cho sản phẩm hạng mục công trình đó trên cơ sở chứng từ gốc theo số lượng thực tế đã sử dụng và theo giá thực tế xuất kho (Giá bình quân gia quyền; Giá nhập trước, xuất trước,. . .).

Cuối kỳ hạch toán hoặc khi công trình hoàn thành, tiến hành kiểm kê số vật liệu còn lại tại nơi sản xuất (nếu có) để ghi giảm trừ chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp xuất sử dụng cho công trình.

Trong điều kiện thực tế sản xuất xây lắp không cho phép tính chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp cho từng công trình, hạng mục công trình thì đơn vị có thể áp dụng phương pháp phân bổ vật liệu cho đối tượng sử dụng theo tiêu thức hợp lý (Tỷ lệ với định mức tiêu hao nguyên liệu, vật liệu,. . .).

- Căn cứ vào Bảng phân bổ vật liệu cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Khoản mục: Chi phí vật liệu) (1541)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp vượt trên mức bình thường)

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp.

1.2. Hạch toán khoản mục chi phí nhân công trực tiếp: Hạch toán tương tự như ngành công nghiệp.

1.3. Hạch toán khoản mục chi phí sử dụng máy thi công:

Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí cho các máy thi công nhằm thực hiện khối lượng công tác xây lắp bằng máy. Máy móc thi công là loại máy trực tiếp phục vụ xây lắp công trình. Đó là những máy móc chuyển động bằng động cơ hơi nước, diezen, xăng, điện,. . . (Kể cả loại máy phục vụ xây, lắp).

Chi phí sử dụng máy thi công bao gồm: Chi phí thường xuyên và chi phí tạm thời.

Chi phí thường xuyên cho hoạt động của máy thi công, gồm: Chi phí nhân công điều khiển máy, phục vụ máy,. . .; Chi phí vật liệu; Chi phí công cụ, dụng cụ; Chi phí khấu hao TSCĐ; Chi phí dịch vụ mua ngoài (Chi phí sửa chữa nhỏ, điện, nước, bảo hiểm xe, máy,. . .); Chi phí khác bằng tiền.

Chi phí tạm thời cho hoạt động của máy thi công, gồm: Chi phí sửa chữa lớn máy thi công (đại tu, trung tu,. . .) không đủ điều kiện ghi tăng nguyên giá máy thi công; Chi phí công trình tạm thời cho máy thi công (lều, lán, bệ, đường ray chạy máy,. . .). Chi phí tạm thời của máy có thể phát sinh trước (Được hạch toán vào bên Nợ Tài khoản 142, hoặc TK 242) sau đó sẽ phân bổ dần vào Nợ Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”; Hoặc phát sinh sau, nhưng phải tính trước vào chi phí sản xuất xây lắp trong kỳ (Do liên quan tới việc sử dụng thực tế máy móc thi công trong kỳ). Trường hợp này phải tiến hành trích trước chi phí, ghi Có Tài khoản 335 “Chi phí phải trả”, Nợ Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”.

Việc tập hợp chi phí và tính giá thành về chi phí sử dụng máy thi công phải được hạch toán riêng biệt theo từng máy thi công (Xem hướng dẫn ở phần Tài khoản 623 “Chi phí sử dụng máy thi công”).

- Căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sử dụng máy thi công (Chi phí thực tế ca máy) tính cho từng công trình, hạng mục công trình, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Khoản mục chi phí sử dụng máy thi công)

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sử dụng máy thi công vượt trên mức bình thường)

Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công.

1.4. Hạch toán khoản mục chi phí sản xuất chung:

- Chi phí sản xuất chung phản ánh chi phí sản xuất của đội, công trường xây dựng gồm: Lương nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội xây dựng; Khoản trích bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, kinh phí công đoàn được tính theo tỉ lệ quy định trên tiền lương phải trả công nhân trực tiếp xây lắp, nhân viên sử dụng máy thi công và nhân viên quản lý phân xưởng, tổ, đội; Khấu hao tài sản cố định dùng chung cho hoạt động của đội và những chi phí khác liên quan đến hoạt động của đội,. . . Khi các chi phí này phát sinh trong kỳ, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 334, 338, 152, 153, 142, 214, 335, 111, 112,. . .

- Khi xác định số dự phòng phải trả về bảo hành công trình xây lắp, ghi:

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Có TK 352 - Dự phòng phải trả.

- Khi phát sinh chi phí sửa chữa và bảo hành công trình, như chi phí nguyên, vật liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung, kế toán phản ánh vào các Tài khoản chi phí có liên quan, ghi:

Nợ TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Nợ TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Nợ TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Nợ TK 627 - Chi phí sản xuất chung

Nợ TK 133 – Thuế GTGT được khấu trừ (nếu có)

Có các TK 112, 152, 153, 214, 331, 334, 338. . .

