Thông tư số 08/2013/TT – BTC và một số điểm cần lưu ý



Sau khi Hệ thống Kho bạc Nhà nước (KBNN) triển khai thành công chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS) tại 63 KBNN tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và sở Giao dịch - KBNN, ngày 10/01/2013 Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 08/2013/TT-BTC về việc hướng dẫn kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS thay thế Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 06/11/2009 của Bộ Tài chính.

Thông tư đã bổ sung, sửa đổi chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS, đáp ứng yêu cầu quản lý và quy trình hệ thống cho toàn hệ thống KBNN và các đơn vị có liên quan.

Đây là văn bản quan trọng tạo nên khung pháp lý đồng bộ đối với kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS, là một bước để xây dựng và triển khai mô hình Tổng Kế toán nhà nước.

So với Thông tư 212/2009/TT-BTC, Thông tư này bao gồm một số nội dung cần lưu ý như sau:

Một là: Làm rõ nội dung về phạm vi áp dụng bao gồm các đơn vị sau:

Các đơn vị trong hệ thống KBNN;

Cơ quan tài chính các cấp: Bộ Tài chính (các Vụ, Cục thuộc Bộ Tài chính tham gia quy trình quản lý phân bổ ngân sách nhà nước); Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Phòng tài chính các quận, huyện, thị xã;

Các đơn vị dự toán các cấp tham gia TABMIS;

Các đơn vị khác có giao dịch với KBNN.\

Hai là: Thống nhất lại các kỳ kế toán phù hợp với quy trình hệ thống:

Thông tư quy định kỳ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS gồm:

Kỳ kế toán tháng, kỳ kế toán năm và kỳ chỉnh lý; kỳ kế toán được áp dụng để khóa sổ kế toán và lập báo cáo tài chính theo quy định.

Ngoài ra, tuỳ yêu cầu quản lý tại từng thời điểm cụ thể, Tổng Giám đốc KBNN quy định việc lập báo cáo theo các kỳ khác.

Ba là: Ban hành chính thức hệ thống chứng từ kế toán áp dụng trên TABMIS:

Danh mục chứng từ kế toán được quy định tại Phụ lục I của Thông tư kèm các mẫu chứng từ kế toán, trong đó: đã sửa đổi, bổ sung 1 số điểm:

+ Đã sửa đổi các mẫu chứng từ kế toán cho phù hợp với màn hình nhập số liệu tại các phân hệ trên Chương trình TABMIS; sửa mẫu Giấy rút vốn đầu tư, Giấy rút tiền mặt từ tài khoản tiền gửi, Giấy đề nghị điều chỉnh các khoản chi NSNN, ...

+ Sửa các mẫu Lệnh hoàn trả khoản thu NSNN hoặc Lệnh hoàn trả kiêm bù trừ thu NSNN do cơ quan thu, cơ quan có thẩm quyền lập và gửi KBNN đồng cấp để KBNN hoàn trả thu NSNN cho người được hưởngề, cơ quan tài chính lập Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách gửi KBNN hạch toán nghiệp vụ ghi thu, ghi chi ngân sách,...

+ Bổ sung thêm một số mẫu chứng từ cho phù hợp với nghiệp vụ kinh tế phát sinh như: Giấy đề nghị thu hồi ứng trước, Giấy đề nghị thu hồi ứng trước vốn đầu tư, ... (đơn vị sử dụng NSNN lập và gửi KBNN để thu hồi khoản ứng trước sau khi đơn vị được cơ quan có thẩm quyền giao dự toán chính thức); Lệnh chi trả nợ trong nước, Phiếu nhập dự toán cấp 0, Phiếu phân bổ dự toán, ...

Với việc bổ sung, sửa đổi mẫu chứng từ kế toán, các nghiệp vụ kinh tế phát sinh sẽ được phản ánh đầy đủ, rõ ràng, tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị khi xác định mẫu chứng từ kế toán phải lập và gửi Kho bạc; đồng thời giúp cán bộ KBNN trong việc kiểm soát chứng từ thanh toán và định khoản các bút toán trên hệ thống,...

Bốn là: Thống nhất thời gian gửi chứng từ kế toán:

Thông tư quy định chứng từ kế toán do đơn vị giao dịch gửi đến KBNN không quá 5 ngày làm việc, kể từ ngày lập được ghi trên chứng từ kế toán: riêng Lệnh chi tiền, chậm nhất sau 5 ngày làm việc kể từ ngày lập phải nhập vào hệ thống và phải thực hiện đầy đủ các bước công việc để chuyển sang KBNN (trừ ngân sách xã) để thực hiện thanh toán, chi trả. Đây là nội dung mới, nhằm đảm bảo việc phản ánh kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian, quản lý chặt chẽ hơn đối với việc lập và gửi chứng từ thanh toán đến cơ quan KBNN.

