"Cuộc đua" của 3 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam



Xếp theo thứ hạng lần lượt "nhất, nhì, ba", Nhật Bản là quốc gia đầu tư vào Việt Nam nhiều nhất. Bám sát nút về số vốn đầu tư là Hàn Quốc và Singapore. Điểm chung của cả ba nhà đầu tư này là đều rất "mặn mà" với ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại bắc giang Nhật Bản là quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam. Ảnh: Internet


Ngôi vị "quán quân" trong việc đầu tư vào Việt Nam thuộc về Nhật Bản. Theo báo cáo cập nhật ngày 26-5 của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), tính đến cuối tháng 4-2014, Nhật Bản là nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với 2.266 dự án và 35,51 tỷ USD tổng vốn đăng ký.

Các dự án của Nhật Bản được triển khai trên 18 ngành, lĩnh vực, tập trung chủ yếu vào lĩnh vực Nhật Bản có thế mạnh và đang tăng cường tìm cơ hội đầu tư ra nước ngoài như: công nghiệp chế biến, chế tạo (1.227 dự án, tổng vốn đăng ký 29,9 tỷ USD), kinh doanh bất động sản (30 dự án, tổng vốn đăng ký 1,4 tỷ USD), xây dựng (56 dự án,tổng vốn đăng ký 1,06 tỷ USD)...

Các nhà đầu tư Nhật Bản đã có mặt ở 49 tỉnh thành trong cả nước. Trong đó, Thanh Hóa thu hút nhiều vốn đầu tư từ Nhật Bản nhất với 9 dự án có tổng vốn đầu tư 9,68 tỷ USD. Đứng thứ hai là Bình Dương. Tiếp theo là các địa phương Hà Nội, TP.Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai...

Xếp thứ hai trong bảng danh sách là Hàn Quốc. Dù có số lượng dự án nhiều hơn hẳn Nhật Bản, nhưng lượng vốn đầu tư của Hàn Quốc lại ít hơn. Tính đến cuối tháng 4-2014, Hàn Quốc đã có 3.736 dự án đầu tư còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư đăng ký đạt 30,77 tỷ USD, đứng thứ hai sau Nhật Bản trong số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào Việt Nam.

Trong đó, theo Cục Đầu tư nước ngoài, một số doanh nghiệp tiêu biểu của Hàn Quốc đã có nhiều đóng góp vào công cuộc phát triển kinh tế- xã hội Việt Nam là Samsung, Posco, Doosan, Kumho, LG, Daewoo, GS, SK...

Doanh nghiệp Hàn Quốc đã đầu tư vào 18/21 ngành kinh tế của Việt Nam, trong đó, công nghiệp chế biến, chế tạo đứng thứ nhất với 2.261 dự án có tổng vốn đầu tư hơn 18 tỷ USD. Đứng thứ hai là kinh doanh bất động sản. Đứng thứ ba là lĩnh vực xây dựng. Tiếp theo là các lĩnh vực nghệ thuật và giải trí, vận tải kho bãi, dịch vụ lưu trú và ăn uống...

Cũng giống như Nhật Bản, nhà đầu tư Hàn Quốc có mặt ở 49 địa phương của cả nước. Trong đó, Hà Nội thu hút đầu tư từ Hàn Quốc nhiều nhất với 775 dự án có tổng vốn đầu tư 4,9 tỷ USD. Đứng thứ hai là Đồng Nai. Tiếp theo là Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa – Vũng Tàu, Hải Phòng, Bình Dương, Thái Nguyên...

dịch vụ làm báo cáo tài chính tại tỉnh Bình Dương Còn đứng thứ ba về thu hút FDI vào Việt Nam hiện là nhà đầu tư của Singapore. Tính đến hết tháng 4-2014, Singapore có 1.266 dự án đầu tư còn hiệu lực, tổng vốn đăng ký đạt gần 30,29 tỷ USD. Singapore đứng thứ 3 trong tổng số 101 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam.

Đến nay, Singapore đã đầu tư vào 18 trên tổng số 21 ngành theo hệ thống phân ngành của Việt Nam, trong đó lĩnh vực công nghiệp chế biến chế tạo đứng thứ nhất với 400 dự án, tổng vốn đầu tư đăng ký đạt khoảng 11,35 tỷ USD.

Các nhà đầu tư của Singapore cũng rất chú trọng đầu tư vào khu công nghiệp (KCN), KKT ở Việt Nam. Một số dự án đầu tư lớn của Singapore tại các KCN, KKT Việt Nam là Samsung Electronics Việt Nam tại tỉnh Thái Nguyên (3,2 tỷ USD), Samsung Electronics Việt Nam tại tỉnh Bắc Ninh là 2,5 tỷ USD (Samsung lấy pháp nhân ở Singapore để đầu tư vào Việt Nam), Khu du lịch Laguna Huế (875 triệu USD), hệ thống KCN VSIP...

Ngoài đầu tư vào lĩnh vực sản xuất kinh doanh, các nhà đầu tư Singapore cũng khá quan tâm đến việc đầu tư vốn vào các dự án phát triển hạ tầng các KCN, KKT.

Tính đến nay, Cục Đầu tư nước ngoài ghi nhận có 5 KCN đang hoạt động do các nhà đầu tư Singapore đầu tư. Đó là: KCN đô thị VSIP Bắc Ninh, KCN đô thị, công nghiệp và dịch vụ VSIP Hải Phòng, KCN VSIP I và VSIP II Bình Dương, KCN đô thị và dịch vụ VSIP Quảng Ngãi.

"Đây đều là những KCN kiểu mẫu với cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội đồng bộ, thu hút được các dự án đầu tư quy mô lớn (Nokia, PepsiCo, Nipro Pharma Việt Nam,...), tỷ lệ lấp đầy các KCN cao, hạ tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư đồng bộ, chính sách cho người lao động tốt..." - Cục Đầu tư nước ngoài đánh giá.

Theo cơ quan này, sự phát triển và thành công của các KCN, KKT trong hơn 20 năm qua có sự đóng góp không nhỏ của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư Singapore. Việt Nam đánh giá cao và cam kết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi hỗ trợ các nhà đầu tư Singapore khi tiến hành đầu tư tại Việt Nam.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty giá rẻ tại hải dương Nguồn Báo Hải Quan


Responses

0 Respones to ""Cuộc đua" của 3 quốc gia đầu tư lớn nhất vào Việt Nam"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page