Kinh tế 6 tháng đạt kết quả kép



Mục tiêu tổng quát của kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2014 đã được Quốc hội thông qua là: “Tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tăng trưởng hợp lý và nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đẩy mạnh thực hiện ba đột phá chiến lược gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, tái cơ cấu nền kinh tế...”. So với mục tiêu này, kinh tế nửa đầu năm 2014 đạt kết quả kép, nhưng vẫn còn hiện hữu nhiều khó khăn, thách thức.

Kinh tế vĩ mô ổn định

Trong 6 tháng đầu năm, các cân đối kinh tế vĩ mô tiếp tục được cải thiện. Quan hệ cân đối kinh tế tổng quát nhất là sản xuất (cung), tích lũy đầu tư, tiêu dùng cuối cùng và xuất siêu (cầu) đã chuyển trạng thái từ chỗ cầu cao hơn cung sang cầu thấp hơn cung. Nguyên nhân chủ yếu là tốc độ tăng GDP (cung) bình quân năm trong thời kỳ 2012-2013 cao hơn tốc độ tăng tích lũy và tiêu dùng (5,33% so với 4,81%). Xu hướng này được tiếp tục diễn biến trong nửa đầu năm 2014, khi tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trước của GDP cao hơn, còn tốc độ tăng của đầu tư và tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng (TMBL) đã loại trừ giá tăng thấp hơn. Tỷ lệ vốn đầu tư/GDP đã giảm nhanh trong các năm trước (từ 39,2% năm 2009 còn 30,4% năm 2013) và thấp hơn trong năm nay 30,1%. Tốc độ tăng TMBL 6 tháng (đã loại giá) đạt 5,7%, thấp chưa bằng một nửa tốc độ tăng bình quân của thời kỳ 2006-2010.

Trong quan hệ buôn bán với nước ngoài, nếu cùng kỳ năm trước, Việt Nam ở vị thế nhập siêu (0,55 tỷ USD), thì 6 tháng năm nay đã chuyển sang xuất siêu (1,3 tỷ USD). Đây là tín hiệu khả quan để cả năm không nhập siêu lớn như chỉ tiêu kế hoạch (bằng 6% xuất khẩu hay 8,7 tỷ USD), trái lại còn là năm thứ ba liên tiếp xuất siêu. Nguyên nhân chủ yếu do xuất khẩu cao hơn nhập khẩu cả về kim ngạch tuyệt đối (70,9 tỷ USD so với 69,6 tỷ USD), cả về tốc độ tăng (14,9% so với 11,8%). Lượng ngoại tệ vào Việt Nam từ các nguồn đạt khá; lượng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI giải ngân ước đạt 5,75 tỷ USD, tăng khoảng 0,5 tỷ USD; lượng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) giải ngân tăng 6,7%; vốn đầu tư gián tiếp (FII) tăng để đón cổ phần hóa DN, đầu tư vào thị trường chứng khoán, bất động sản; kiều hối bình quân mỗi tháng đạt xấp xỉ 1 tỷ USD; chi tiêu của khách quốc tế đến Việt Nam tăng khá, ước đạt 4,5 tỷ USD, tăng hơn 20%… Thặng dư thương mại, cộng với lượng ngoại tệ từ các nguồn đạt khá và tăng lên đã góp phần làm cho cán cân thanh toán quốc tế thặng dư lớn, góp phần đưa dự trữ ngoại hối tăng cao và đạt kỷ lục mới (35 tỷ USD).

Đặc biệt, CPI tháng 6 tiếp tục tăng thấp và 6 tháng tăng thấp nhất so với cùng kỳ trong 14 năm qua, là tín hiệu khả quan để kiểm soát lạm phát cả năm thấp hơn mục tiêu do Quốc hội đề ra (7%), thậm chí còn có thể tăng thấp nhất so với các năm, từ 2004 đến nay.

Tăng trưởng hợp lý

GDP 6 tháng đầu năm nay tăng 5,18%, cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ hai năm trước (năm 2012 tăng 4,93%, năm 2013 tăng 4,90.%), thể hiện trạng thái của tăng trưởng là thoát đáy của năm 2012, vượt dốc đi lên vào năm 2013 và tiếp tục đi lên vào năm 2014. Đáng mừng là xu hướng cao lên của tăng trưởng đạt được ở cả 3 nhóm ngành: nông, lâm nghiệp- thủy sản, công nghiệp- xây dựng và dịch vụ. Trong đó, nhóm ngành dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất trong GDP năm 2013 (43,31%) trong 6 tháng đầu năm nay vừa tăng cao hơn tốc độ tăng của cùng kỳ 2 năm trước (6,01% so với 2012 tăng 5,29% và 2013 tăng 5,92%), vừa cao hơn tốc độ tăng chung. Đây là kết quả phù hợp với chủ trương mở cửa, hội nhập ngày một sâu, rộng hơn, nhất là về lĩnh vực dịch vụ, tạo tiền đề cho việc nâng cao năng suất lao động chung của toàn bộ nền kinh tế