Năm là: Làm làm rõ một số nội dung về ký chứng từ kế toán:

Ngoài các quy định tương tự như quy định tại Thông tư số 212/2009/TT-BTC, Thông tư quy định: Không được ký bằng mực màu đen, màu đỏ, bằng bút chì; chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với mẫu chữ ký đã đăng ký theo quy định; một người chỉ được phép ký 1 chức danh theo 1 quy trình phê duyệt trên 1 chứng từ hoặc 1 bộ chứng từ kế toán.

Nội dung, phương pháp lập chứng từ kế toán sẽ do Tổng Giám đốc KBNN hướng dẫn chi tiết tại Công văn hướng dẫn chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013.

Sáu là: Quy định đầy đủ danh mục mã tài khoản kế toán:

Mã tài khoản kế toán là mã bắt buộc trong tổ hợp tài khoản dùng để hạch toán các nghiệp vụ theo các đối tượng kế toán của một đơn vị kế toán. Danh mục mã tài khoản kế toán được quy định tại Phụ lục II. Danh mục tài khoản kế toán; trong đó bổ sung thêm một số mã tài khoản kế toán nhằm phản ánh đầy đủ, chính xác hơn các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, đáp ứng yêu cầu theo dõi, tổng hợp, phân tích và đối chiếu số liệu với cơ quan thu (tài chính, thuế, hải quan), cơ quan nhà nước có thẩm quyền (tài khoản Phải thu quỹ dự trữ tài chính, tài khoản Phải trả về khoản cho vay đã ghi chi ngân sách trung ương, tài khoản Phải trả theo kiến nghị của cơ quan có thẩm quyền, một số tài khoản Phải trả, Phải thu trung gian, …).

Trong quá trình vận hành TABMIS, Tổng Giám đốc KBNN quy định bổ sung, sửa đổi danh mục tài khoản kế toán phù hợp với yêu cầu quản lý, quy trình nghiệp vụ củaTABMIS.

Bảy là: Quy quy định Mã Chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết:

Mã Chương trình mục tiêu, dự án và hạch toán chi tiết (được đổi tên từ mã Chương trình mục tiêu, dự án) ngoài việc dùng để hạch toán hạch toán chi NSNN của từng chương trình mục tiêu, dự án quốc gia cũng như các nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (do Trung ương quyết định), ngân sách địa phương (do địa phương quyết định) bao gồm cả các chương trình của nhà tài trợ quốc tế; đoạn mã này được bổ sung thêm nội dung để hạch toán chi tiết cho các quỹ tài chính, nguồn kinh phí phải trả, mã đợt phát hành trái phiếu, công trái và các tài khoản ngoại bảng, cụ thể như sau:

Mã đợt phát hành trái phiếu, công trái: Dùng để hạch toán chi tiết các khoản nợ vay trái phiếu, công trái theo từng đợt phát hành (tài khoản Phải trả nợ vay); khi sử dụng mã này, kế toán không cần hạch toán chi tiết các khoản vay và trả nợ vay tại hệ thống phụ (Chương trình KTKB2008). Danh mục mã đợt phát hành trái phiếu Chính phủ, trái phiếu địa phương được quy định tại Phụ lục III.8 “Danh mục mã đợt phát hành trái phiếu, công trái”.

Mã chi tiết quỹ tài chính: Dùng để hạch toán chi tiết theo từng loại quỹ tài chính (TK 3761 - Tiền gửi của các quỹ), đảm bảo khả năng cung cấp nhanh thông tin chung cho toàn quốc về các loại quỹ. Danh mục mã chi tiết quỹ tài chính được quy định tại Phụ lục III.9 “Danh mục mã chi tiết quỹ tài chính”.

Mã chi tiết kinh phí phải trả: Chủ yếu dùng để theo dõi chi tiết theo từng nguồn phát sinh của các khoản tiền gửi có mục đích (TK 3741 - Tiền gửi có mục đích) nhằm tổng hợp, cung cấp thông tin chung cho toàn quốc. Danh mục mã chi tiết kinh phí phải trả được quy định tại Phụ lục III. 10 “Danh mục mã chi tiết kinh phí phải trả”.

Mã loại tài sản: Dùng để theo dõi cụ thể đến các loại tài sản được phản ánh tại nhóm tài khoản Tàỉ sản không trong cân đối (Tài sản giữ hộ, Tài sản tạm giữ chờ xử lý, Kim loại quý, đá quý, ngoại tệ do KBNN quản lý, Tiền giả, Tiển nghi giả, Tiền mẫu, ...). Danh mục mã loại tài sản được quy định tại Phụ lục III. 11 “Danh mục mã loại tài sản”. Đối với các giá trị mà không quy định tên cụ thể, các đơn vị KBNN có thể hạch toán theo nhu cầu của đơn vị; các mã này chỉ có ý nghĩa tại từng đơn vị KBNN tỉnh, thành phố (trong 1 bộ sổ), không dùng chung cho các đơn vị KBNN tinh, thành phố khác và không sử dụng để tổng hợp số liệu chung của hệ thống.

