Tách riêng xử lý nợ xấu doanh nghiệp nhà nước



Bộ Tài chính chuẩn bị trình Chính phủ ban hành nghị định về quản lý nợ và xử lý nợ xấu tại doanh nghiệp nhà nước (DNNN). Theo đó, sẽ phân loại các khoản nợ của doanh nghiệp nhà nước tách riêng để xử lý tránh đổ vỡ dây chuyền.

Năm 2002, Chính phủ đã ban hành Nghị định 69/2002 về quản lý và xử lý nợ tồn đọng đối với DNNN.

Song thực tế cơ chế quản lý nợ cũng như trách nhiệm thanh toán nợ của khối DNNN những năm gần đây luôn ở mức báo động.

Nhiều nơi làm ăn thua lỗ, mất khả năng chi trả dẫn đến bờ vực sụp đổ như Vinashin, Vinalines…

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Theo báo cáo của Ban chỉ đạo đổi mới và phát triển doanh nghiệp Chính phủ, tháng 1/2013, nợ phải trả của các tập đoàn, tổng công ty là 1,33 triệu tỉ đồng, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu bình quân là 1,82 lần (năm 2011 là 1,77 lần).

Tuy vẫn nằm trong giới hạn cho phép nhưng xét riêng rẽ, một số tập đoàn, tổng công ty có tỷ lệ nợ phải trả/vốn chủ sở hữu rất cao, vượt giới hạn cho phép nhiều lần, chưa tính một số công ty mẹ có số nợ nước ngoài lớn như Tập đoàn Điện lực Việt Nam, Tổng công ty Phát triển đường cao tốc…

Tình hình tài chính của nhiều tập đoàn, tổng công ty thiếu lành mạnh. Một số nơi không bảo toàn được vốn chủ sở hữu hoặc vốn chủ sở hữu/tổng nguồn vốn rất thấp. Rất nhiều tập đoàn, tổng công ty hoạt động chủ yếu dựa vào vốn vay làm cho khả năng thanh toán, trả nợ đến hạn thấp và khó kiểm soát được công nợ.

Theo tính toán của Bộ Tài chính, tính đến tháng 6/2013 đã có 66 tập đoàn, tổng công ty nhà nước xây dựng đề án tái cơ cấu doanh nghiệp, trong đó có tái cơ cấu tài chính, xử lý nợ.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đôngdịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Trong số này đã có 44 tập đoàn, tổng công ty được phê duyệt đề án. Trên cơ sở đó có 7 tập đoàn và tổng công ty đã thực hiện tổ chức, sắp xếp lại đơn vị thành viên, 4 tập đoàn và tổng công ty thực hiện tái cơ cấu về tài chính, thoái vốn (tập đoàn điện lực, dệt may, công nghiệp than- khoáng sản và tổng công ty giấy).

Thông tin tách riêng việc xử lý nợ xấu của DNNN lại một lần nữa cho thấy dường như có sự phân biệt với nhóm đối tượng này bởi khi áp dụng Luật doanh nghiệp, Luật phá sản đều phải theo cuộc chơi một cách bình đẳng.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Theo baodatviet




Responses

0 Respones to "Tách riêng xử lý nợ xấu doanh nghiệp nhà nước"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page