Tốc độ tăng trưởng đạt được trong điều kiện tỷ lệ vốn đầu tư phát triển toàn xã hội/GDP thấp hơn năm trước, thể hiện xu thế phù hợp với chủ trương chuyển đổi mô hình tăng trưởng từ chỗ chủ yếu dựa vào tăng vốn đầu tư, tăng số lượng lao động sang nâng cao hiệu quả đầu tư, nâng cao năng suất lao động. Ngoài ra, tăng trưởng cao hơn càng có ý nghĩa khi đạt được trong điều kiện lạm phát được kiềm chế thấp hơn cùng kỳ năm trước (một điều ít thấy, do cặp chỉ tiêu này thường có chiều hướng ngược nhau). Do đó, lạm phát thấp hơn, chuyển từ nhập siêu sang xuất siêu, tăng trưởng kinh tế cao hơn… được coi là thắng lợi kép của nền kinh tế trong 6 tháng đầu năm nay.

Học kế toán tổng hợp thực hành Tại hải phòng Nhưng chưa thể chủ quan

Cảnh báo này xuất phát từ những hạn chế, bất cập ở hiện tại và những khó khăn thách thức ở phía trước. Trước hết, các cân đối kinh tế vĩ mô được ổn định còn ở mức thấp và chưa vững chắc. Quan hệ cung - cầu được cải thiện, xuất siêu, lạm phát thấp không hoàn toàn do cung tăng cao, cũng không phải do hiệu quả đầu tư, năng suất lao động tăng cao, mà có một phần quan trọng do cầu bị co lại, tăng trưởng tín dụng quá thấp… Mặt khác, tăng trưởng GDP của 2 nhóm ngành kinh tế thực là nông, lâm nghiệp - thủy sản và công nghiệp - xây dựng còn thấp, chưa phục hồi tốc độ tăng như những năm trước đây. Ngay trong ngành chế biến chế tạo- ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong toàn ngành công nghiệp - thì tốc độ tăng tiêu thụ thấp hơn tốc độ tăng sản xuất và tốc độ tăng tồn kho cao hơn tốc độ tăng sản xuất. Với diễn biến này, để thực hiện mục tiêu tăng trưởng của cả năm, thì 6 tháng cuối năm phải tăng 6,27%. Đây là tốc độ tăng rất cao, không dễ đạt được, nếu không có các giải pháp quyết liệt và đồng bộ.

dịch vụ thành lập doanh nghiệp công ty trọn gói giá rẻ tại hà đông Bên cạnh đó, xuất khẩu vẫn còn mang nặng tính gia công, chủ yếu do khu vực FDI tăng cao và chiếm tỷ trọng lớn. Quy mô xuất khẩu tháng 5 thấp hơn tháng 4, tháng 6 thấp hơn tháng 5. Ngoài ra, do phải tập trung ưu tiên cho ổn định kinh tế vĩ mô và do hiệu ứng phụ của các giải pháp thực hiện, nên việc thực hiện các mục tiêu về tái cơ cấu nền kinh tế, 3 đột phá chiến lược chưa được nhiều. Đó là chưa kể các điểm nghẽn lớn về nợ xấu, tiêu thụ, tồn kho, bất động sản còn chuyển biến chậm. Cùng lúc, khó khăn, thách thức mới đã xuất hiện từ đầu tháng 5 với việc Trung Quốc hạ đặt giàn khoan vào sâu vùng kinh tế của Việt Nam, đòi hỏi phải có giải pháp và ưu tiên dành nguồn lực triển khai chiến lược biển Việt Nam.
lớp học kế toán tổng hợp thực hành tại hà đông Nguồn Thuế Nhà Nước


Responses

0 Respones to "Kinh tế 6 tháng đạt kết quả kép"

Đăng nhận xét

TRUNG TÂM KẾ TOÁN HÀ NỘI

Đào tạo kế toán thực hành trên chứng từ thực tế - Cung cấp dịch vụ kế toán trọn gói uy tín chuyên nghiệp giá rẻ - Hỗ trợ Dịch vụ thành lập công ty giá rẻ trên toàn quốc
Return to top of page