Tám là: Bổ sung một số quy định về Mã nội dung kinh tế:

Mã nội dung kinh tế dùng để hạch toán chi tiết cho mã tài khoản thu, chi NSNN, tất cả các nghiệp vụ thu, chi NSNN đểu phải kết bợp với đoạn mã này. Trường hợp tạm ứng chi NSNN cho các đơn vị, nếu chưa xác định được mã nội dung kinh tế cụ thể: kế toán hạch toán mã 7799 - Chi các khoản khác, khi thanh toán tạm ứng cho đơn vị, kế toán hạch toán theo đúng mã nội dung kinh tế (tiểu mục) của khoản chi NSNN; quy định mới này tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị sử dụng NSNN trong việc xác định mã nội dung kinh tế khi tạm ứng, đặc biệt giúp cán bộ KBNN trong việc hạch toán chuyển từ tạm ứng sang thực chi, giảm thiểu các bút toán điều chỉnh mục lục NSNN không cần thiết, …

Chín là: Hạch toán Mã dự phòng:

Danh mục mã dự phòng (từ mã 001 đến 499) được quy định tại Phụ lục III.12 Danh mục mã dự phòng”, theo đó:

+ Các mã dự phòng được đặt tên chung, không đươc đặt tên cụ thể, dùng để hạch toán theo yêu cầu nghiệp vụ chi tiết của từng địa phương (tỉnh, thành phố) theo đặc thù chỉ riêng cho từng tỉnh, thành phố, ngoài các nội dung đã được hạch toán tại các mã chính thức theo quy định.

+ Số liệu liên quan đến đoạn mã này không được tổng hợp chung toàn hệ thống, chỉ có ý nghĩa riêng và áp dụng thống nhất cho từng KBNN tỉnh, thành phố (từng bộ sổ); tùy theo yêu cầu quản lý của mỗi địa phương, KBNN tỉnh, thành phố phối bợp với các đơn vị liên quan trong việc sử dụng mã dự phòng, trong đó cần đảm bảo thông tin cụ thể từ khâu lập chứng từ kế toán.

Các giá trị đoạn mã từ 500 đến 999 dùng để dự phòng bố trí các giá trị khi phát sinh các yêu cầu quản lý: kế toán KBNN hạch toán các giá trị đoạn mã này khi có hướng dẫn của Tổng giám đốc KBNN.

Mười là: Quy định vể phương pháp hạch toán:

Thông tư quy định Tổng Giám đốc KBNN quy định phương pháp hạch toán kế

toán đối với từng loại nghiệp vụ kế toán NSNN và nghiệp vụ KBNN phù hợp với yêu cầu quản lý và quy trình nghiệp vụ hệ thống. Vì vậy, sau khi Thông tư có hiệu lực thi hành:

+ Tổng Giám đốc KBNN sẽ trình Bộ trưởng Bộ Tài chính ký, ban hành hoặc ủy quyền ký, ban hành văn bản hướng dẫn phương pháp hạch toán đối với cơ quan tài chính, gồm: Công văn hướng dẫn cơ quan tài chính đối với ngân sách trung ương (Nhập phê duyệt, đồng bộ hóa dự toán thuộc ngân sách trung ương; Nhập Lệnh chi tiền thuộc ngân sách trung ương, trừ Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách) và Công văn hướng dẫn cơ quan tài chính đối với ngân sách tỉnh, ngân sách huyện (Nhập, phê duyệt dự toán thuộc ngân sách tỉnh, ngân sách huyện; Nhập Lệnh chi tiền thuộc ngân sách tỉnh, huyện, trừ Lệnh ghi thu, ghi chi ngân sách).

+ Tổng Giám đốc KBNN ký, ban hành Công vãn hướng dẫn Chế độ kế toán nhà nước áp dụng cho TABMIS theo Thông tư số 08/2013/TT-BTC ngày 10/01/2013 của Bộ tài chính cho cơ quan KBNN, bao gồm cả phần hành nghiệp vụ của cơ quan tài chính, thay thế cho tất cả các văn bản hướng dẫn trước kia.

+ Tổng Giám đốc KBNN ký, ban hành hoặc ủy quyền ký, ban hành Công văn hướng dẫn hoặc trình Bộ trưởng Bộ Tài chính các nội dung bổ sung, sửa đổi phương pháp hạch toán kế toán hợp với yêu cầu quản lý, quy trình hệ thống.