- Cuối kỳ, kết chuyển chi phí thực tế phát sinh trong kỳ về nguyên liệu, vật liệu trực tiếp nhân công trực tiếp, chi phí sử dụng máy thi công, chi phí sản xuất chung liên quan đến hoạt động sửa chữa và bảo hành công trình xây lắp để tập hợp chi phí sửa chữa và bảo hành và tính giá thành bảo hành, ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Có TK 621 - Chi phí nguyên liệu, vật liệu trực tiếp

Có TK 622 - Chi phí nhân công trực tiếp

Có TK 623 - Chi phí sử dụng máy thi công

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

- Khi công việc sửa chữa và bảo hành công trình hoàn thành bàn giao cho khách hàng, ghi:

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

- Hết thời hạn bảo hành công trình xây lắp, nếu công trình không phải bảo hành hoặc số dự phòng phải trả về bảo hành công xây lắp lớn hơn chi phí thực tế phát sinh thì số chênh lệch phải hoàn nhập, ghi;

Nợ TK 352 - Dự phòng phải trả

Có TK 711 - Thu nhập khác.

- Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào Bảng phân bổ chi phí sản xuất chung để phân bổ và kết chuyển chi phí sản xuất chung cho các công trình, hạng mục công trình có liên quan (Tỷ lệ với chi phí nhân công), ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán (Phần chi phí sản xuất chung cố định không phân bổ không tính vào giá thành công trình xây lắp)

Có TK 627 - Chi phí sản xuất chung.

2. Phương pháp hạch toán và kết chuyển chi phí xây lắp (bên Có TK 1541 “Xây lắp”):

2.1. Các chi phí của hợp đồng không thể thu hồi (Ví dụ: Không đủ tính thực thi về mặt pháp lý như có sự nghi ngờ về hiệu lực của nó, hoặc hợp đồng mà khách hàng không thể thực thi nghĩa vụ của mình. . .) phải được ghi nhận ngay là chi phí trong kỳ, ghi:

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

2.2. Chi phí liên quan trực tiếp đến từng hợp đồng có thể được giảm nếu có các khoản thu khác không bao gồm trong doanh thu của hợp đồng. Ví dụ: Các khoản thu từ việc bán nguyên, vật liệu thừa và thanh lý máy móc, thiết bị thi công khi kết thúc hợp đồng xây dựng.

a) Nhập kho nguyên liệu, vật liệu thừa khi kết thúc hợp đồng xây dựng, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá gốc)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

b) Phế liệu thu hồi nhập kho, ghi:

Nợ TK 152 - Nguyên liệu, vật liệu (Theo giá có thể thu hồi)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang.

c) Trường hợp vật liệu thừa và phế liệu thu hồi không qua nhập kho mà tiêu thụ ngay, kế toán phản ánh các khoản thu bán vật liệu thừa và phế liệu, giảm chi phí:

Nợ các TK 111, 112, 113,. . . (Tổng giá thanh toán)

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Giá bán chưa có thuế GTGT).

d) Kế toán thanh lý máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng cho một hợp đồng xây dựng và TSCĐ này đã trích khấu hao đủ theo nguyên giá khi kết thúc hợp đồng xây dựng:

+ Phản ánh số thu về thanh lý máy móc, thiết bị thi công, ghi:

Nợ các TK 111, 112, 131,. . .

Có TK 3331 - Thuế GTGT phải nộp (33311)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (Giá bán chưa có thuế GTGT).

+ Phản ánh chi phí thanh lý máy móc, thiết bị (nếu có), ghi:

Nợ TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang

Nợ TK 133 - Thuế GTGT được khấu trừ (33311)

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại thủ đức Có các TK 111, 112,. . .

+ Ghi giảm TSCĐ đã khấu hao hết là máy móc, thiết bị thi công chuyên dùng đã thanh lý, ghi:

Nợ TK 214 - Hao mòn TSCĐ

Có TK 211 - TSCĐ hữu hình.

2.3. Cuối kỳ hạch toán, căn cứ vào giá thành sản xuất sản phẩm xây lắp thực tế hoàn thành được xác định là đã bán (Bàn giao từng phần hoặc toàn bộ cho Ban quản lý công trình - bên A); hoặc bàn giao cho đơn vị nhận thầu chính nội bộ:

a) Trường hợp bàn giao cho bên A (Kể cả bàn giao khối lượng xây lắp hoàn thành theo hợp đồng khoán nội bộ, cho đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng), ghi;

Nợ TK 632 - Giá vốn hàng bán

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (1541).

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông b) Trường hợp sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ tiêu thụ (Xây dựng nhà để bán,. . .) hoặc sản phẩm xây lắp hoàn thành nhưng chưa bàn giao, căn cứ vào giá thành sản phẩm xây lắp hoàn thành chờ bán, ghi:

Nợ TK 155 - Thành phẩm

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (1541).

c) Trường hợp bàn giao sản phẩm xây lắp hoàn thành cho đơn vị nhận thầu chính xây lắp (Cấp trên, đơn vị nội bộ - do thực hiện hợp đồng khoán xây lắp nội bộ, đơn vị nhận khoán có tổ chức kế toán riêng nhưng chỉ hạch toán đến giá thành sản xuất xây lắp), ghi:

Nợ TK 336 - Phải trả nội bộ (3362)

Có TK 154 - Chi phí sản xuất, kinh doanh dỡ dang (1541).

II. Phương pháp hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành đối với hoạt động sản xuất sản phẩm công nghiệp và dịch vụ trong doanh nghiệp xây lắp thực hiện như quy định cho ngành công nghiệp.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hải phòng Theo Nice accounting

[Read More...]


TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page