Mười một là: Danh mục mẫu biểu, phương pháp lập báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị: Danh mục, mẫu biểu báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị được quy định tại Phụ lục V “Danh mục và mẫu biểu báo cáo tài chính và báo cáo quản trị”. Phương pháp lập báo cáo như sau:

Vụ trưởng Vụ Ngân sách Nhà nước trình Bộ trưởng Bộ Tài chính những nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu báo cáo tài chính, quy định nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính.

Tổng Giám đốc KBNN quy định nội dung bổ sung, sửa đổi về danh mục, mẫu biểu báo cáo kế toán quản trị trong quá trình vận hành TABMIS, nội dung và phương pháp lập báo cáo kế toán quản trị; theo đó các biểu mẫu và công thức tính toán các chỉ tiêu sẽ được thiết lập trong hệ thống để có thể truy vấn và in ra các báo cáo kế toán quản trị tương ứng;

Mười hai là: Làm rõ quy định về sửa chữa dữ liệu kế toán: Thông tư quy định, dữ liệu kế toán sửa chữa theo nguyên tắc sau:

Đối với báo cáo tài chính năm chưa được phê duyệt: Trường hợp phát hiện sai sót hoặc được phép điều chỉnh dữ liệu, kế toán thực hiện theo nguyên tắc:

Nghiệp vụ kinh tế phát sinh ở kỳ nào thì điều chỉnh tại kỳ đó.

Trường hợp phát sinh yêu cầu điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm hiện hành, chỉ được hạch toán điều chỉnh vào kỳ (tháng) hiện tại.

Trường hợp cần điều chỉnh vào kỳ (tháng) phát sinh nghiệp vụ kinh tế (kỳ quá khứ), trước khi điều chỉnh phải được sự đồng ý của KBNN.

Trường hợp điều chỉnh số liệu liên quan đến ngân sách năm trước được hạch toán vào kỳ điều chỉnh (tháng 13) của năm trước.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại đồng nai Đối với báo cáo tài chính năm đã được phê duyệt: Trường hợp có quyết định phải sửa chữa, điều chỉnh số liệu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, kế toán sửa chữa, điều chỉnh vào năm hiện tại.

Tổng Giám đốc KBNN quy định cụ thể các trường hợp và phương pháp hạch toán sửa chữa sai sót cụ thể theo yêu cầu của cơ chế quản lý, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và phù hợp với đặc điểm quy trình hệ thống.

Mười ba là: Thời điểm chốt số liệu để nộp báo cáo tài chính: Để việc tổng hợp và cung cấp số liệu thu, chi NSNN đầy đủ, chính xác, kịp thời, Thông tư quy định thời điểm chính tháng, năm (12 tháng) là ngày 10 của tháng tiếp theo (ngày kết sổ); mọi trường hợp thay đổi số liệu báo cáo tài chính tháng, năm (12 tháng) phải được sự đồng ý của KBNN cấp trên. Thời điểm chốt số liệu báo cáo quyết toán thu, chi NSNN hàng năm là:

Chốt số liệu hết thời gian chỉnh lý quyết toán: Số liệu được lấy đến hết ngày 15/3 năm sau (ngày kết sổ); báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo.

Chốt số liệu quyết toán lần cuối cùng: số liệu được lấy hết ngày 30/11 năm sau (ngày kết sổ); báo cáo được lưu dưới dạng file và giấy tại đơn vị KBNN nơi lập báo cáo; báo cáo giấy được gửi về KBNN cấp trên và các đơn vị có liên quan theo quy định.
dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại long biên
(Trường hợp sau ngày 30/11 vẫn phải điều chỉnh số liệu quyết toán năm trước theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền: KBNN phải thuyết minh, lập và gửi lại báo cáo).

Thời điểm hiệu lực của văn bản: Để đảm bảo phù hợp với quy định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cơ sở pháp lý áp dụng từ ngày 01/03/2013 cho ngân sách từ năm 2013 trở đi, Thông tư này thay thế Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho Hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS), Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về việc ban hành Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN và Thông tư số 130/2009/TT- BTC ngày 24/6/2009 về việc quy định Hệ thống báo cáo tài chính và báo cáo kế toán quản trị áp dụng trong Chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN ban hành theo Quyết định số 120/2008/QĐ-BTC ngày 22/12/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

Để đảm bảo phù hợp với quy định về việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật và cơ sở pháp lý áp dụng từ ngày 01/03/2013 cho ngân sách từ năm 2013 trở đi, thông tư này thay thế Thông tư số 212/2009/TT-BTC ngày 6/11/2009 về việc hướng dẫn thực hiện kế toán nhà nước áp dụng cho hệ thống thông tin quản lý Ngân sách và nghiệp vụ Kho bạc (TABMIS),
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại bắc ninh Theo tapchitaichinh




Responses

0 Respones to "Thông tư số 08/2013/TT – BTC và một số điểm cần lưu ý"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page